
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2019 và thay thế Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Hình minh họa (nguồn internet)
Nghị định này ban hành gồm có 4 Chương và 59 Điều. Trong đó, nội dung chính của Nghị định là các quy định cụ thể về các hình thức xử phạt hành chính, hình phạt bổ sung, mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng về: Quản lý và sử dụng giấy phép; Quy định về tổ chức, quản trị, điều hành; Quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp; Quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ; Quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng; Quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; Quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; Quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ; Quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quy định về bảo hiểm tiền gửi; Quy định về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; Quy định về chế độ thông tin, báo cáo; Quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền; Quy định về mua, bán và xử lý nợ; Quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng, Nghị định quy định phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Mức phạt trên cũng áp dụng với một trong các hành vi: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.
Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;...
Nghị định cũng quy định rõ, đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện nhưng còn thời hiệu xử phạt hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã được ban hành hoặc đã thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP nêu trên để giải quyết.
CKH
Tin bài khác


Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải pháp "tích hợp mô hình D-SMART" dành cho doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền kỹ thuật số tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ - tài khóa từ các nền kinh tế lớn đến tỉ giá tại Việt Nam

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
