Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam

Quốc tế
Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.
aa

Tóm tắt: Bài viết phân tích kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á liên quan đến hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế nhằm đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi các chủ thể này có nhu cầu huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu. Đây có thể là một giải pháp giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng lòng tin vào các nhà đầu tư, qua đó tiếp cận hiệu quả với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết gợi ý một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại Việt Nam; qua đó, cung cấp các giải pháp cần thiết để doanh nghiệp có quy mô nhỏ tại Việt Nam có thể khơi thông dòng vốn từ thị trường trái phiếu.

Từ khóa: Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, châu Á, trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư.

ALTERNATIVE CREDIT RATING OF SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES - EXPERIENCE
FROM ASIA AND SUGGESTION FOR VIETNAM

Abstract: The article focuses on analyzing the legal experience of several Asian countries and territories related to alternative credit rating systems that promote the debt repayment ability of small and medium-sized enterprises when these entities need to mobilize capital through the bond market. This can be a solution to help and medium-sized enterprises build trust in investors, and thereby effectively accessing the corporate bond market. On that basis, the article proposes recommendations for perfecting the law on corporate credit ratings for corporate bond issuance in Vietnam, thereby providing necessary solutions for small and medium sized enterprises in our country can mobilize capital from the bond market.

Keywords: Alternative credit rating systems, small and medium-sized enterprises, Asia, corporate bonds, investors.

1. Xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn. Đây là cơ chế đánh giá các tổ chức phát hành và công cụ nợ; theo đó, một bên thứ ba độc lập đánh giá dựa trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để đưa ra ý kiến về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp cụ thể1. Một doanh nghiệp muốn huy động vốn, ngoài việc kêu gọi vốn góp từ thành viên hoặc cổ đông, còn có thể tìm kiếm tài trợ doanh nghiệp từ phát hành trái phiếu. Việc đi vay nợ không phải là dễ dàng và doanh nghiệp vay cần phải chứng minh được khả năng trả nợ trong tương lai nhằm củng cố lòng tin và tạo động lực để các nhà đầu tư chấp nhận giải ngân, cung cấp tài trợ cho doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp phát hành trái phiếu; đó cũng là thước đo để các nhà đầu tư tham khảo, cân nhắc khi lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp là kênh đầu tư để giải ngân.

Từ những phân tích trên có thể thấy, sự phát triển ổn định của thị trường trái phiếu doanh nghiệp không thể thiếu vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Đây là cơ sở quan trọng để nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có thể đặt lòng tin vào thị trường và quyết định giải ngân dựa trên tham khảo kết quả xếp hạng tín nhiệm được cung cấp bởi các đơn vị xếp hạng tín nhiệm.

Hoạt động xếp hạng tín nhiệm được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có thể tạo ra những khó khăn nhất định đối với một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi muốn tiếp cận với nguồn vốn trái phiếu. Tổ chức phát hành có năng lực tài chính hạn chế hoặc mới khởi nghiệp sẽ khó có khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện để tham gia xếp hạng tín nhiệm, do vậy, cơ hội tiếp cận thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất mong manh. Cùng với đó là bài toán liên quan đến chi phí đối với hoạt động xếp hạng tín nhiệm, hiện nay đa phần được thanh toán bởi tổ chức phát hành cũng là một áp lực không nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa khi muốn tiếp cận với thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Vậy giải pháp nào cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi muốn tiếp cận nguồn tài trợ trái phiếu doanh nghiệp và gia tăng lòng tin của các nhà đầu tư? Một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á đã xây dựng khung pháp lý dành cho hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế (alternative credit rating systems - ACRS). Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ở khu vực châu Á hiện nay chỉ có ba quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng ACRS, đó là: Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông (Trung Quốc)2. Đây là giải pháp mà ở đó, một hệ thống xếp hạng tín nhiệm được thành lập nhằm thực thi các chức năng của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm3. Việc phân tích các quy định về ACRS sẽ là gợi ý quan trọng thúc đẩy hoạt động xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp, qua đó, nâng cao chất lượng thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.

2. Quy định về hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á

2.1. Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, các nhà hoạch định chính sách đã thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc (KODIT), là tổ chức tài chính được thành lập vào năm 1976 với mục tiêu hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa. KODIT được xem như cánh tay nối dài của Chính phủ Hàn Quốc và Ủy ban Dịch vụ tài chính trong nỗ lực thúc đẩy phát triển hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ bằng việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng và bảo hiểm tín dụng.

Đặc biệt, vào năm 2021, KODIT đã giới thiệu một chương trình với tên gọi là cơ chế bảo lãnh nghĩa vụ trái phiếu có thế chấp (P-CBO)4 với mục đích tạo khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý dành cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn Quốc. Với giải pháp này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn Quốc có thể nhận tài trợ trực tiếp từ thị trường tài chính thông qua phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Với P-CBO, KODIT đã dùng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng của các tổ chức phi tài chính nhằm hỗ trợ tài chính với chi phí thấp hơn, qua đó, cho phép các nhà đầu tư, tổ chức có thể tiếp cận được với trái phiếu doanh nghiệp có chất lượng cao. Các chương trình mà KODIT cung cấp liên quan đến việc cấp bảo đảm tín dụng cho các doanh nghiệp tầm trung cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hàn Quốc gồm: (i) Bảo lãnh P-CBO cho ngành phụ tùng ô tô; (ii) Bảo lãnh P-CBO hỗ trợ ngành công nghiệp then chốt; (iii) Bảo lãnh P-CBO để phản ứng với dịch Covid-19; và (iv) Bảo lãnh P-CBO để ổn định thị trường.

Với chương trình do KODIT cung cấp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hàn Quốc không phải thuê các công ty xếp hạng tín nhiệm có chi phí cao mà hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ tài chính với chi phí thấp từ KODIT để bảo đảm cho khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Với biện pháp này, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn Quốc có thêm một sự lựa chọn khả thi hơn để đáp ứng các điều kiện pháp lý khi chuẩn bị phát hành trái phiếu huy động vốn, thông qua đó có thể tiếp cận được với nhà đầu tư có nhu cầu.

2.2. Malaysia

Malaysia là một trong ba quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế tại châu Á. Với mục tiêu tương tự như Hàn Quốc, hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế tại Malaysia được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nước này trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn thông qua hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế này được thực hiện bởi Tập đoàn SMEs Malaysia (SME Corp. Malaysia) - tổ chức được thành lập với nhiệm vụ là cơ quan điều phối trung tâm được quản lý bởi Bộ Doanh nhân và Phát triển Hợp tác xã (MECD)5. Đây là nơi tích hợp và cung cấp các thông tin tham chiếu về doanh nghiệp nhỏ và vừa cho nhà đầu tư tại Malaysia. SME Corp. Malaysia đã cung cấp nhiều chương trình về tài chính nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nước này có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu. Theo đó, SME Corp. Malaysia thiết lập Bảng Xếp hạng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SCORE)6 nhằm tạo động lực để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước này tăng cường khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động. Đây cũng là công cụ quan trọng để nhà đầu tư trái phiếu tại Malaysia tham khảo nhằm đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp với khẩu vị của mình.

SCORE được chính thức áp dụng thí điểm vào năm 2007, để đánh giá hiệu quả những khoản tài trợ mà các công ty trong lĩnh vực sản xuất nhận được7. Với SCORE, SME Corp. Malaysia đã tạo ra một công cụ đo lường khả năng cạnh tranh cũng như năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được xếp hạng theo SCORE sẽ được đánh giá bằng sao, dựa trên các tiêu chí gồm: (i) Sức mạnh tài chính; (ii) Hiệu quả kinh doanh; (iii) Nguồn nhân lực; (iv) Tiếp thu và áp dụng công nghệ; (v) Chứng nhận; (vi) Sự hiện diện trên thị trường.

Với sự hiện diện của SME Corp. Malaysia, Malaysia đã tạo nên một trong những hệ thống xếp hạng tín nhiệm đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không cần thông qua các tổ chức xếp hạng tín nhiệm truyền thống, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tại đất nước này có thể nhận được cơ hội tài trợ từ các nhà đầu tư.

2.3. Hồng Kông (Trung Quốc)

Tương tự như Hàn Quốc và Malaysia, các nhà chức trách tại Hồng Kông (Trung Quốc) cũng đã tạo ra một hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế tại vùng lãnh thổ này. Với tên gọi là Hệ thống chấm điểm tín dụng thay thế (The alternative credit scoring system in Hong Kong), đây là cơ sở dữ liệu chấm điểm và xếp hạng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục tiêu tiếp cận nguồn vốn trên thị trường thông qua các phương thức huy động được pháp luật Hồng Kông cho phép, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp8.

Hệ thống chấm điểm tín dụng thay thế tại Hồng Kông sử dụng công nghệ mới để thu thập dữ liệu, thông tin của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau đó đánh giá để cung cấp những thông tin có giá trị cũng như mức độ tin cậy tín dụng. Các thông tin này liên quan đến khoản thanh toán thương mại, hồ sơ giao dịch bán hàng, báo cáo tín dụng và đặc điểm hành vi của các nhà điều hành kinh doanh.

Với phương thức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu truyền thống, khi mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ dựa vào thông tin về tài sản có giá trị và báo cáo tài chính của doanh nghiệp phát hành để chấm điểm tín nhiệm. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn huy động vốn từ thị trường trái phiếu phải thể hiện một lịch sử tín dụng tốt hoặc sở hữu tài sản thế chấp có giá trị. Điều này có thể xem là bất khả thi đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Chính vì vậy, hệ thống chấm điểm tín dụng thay thế tại Hồng Kông đã sử dụng các thông tin có tính khả thi cao nhằm đánh giá khả năng trả nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có nhu cầu huy động vốn. Những thông tin này dựa trên tài sản truyền thống để đánh giá mức độ tin cậy của một doanh nghiệp nhỏ và vừa khi dự định đi vay trên thị trường trái phiếu.

Những thông tin được sử dụng để chấm điểm tín dụng thay thế được gọi là dữ liệu thay thế. Dữ liệu thay thế này được cung cấp bởi bên thứ ba như công ty viễn thông, các doanh nghiệp cung cấp tiện ích xã hội, các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội. Dữ liệu thay thế này cũng tích hợp cả những thông tin được đánh giá dựa trên những phương pháp phi truyền thống như thông tin được thiết lập bởi phương pháp tâm lý học hay thông tin được tìm kiếm dữ liệu từ hoạt động kỹ thuật số trên các nền tảng mạng xã hội. Tất cả những dữ liệu được khai thác phi truyền thống như trên đều có thể được sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa phát hành trái phiếu tại Hồng Kông.

Về nội dung, dữ liệu thay thế này được chia làm hai loại chính: Dữ liệu giao dịch và dữ liệu phi giao dịch. Dữ liệu giao dịch bao gồm các dữ liệu chi tiết khác, gồm: Dữ liệu về dòng tiền, dữ liệu phi dòng tiền. Trong khi đó, dữ liệu phi giao dịch lại tích hợp báo cáo bên ngoài, đặc điểm hành vi và những thông tin tham khảo khác. Các dữ liệu thứ cấp này tiếp tục được cấu thành bởi nhiều dữ liệu chi tiết khác, tạo cho việc đánh giá chấm điểm tín nhiệm các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hồng Kông có độ tin cậy rất cao.

3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á về việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế

Từ kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á, có thể thấy, việc phát triển hệ thống tín nhiệm thay thế là một trong những sáng kiến để giải bài toán tiếp cận thị trường trái phiếu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây vốn là những chủ thể có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trên thị trường nợ rất hạn chế, do chủ nợ không có đủ thông tin để đánh giá khả năng trả nợ của những chủ thể này. Với sự ra đời của hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế tại Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông, những quốc gia và vùng lãnh thổ này đã cung cấp nhiều kinh nghiệm cũng như bài học quý báu để các nước trên thế giới và khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam tiếp thu, học hỏi.

Ở Việt Nam, hiện nay, chưa phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc gọi vốn thông qua thị trường trái phiếu đối với các chủ thể này vẫn là bất khả thi do hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề này chưa được thiết lập. Do đó, trong tương lai, để thúc đẩy sự phát triển của thị trường nợ, cũng như gia tăng khả năng kết nối của nhà đầu tư với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, cần xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động huy động vốn bằng phát hành trái phiếu của chủ thể này. Qua đó, hoạt động xếp hạng tín nhiệm thay thế sẽ là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho hoạt động gọi vốn cộng đồng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.

Một số kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông về hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế như sau:

Một là, thiết lập hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc sở hữu của Nhà nước. Dễ dàng nhận thấy, hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế của một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á hiện nay đều thuộc sở hữu nhà nước. Điều đó phản ánh vai trò tối quan trọng của nhà nước trong việc quản lý cũng như hỗ trợ hoạt động gọi vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thị trường. Đây là cách làm mà các nước có hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế hiện nay đều áp dụng. Nhà nước cần thể hiện vai trò đi đầu trong việc hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, tạo mọi điều kiện để các chủ thể này có thể tiếp cận được với nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư thông qua các khoản vay trái phiếu.

Hai là, vận dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhằm tối ưu hóa hoạt động và tiết giảm chi phí của hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với tư cách là một công cụ được tạo ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc đánh giá khả năng trả nợ, qua đó là cơ sở để góp phần giúp chủ thể có thể tiếp cận được với những nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường trái phiếu, hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế tỏ ra ưu việt hơn so sới phương thức xếp hạng tín hạng tín nhiệm truyền thống về mặt chi phí. Đây là một hạn chế không nhỏ của phương thức xếp hạng tín nhiệm truyền thống vốn đòi hỏi chi phí cao mà không phải doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp mới gia nhập thị trường cũng có thể đáp ứng được9. Do đó, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thông qua phát triển các thuật toán khiến cho hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp phát hành khoản vay sẽ là cách làm giảm bớt gánh nặng kinh tế trong quá trình vận hành hệ thống. Qua đó, tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với nguồn vốn vay từ thị trường trái phiếu.

Ba là, thu thập thông tin của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm dựa trên nguồn dữ liệu và các phương pháp thu thập thông tin phi truyền thống.

Có thể thấy, để tạo ra hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế, các quốc gia và vùng lãnh thổ đang sử dụng hệ thống này đều đã nỗ lực tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng cơ sở dữ liệu về cộng đồng doanh nghiệp nhằm phục vụ chấm điểm tín nhiệm doanh nghiệp. Các thông tin được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không giống với các doanh nghiệp khác, do đặc thù về quy mô vốn cũng như lịch sử tín dụng chưa được hoàn thiện. Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đều rất đáng học hỏi khi thu thập các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên các nền tảng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông. Điều này giúp cho cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp cần được chấm điểm trở nên đầy đủ hơn, tạo cơ sở để việc chấm điểm tín nhiệm doanh nghiệp có tính tin cậy cao hơn.

4. Một số gợi ý hoàn thiện pháp lý về hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam

Thứ nhất, cần cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa được quyền huy động vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu.

Để phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế tại Việt Nam, điều đầu tiên cần thực hiện đó chính là cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa được quyền huy động vốn bằng phát hành trái phiếu. Pháp luật hiện hành chưa cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn trên thị trường trái phiếu, đó chính là điểm nghẽn khiến cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam chưa thể khơi thông được dòng vốn từ thị trường nợ. Do đó, để bổ sung kênh huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, từ đó, mở ra khả năng áp dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế với tư cách là một công cụ cần thiết nhằm gia tăng khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như là cơ sở để thu hút nhà đầu tư trái phiếu rót vốn vào chủ thể này.

Thứ hai, xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế dưới sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước.

Từ kinh nghiệm của các nước, có thể thấy, hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế với mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn trên thị trường nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa đều được quản lý trực tiếp bởi các cơ quan nhà nước. Vấn đề thiết lập hành lang pháp lý để kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhà đầu tư chỉ có thể được thực hiện bởi các nhà hoạch định chính sách và pháp luật. Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thể hiện vai trò chủ động, đi đầu trong việc xây dựng và hỗ trợ sự phát triển của hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế. Tại Việt Nam, việc quản lý hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế có thể được đảm nhiệm bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoặc Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Việc xem xét cơ quan nào là cơ quan chủ quản của hệ thống xếp hạng tín nhiệm cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan cũng như mục tiêu của hệ thống xếp hạng tín nhiệm nhằm hướng tới hiệu quả của hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động đầu tư của các chủ thể liên quan.

Thứ ba, thiết lập một hệ thống dữ liệu nhằm thu thập các thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đánh giá khả năng trả nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm tiền đề cho hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế.

Để đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tạo cơ sở dữ liệu về các chủ thể này là vô cùng quan trọng. Do đó, càng có nhiều thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa được thu thập, càng có thêm căn cứ quan trọng đánh giá và chấm điểm tín nhiệm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo kinh nghiệm của các nước châu Á, cần xây dựng một hệ thống hoặc nền tảng tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, là nơi các chủ thể mới gia nhập thị trường có thể chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý, vừa là địa chỉ để các nhà đầu tư có thể tìm kiếm, lựa chọn những doanh nghiệp phù hợp để đưa ra quyết định cấp vốn. Chính vì vậy, việc thiết lập hệ thống dữ liệu tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta nên được thực hiện sớm nhất nhằm xây dựng tiền đề cho hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó, tạo điều kiện mở rộng quy mô cũng như chất lượng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, sử dụng công nghệ vận hành hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế hiệu quả.

5. Kết luận

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế có thể được xem là một trong những sáng kiến hiệu quả để giải quyết bài toán huy động vốn rất nan giải của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Việc tham khảo kinh nghiệm từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á có thể giúp cơ quan lập pháp tại Việt Nam rút ra được một số gợi mở quan trọng nhằm hoàn thiện pháp luật về trái phiếu doanh nghiệp nói chung và hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nói riêng. Quan trọng hơn nữa, đó chính là sự tham gia của cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về huy động vốn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng. Có như vậy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam mới có thể tiếp tục đạt được nhiều thành tựu và tạo thêm nhiều đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.


1 Lê Hồng Khang, Xếp hạng tín nhiệm góp phần phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, hiệu quả, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 12/2021. https://s.net.vn/rLyK, truy cập ngày 23/6/2022.
2 OECD, Corporate bond markets in Asia: Challenges and Opportunities for Growth Companies, https://s.net.vn/AeBE, truy cập ngày

14/4/2024.

3 OECD, Corporate bond markets in Asia: Challenges and Opportunities for Growth Companies, ltđd, http://s.net.vn/AeBE truy cập ngày 14/4/2024.
4 Korea Credit Guarantee Fund (2023), Sustainability Financing Framework, https://s.net.vn/X7kG, truy cập ngày 14/4/2024.
5 SME Corp. Malaysia, https://www.smecorp.gov.my/index.php/en/, truy cập ngày 16/4/2024.
6 SME Competitiveness Rating for Enhancement.
7 SME Competitiveness Rating for Enhancement (SCORE), https://s.net.vn/XvDP, truy cập ngày 16/4/2024.
8 Hong Kong Monetary Authority (2018), Alternative Credit Scroring of Micro-, Small and Meidum-Sized Enterprises, page 5.
9 Lê Hồng Khang, Xếp hạng tín nhiệm góp phần phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, hiệu quả, https://s.net.vn/ThMQ, Tạp chí Tài chính online, truy cập ngày 02/4/2024.

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Hồng Khang, Xếp hạng tín nhiệm góp phần phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, hiệu quả, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 12/2021.

2. OECD, Corporate bond markets in Asia: Challenges and Opportunities for Growth Companies, https://s.net.vn/AeBE

3. Korea Credit Guarantee Fund (2023), Sustainability Financing Framework, https://s.net.vn/X7kG

4. SME Corp. Malaysia, https://www.smecorp.gov.my/index.php/en/

5. SME Competitiveness Rating for Enhancement (SCORE), https://s.net.vn/XvDP

6. Hong Kong Monetary Authority (2018), Alternative Credit Scroring of Micro-, Small and Meidum-Sized Enterprises.


Trần Thị Nhật Anh
Trường Đại học Luật, Đại học Huế


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.
Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh của Đan Mạch và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đan Mạch là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ các hoạt động dựa trên năng lượng hóa thạch sang các công nghệ năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và các quy trình sản xuất xanh. Học hỏi từ kinh nghiệm của Đan Mạch sẽ là một nền tảng quý giá, giúp Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn về một nền kinh tế xanh, công bằng và phát triển bền vững.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Viễn cảnh về làn sóng thứ hai của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo trong năm 2025, không chỉ là một sự kiện kinh tế đơn lẻ mà là một yếu tố cấu trúc định hình lại bối cảnh hoạt động của ngân hàng toàn cầu. Bài viết xác định và phân tích sâu các cơ chế truyền dẫn quan trọng, bao gồm biến động thị trường tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng dòng chảy thương mại, biến động tiền tệ và rủi ro ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của ngành Ngân hàng trong việc duy trì sự ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang phụ thuộc vào khả năng kết hợp hài hòa giữa các biện pháp ứng phó ngắn hạn và điều chỉnh chiến lược dài hạn.
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mô hình kinh tế truyền thống “tuyến tính” - khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ đang bộc lộ nhiều hạn chế. Các thách thức như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi các quốc gia phải chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp khả thi với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.
Xem thêm
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc