Thanh toán không dùng tiền mặt: Thành quả và thách thức

Công nghệ & ngân hàng số
Khuôn khổ pháp lí, hạ tầng công nghệ, truyền thông giáo dục tài chính là những trụ cột quan trọng tạo nền tảng cho thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) phát triển. Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai tích cực các giải pháp để TTKDTM ngày càng phổ biến trong xã hội, đưa lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
aa

Khuôn khổ pháp lí, hạ tầng công nghệ, truyền thông giáo dục tài chính là những trụ cột quan trọng tạo nền tảng cho thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) phát triển. Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai tích cực các giải pháp để TTKDTM ngày càng phổ biến trong xã hội, đưa lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội và thành quả là những thách thức về vấn đề an ninh, bảo mật, sự đồng bộ, kết nối hạ tầng kĩ thuật và hành lang pháp lí cho TTKDTM. Do đó, ngành Ngân hàng cần tiếp tục phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan đồng bộ các giải pháp để dần hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025.

Tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025 có đề ra mục tiêu tổng quát: Tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện TTKDTM trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ TTKDTM, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân; đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động TTKDTM; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lí, giám sát của các cơ quan quản lí Nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Đề án cũng đề ra một số mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu tăng trưởng sử dụng phương tiện, dịch vụ TTKDTM: Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM đạt 20 - 25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35 - 40%/năm; tỉ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện TTKDTM qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

Mục tiêu TTKDTM đối với dịch vụ công: Từ 90 - 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức TTKDTM; từ 90 - 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức TTKDTM; 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức TTKDTM.


Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai tích cực các giải pháp để TTKDTM ngày càng phổ biến trong xã hội, đưa lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế (Nguồn: Internet)


TTKDTM gặt hái nhiều “trái ngọt”

Thời gian qua, khuôn khổ pháp lí, cơ chế, chính sách cho hoạt động TTKDTM, hoạt động ngân hàng số ngành Ngân hàng liên tục được rà soát, bổ sung, hoàn thiện, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi cho phát triển TTKDTM, ứng dụng công nghệ mới và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, thúc đẩy hoạt động ngân hàng số, cụ thể: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã trình Chính phủ bộ hồ sơ Nghị định mới về TTKDTM (thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP), Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn Nghị định mới về TTKDTM và nghiên cứu, dự thảo Chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến năm 2030.

NHNN tiếp tục tổ chức triển khai tích cực các đề án, chương trình, kế hoạch, chính sách nhằm thúc đẩy TTKDTM và hoạt động ngân hàng số, như: Kế hoạch triển khai Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06)...; đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng và giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Đối với việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã được quy định tại Nghị định số
101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM (đã được sửa đổi, bổ sung), bên cạnh đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung), trong đó:

Đối với quy trình mở tài khoản thanh toán, NHNN đã quy định chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục mở tài khoản thanh toán, trong đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải áp dụng đầy đủ các biện pháp nhận biết và xác minh thông tin khách hàng mở tài khoản thanh toán, bảo đảm tuân thủ quy định về phòng, chống rửa tiền; đồng thời, đã có quy định chặt chẽ về quy trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán: (i) Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; (ii) Quy định về các hành vi bị cấm trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán bao gồm mở hoặc duy trì tài khoản nặc danh, mạo danh, chủ tài khoản thanh toán không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình và không được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đối với việc mở tài khoản bằng phương thức điện tử (eKYC), ngoài việc tuân thủ các quy định chung về mở, sử dụng tài khoản thanh toán, tại Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN còn bổ sung các quy định chặt chẽ về quy trình mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, cụ thể:

- Về đối tượng áp dụng: Chỉ áp dụng đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam, không áp dụng đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài và các đối tượng quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 11 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN.

- Về quy trình mở tài khoản thanh toán, phải đáp ứng các yêu cầu: (i) Có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, bảo đảm sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên giấy tờ tùy thân của khách hàng; (ii) Xây dựng quy trình quản lí, kiểm soát, đánh giá rủi ro, trong đó có biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trước, trong và sau khi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; biện pháp để kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bảo đảm khách hàng thực hiện giao dịch trên tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử là chủ tài khoản thanh toán đó.

- Về hạn mức: Áp dụng hạn mức giao dịch (ghi Nợ) qua tài khoản thanh toán được mở bằng eKYC: Không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.

Ngoài ra, NHNN đã tích cực phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng phương án cho phép ngành Ngân hàng kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC), cơ sở dữ liệu căn cước công dân (CSDLCCCD), thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp để phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng. Ngày 17/10/2022, NHNN đã ban hành Công văn số 7262/NHNN-TT yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiên cứu ứng dụng dữ liệu về CCCD, định danh và xác thực điện tử trong hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Đồng thời, NHNN cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo toàn Ngành trong việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa hành vi gian lận liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán và văn bản yêu cầu các ngân hàng tăng cường các biện pháp quản lí rủi ro, đặc biệt công tác hậu kiểm để kịp thời phát hiện các sai lệch thông tin định danh và dấu hiệu bất thường trong quá trình khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng eKYC.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã không ngừng đầu tư hạ tầng kĩ thuật, công nghệ hiện đại nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện ích, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Công tác truyền thông, giáo dục tài chính được ngành Ngân hàng chú trọng, ứng dụng công nghệ và đổi mới hình thức thể hiện, với nhiều chương trình có tính lan tỏa trong xã hội và nhiều cuộc thi về tài chính - ngân hàng dành cho học sinh, sinh viên..., qua đó góp phần nâng cao kiến thức, kĩ năng cho công chúng trong tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số.

Theo Vụ Thanh toán - NHNN, hoạt động TTKDTM và hoạt động ngân hàng số ngành Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các chỉ số TTKDTM tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trong 8 tháng đầu năm 2023 so với cùng kì năm 2022: Giao dịch TTKDTM tăng 49,71% về số lượng; giao dịch qua kênh Internet tăng 62,25% về số lượng và 5,65% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 61,43% về số lượng và 9,46% về giá trị; qua phương thức QR Code tăng 112,71% về số lượng và 11,18% về giá trị; qua POS tăng 23,24% về số lượng và 23,45% về giá trị; giao dịch qua ATM có xu hướng giảm, tỉ lệ giảm tương ứng 7,33% về số lượng và 8,30% về giá trị; giao dịch qua thẻ tăng 15,48% về số lượng và 23,41% về giá trị. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, thông suốt. Giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 62,21% về số lượng và 13,12% về giá trị. Đến cuối tháng 8/2023, toàn thị trường có 21.337 ATM, 490.096 POS và 141,27 triệu thẻ tăng tương ứng 2,29%; 28,57% và 1,60% về số lượng so với cùng kì năm 2022.

Hệ sinh thái số, thanh toán số đã được thiết lập kết nối giữa dịch vụ ngân hàng với nhiều dịch vụ khác trong nền kinh tế, nhiều ngân hàng Việt Nam có tỉ lệ trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. NHNN đang phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc triển khai chi trả qua tài khoản (tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Mobile-Money...) cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh TTKDTM. Theo Vụ Thanh toán - NHNN, đến cuối tháng 6/2023, có 27 tổ chức phát hành thẻ triển khai phát hành thẻ bằng eKYC, số lượng thẻ ngân hàng phát hành bằng eKYC đang hoạt động đạt 10,8 triệu thẻ, có khoảng 40 ngân hàng thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng eKYC, với khoảng 27 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động.

Thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính đạt được kết quả khả quan; công tác thu ngân sách nhà nước, dịch vụ giáo dục, y tế, điện, nước, chi trả lương hưu, bảo hiểm y tế, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt được chú trọng, tăng cường và đạt kết quả tích cực. Đến cuối năm 2022, khoảng 61% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị (vượt chỉ tiêu được giao tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025). Tỉ lệ đơn vị sử dụng Ngân sách thực hiện thanh toán qua tài khoản đạt 96,76%; tỉ lệ cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không bao gồm quân số của các đơn vị khối an ninh - quốc phòng) đạt 96,85%; 87,9% (29/33) các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc các trường Đại học Y, Dược đã triển khai TTKDTM; khoảng 63,8% địa phương - sở y tế (30/47 có báo cáo) có số cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai TTKDTM, đạt tỉ lệ từ 50% trở lên, trong đó có 12/47 (25,5%) sở y tế đạt tỉ lệ 100% các cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai TTKDTM.

NHNN đã chỉ đạo các NHTM, các tổ chức trung gian thanh toán tích cực đầu tư ứng dụng công nghệ, nghiên cứu, có giải pháp kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia (để thực hiện thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ đã được tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán đối với các giao dịch thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. NHNN cũng kịp thời có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về hỗ trợ triển khai thanh toán trực tuyến lệ phí đăng kí xét tuyển đại học năm 2023, theo đó: 100% các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn đô thị đã thực hiện TTKDTM; 100% cơ sở giáo dục nước ngoài đã triển khai giao dịch trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Tăng cường an ninh, bảo mật trước sự gia tăng của tội phạm công nghệ cao

Quá trình phát triển TTKDTM, trong đó có bao gồm thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực như trên; tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, thách thức: Tình trạng lừa đảo trực tuyến, tội phạm công nghệ, tội phạm trên không gian mạng tấn công vào hoạt động thanh toán ngày càng gia tăng trên quy mô toàn cầu với nhiều cách thức, thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Theo đó, các đối tượng chủ động lừa đảo, lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng (tên đăng nhập, mã xác thực…); hoặc mua, bán, thuê, mượn tài khoản thanh toán để thực hiện giao dịch cho mục đích bất hợp pháp, rửa tiền, trốn thuế, gian lận, lừa đảo... Điều này đặt ra thách thức lớn cho các ngân hàng trong việc đầu tư cho công nghệ bảo mật đòi hỏi chi phí, nguồn lực không hề nhỏ. Chưa kể, một bộ phận người dân còn thói quen sử dụng tiền mặt, ngại tiếp cận công nghệ, chưa có đủ thông tin và kĩ năng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, trong đó có các dịch vụ thanh toán số, dẫn đến bị lừa, bị lộ, lọt thông tin do cung cấp hoặc click vào các link giả mạo của các đối tượng lừa đảo.

Một số hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay như: Thứ nhất, kẻ gian giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội… để yêu cầu người bị hại cài đặt các ứng dụng (App) giả mạo trên điện thoại. Sau đó, tội phạm âm thầm kiểm soát điện thoại, thực hiện giao dịch chuyển tiền để chiếm đoạt. Thứ hai, tội phạm sẽ tuyển cộng tác viên bán hàng online, người mẫu, làm nhiệm vụ đơn hàng, kêu gọi đầu tư chứng khoán... Sau khi người bị hại chuyển tiền, các đối tượng chiếm đoạt, thông qua tiền ảo chuyển ra nước ngoài. Thứ ba, tội phạm lập website, giả mạo nhân viên các ngân hàng, công ty tài chính đăng bài quảng cáo cho vay thủ tục nhanh, gọn… nhưng yêu cầu nộp các loại phí để chiếm đoạt tài sản. Thứ tư, tội phạm dùng các thủ đoạn mới của công nghệ AI (Deepfake) để giả mạo khuôn mặt, giọng nói (Deep voice) rồi liên hệ người thân, bạn bè nhờ chuyển tiền. Ngoài ra, các đối tượng sẽ giả mạo dịch vụ lấy lại tiền đã bị lừa đảo hay lập doanh nghiệp "ma", mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền đầu tư chứng khoán… sau đó chiếm đoạt tiền của họ.

Việc ngăn chặn, xử lí tin nhắn rác, sim rác, “tài khoản ảo” còn chưa triệt để, cũng tạo kẽ hở cho kẻ gian lợi dụng. Công an Thành phố Hà Nội đã đánh giá, tài khoản ngân hàng “ảo”, số lượng sim “rác” hiện vẫn tràn lan. Việc tung ra các tài khoản sim cho người sử dụng mà không có kiểm soát, không kiểm tra đã dẫn đến không chỉ lãng phí nguồn tài nguyên số từ sim điện thoại mà còn “góp phần” tạo thêm những công cụ cho các đối tượng tội phạm lợi dụng để gây án. Chỉ cần vài chục, vài trăm nghìn đồng, chúng dễ dàng mua một hay rất nhiều thẻ sim điện thoại, thoải mái kích hoạt để sử dụng mà không phải đăng nhập, trình báo bất cứ thông tin cá nhân nào. Sau khi sử dụng xong, các đối tượng vứt bỏ sim “rác” và tiếp tục mua số sim điện thoại mới để thực hiện hành vi phạm tội. Không chỉ “thả lỏng” sim điện thoại, hiện nay việc tạo, mở, mua bán tài khoản ngân hàng đang diễn ra khá dễ dàng. Các đối tượng lừa đảo tổ chức mua những sim điện thoại chúng đã kích hoạt sẵn, thuê người mở tài khoản ngân hàng bằng số điện thoại trên, có chức năng Internet Banking. Khi lừa đảo được tiền của nạn nhân chuyển vào tài khoản này, chúng nhanh chóng rút, hoặc chuyển sang tài khoản khác, dẫn đến việc truy vết, thu hồi nguồn tiền của cơ quan Công an gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với dịch vụ công, việc phối hợp thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu từ đất và lệ phí trước bạ còn một số vấn đề phát sinh liên quan đến quá trình trao đổi dữ liệu nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước giữa các cơ quan gây ảnh hưởng đến người nộp thuế. Việc đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua ngân hàng mới tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị. Hệ thống công nghệ thông tin, quy trình thanh toán nhiều cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ công còn chưa thực sự sẵn sàng để ứng dụng các hình thức thanh toán điện tử và kết nối với các ngân hàng (chưa có dữ liệu tập trung, dữ liệu chưa được chuẩn hóa hoặc không đầy đủ...) dẫn đến khó khăn trong việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị với ngân hàng.

Ngoài ra còn có những khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật dữ liệu khách hàng (trước tình trạng lộ, lọt thông tin và dữ liệu khách hàng, rao bán thông tin cá nhân); sự thiếu đồng bộ của các quy định pháp lí hiện hành liên quan về giao dịch điện tử, chữ kí, chứng từ điện tử, việc định danh và xác thực khách hàng điện tử, việc chia sẻ dữ liệu và bảo mật thông tin khách hàng, quy trình nghiệp vụ với thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng.

Chưa kể, việc đầu tư hạ tầng phục vụ thanh toán dịch vụ công tốn kém chi phí do đó cũng cần có cơ chế tài chính phù hợp về lâu dài để tạo động lực cho các ngân hàng, trung gian thanh toán tích cực trong việc tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử đối với dịch vụ công; bên cạnh vấn đề huy động, bố trí nguồn lực phục vụ thanh toán số, chuyển đổi số…

Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy TTKDTM

Thời gian tới, để triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025, về phía ngành Ngân hàng cần tiếp tục phối hợp các bộ, ngành liên quan (như Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông…) triển khai các giải pháp sau:

Thứ nhất, NHNN tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lí, cơ chế, chính sách về TTKDTM, thúc đẩy hoạt động ngân hàng số, trong đó tập trung nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn và triển khai có hiệu quả Nghị định mới về TTKDTM và Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng sau khi Chính phủ kí ban hành.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường phối hợp giữa NHNN và Bộ Công an: (i) Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng và Kế hoạch số 01/KHPH-BCA-NHNNVN triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06, nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các NHTM, tổ chức trung gian thanh toán cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, bảo mật, tiện ích, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo đó, tiếp tục triển khai, kết nối với CSDLQGvDC, cho phép các tổ chức tín dụng có thể xác minh thông tin nhận biết khách hàng, làm sạch dữ liệu và hỗ trợ khách hàng trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng; (ii) Xây dựng quy trình phối hợp nhằm hạn chế tình trạng sử dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ, ngăn chặn sớm dòng tiền và việc vi phạm pháp luật; (iii) Tăng cường an ninh, bảo mật hệ thống thông tin, phòng, chống mã độc, mua bán dữ liệu khách hàng; (iv) Cần tăng chế tài xung quanh việc mua, bán tài khoản ngân hàng để phòng tránh tội phạm lừa đảo.

Thứ ba, NHNN tổng kết, đánh giá thí điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money và có những đề xuất xử lí phù hợp đối với những khó khăn, hạn chế.

Thứ tư, tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công. Theo đó, tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử. NHNN tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiên cứu có giải pháp về mô hình kết nối phù hợp, hiệu quả giữa các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí... Các ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công. Mở rộng hợp tác giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ công với các ngân hàng, tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán; đẩy nhanh khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công với ngân hàng.

Thứ năm, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán qua ngân hàng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Bên cạnh việc đầu tư, triển khai các giải pháp về công nghệ và chuẩn hóa hạ tầng cung cấp dịch vụ ngân hàng theo các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về an ninh, bảo mật, nâng cao kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho khách hàng trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng, NHNN cần tiếp tục triển khai một số giải pháp sau:

(i) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lí đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán. Theo đó, NHNN nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo hướng quy định chặt chẽ hơn quy trình nhận biết, định danh khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

(ii) Để góp phần hạn chế tình trạng các đối tượng tội phạm lừa đảo khách hàng, lợi dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng cho mục đích bất hợp pháp, cần thiết lập hạn mức giao dịch tối thiểu phải áp dụng giải pháp xác thực sinh trắc học để đảm bảo định danh chính chủ người sử dụng tài khoản thanh toán. Giải pháp xác thực sinh trắc học là công nghệ cho phép nhận diện và xác minh cá nhân thông qua các đặc điểm sinh trắc học như vân tay, mống mắt, giọng nói, hình ảnh khuôn mặt... Đây được xem là giải pháp có mức độ định danh chính chủ cao nhất và có tính bảo mật cao; hạn chế tối đa nguy cơ giả mạo, lừa đảo, gian lận khi sử dụng tài khoản thanh toán. Hiện nay, NHNN đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định 630/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng để cho phép các TCTD áp dụng xác thực sinh trắc học đối với giao dịch chuyển tiền vượt hạn mức nhất định. NHNN đang nghiên cứu để đưa ra hạn mức áp dụng phù hợp, đảm bảo cân bằng giữa trải nghiệm khách hàng và phòng, chống gian lận.

(iii) Chủ động theo dõi để cảnh báo tới các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán, yêu cầu các tổ chức: Tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn phòng, chống hành vi lừa đảo, gian lận liên quan đến hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán; kịp thời thông tin, tuyên truyền cho khách hàng về các biện pháp bảo mật thông tin tài khoản (đặc biệt là các giao dịch thanh toán trực tuyến); thường xuyên cập nhật, cảnh báo khách hàng các thủ đoạn lừa đảo, gian lận trong hoạt động thanh toán và các hành vi bị cấm.

(iv) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cảnh báo, chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để phát hiện, xử lí nghiêm các vi phạm quy định pháp luật; thường xuyên có cảnh báo, chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời các tổ chức tín dụng nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật, đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán, an toàn tài sản cho khách hàng.

(v) Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm, phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp.

Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông cần đẩy mạnh xử lí tình trạng sim rác, tiến tới loại bỏ sim rác, tin nhắn rác, từ đó phối hợp Bộ Công an trong việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Về phía khách hàng: Cần tuân thủ theo các hướng dẫn của tổ chức cung ứng dịch vụ; đặc biệt, cần nâng cao cảnh giác với những thủ đoạn của tội phạm trên mạng, chủ động cập nhật các thông tin cảnh báo về các phương thức thủ đoạn tội phạm trên các phương tiện truyền thông; bảo mật thông tin cá nhân, thông tin tài khoản… để tránh bị đánh cắp, lợi dụng (không trả lời tin nhắn hay email nặc danh nhằm lấy cắp thông tin của khách hàng); tuyệt đối không thuê, cho thuê, trao đổi, mua bán, tiết lộ thông tin cá nhân/thông tin tài khoản thanh toán dưới mọi hình thức.


Mai Trà (NHNN)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Ngành Ngân hàng tiên phong ứng dụng khoa học, công nghệ, góp phần chuyển đổi số quốc gia

Ngành Ngân hàng tiên phong ứng dụng khoa học, công nghệ, góp phần chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), là một trong “Bộ tứ chiến lược” hướng đến mang lại sản phẩm tiện tích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế số, giúp đất nước cất cánh trong thời gian tới. Là ngành tiên phong trong chuyển đổi số, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai Nghị quyết 57, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là động lực, chủ thể cho sự phát triển.
Ứng dụng mô hình Q-Learning để cải thiện hiệu quả quy trình cấp tín dụng

Ứng dụng mô hình Q-Learning để cải thiện hiệu quả quy trình cấp tín dụng

Bài toán cấp tín dụng là một trong những vấn đề trọng yếu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hoặc các nền tảng cho vay ngang hàng. Mục tiêu của bài toán này là đánh giá rủi ro tín dụng của từng khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra quyết định liệu có nên cấp tín dụng hay không, nếu có thì với điều kiện như thế nào. Trong thực tế, việc đưa ra quyết định cấp tín dụng không chỉ đơn thuần là lựa chọn giữa “cấp” hay “không cấp”, mà là một quá trình ra quyết định phức tạp, cần cân bằng giữa rủi ro tiềm ẩn và lợi nhuận kỳ vọng. Một quyết định sai lầm, ví dụ như cấp tín dụng cho khách hàng có khả năng vỡ nợ, có thể dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng. Ngược lại, từ chối một khách hàng có khả năng hoàn trả tốt cũng là bỏ lỡ cơ hội sinh lời.
Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị

Metaverse ngân hàng và dịch vụ tài chính nhập vai là xu hướng mới đầy tiềm năng, hứa hẹn tái định nghĩa trải nghiệm ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Ứng dụng và tiềm năng của bản sao số khách hàng trong ngành Ngân hàng

Ứng dụng và tiềm năng của bản sao số khách hàng trong ngành Ngân hàng

Sự xuất hiện của bản sao số khách hàng đánh dấu bước chuyển đổi căn bản trong ngành Ngân hàng, từ mô hình quản lý khách hàng phản ứng sang chiến lược chủ động dựa trên dự đoán và tương tác cá nhân hóa sâu. Bằng cách xây dựng các mô hình ảo động, bản sao số khách hàng cho phép ngân hàng mô phỏng hành vi, dự báo nhu cầu và phân tích động lực đằng sau quyết định tài chính của từng cá nhân. Giá trị cốt lõi của bản sao số khách hàng nằm ở khả năng siêu cá nhân hóa dịch vụ, thúc đẩy lòng trung thành và tối ưu hóa giá trị vòng đời khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro và đổi mới sản phẩm.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo và học máy đối với phát hiện gian lận tài chính trong ngân hàng số

Vai trò của trí tuệ nhân tạo và học máy đối với phát hiện gian lận tài chính trong ngân hàng số

Bài nghiên cứu này đã nêu rõ vai trò chuyển đổi của trí tuệ nhân tạo và học máy trong phát hiện gian lận, nhấn mạnh khả năng phân tích tập dữ liệu giao dịch khổng lồ, xác định các điểm bất thường và tăng cường bảo mật ngân hàng số... Việc trí tuệ nhân tạo và học máy được áp dụng rộng rãi sẽ phụ thuộc vào cách các tổ chức tài chính điều chỉnh chiến lược của mình để thích ứng hiệu quả hơn với các mô hình đang ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn bởi các quy định. Sự thành công của trí tuệ nhân tạo và học máy trong phát hiện gian lận sẽ được quyết định bởi việc đổi mới công nghệ, chia sẻ thông tin tình báo về gian lận và các biện pháp quy định nhằm cân bằng giữa đạo đức trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong ngân hàng số.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Thực trạng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử và một số kiến nghị

Thực trạng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử và một số kiến nghị

Thương mại điện tử phát triển mạnh sau đại dịch Covid-19 nhưng kéo theo nhiều rủi ro về bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân, gây ra tình trạng xâm phạm, đánh cắp dữ liệu và gia tăng tội phạm mạng. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh kinh tế số. Bài viết phân tích thực trạng bảo vệ dữ liệu, chỉ ra những hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Phát triển ngân hàng số  và thanh toán không dùng tiền mặt  tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024

Phát triển ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024

Nghiên cứu phân tích sự bùng nổ của ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt tại Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024, với sự tăng trưởng mạnh về số lượng khách hàng, giao dịch và chuyển dịch sang kênh điện tử. Động lực là sự phối hợp giữa chính sách, đổi mới từ ngân hàng, công nghệ và sự hưởng ứng của người dân. Nghiên cứu kết luận giai đoạn này góp phần thúc đẩy chuyển đổi số và đề xuất giải pháp duy trì tăng trưởng, khắc phục thách thức về an ninh và khoảng cách số.
Xem thêm
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng