Trình duyệt bảo mật dữ liệu cá nhân trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

Công nghệ & ngân hàng số
Trong thời đại mà mọi thông tin dữ liệu của người dùng được số hóa, trao đổi và truyền tải qua Internet, việc bảo mật dữ liệu người dùng Internet trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 nói chung và hoạt động ...
aa

Trong thời đại mà mọi thông tin dữ liệu của người dùng được số hóa, trao đổi và truyền tải qua Internet, việc bảo mật dữ liệu người dùng Internet trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng là rất cần thiết.

Để đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức trong mọi lĩnh vực khi giao dịch trực tuyến trên mạng Internet, The Onion Router “Tor” đã phát hành một lớp bảo mật mới, những thay đổi mới bao gồm các thuật toán mã hóa, quá trình xác thực được cải thiện và một hệ thống thư mục được thiết kế lại. Tor thực hiện giao thức phân tuyến kiểu củ hành (onion routing) thế hệ thứ hai. Hệ thống này sử dụng một hệ thống Proxy ẩn danh, bao gồm hơn bảy nghìn hệ thống relay để che giấu vị trí và cách sử dụng của người dùng, tránh giám sát mạng hoặc phân tích lưu lượng truy cập. Quan trọng nhất là các tên miền onion mới sẽ giữ cho các địa chỉ onion ở chế độ hoàn toàn riêng tư trong thời gian lâu hơn.

Tor là công cụ hoàn hảo và phổ biến để duyệt và tải nội dung nặc danh, khi có hoặc không có mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN). Nó hoạt động bằng cách tạo ra một mạng lưới mật mã đầy đủ của những người dùng chia sẻ băng thông và địa chỉ IP của họ với nhau và đảm bảo mạng lưới luôn được mã hóa toàn bộ.



Chức năng cơ bản của Tor là giấu dấu vết của người dùng khi ở trên mạng, cho phép duyệt web và tải xuống một cách ẩn danh

1. Khái niệm về trình duyệt Tor

Tor là một phần mềm di động không tích hợp vào Windows, có nghĩa là người sử dụng Tor có thể chạy trình duyệt từ bất cứ nơi nào trên máy tính, ngay cả từ USB. Để sử dụng trình duyệt Tor, người dùng tải trình duyệt Tor về máy hoặc USB và tiến hành cài đặt như các trình duyệt khác (Chrome, Coccoc,...). Người dùng nên thực hiện bước phòng ngừa xác minh danh tính, điều này bảo vệ người dùng tránh nhận được các phiên bản độc hại.

Chức năng cơ bản của Tor là giấu dấu vết của người dùng khi ở trên mạng, cho phép duyệt web và tải xuống một cách ẩn danh. Tuy nhiên, Tor không phải là một mạng riêng ảo hay một trình duyệt có tích hợp dịch vụ VPN. Mặc dù cả Tor và VPN đều cho phép duyệt Internet ẩn danh nhưng đây là những công nghệ hoàn toàn khác nhau.

Người dùng có thể sử dụng giao thức Tor để mã hóa và ẩn danh tất cả lưu lượng truy cập bằng cách cài đặt một máy khách Tor cục bộ hoặc chỉ duyệt web với trình duyệt Tor.

2. Cách thức hoạt động của trình duyệt Tor

Phương thức hoạt động của Tor cũng tương đối đơn giản. Thay vì người dùng sẽ truy cập đến trang web đích trực tiếp, Tor Browser sẽ đưa các yêu cầu kết nối của người dùng qua một mạng lưới máy tính. Tại đây, các máy tính sẽ chịu trách nhiệm trung gian để gửi yêu cầu và trả về kết quả cho người dùng. Từ cách làm như vậy, địa chỉ IP hay những thông tin của người dùng sẽ được giấu kín.

Trình duyệt Tor có thể thay thế cho Chrome, Firefox hoặc các trình duyệt mà người dùng đang sử dụng. Mọi hoạt động trên trình duyệt Tor đều được bảo mật và riêng tư. Tor nén dữ liệu của người dùng vào các gói thông tin được mã hóa trước khi nó được đưa lên mạng. Tor sẽ xóa một phần của gói có chứa các thông tin như nguồn, kích thước, đích đến và thời gian.

Tiếp theo, nó mã hóa phần còn lại của thông tin đi kèm trước khi gửi dữ liệu được mã hóa qua nhiều máy chủ khác nhau hoặc chuyển tiếp một cách ngẫu nhiên để nó không thể theo dõi được.

Mỗi gói sẽ được giải mã và sau đó được mã hóa lại sao cho chỉ còn những dữ liệu để biết được nó đến từ đâu và nó sẽ tiếp tục như thế nào, mà không thể theo dõi những thông tin khác. Nhiều lớp mã hóa Tor sử dụng để đảm bảo ẩn danh nhiều lớp giống như một củ hành, đó cũng chính là nguồn gốc tên gọi của trình duyệt này.

Ngoài ra, trình duyệt này cũng hạn chế những quảng cáo, pop-up hay phần mềm gián điệp nhằm đánh cắp thông tin của người dùng. Khi tắt trình duyệt, mọi thông tin như cache, cookie đều sẽ được xóa.

Ưu điểm của Tor

Trình duyệt Tor che giấu danh tính của bạn bằng cách di chuyển hoạt động trên mạng của bạn thông qua các máy chủ Tor khác nhau. Nó cho phép ẩn danh hoàn toàn và bảo mật khỏi những người muốn theo dõi hoạt động của bạn, như các chính phủ, tin tặc và các nhà quảng cáo.

Tor cũng là một cổng vào web không an toàn (Deep web) hoặc web đen (Dark web). Trên thực tế, Deep web bao gồm phần lớn Internet, Deep web chứa các trang web chưa đăng ký với các công cụ tìm kiếm. Trong khi nhiều trang web trong số đó vô tình không đăng ký thì một số trang lại cố ý không đăng ký vì họ không muốn dễ dàng được tìm thấy. Ví dụ: Silk Road, thị trường buôn bán ma túy trực tuyến đã bị đóng cửa, không thể truy cập được bằng các trình duyệt web thông thường.

Một ví dụ để mô tả Deep web là một tảng băng trôi: Những gì có thể tìm kiếm thông qua các công cụ tìm kiếm tiêu chuẩn chỉ là phần trên của tảng băng, trong khi phần còn lại của Internet hay Deep web là những gì nằm dưới bề mặt của tảng băng đó.

Nhưng Tor không chỉ dành cho các hoạt động bất hợp pháp trên mạng. Nó cũng rất phổ biến với các nhà báo, nhà hoạt động, các nhà hoạt động về quyền con người và những người tố cáo, đặc biệt là những người sống hoặc làm việc ở các quốc gia bị hạn chế về Internet. Tor không chỉ giấu các hoạt động trên Internet, mà còn giúp vượt qua sự kiểm duyệt.

Nhược điểm của Tor

Hạn chế lớn nhất của Tor là hiệu năng của nó. Bởi vì dữ liệu đi qua rất nhiều lớp, nên Tor xử lý chậm, đặc biệt là đối với các file âm thanh và video. Điều này có thể làm cho quá trình streaming (phát trực tuyến) hoặc tải về trở nên khó khăn và là một trong những lý do chính khiến cho việc sử dụng dịch vụ VPN hoặc một trình duyệt có tích hợp VPN có hiệu quả hơn cho hầu hết người dùng.

Thực tế, nhiều người tin rằng, Tor có thể bị tấn công khá dễ dàng vì các nút thoát (lớp cuối cùng trước khi thông tin đến đích) có thể thấy lưu lượng truy cập của người dùng nếu trang web truy cập không sử dụng SSL. Việc sử dụng HTTPS thay vì chỉ sử dụng HTTP có thể thêm một lớp bảo vệ bổ sung, nhưng nó vẫn không phải là giải pháp hiệu quả.

3. Sử dụng trình duyệt Tor cùng với VPN

Tor và VPN có thể được sử dụng kết hợp với nhau, mặc dù mối quan hệ giữa chúng có chút phức tạp. Người dùng có thể truy cập Tor thông qua VPN hoặc VPN thông qua Tor và có một sự khác biệt lớn giữa hai công cụ này.

Bài viết không đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật, nhưng điều quan trọng là phải hiểu được ưu và khuyết điểm của từng công cụ trên. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng, dù sử dụng thiết bị nào đi chăng nữa, nó vẫn sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất của người dùng.

Cả Tor và VPN đều làm chậm tốc độ internet và sự kết hợp của cả hai công cụ này thậm chí còn làm cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Truy cập Tor thông qua VPN

Truy cập Tor thông qua VPN được thực hiện thông qua quy trình: máy tính của người dùng > VPN> Tor> Internet.

Lợi ích của việc này là nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ không biết rằng người dùng đang sử dụng trình duyệt Tor, mặc dù họ vẫn có thể biết rằng người dùng đang sử dụng VPN. Ngoài ra, nút mạng truy cập của trình duyệt Tor sẽ không thấy được địa chỉ IP của người dùng, đây là lớp bảo mật được thêm vào.

Nhược điểm của thiết lập này là VPN của người dùng sẽ biết địa chỉ IP thật và người dùng sẽ không được bảo vệ khỏi các nút mạng thoát độc hại của trình duyệt Tor.

Một số nhà cung cấp VPN (chẳng hạn như NordVPN, Privatoria và TorVPN) cung cấp cấu hình truy cập Tor thông qua VPN. Đây là điều tốt bởi không có nơi nào an toàn hơn việc sử dụng trình duyệt Tor, nơi mà mã hóa Tor được thực hiện từ đầu đến cuối.

Truy cập VPN thông qua Tor

Truy cập VPN thông qua Tor được thực hiện thông qua quy trình: máy tính > VPN> Tor> VPN> Internet.

Truy cập VPN thông qua Tor an toàn hơn một cách đáng kể và cho phép người dùng ẩn danh gần như hoàn toàn.

Điều đó cho thấy, nó đòi hỏi người sử dụng phải cấu hình VPN để làm việc với trình duyệt Tor và chỉ có hai dịch vụ cho phép bạn thực hiện nó đó là: AirVPN và BolehVPN.

Nếu không quan tâm đến hạn chế về nhà cung cấp dịch vụ VPN có thể sử dụng, thì việc truy cập VPN thông qua Tor sẽ là lựa chọn tốt hơn.

Thứ nhất, nhà cung cấp dịch vụ VPN không có cách nào biết được địa chỉ IP thực của người dùng, nhưng họ sẽ thấy được địa chỉ IP của nút mạng thoát của trình duyệt Tor. Có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ VPN thực sự không có cách nào xác định được người dùng, ngay cả khi họ có được lịch sử truy cập.

Thứ hai, bảo vệ khỏi các nút thoát độc hại của Tor, vì dữ liệu của người dùng đã được mã hóa bởi VPN. Điều này cũng có tác dụng bỏ qua việc chặn các nút mạng thoát của trình duyệt Tor (chẳng hạn như kiểm duyệt) mà thiết lập truy cập Tor thông qua VPN không thể làm được.

Tất cả những điều này cho thấy, nếu không muốn gặp rắc rối khi truy cập VPN thông qua Tor, thì luôn có thể truy cập Tor thông qua VPN bằng cách chạy trình duyệt Tor sau khi kết nối VPN đã được thiết lập.

4. Kết hợp trình duyệt Tor với Proxy

Khi trình duyệt đã được cài đặt, nó sẽ tạo một thư mục có tên là “Tor Browser” ở nơi người dùng đã chọn. Bên trong thư mục này, sẽ thấy tệp “Start Tor Browser”. Khi bấm vào tệp này, người dùng sẽ thấy một tùy chọn để kết nối trực tiếp với mạng Tor hoặc để cấu hình các thiết lập Proxy trước tiên. Nếu đang sử dụng phương pháp truy cập thông qua Tor sử dụng Proxy (hoặc nếu kết nối với mạng được theo dõi, kiểm duyệt hoặc giới hạn dưới bất kỳ hình thức nào), người dùng sẽ cần phải cấu hình thủ công bằng cách sử dụng tùy chọn thứ hai.

Trong mọi trường hợp, khi đang sử dụng trình duyệt Tor, hãy chắc chắn rằng đã kết nối bằng cách truy cập công cụ kiểm tra địa chỉ IP. Nếu đó không phải là IP thực sự, người dùng có thể tiếp tục truy cập.

5. Tăng cường mức độ bảo mật

Chỉ truy cập các trang web có HTTPS chứ không phải là HTTP. Mặc dù trình duyệt Tor mã hóa tất cả lưu lượng truy cập trong mạng Tor, nhưng nó không mã hóa lưu lượng truy cập bên ngoài mạng này, điều đó khiến người dùng dễ gặp rủi ro khi lưu lượng truy cập đến các nút mạng truy thoát, vì dữ liệu khi đó không còn được mã hóa nữa. Đó là lý do tại sao người dùng phải luôn sử dụng mã hóa toàn diện như SSL hoặc TLS, cũng như các trang web sử dụng HTTPS.

Không sử dụng lưu lượng truy cập P2P trên trình duyệt Tor. Tor không được xây dựng để chia sẻ file theo mô hình peer-to-peer và có thể thực sự bị chặn bởi nhiều nút thoát. Sử dụng lưu lượng P2P trên trình duyệt Tor ảnh hưởng đến khả năng ẩn danh trực tuyến của người dùng bởi các máy khách BitTorrent gửi địa chỉ IP của người dùng đến các trình theo dõi BitTorrent và những công cụ khác.

Luôn xóa các cookie - nên sử dụng một tiện ích mở rộng, chẳng hạn như Self-Destructing Cookies để tự động xóa cookie.

Không sử dụng e-mail thực sự - đây là một điều hiển nhiên nhưng cũng coi như một lời nhắc nhở. Việc sử dụng email thực sự khi sử dụng trình duyệt Tor cũng giống như việc “đi đến một nơi công cộng trong ngày hội hóa trang mặt nạ, nhưng lại đeo thẻ ghi tên trên trang phục”.

Không sử dụng Google - Google nổi tiếng trong việc thu thập thông tin về thói quen duyệt web và dữ liệu tìm kiếm của người dùng để giúp tăng doanh thu quảng cáo. Thay vào đó, người dùng có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như DuckDuckGo.

6. Đánh giá tổng quan về trình duyệt Tor

Sự riêng tư cá nhân đã trở nên ngày càng khó nắm bắt vì nhiều yếu tố như quy định của các tổ chức, doanh nghiệp hay nhà cung cấp ứng dụng, tin tặc và thậm chí cả Google đã đưa ra những công nghệ tiên tiến hơn để hack và theo dõi người dùng. Mặc dù vẫn có những thiếu sót và lỗ hổng nhưng trình duyệt Tor vẫn là một công cụ tuyệt vời đảm bảo sự an toàn từ phía người dùng để có thể ẩn danh tốt hơn trên mạng. Tuy nhiên, sự trợ giúp đó cũng chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định.

Tor là một phần mềm mã nguồn mở, là công cụ giúp người ở những nơi bị ngăn chặn thông tin có thể vượt tường lửa để tiếp cận với những luồng thông tin tự do và khách quan hơn ở bên ngoài. Bản chất của Tor là tự động và liên tục thay đổi proxy để bảo mật dữ liệu.

Tor là phần mềm máy tính có chức năng xóa dấu vết, ẩn địa chỉ IP xuất xứ của máy truy cập Internet khi gửi hay nhận thông tin qua mạng Internet. Các thông tin trao đổi qua Tor được mã hóa và truyền qua nhiều máy chủ trung gian khác nhau. Nếu một máy trung gian Tor bị truy cập trộm, kẻ trộm cũng không thể đọc được các thông tin của người sử dụng do các thông tin đã được mã hóa. Ngoài công dụng trên, Tor là một trong ứng dụng có thể dùng trong Deep web. Tor đang trong giai đoạn được nhiều người tin dùng nhất khi lướt Deep web hay không công khai bất kỳ thông tin cá nhân nào của người dùng.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.ecpat.org/;

2. https://techroute.vn/;

3. https://kaspersky.proguide.vn/.


ThS. Trần Quốc Việt - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Ngành Ngân hàng tiên phong ứng dụng khoa học, công nghệ, góp phần chuyển đổi số quốc gia

Ngành Ngân hàng tiên phong ứng dụng khoa học, công nghệ, góp phần chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), là một trong “Bộ tứ chiến lược” hướng đến mang lại sản phẩm tiện tích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế số, giúp đất nước cất cánh trong thời gian tới. Là ngành tiên phong trong chuyển đổi số, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai Nghị quyết 57, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là động lực, chủ thể cho sự phát triển.
Ứng dụng mô hình Q-Learning để cải thiện hiệu quả quy trình cấp tín dụng

Ứng dụng mô hình Q-Learning để cải thiện hiệu quả quy trình cấp tín dụng

Bài toán cấp tín dụng là một trong những vấn đề trọng yếu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hoặc các nền tảng cho vay ngang hàng. Mục tiêu của bài toán này là đánh giá rủi ro tín dụng của từng khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra quyết định liệu có nên cấp tín dụng hay không, nếu có thì với điều kiện như thế nào. Trong thực tế, việc đưa ra quyết định cấp tín dụng không chỉ đơn thuần là lựa chọn giữa “cấp” hay “không cấp”, mà là một quá trình ra quyết định phức tạp, cần cân bằng giữa rủi ro tiềm ẩn và lợi nhuận kỳ vọng. Một quyết định sai lầm, ví dụ như cấp tín dụng cho khách hàng có khả năng vỡ nợ, có thể dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng. Ngược lại, từ chối một khách hàng có khả năng hoàn trả tốt cũng là bỏ lỡ cơ hội sinh lời.
Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai là xu hướng mới đầy tiềm năng, hứa hẹn tái định nghĩa trải nghiệm ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Ứng dụng và tiềm năng của bản sao số khách hàng trong ngành Ngân hàng

Ứng dụng và tiềm năng của bản sao số khách hàng trong ngành Ngân hàng

Sự xuất hiện của bản sao số khách hàng đánh dấu bước chuyển đổi căn bản trong ngành Ngân hàng, từ mô hình quản lý khách hàng phản ứng sang chiến lược chủ động dựa trên dự đoán và tương tác cá nhân hóa sâu. Bằng cách xây dựng các mô hình ảo động, bản sao số khách hàng cho phép ngân hàng mô phỏng hành vi, dự báo nhu cầu và phân tích động lực đằng sau quyết định tài chính của từng cá nhân. Giá trị cốt lõi của bản sao số khách hàng nằm ở khả năng siêu cá nhân hóa dịch vụ, thúc đẩy lòng trung thành và tối ưu hóa giá trị vòng đời khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro và đổi mới sản phẩm.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo và học máy đối với phát hiện gian lận tài chính trong ngân hàng số

Vai trò của trí tuệ nhân tạo và học máy đối với phát hiện gian lận tài chính trong ngân hàng số

Bài nghiên cứu này đã nêu rõ vai trò chuyển đổi của trí tuệ nhân tạo và học máy trong phát hiện gian lận, nhấn mạnh khả năng phân tích tập dữ liệu giao dịch khổng lồ, xác định các điểm bất thường và tăng cường bảo mật ngân hàng số... Việc trí tuệ nhân tạo và học máy được áp dụng rộng rãi sẽ phụ thuộc vào cách các tổ chức tài chính điều chỉnh chiến lược của mình để thích ứng hiệu quả hơn với các mô hình đang ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn bởi các quy định. Sự thành công của trí tuệ nhân tạo và học máy trong phát hiện gian lận sẽ được quyết định bởi việc đổi mới công nghệ, chia sẻ thông tin tình báo về gian lận và các biện pháp quy định nhằm cân bằng giữa đạo đức trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong ngân hàng số.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Thực trạng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử và một số kiến nghị

Thực trạng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử và một số kiến nghị

Thương mại điện tử phát triển mạnh sau đại dịch Covid-19 nhưng kéo theo nhiều rủi ro về bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân, gây ra tình trạng xâm phạm, đánh cắp dữ liệu và gia tăng tội phạm mạng. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh kinh tế số. Bài viết phân tích thực trạng bảo vệ dữ liệu, chỉ ra những hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Phát triển ngân hàng số  và thanh toán không dùng tiền mặt  tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024

Phát triển ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024

Nghiên cứu phân tích sự bùng nổ của ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024, với sự tăng trưởng mạnh về số lượng khách hàng, giao dịch và chuyển dịch sang kênh điện tử. Động lực là sự phối hợp giữa chính sách, đổi mới từ ngân hàng, công nghệ và sự hưởng ứng của người dân. Nghiên cứu kết luận giai đoạn này góp phần thúc đẩy chuyển đổi số và đề xuất giải pháp duy trì tăng trưởng, khắc phục thách thức về an ninh và khoảng cách số.
Xem thêm
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng