Tinh gọn bộ máy - Động lực cho kỷ nguyên vươn mình

Ngành Ngân hàng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, vừa là giải pháp tạo động lực thể chế quan trọng để góp phần đưa đất nước phát triển toàn diện và bền vững trong Kỷ nguyên vươn mình...
aa
Cùng với sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và trước yêu cầu phát triển bền vững, một cuộc cách mạng về quản trị Chính phủ và nâng tầm quốc gia đang lan tỏa như một xu hướng chung trên thế giới. Việt Nam không chỉ hòa nhịp với xu thế thời đại, mà còn coi nhiệm vụ tinh gọn bộ máy quản trị Quốc gia để hiệu quả hơn là nhiệm vụ trọng tâm và động lực quan trọng trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chính phủ hiệu quả trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có quy mô nền kinh tế tăng 96 lần so với năm 1986, đứng thứ tư Đông Nam Á và thứ 40 thế giới; đứng thứ 20 thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài và về quy mô thương mại với mạng lưới Hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết và triển khai tại hơn 60 quốc gia và các nền kinh tế lớn; thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia và có mối quan hệ Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 32 nước, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 9 quốc gia1. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều của Việt Nam giảm hơn 20 lần, còn dưới 3% và hoàn thành về đích sớm các mục tiêu Thiên niên kỷ. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao; tham gia đóng góp tích cực duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới…

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong buổi tiếp Đoàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra vào chiều 15/11/2024, nhân dịp Đoàn có chuyến công tác đánh giá định kỳ tại Việt Nam, đã đánh giá: Năm 2024, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới, xuất khẩu mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài tốt; tiếp tục chủ động ứng phó với những rủi ro từ bên ngoài; tăng cường năng lực, sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, thị trường vốn; tiếp tục cải cách để tăng năng suất, duy trì tăng trưởng lâu dài, bền vững và kiểm soát tốt các rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư…

Cảm ơn sự đánh giá cao của IMF, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định: Việt Nam luôn theo dõi sát tình hình thế giới, phản ứng chính sách phù hợp, ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nghiên cứu giảm lãi suất cho vay, phát hành trái phiếu để thực hiện các công trình hạ tầng chiến lược, miễn giảm thuế, phí, lệ phí… cho doanh nghiệp, điều hành tỉ giá phù hợp, kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm và năng lượng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, phát triển thị trường vốn, xây dựng các trung tâm tài chính…

Đồng thời, Việt Nam tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế để huy động nguồn lực phát triển, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong những thập kỷ tới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả…

Từ năm 2011, Việt Nam đã thực hiện Báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) cấp quốc gia lần đầu (theo tiêu chuẩn PEFA 2011) và công bố vào tháng 7/20132. Tháng 6/2024, với sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của Ban thư ký PEFA, Chính phủ Thụy Sĩ, Chính phủ Canada và Ngân hàng Thế giới trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện đánh giá PEFA lặp lại với tư cách là khung đo lường hiệu quả hoạt động để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý tài chính công, hỗ trợ quốc gia phát triển bền vững.

Theo đó, Báo cáo PEFA công bố năm 2024 cho thấy, Việt Nam có bước tiến tốt, khá toàn diện trên nhiều mặt trong cải cách quản lý tài chính công, nhất là sự công khai, minh bạch ngân sách và cải thiện về kỷ cương tài khóa, nợ đọng chi ngân sách, khả năng tiếp cận thông tin và phạm vi ngân sách đã được xác định toàn diện theo thông lệ quốc tế; việc sử dụng các công cụ tài chính hiện đại đã giúp nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu hóa nguồn lực ngân sách.

Mục tiêu xây dựng thành công một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu theo di nguyện thiêng liêng của Hồ Chủ tịch…(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Mục tiêu xây dựng thành công một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu theo di nguyện thiêng liêng của Hồ Chủ tịch…(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, Báo cáo PEFA cũng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, như: Quy mô thu, chi ngoài ngân sách trung ương còn lớn, gây khó khăn cho việc kiểm soát và đánh giá toàn diện tình hình tài chính công; theo dõi rủi ro tài khóa trong khu vực công còn chưa thực sự hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng dự báo và ứng phó với các biến động. Ngoài ra, sự gắn kết giữa kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch đầu tư công trung hạn còn hạn chế, làm giảm tính đồng bộ trong điều hành ngân sách. Trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, các giải pháp cải cách sẽ hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững…

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng sẽ đánh dấu sự mở đầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, trên nền tảng những thành tựu vĩ đại của 40 năm Đổi mới, động lực hàng đầu để Việt Nam vững vàng bước vào Kỷ nguyên mới là thúc đẩy những đổi mới về thể chế, trọng tâm là đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị (gồm 3 khối Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội), đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hướng đến Chính phủ hiệu quả; khơi dậy sự hứng khởi và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp; củng cố và phát huy sự đoàn kết nhất trí, ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thịnh vượng, chung sức đồng lòng, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 vào tất cả các lĩnh vực phát triển và quản lý đời sống vĩ mô và vi mô…

Xây dựng Chính phủ hiệu quả không chỉ là chi tiêu thường xuyên tiết kiệm, coi trọng đầu tư công hiệu quả, mà cần nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp, trên cơ sở chủ động tham chiếu và vận dụng kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bộ máy của Chính phủ; làm rõ và phân định rõ địa vị pháp lý, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ từng vị trí công tác trong từng đơn vị và giữa các cơ quan, bộ phận thật đồng bộ, hợp lý, liên thông, gắn kết nhau; làm rõ phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp; kiên quyết cắt bỏ sự cồng kềnh, các tầng nấc, đầu mối và các khâu trung gian “ăn theo” không cần thiết, bảo đảm tính Đảng, tính hợp lý, tính hợp pháp, tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; vừa phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và vai trò tự quản của địa phương, đơn vị, vừa khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo và song trùng về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; giảm thiểu tính ôm đồm, bao biện làm thay; tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, bảo đảm sự phân biệt rõ cấp ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật với cấp tổ chức thực hiện, gắn với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo, tăng cường kiểm tra, giám sát và cải cách tối đa thủ tục hành chính. Có cơ chế kiểm soát hiệu quả việc thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước; có quy trình xây dựng pháp luật chặt chẽ, khoa học, dân chủ để chính sách, pháp luật thể hiện được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thu hút mọi nguồn lực cho sự phát triển; nhưng cũng phải linh hoạt để kịp thời phản ứng chính sách, có giải pháp xử lý kịp thời các vấn đề thực tiễn phát sinh làm chậm sự phát triển theo nguyên tắc bảo vệ, bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc là trước hết và trên hết; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả” trong quy trình công tác, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực; tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”; tăng cường đồng thời hai yếu tố: Đức trị và pháp trị. Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí. Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”…

Đồng thời, gắn tinh gọn bộ máy với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa chức danh và xác định vị trí việc làm theo khung tiêu chuẩn, tiêu chí ở từng cấp, từ Trung ương tới cơ sở, từng loại hình; tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, “vì việc tìm người”; coi trọng sử dụng người có năng lực nổi trội, chủ động, sáng tạo và trách nhiệm công vụ cao; coi trọng chất lượng tham mưu, đề xuất và năng lực điều phối, hướng dẫn, tổ chức thực hiện; thanh lọc kịp thời những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ. Nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm và kỷ cương công vụ, khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm; tăng cường phân cấp quản lý và sự phối hợp giữa và ngay trong nội bộ các cơ quan, cấp, ngành và địa phương theo tinh thần trên - dưới đồng lòng, dọc - ngang thông suốt, đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ thời gian và mục tiêu, kết quả nhiệm vụ được giao; xóa bỏ các rào cản chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh, sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán và các biểu hiện lợi ích cục bộ trong xây dựng và thực thi chính sách, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận và tạo bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nguồn lực xã hội; đảm bảo hài hòa lợi ích và sự gắn kết các mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn; biết tạo lập môi trường và sử dụng đồng bộ, linh hoạt và thành thạo các công cụ chính sách, sự tôn trọng, bảo hộ pháp lý, tạo thuận lợi và giảm thiểu mọi chi phí kinh doanh và tuân thủ, đảm bảo sự đầy đủ và thông suốt, minh bạch của thông tin, các dịch vụ đầu tư và sự cạnh tranh lành mạnh thị trường; tạo môi trường đầu tư cởi mở, thân thiện và phục vụ thuận lợi, an toàn, bình đẳng, giảm thiểu mọi chi phí cơ hội cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến, bảo đảm quyền đầu tư, kinh doanh của người dân…; tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khiếu nại, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân trong đời sống kinh tế - xã hội.

Cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, vừa là giải pháp tạo động lực thể chế quan trọng để mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện và bền vững trong Kỷ nguyên vươn mình, Kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng, khi mà mọi người dân Việt Nam, trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh, với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao (trên 12.050 USD/năm theo chuẩn hiện nay của thế giới), mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; xây dựng thành công một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hiện thực hóa khát vọng hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu theo di nguyện thiêng liêng của Hồ Chủ tịch…

Một số khuyến nghị để thúc đẩy Chính phủ hiệu quả

Với tinh thần đó, để thúc đẩy Chính phủ hiệu quả trong thời gian tới, cần chú ý một số điểm nhấn sau:

Thứ nhất, sản xuất nhiều hơn, chi nhiều hơn để thu ngân sách nhiều hơn. Việc tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi phí thường xuyên sẽ làm cho bộ máy Chính phủ hiệu quả hơn; câu châm ngôn “Tiết kiệm 1 đồng là làm ra 1 đồng” luôn đúng, nhưng tiết kiệm quá lại là không tốt. Thực tế cho thấy, sự lãng phí trong công tác hành chính quá bé nhỏ nếu so với sự lãng phí của sự trì trệ, thiếu năng lực và trách nhiệm, gây ách tắc làm cho một bộ phận lực lượng sản xuất lớn đóng băng, không tạo ra của cải cho xã hội hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư, tăng chi phí tuân thủ và chi phí thị trường của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Đó mới là điều cần cải tổ trong cuộc cách mạng Chính phủ hiệu quả. Vấn đề là phải sản xuất nhiều hơn, chi nhiều hơn để thu ngân sách nhiều hơn và hướng tới cán cân ngân sách luôn dương.

Thứ hai, cắt giảm nhân sự cần đi đôi với tăng đãi ngộ, sử dụng nhân tài. Thực tế đã, đang và sẽ chứng tỏ, không thể có Chính phủ hiệu quả chỉ với cưỡng bức cắt giảm nhân sự, giao việc cho cán bộ đương nhiệm nhiều hơn, nhưng không có cải thiện đáng kể về chính sách đãi ngộ và sử dụng người tài trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp, các lĩnh vực. Với mức lương của nhân viên nhà nước quá thấp thì chính phủ khó chọn và giữ chân được người tài, khó ngăn nạn chảy máu chất xám và cán bộ sẽ ăn cắp thời gian hoặc dễ nhũng nhiễu, tiêu cực. Bởi vậy, cần gắn kế hoạch cắt giảm nhân sự bộ máy với lộ trình nâng mức lương theo vị trí công việc và kết quả công tác theo tương quan tỉ lệ nghịch, càng ít cán bộ thì lương càng cao, để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm làm việc, có đủ lương để nuôi con và gia đình. Ví dụ, khi toàn bộ hệ thống chính trị và bộ máy Chính phủ cắt giảm 2/3 tổng nhân sự, dùng số tiền lương này để tăng lương cho 1/3 người được chọn ở lại làm việc, theo đó lương của khu vực nhà nước sẽ tăng gấp 3 lần, thậm chí cao hơn.

Thứ ba, sử dụng công nghệ cao trong quản lý, thúc đẩy chuyển đổi số trên toàn xã hội, nhất là chính phủ số. Thế giới chuyển mình rất nhanh mỗi ngày, mỗi giờ nhờ vào công nghệ. Những nước bắt kịp với sự thay đổi và tốc độ phát triển của công nghệ thì nền kinh tế sẽ phát triển cũng rất nhanh. Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao hệ thống tự động hóa, số hóa trong quản lý và giảm lao động sống, thay thế bằng tự động hóa, AI…

Thứ tư, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật và trách nhiệm, kỷ luật công vụ. Nên nghiên cứu, xây dựng chế độ KPI khi xây dựng vị trí việc làm và tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ cho từng vị trí công tác, cho từng bộ, từng địa phương trong hệ thống chính trị; gắn trách nhiệm chính trị và thực hiện chế độ thưởng phạt, thậm chí cần có các chế tài cụ thể đối với những trường hợp cán bộ, công chức làm chậm tiến độ giải quyết công việc. Lấy việc hoàn thành nhiệm vụ KPI làm tiêu chí để quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Nên nghiên cứu thành lập Bộ/cơ quan về tình trạng khẩn cấp, không chỉ có vai trò trong các tình huống cứu hộ, cứu nạn và an ninh nội địa quốc gia, mà còn có thể dùng trong quá trình tháo gỡ khó khăn thể chế, nhất là trong tình trạng cán bộ các bộ, ngành, địa phương sợ trách nhiệm, né tránh, “chuyền bóng” như hiện nay. Sự trì trệ kéo theo sự lãng phí vô cùng lớn và lớn hơn rất nhiều lần lãng phí hành chính.

Thứ năm, tăng sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh buộc áp dụng chế độ thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam nên nghiên cứu để có chính sách thuế phù hợp nhằm khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sử dụng thuế đất và thuế lũy tiến cao, cả những biện pháp hành chính phù hợp để buộc những người muốn găm giữ nhiều đất, những dự án, quỹ đất không sinh lời phải nộp thuế, nhanh chóng đưa đất vào kinh doanh, hoặc phải chuyển nhượng, chống sự đầu cơ, chây ỳ, tăng khả năng sinh lời cho quốc gia. Trên thực tế lãng phí từ nguồn lực đất đai này rất lớn so với lãng phí hành chính.

Sử dụng các công cụ thuế và chính sách tín dụng, đầu tư ngân sách để giảm nhanh hơn tỉ lệ dân số nông nghiệp; thúc đẩy thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa khuyến khích nuôi trồng, chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp hiệu quả cao, áp dụng công nghệ cao và sinh thái… Tăng cường quản trị tài chính, hạn chế sử dụng tiền mặt, tăng cường vai trò kiểm toán quốc gia để minh bạch GDP và thuế. Tiếp tục động viên tinh thần khởi nghiệp. Lựa chọn một số công ty điển hình bao gồm các công ty nhà nước và tư nhân xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế mạnh mang tầm vóc quốc gia và khu vực.

Trước mắt, tiếp tục tập trung xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện và thực chất về cơ cấu nợ, giãn nợ vay cũ, tiếp tục cho vay mới; giảm và duy trì mức lãi suất cho vay thấp trong thời hạn cho vay đủ dài phù hợp theo chu kỳ kinh doanh; cải thiện điều kiện cho vay tín chấp, cho vay theo chuỗi cung ứng; rà soát và tiếp tục giảm các mức thuế và tiền nghĩa vụ tài chính, các khoản đóng quỹ và các chi phí tiếp cận dịch vụ công khác; phát triển các công cụ nợ, các dịch vụ mua bán nợ và thu hồi nợ trên thị trường vốn…; hoàn thiện pháp luật về chế độ sở hữu, khuyến khích phát triển mô hình công ty cổ phần và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập bền vững của nông dân…; xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân và hỗ trợ pháp lý; trước hết liên quan các vấn đề mới, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp, quản trị kinh doanh hiện đại, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn, xu hướng kinh doanh mới và tham gia có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp phù hợp với loại hình, địa bàn, tính chất, quy mô hoạt động của doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các tổ chức đại diện doanh nhân tham gia cung cấp một số dịch vụ công phù hợp; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, nâng cao và thống nhất nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, Nhân dân và xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước…

Chính phủ hiệu quả là Chính phủ điều hành đất nước bằng những hệ thống chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa và ngoại giao... đồng bộ, phù hợp, làm cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, chính trị ổn định, niềm tin của người dân vào chính quyền, đồng lòng, đoàn kết và quan hệ ngoại giao tốt.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chính phủ hiệu quả, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân có nhiều cơ sở để kỳ vọng và dốc lòng, dốc sức góp phần kiên quyết phá bỏ những rào cản, sự trì trệ để phát triển đất nước giàu mạnh, nâng vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Tổ quốc mãi ghi công những tấm gương đã kiên trì đấu tranh, cống hiến để hiện thực hóa một Tổ quốc Việt Nam hùng cường, thân thiện… trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

1https://laodong.vn/the-gioi/doi-ngoai-gop-phan-nang-cao-vi-the-viet-nam-tren-truong-quoc-te-1437287.ldo

2https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM317968

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/ky-nguyen-moi-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-ky-nguyen-phat-trien-giau-manh-duoi-su-lanh-dao-cam-quyen-cua-dang-cong-san-xay-dung-thanh-cong-nuoc-vie

2. https://www.xaydungdang.org.vn/van-kien-tu-lieu/bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-phat-huy-tinh-dang-trong-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-21847

3. https://www.xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-21881

4. https://baoquocte.vn/dai-su-brazil-marco-farani-ngac-nhien-thay-mot-viet-nam-hoan-toan-moi-293727.html

TS. Lê Tự Minh và TS. Nguyễn Minh Phong

Tin bài khác

Xây dựng và phát triển văn hóa Agribank - nền tảng nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định

Xây dựng và phát triển văn hóa Agribank - nền tảng nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định

Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa doanh nghiệp được xem là giá trị cốt lõi và là nền tảng của sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam không chỉ là một công trình của ngành giao thông mà còn là động lực, mang tính biểu tượng, tạo ra sức bật cho nền kinh tế, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là Dự án có quy mô rất lớn, khối lượng công việc nhiều và phức tạp, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11/2024, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Ngày 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng.
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường đã có chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Chile từ ngày 9-11/11/2024. Nhân dịp này hai nước đã ra Tuyên bố chung. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917) đi vào lịch sử thế giới như một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX, không chỉ tạo ra chân lý: hòa bình, tự do, bình đẳng và quyền tự quyết của tất cả dân tộc, mà còn đưa loài người tiến bộ bước sang một trang sử mới của sự tiến bộ, hòa hợp và phát triển.
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 47/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài