Ngân hàng mở và giao diện lập trình ứng dụng mở trong hoạt động ngân hàng

Công nghệ & ngân hàng số
Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
aa

Tóm tắt: Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi trong ngành tài chính, ngân hàng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Trước đây, các ngân hàng thường có xu hướng không chia sẻ dữ liệu với lý do bảo mật thông tin khách hàng và bảo đảm hệ thống không bị hacker tấn công. Tuy nhiên, sự ra đời của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) với dịch vụ ngân hàng mở, giao diện lập trình ứng dụng (API) những năm gần đây đã thay đổi định kiến “đóng cửa” của các tổ chức tài chính. Bài viết trình bày tổng quan về API, ngân hàng mở và API ngân hàng mở, những thách thức trong việc triển khai API ngân hàng mở tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả triển khai API ngân hàng mở, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Từ khóa: Ngân hàng mở, API, cá nhân hóa khách hàng, tích hợp dữ liệu tài chính.

OPEN BANKING AND OPEN APPLICATION PROGRAMMING INTERFACES IN BANKING ACTIVITIES

Abstract: Open banking represents a transformation in the banking - financial industry, driven by technological advances to enhance customer experience. In the past, banks tended to not share data for reasons of protecting customer information security and preventing data from hackers. However, the emergence of financial technology (Fintech) companies with open application programming interfaces (API), open banking services in recent years has changed the “closed” prejudice of financial institutions. This article presents an overview of API, open banking and open banking API, challenges in implementing open banking API in Vietnam, thereby proposing some recommendations to improve the effectiveness of implementing open banking API, meeting the perse needs of customers.

Keywords: Open banking, API, customer personalization, financial data integration.

1. Giới thiệu về API, ngân hàng mở và API ngân hàng mở

1.1. API

API là phương thức cho phép các tổ chức chia sẻ quy trình kinh doanh, dữ liệu, dịch vụ, ứng dụng của họ với các đối tác cũng như các nhà phát triển nội bộ và bên ngoài. API không chỉ đơn giản là các giao diện kỹ thuật, đây còn là công cụ hỗ trợ, tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng. Việc ra mắt nền tảng API sẽ giúp các ngân hàng thiết kế giải pháp lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng kỹ thuật số. API hỗ trợ truy cập hệ thống ngân hàng một cách an toàn và có kiểm soát. Về mặt cách thức, nếu API có thể truy cập được trong tổ chức thì được gọi là API đóng và nếu có thể truy cập được bên ngoài tổ chức thì được gọi là API mở (Open API).

Open API không có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào hệ thống một cách tự do mà luôn phải có một số hình thức kiểm soát của ngân hàng. API được phân loại theo cả kiến trúc và phạm vi sử dụng, bao gồm:

Open API hoặc Public API: Còn có tên gọi khác là API công khai, có sẵn, có thể được sử dụng bởi bất kỳ nhà phát triển nào. Đổi lại, các Open API thông thường sẽ yêu cầu các biện pháp xác thực hoặc ủy quyền thấp và bị hạn chế chức năng khi chia sẻ công khai. Một số Open API được chia sẻ miễn phí, một số khác sẽ yêu cầu tính phí khi sử dụng.

API đối tác (Partner API): API này cần có quyền hoặc giấy phép cụ thể mới truy cập được, chúng thường dành cho nhà phát triển bên ngoài ủy quyền để hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp lựa chọn API đối tác vì muốn kiểm soát tốt hơn người dùng có thể truy cập vào tài nguyên của họ và giúp người dùng hiểu rõ cách thức sử dụng các tài nguyên đó.

API nội bộ (Internal API): Không giống như Open API hay API đối tác, API nội bộ không dành cho các bên thứ ba sử dụng, chúng thường dùng trong phạm vi doanh nghiệp để kết nối các hệ thống cũng như dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp.

API tổng hợp (Composite API): Là loại hình kết hợp hai hay nhiều API khác nhau để giải quyết các yêu cầu phức tạp của hệ thống. Nếu cần dữ liệu từ các ứng dụng hoặc từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau thì nên sử dụng API tổng hợp (Fast, 2024).

1.2. Ngân hàng mở

Ngân hàng mở là sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính mới dựa trên sự kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thứ ba, được hỗ trợ bởi API. Về cốt lõi, ngân hàng mở bao gồm một khung pháp lý bắt buộc các ngân hàng chia sẻ dữ liệu khách hàng với nhà cung cấp bên thứ ba thông qua các API bảo mật, có sự đồng ý của khách hàng, nhằm mục đích dân chủ hóa quyền truy cập vào dữ liệu tài chính, thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh (McKinsey, 2021). Đối với khách hàng, ngân hàng mở mang lại khả năng kiểm soát thông tin tài chính, cho phép họ tổng hợp dữ liệu từ nhiều tài khoản và truy cập các dịch vụ tài chính được cá nhân hóa. Điều này có thể dẫn đến các sản phẩm tài chính phù hợp hơn, công cụ lập ngân sách tốt hơn và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, các tổ chức tài chính, ngân hàng và công ty Fintech có thể tích hợp API để phát triển dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, họ cũng phải giải quyết vấn đề phức tạp về bảo mật dữ liệu hay những lo ngại về quyền riêng tư và tuân thủ quy định. Nhìn chung, ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi đáng kể trong ngành tài chính, ngân hàng, hướng tới hệ sinh thái tài chính gắn kết hơn, lấy khách hàng làm trung tâm, thúc đẩy hiệu quả dịch vụ được cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng (Bunea, 2022).

1.3. API ngân hàng mở

API ngân hàng mở là một công nghệ quan trọng, cho phép các ngân hàng chia sẻ dữ liệu và dịch vụ của mình với các ứng dụng của bên thứ ba. API ngân hàng mở mang lại nhiều lợi ích lớn như:

Thứ nhất, nâng cao dịch vụ tài chính

API ngân hàng mở là cầu nối giữa các tổ chức tài chính và nhà cung cấp bên thứ ba, cho phép các bên thứ ba được ủy quyền truy cập thông tin tài chính (số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, dịch vụ khởi tạo thanh toán) với sự đồng ý của khách hàng. Cơ chế chính bao gồm các giao diện an toàn được tiêu chuẩn hóa mà ngân hàng cung cấp cho các nhà phát triển. Lợi ích của API ngân hàng mở là rất lớn đối với cả người tiêu dùng và tổ chức tài chính: (i) Đối với người tiêu dùng: API ngân hàng mở cung cấp quyền truy cập vào một loạt các dịch vụ tài chính, cho phép tạo ra các nền tảng tài chính tích hợp để hợp nhất dữ liệu từ nhiều tài khoản khác nhau, cung cấp thông tin chi tiết về tài chính được cá nhân hóa và tạo điều kiện cho các giao dịch thuận lợi hơn. Điều này giúp việc quản lý tài chính được cải thiện, hiệu quả công cụ lập ngân sách tốt hơn và đề xuất sản phẩm phù hợp hơn. (ii) Đối với các tổ chức tài chính: API ngân hàng mở mang đến cơ hội nâng cao dịch vụ và sự tương tác với khách hàng của họ. Các ngân hàng có thể hợp tác với các công ty Fintech để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó, mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường, tăng sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, những API này có thể mang lại hiệu quả hoạt động bằng cách tự động hóa các quy trình và giảm nhu cầu xử lý dữ liệu thủ công (Thomas, 2023).

Tuy nhiên, việc triển khai API ngân hàng mở cũng đòi hỏi phải giải quyết những thách thức đáng kể, bao gồm bảo đảm các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để chống vi phạm dữ liệu và tuân thủ các tiêu chuẩn quy định để duy trì niềm tin của khách hàng. Nhìn chung, API ngân hàng mở thúc đẩy sự đổi mới, cạnh tranh, thay đổi cách cung cấp và sử dụng các dịch vụ tài chính.

Thứ hai, nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua cá nhân hóa

Nhờ tận dụng nguồn dữ liệu dồi dào có thể truy cập qua API, các tổ chức tài chính, ngân hàng và nhà cung cấp bên thứ ba có thể cung cấp, đề xuất dịch vụ phù hợp nhu cầu của từng khách hàng bằng các công cụ quản lý tài chính được cá nhân hóa. Những công cụ này có thể phân tích mô hình chi tiêu, phân loại giao dịch và cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích để giúp người dùng quản lý tài chính tốt hơn. Ví dụ, khách hàng có thể nhận được cảnh báo về chi tiêu bất thường và đề xuất về cơ hội tiết kiệm hoặc đầu tư dựa trên hành vi tài chính của họ. Ngoài ra, API ngân hàng mở còn giúp tích hợp nhiều tài khoản tài chính vào một nền tảng duy nhất, mang lại cái nhìn thống nhất về tình trạng tài chính của khách hàng. Điều này cho phép khách hàng lập kế hoạch chính xác và nâng cao khả năng ra quyết định bằng cách cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về tổng quan tình hình tài chính. Bên cạnh đó, API ngân hàng mở giúp đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa như các đề nghị cho vay hoặc chiến lược đầu tư phù hợp cho khách hàng. Khả năng cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa như vậy không chỉ cải thiện sự hài lòng của khách hàng mà còn xây dựng mối quan hệ khách hàng bền chặt hơn. Các tổ chức tài chính tận dụng API ngân hàng mở để cung cấp các dịch vụ phù hợp, kịp thời và được cá nhân hóa có thể tạo sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Thứ ba, API ngân hàng mở có tiềm năng tận dụng lượng lớn dữ liệu để cung cấp cho các dịch vụ tài chính

Bằng cách tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, các ngân hàng, tổ chức tài chính có thể tạo ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết nhu cầu, sở thích của từng khách hàng. Cách tiếp cận dựa trên dữ liệu này cho phép phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính được cá nhân hóa nhằm nâng cao sự hài lòng, tăng mức độ tương tác của khách hàng. Ví dụ: Dữ liệu giao dịch có thể tiết lộ thói quen chi tiêu, nguồn thu nhập và mục tiêu tài chính. Với thông tin chi tiết này, các tổ chức tài chính có thể cung cấp công cụ lập kế hoạch tài chính như ứng dụng lập ngân sách được cá nhân hóa, giúp người dùng quản lý chi phí hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính có thể tạo ra ưu đãi và khuyến mãi được cá nhân hóa phù hợp với tình hình tài chính của từng người dùng. Ví dụ, một khách hàng thường xuyên đi du lịch có thể nhận được các ưu đãi với mục tiêu về bảo hiểm du lịch hoặc thẻ tín dụng du lịch có thưởng. Tương tự, khách hàng sắp nghỉ hưu có thể được cung cấp các chiến lược đầu tư phù hợp và dịch vụ lập kế hoạch nghỉ hưu. Hơn nữa, việc tổng hợp dữ liệu thông qua API ngân hàng mở cho phép tích hợp liền mạch các dịch vụ tài chính. Điều này nghĩa là, khách hàng có thể truy cập nhiều loại sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau trong một nền tảng duy nhất, tạo ra trải nghiệm thuận tiện và gắn kết hơn (Hernandez, 2023). Thông qua việc tận dụng dữ liệu để cung cấp các dịch vụ tài chính mục tiêu, các ngân hàng có thể xây dựng mối quan hệ khách hàng bền chặt hơn, thúc đẩy mức độ tương tác cao hơn và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

2. Những thách thức trong việc triển khai API ngân hàng mở

Bên cạnh những lợi ích trên, khi triển khai API ngân hàng mở, còn tồn tại một số thách thức đi kèm mà các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà cung cấp bên thứ ba phải giải quyết. Những thách thức này bao gồm các khía cạnh bảo mật, quyền riêng tư, tuân thủ và kỹ thuật, mỗi khía cạnh đều đóng một vai trò quan trọng trong cải thiện hiệu quả và độ tin cậy tổng thể của các dịch vụ ngân hàng mở.

Mối quan tâm về bảo mật và quyền riêng tư: Bảo đảm tính bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu khách hàng là điều tối quan trọng khi triển khai API ngân hàng mở. Các ngân hàng, tổ chức tài chính phải được bảo vệ khỏi các vi phạm dữ liệu tiềm ẩn và truy cập trái phép. Điều này liên quan đến việc áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh như mã hóa dữ liệu, có phương thức xác thực an toàn và kiểm tra bảo mật thường xuyên. Những lo ngại về quyền riêng tư cũng cần được giải quyết bằng cách thực hiện các cơ chế chấp thuận rõ ràng, cho phép khách hàng kiểm soát cách thức chia sẻ và sử dụng dữ liệu của họ.

Tuân thủ các tiêu chuẩn quy định: Đây là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi triển khai API ngân hàng mở. Các tổ chức tài chính phải tuân thủ các quy định như Chỉ thị về dịch vụ thanh toán thứ hai của Liên minh châu Âu (PSD2) hay tiêu chuẩn ngân hàng mở của Anh bao gồm việc bảo đảm API đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể và yêu cầu bảo mật và nghĩa vụ báo cáo. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến hậu quả pháp lý và tổn hại đến danh tiếng của tổ chức (Lee, 2022).

Tích hợp với các hệ thống cũ: Nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính hoạt động với hệ thống cũ có thể không dễ tương thích với các công nghệ API hiện đại. Việc tích hợp API ngân hàng mở với các hệ thống hiện có này thường phức tạp và tốn kém. Các ngân hàng, tổ chức tài chính cần lập kế hoạch và đầu tư vào bản cập nhật cần thiết hoặc giải pháp phần mềm trung gian để tạo điều kiện tích hợp liền mạch.

Quản lý mối quan hệ của bên thứ ba: Các ngân hàng, tổ chức tài chính phải kiểm tra và quản lý cẩn thận mối quan hệ với công ty Fintech và những nhà cung cấp dịch vụ khác để bảo đảm họ tuân thủ tất cả tiêu chuẩn và bảo mật. Việc thiết lập các thỏa thuận rõ ràng và giám sát hoạt động của bên thứ ba là điều cần thiết để duy trì chất lượng dịch vụ cũng như bảo vệ dữ liệu

khách hàng.

Trải nghiệm người dùng: Bảo đảm trải nghiệm người dùng dễ dàng và trực quan là yếu tố quan trọng cho sự thành công của API ngân hàng mở. Nếu việc tích hợp dẫn đến các quy trình phức tạp cho người dùng thì tỉ lệ chấp nhận có thể bị ảnh hưởng. Các tổ chức phải ưu tiên giao diện thân thiện với người dùng và trải nghiệm liền mạch để khuyến khích sử dụng rộng rãi những dịch vụ mới.

Bảo trì và hỗ trợ liên tục: API ngân hàng mở yêu cầu bảo trì và hỗ trợ liên tục để giải quyết các vấn đề như lỗi cập nhật hay mối đe dọa bảo mật ngày càng gia tăng. Các ngân hàng, tổ chức tài chính cần thiết lập cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ và giám sát liên tục để bảo đảm các API vẫn hoạt động và an toàn theo thời gian (Martinez, 2023).

3. Một số khuyến nghị trong việc triển khai API ngân hàng mở tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tương lai của ngân hàng mở hứa hẹn sẽ mang đến những dịch vụ tài chính cá nhân hóa và tiên tiến hơn nữa khi công nghệ tiếp tục phát triển với bối cảnh pháp lý thích ứng. Giống như nhiều quốc gia đã triển khai các hình thức khác nhau của ngân hàng mở thông qua API, tại Việt Nam, ngân hàng mở cũng đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến. Có thể kể đến như Ngân hàng Thương mại (NHTM) cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) ra mắt ứng dụng VietinBank iConnect năm 2019, cung cấp nền tảng chia sẻ Open API nhằm hỗ trợ các đối tác số tham khảo, thử nghiệm và phát triển các ứng dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Từ năm 2019 đến tháng 8/2023, trung bình mỗi tháng, VietinBank ghi nhận trên 55 triệu giao dịch tài chính được thực hiện qua nền tảng VietinBank iConnect. NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ra mắt nền tảng BIDV Open API ngày 29/11/2023, cung cấp 15 gói API. Đến tháng 8/2024, BIDV đã có khoảng 60 đối tác trải nghiệm hệ thống BIDV Open API (với hơn 17.000 lượt thử nghiệm trên môi trường thử nghiệm có kiểm soát - Sandbox) và đăng ký tích hợp với BIDV... Ước tính đến năm 2025, BIDV sẽ có 500.000 khách hàng doanh nghiệp, 1 triệu khách hàng tiểu thương và hàng triệu khách hàng cá nhân được cung cấp các tiện ích từ hệ thống BIDV Open API... Đứng trước tương lai đầy hứa hẹn của ngân hàng mở, việc giải quyết những thách thức trong việc triển khai API ngân hàng mở tại Việt Nam đòi hỏi cần có sự vào cuộc quyết liệt từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các NHTM, cụ thể như sau:

Đối với NHNN: Xuất phát từ thực tiễn, NHNN cần thiết một hành lang pháp lý cho ngân hàng mở, do vậy, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện dự thảo thông tư quy định về triển khai Open API trong ngành Ngân hàng nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để thúc đẩy thực hiện các hoạt động ngân hàng qua phương tiện điện tử, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, theo kịp với sự phát triển trên toàn thế giới về cung cấp dịch vụ ngân hàng. Nghiên cứu ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn của nguồn dữ liệu để việc thu thập, lưu trữ dữ liệu của tất cả các thực thể trong nền kinh tế được đồng nhất nhằm bảo đảm cho việc kết nối, chia sẻ và khai thác sử dụng hiệu quả giữa các ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các ngành, nghề khác. Tiến đến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của khách hàng một cách toàn diện, NHNN có thể ban hành quy định cho phép ngân hàng tự chủ về cơ sở dữ liệu khách hàng trong việc chia sẻ dữ liệu khách hàng với bên thứ ba liên quan.

Đối với NHTM: Tương lai của ngân hàng mở được đặc trưng bởi những tiến bộ công nghệ, tăng cường quyền riêng tư dữ liệu, hệ sinh thái dịch vụ mở rộng và tăng cường kiểm soát người tiêu dùng. Vì vậy, các NHTM cần linh hoạt đổi mới phương thức hoạt động để tận dụng cơ hội và đáp ứng những kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng. Theo đó, NHTM cần lập kế hoạch cụ thể, có lộ trình đầu tư vào công nghệ, phát triển chuyên môn, cam kết duy trì các tiêu chuẩn cao về bảo mật và tuân thủ trong việc sử dụng API ngân hàng mở để cung cấp nhiều dịch vụ tài chính sáng tạo, an toàn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để nền tảng API ngân hàng mở được ứng dụng thành công, đòi hỏi các NHTM phải áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy, công nghệ chuỗi khối và điện toán đám mây để gia tăng năng lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ cá nhân hóa trên các kênh kỹ thuật số. Trong giai đoạn đầu, NHTM có thể cung cấp các API kết nối với nhà cung cấp bên thứ ba như viễn thông, bảo hiểm, ví điện tử và sàn thương mại điện tử để cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn, đồng thời, tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của khách hàng thông qua mã hóa dữ liệu, xác thực nhiều lớp và giám sát an ninh mạng liên tục để duy trì lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng mở. Các NHTM cũng cần bảo đảm tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến ngân hàng mở, bao gồm việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu bảo mật và cơ chế kiểm soát để đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý. Tiếp tục đầu tư vào nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển các hệ thống trung gian để bảo đảm tích hợp mượt mà với API và hỗ trợ mô hình kinh doanh mới trong ngân hàng mở. Trong mối quan hệ với các bên liên quan, NHTM nên thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với công ty Fintech, nhà cung cấp dịch vụ và tổ chức tài chính khác để tạo ra một hệ sinh thái ngân hàng mở đa dạng, phong phú, đồng thời, chia sẻ thông tin về các mối đe dọa an ninh mạng nhằm nâng cao khả năng phòng, chống tội phạm liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin trên không gian mạng.

4. Kết luận

Ngân hàng mở thể hiện sự thay đổi mô hình trong ngành tài chính, ngân hàng thông qua việc thay đổi căn bản cách thức cung cấp và trải nghiệm các dịch vụ cho khách hàng. Bằng cách tận dụng API để tạo điều kiện chia sẻ dữ liệu an toàn, minh bạch, ngân hàng mở đã mở đường cho các mức độ cá nhân hóa và dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm. Khả năng tích hợp các nguồn dữ liệu tài chính đa dạng cho phép các ngân hàng cung cấp nhiều giải pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu cá nhân một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hành trình hướng tới việc hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng của ngân hàng mở còn gặp nhiều thách thức.


Vấn đề bảo đảm an ninh, điều hướng các quy định và quản lý tích hợp hệ thống cũ là những cân nhắc quan trọng cần được giải quyết để xây dựng một hệ sinh thái ngân hàng mở đáng tin cậy, hiệu quả. Hơn nữa, việc duy trì sự tập trung vào trải nghiệm người dùng và quyền riêng tư dữ liệu sẽ là điều cần thiết trong việc thúc đẩy sự chấp nhận và tin cậy rộng rãi của khách hàng. Bằng cách nắm bắt cơ hội và giải quyết thách thức, các ngân hàng có thể thúc đẩy những cải tiến đáng kể trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và hệ sinh thái tài chính rộng lớn hơn.

Tài liệu tham khảo:

1. Abidullah Mohammad, R. S. (2024). Leveraging open banking APIs for enhanced customer experience and personalization. International Journal of Computer Science and Information Technology Research (IJCSITR), pages 12-19.

2. Bunea, S. (2022). Open banking: Trends and developments in Europe. Journal of Financial Regulation and Compliance, pages 34-48.

3. DigitalFPT. (2021). Retrieved from https://digital.fpt.com/linh-vuc/ngan-hang-mo.html

4. Fast (2024). Retrieved from https://fast.com.vn/api-la-gi-nhung-thong-tin-can-biet-ve-api/

5. Hernandez, F. (2023). The Role of AI and ML in open banking personalization. Journal of Financial Services Research, 58(2), pages 212-228.

6. Lee, K. &. (2022). Regulatory challenges in implementing open banking. Financial Innovation, 8(1), pages 71-86.

7. Martinez, A. (2023). Data privacy and protection in open banking systems. Journal of Information Privacy and Security, 19(2), pages 120-137.

8. McKinsey (2021). Financial services unchained: The ongoing rise of open financial data.

9. QuynhTrang (2024, 8). Retrieved from https://thoibaonganhang.vn/mo-duong-cho-open-api-trong-nganh-ngan-hang-154494.html

10. Ramachandran, K. (2020). Blockchain breakthrough: Revolutionizing real-time. Journal of Scientific and Engineering Research, pages 236-241.

11. Singh, P. (2022). Integration of Open Banking with Fintech Ecosystems. Journal of Financial Technology, 6(3), pages 155-170.

12. Smith, J. (2022). enhancing customer experience through open banking APIs. International Journal of Bank Marketing, 40(3), pages 589-606.

13. Thomas, R. (2023). APIs and the future of open banking: Security and privacy implications. Journal of Digital Banking, pages 98-112.


ThS. Lê Cẩm Tú

Khoa Công nghệ thông tin và Kinh tế số - Học viện Ngân hàng

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam

Nhân tố quyết định chấp nhận liên tục ví điện tử ở Việt Nam

Ví điện tử là một xu hướng công nghệ mới đang ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng sự hài lòng khách hàng rất quan trọng để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng

Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng

RPA có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một trong những định nghĩa phổ biến nhất về RPA là phần mềm mô phỏng hành động của con người trên máy tính để thực hiện các tác vụ có tính chất lặp đi, lặp lại dựa trên các quy tắc cụ thể (Abildtrup, 2024).
Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Gian lận kỹ thuật số trong lĩnh vực ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Quá trình số hóa nhanh chóng của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như tính phổ cập, tiện lợi thì cũng song hành những rủi ro, thách thức lớn, trong đó có gian lận kỹ thuật số.
Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu

Tích hợp dữ liệu dân cư và dữ liệu ngân hàng: Tuân thủ các quy định về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân (CCCD) là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng thực hiện chuyển đổi số hiệu quả đối với mỗi quốc gia.
ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam

ESG và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp nghiên cứu với dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam

ESG là cụm từ xuất hiện phía sau của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) (Eliwa và cộng sự, 2021; Henisz và McGlinch, 2019). ESG đề cập đến trách nhiệm đầu tư bền vững, tức là phải quan tâm sâu sắc tới vấn đề thực thi ESG trong hoạt động đầu tư.
Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam

Đánh giá năng lực số của thanh thiếu niên Việt Nam

Nhóm nghiên cứu lập ra các câu hỏi đánh giá năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam; một công cụ đánh giá với công cụ website digicom14.com để thanh thiếu niên biết mình ở đâu trong đại dương số này...
Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến

Cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân và dữ liệu sinh trắc học: Bảo mật tài khoản và an toàn giao dịch trực tuyến

Ngày 28/6/2024, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (Thông tư 18), trong đó quy định về phát hành thẻ bằng phương tiện điện tử.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh: Triển vọng cho ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đang trải qua sự chuyển mình đáng kể nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI).
Xem thêm
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3