Tác động của xu hướng phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương các nước đến hệ thống tài chính Việt Nam

Quốc tế
Khi các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Libra, JPM Coin, SBI Coin được sử dụng trong trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán chuyển tiền toàn cầu, đủ lớn tạo ra hệ thống ngân hàng ngầm...
aa

Khi các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Libra, JPM Coin, SBI Coin được sử dụng trong trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán chuyển tiền toàn cầu, đủ lớn tạo ra hệ thống ngân hàng ngầm (trên mạng), chúng sẽ đe dọa hệ thống thanh toán quốc gia hay chuyển tiền quốc tế; lấn át việc kiểm soát tiền trong lưu thông của các NHTW...


Ảnh minh họa: Nguồn Internet


Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC) là một thuật ngữ chưa được định nghĩa một cách thống nhất1 do đặc tính, phương thức phát hành không có sự thống nhất giữa các quốc gia. Cho đến nay, cơ bản CBDC được hiểu là dạng số của tiền pháp định do Ngân hàng Trung ương (NHTW) hoặc cơ quan tiền tệ của một quốc gia, vùng lãnh thổ có chủ quyền phát hành đóng vai trò là thước đo giá trị, phương tiện trao đổi và phương tiện tích trữ của cải.


1. Lý do các quốc gia phát hành CBDC

Có nhiều lý do dẫn đến xu hướng phát triển CBDC các nước, tuy nhiên có ba lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ tiền kỹ thuật số của các chủ thể không phải là NHTW phát hành đe dọa trực tiếp chủ quyền tiền tệ và vai trò quản lý điều tiết thị trường tài chính của quốc gia. Cho đến nay, chức năng phát hành tiền tệ được mặc định là độc quyền của NHTW (hoặc cơ quan có thẩm quyền tương đương của một quốc gia, vùng lãnh thổ). Việc phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ được coi là một bộ phận của chủ quyền quốc gia bên cạnh chủ quyền về lãnh thổ, đối ngoại…

Tuy nhiên, sự phát triển đáng kinh ngạc của công nghệ tài chính đã dẫn đến sự ra đời và phát triển nhanh chóng của một loại hình sản phẩm tài chính kỹ thuật số được gọi là tiền kỹ thuật số do các chủ thể phi Nhà nước phát hành. Các dạng tiền kỹ thuật số này có đủ ba chức năng của tiền là thước đo giá trị, là phương tiện thanh toán và phương tiện tích trữ của cải. Với đặc điểm ưu việt của phương tiện kỹ thuật số được tạo ra bởi các thuật toán lập trình, người nắm giữ có quyền ngang hàng, mật mã giúp cho bất cứ chủ thể nắm giữ tiền kỹ thuật số có thể trao đổi bình đẳng không cần phê duyệt, cho phép và ẩn danh.

Tiền kỹ thuật số mặc dù đang ở giai đoạn đầu nhưng phát triển tốc độ đáng kinh ngạc và thể hiện một tham vọng lớn. Ví dụ thứ nhất là đồng Bitcoin, từ giao dịch 10 Bitcoin đầu tiên được cha đẻ của Bitcoin là Satoshi Nakamoto gửi cho nhà mật mã học Hal Finney vào ngày 12/01/2009, giá trị ấn định trên sàn giao dịch khởi điểm 1 Bitcoin = 0,00076 USD (ngày 05/10/2009), đến ngày 19/02/2021, tổng giá trị vốn hóa của Bitcoin đã vượt 1.000 tỷ USD và giá giao dịch Bitcoin tăng kỷ lục quanh mức 56.000 USD/Bitcoin (theo Reuters). Tháng 8/2015, Barclays trở thành ngân hàng lớn đầu tiên tại Anh chấp nhận Bitcoin, ngày 14/4/2021, Coinbase - sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất ở Hoa Kỳ, trở thành công ty đại chúng với mã COIN trên sàn giao dịch Nasdaq. Bitcoin ngày càng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ngay cả với nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp lớn như Tesla, Mastercard Inc, BNY Mellon… Ngày 07/9/2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Bitcoin là một đồng tiền hợp pháp. Ví dụ thứ hai là dự án phát hành đồng Libra của Facebook: Với việc neo giữ với rổ tiền tệ mạnh và trái phiếu chính phủ của một số quốc gia trên thế giới theo tỷ lệ nhất định và với lợi thế người dùng sẵn có của Facebook là khoảng 2,4 tỷ người, nếu dự án thành công, đồng Libra tham vọng có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi chung của thế giới, có tính ổn định cao và đe dọa vị thế của những đồng tiền truyền thống hùng mạnh nhất như USD, Euro...

Khi các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Libra, JPM Coin, SBI Coin được sử dụng trong trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán chuyển tiền toàn cầu, đủ lớn tạo ra hệ thống ngân hàng ngầm (trên mạng), chúng sẽ đe dọa hệ thống thanh toán quốc gia hay chuyển tiền quốc tế; lấn át việc kiểm soát tiền trong lưu thông của các NHTW. Ẩn danh và sử dụng mật mã, tiền kỹ thuật số có thể chuyển đi bất kỳ đâu khiến cho việc kiểm soát tiền tệ ra/vào quốc gia trở nên rất khó khăn, ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ, điều hành tỷ giá, kiểm soát rửa tiền, tham nhũng và tài trợ khủng bố2. Đây thực sự là thách thức cho chính sách tiền tệ độc lập và an ninh tiền tệ - tài chính của các quốc gia. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với các quốc gia đang phát triển khi niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ không cao và dễ bị bào mòn trước các biến cố như lạm phát, do vậy dễ chuyển sang nắm giữ tiền kỹ thuật số có chất lượng. Đây là lý do tại sao nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp phản đối quyết liệt dự án đồng Libra của Facebook. Trung Quốc cũng siết chặt quy định về tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin, coi đây là mối đe dọa với đồng Nhân dân tệ. Theo hãng tin Reuters ngày 24/9, 10 cơ quan của Chính phủ Trung Quốc, bao gồm NHTW cùng các cơ quan quản lý ngân hàng, chứng khoán và ngoại hối ra tuyên bố chung về việc hợp tác chặt chẽ để siết chặt các hoạt động liên quan đến tiền điện tử. NHTW Trung Quốc cho biết, tiền điện tử không được lưu thông trên thị trường như tiền tệ truyền thống và cấm các sàn giao dịch ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư ở Trung Quốc đại lục thông qua Internet. NHTW Trung Quốc cũng cấm các tổ chức tài chính, công ty thanh toán và công ty Internet tạo điều kiện cho các giao dịch tiền điện tử.


Xu thế sử dụng tiền kỹ thuật số là tất yếu và ngày càng phổ biến, điều này khiến các quốc gia muốn giữ vững chủ quyền tiền tệ thì NHTW một mặt phải siết chặt quy định sử dụng tiền kỹ thuật số của khu vực tư nhân, mặt khác phải tạo ra một đồng tiền kỹ thuật số mạnh đối trọng và lấn át được các đồng tiền kỹ thuật số này. Đây cũng là một lý do khiến Trung Quốc thúc đẩy NHTW Trung Quốc triển khai đồng tiền số của mình.

Thứ hai, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt. Với sự phát triển và ưu thế của công nghệ, máy tính, các phương tiện di động thông minh và lợi thế nhanh, rẻ, dễ dàng, vượt qua giới hạn của không gian và thời gian, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ngày càng trở nên phổ biến và tất yếu trên toàn cầu. Tại các quốc gia Bắc Âu, nhiều doanh nghiệp, nhà hàng và quán rượu, thậm chí các ngân hàng nhỏ, đã ngừng tiếp nhận tiền mặt và các quốc gia này có kế hoạch không còn sử dụng tiền mặt vào năm 2023. NHTW Thụy Điển cho biết, chỉ còn chưa đầy 10% người dân dùng tiền mặt trong năm 2020, so với mức 40% trước đó 10 năm.

Tại châu Á, cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến và đang trên đường trở thành một xã hội không tiền mặt. Hơn 600 triệu người Trung Quốc đã sử dụng các công cụ Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent để thanh toán hầu hết các giao dịch mua sắm. Nhiều ngành và lĩnh vực trên khắp Trung Quốc cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ Blockchain để thanh toán hóa đơn. Những nhà cung cấp dịch vụ thứ ba như Alipay, thậm chí đe dọa những nỗ lực của các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ mạng khi xây dựng mạng lưới riêng của mình kể cả ở nước ngoài, với 110.000 cửa hàng chấp nhận Alipay (Louise, 2017). Tại Trung Quốc, phần lớn doanh nghiệp cho phép khách hàng dùng ứng dụng quét mã QR để thanh toán mua hàng. Điều này phổ biến đến mức Chính phủ Trung Quốc phải xử phạt những cửa hàng từ chối thanh toán bằng tiền mặt và nhắc nhở công chúng nhớ rằng, đồng Nhân dân tệ mới là đồng tiền chính thức của Trung Quốc. Hàn Quốc cũng đang dần theo kịp Trung Quốc về thanh toán không tiền mặt. Đây là một trong những nước có nền tảng chuyển khoản tiền tốt nhất thế giới và tiền mặt chỉ chiếm 20% giao dịch trong năm 2018, số người không mang theo tiền cũng ngày càng tăng cao.

Như vậy, hệ thống thanh toán trực tuyến thế giới có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào các chủ thể cung cấp giải pháp thanh toán ngoài ngân hàng hơn là hệ thống ngân hàng và NHTW. Điều này làm suy yếu vai trò của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là NHTW trong lĩnh vực thanh toán. CBDC là phương tiện và giải pháp để NHTW củng cố và hiện diện mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến và làm giảm các nguy cơ đối với sự ổn định tài chính gây ra bởi sự phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán phi ngân hàng.

Thứ ba, những lợi ích kỳ vọng và sự cạnh tranh ảnh hưởng từ CBDC. Đến nay, CBDC trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm nên những lợi ích và cả rủi ro3 từ phát hành CBDC vẫn chưa thực sự rõ ràng. Quan điểm ủng hộ cho rằng, CBDC mang lại các lợi ích: (1) Đối với kinh tế vĩ mô, CBDC tạo thuận lợi và thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực, giúp các chính phủ thực hiện các chính sách và quản lý nền kinh tế dễ dàng hơn, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp như đại dịch Covid-19 qua việc có thể tính toán chính xác hơn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, giảm chi phí giao dịch của nền kinh tế; hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy kinh tế số, thương mại điện tử, TTKDTM, các mô hình kinh doanh trên nền tảng số, giao dịch số; (2) Đối với hệ thống tài chính, CBDC giúp cắt giảm chi phí in ấn, vận chuyển và bảo quản tiền tệ; kích thích cạnh tranh sự đổi mới, mở đường cho các hoạt động thanh toán linh hoạt, hiệu quả, toàn diện và sáng tạo hơn, giúp cải thiện tài chính toàn diện ở các quốc gia (Dyson và Hodgson, 2016 và Ricks và ctg, 2018); nâng cao khả năng phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và trốn thuế thông qua hoạt động của trung tâm dữ liệu lớn, giảm bớt việc cung cấp thông tin, báo cáo giữa các tổ chức tín dụng và nhà quản lý; (3) Đối với chính sách tệ, CBDC có thể giúp NHTW tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ qua việc có thể thực hiện chính sách lãi suất dương và âm, khả năng truyền tải chính sách lãi suất của NHTW thông qua CBDC đến thị trường tiền tệ và lãi suất huy động, thu thập dữ liệu thời gian thực như việc phát hành, ghi sổ và lưu hành của tiền...


Nhưng có lẽ động lực và tham vọng lớn nhất để các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia lớn khi phát hành CBDC mà các NHTW đang nhắm đến là nhằm tranh giành sức ảnh hưởng của đồng tiền quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Việc các nước có đồng tiền mạnh, nền tảng công nghệ hiện đại và đầu tư bài bản, nếu thành công, CBDC của các quốc gia này sẽ là vòi bạch tuộc vươn ra can thiệp và chi phối hệ thống tài chính toàn cầu. Trên không gian số, chủ quyền tiền tệ của các quốc gia có đồng tiền yếu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, việc chủ động quản lý và giám sát thị trường tài chính sẽ trở nên rất khó khăn do các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới được thực hiện trong tích tắc, ẩn danh và không hoặc để lại ít dấu vết.

CBDC còn là một vũ khí mới, một chiến thuật mới của “cuộc chiến tiền tệ” giữa các siêu cường trên mặt trận TTKDTM (mặt trận chính trong tương lai gần). Từ lâu, Trung Quốc đã không giấu giếm tham vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và thách thức vị trí thống trị của đồng Đô la Mỹ. Theo giới phân tích, nếu Trung Quốc phát triển thành công một loại tiền kỹ thuật số mạnh, đồng Đô la Mỹ sẽ mất dần ảnh hưởng toàn cầu, do CDBC của Trung Quốc có thể thu hút các quốc gia mới nổi nắm giữ, những đối tác thương mại và con nợ đang phụ thuộc vào Bắc Kinh. Trong một thông báo vào tháng 9/2020, NHTW Trung Quốc cho biết, Trung Quốc cần trở thành nước đầu tiên phát hành tiền ảo nhằm thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và giảm phụ thuộc vào hệ thống thanh toán đồng Đô la Mỹ toàn cầu.

2. Tác động tiềm tàng của việc các quốc gia phát hành CBDC đến Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đồng tiền chưa mạnh, nền kinh tế và thị trường tài chính có độ mở cao. Trong tương lai, nếu CBDC của các quốc gia khác, đặc biệt là của Trung Quốc, Mỹ phát hành và phổ biến sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Bên cạnh các tác động tích cực4, các thách thức và rủi ro dưới đây cần được xem xét thấu đáo và cẩn trọng:


Thứ nhất, thách thức với kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính: Các dòng vốn và dòng tiền đầu cơ bằng CBDC nước ngoài có thể bơm vào, rút ra đột ngột kể cả cố ý hay vô ý gây ra các cú sốc cho nền kinh tế, đặc biệt là một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu như Việt Nam. CBDC mạnh của nước ngoài có thể làm suy yếu và lấn át đồng Việt Nam, dẫn đến tình trạng tương tự như đô la hóa nền kinh tế và đe dọa chủ quyền tiền tệ. Cũng như tiền kỹ thuật số tư nhân, CBDC của quốc gia khác tạo điều kiện cho các loại tội phạm công nghệ cao, rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng phát triển.

Thứ hai, thách thức với việc thực thi chính sách tiền tệ và vị thế của NHTW: Việc các dòng tiền và giao dịch nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý trong nước khiến cho việc thống kê và đo lường tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu trở nên rất khó khăn. Điều này tác động tiêu cực đến quyền chủ động thực thi chính sách tiền tệ của NHTW. Đơn cử vụ việc sử dụng mạng Internet (công nghệ kết nối chưa phải tiền kỹ thuật số) của công dân Trung Quốc sang du lịch Việt Nam sử dụng POS của doanh nghiệp Trung Quốc đặt chui ở Việt Nam chuyển thẳng tiền về Trung Quốc, đã khiến cho các cơ quan quản lý trong nhiều trường hợp không thể xử lý.

3. Việt Nam nên định hướng chính sách và hành động như thế nào trước tác động tiềm tàng của việc các quốc gia phát triển CBDC?

Tác động của CBDC nước ngoài với Việt Nam hiện nay là chưa lớn do hầu hết các quốc gia mới trong giai đoạn nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển tất yếu của CBDC trên toàn cầu. Trước mắt, Việt Nam cần quan sát, nghiên cứu cẩn trọng xu hướng và sự phát triển của CBDC thế giới, từ đó có thể dự liệu cơ chế, giải pháp phù hợp để ứng phó và thích ứng với xu thế phát triển và ảnh hưởng của CBDC các nước, đặc biệt là các nước lớn trong tương lai.

Thứ nhất, Việt Nam cần nghiên cứu dự liệu một khuôn khổ pháp lý và cơ chế pháp lý phù hợp để có thể nắm bắt, quản lý và kiểm tra, giám sát việc lưu thông CBDC của nước ngoài ra vào Việt Nam trong tương lai. Trước tiên, cần phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định của các điều ước quốc tế, điều lệ của các tổ chức tài chính quốc tế để hiểu rõ, đầy đủ các cam kết cũng như quyền, nghĩa vụ thành viên của mình, xây dựng các cơ chế, hàng rào bảo vệ chủ quyền tiền tệ phù hợp mà không vi phạm các cam kết quốc tế. Ví dụ, trong một số điều ước quốc tế, Việt Nam bảo lưu được các quyền, kể cả hạn chế hoặc không cam kết một số nội dung liên quan đến mục tiêu chính sách công để đảm bảo phát triển thị trường dịch vụ trong nước.

Thứ hai, củng cố và nâng cao sức mạnh của hệ thống thanh toán chính thức (do Nhà nước quản lý và giữ vai trò chủ đạo) hiện có. Hiện nay, TTKDTM ở Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng, tỷ lệ giao dịch sử dụng tiền mặt còn cao5; hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động TTKDTM chưa đồng bộ, hiệu quả; thiếu đồng bộ giữa các trung gian thanh toán và các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ; các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... đang ở trong giai đoạn đầu phát triển. Do đó, cần: (1) Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông đồng bộ, hiệu quả trong việc phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, qua đó nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho người dân, khuyến khích sử dụng các phương thức TTKDTM chính thống; (2) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM, thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển các mô hình, sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện TTKDTM; (3) Nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán điện tử, áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại nhằm tăng mức độ tiện lợi, giảm chi phí sử dụng và rủi ro, đảm bảo an toàn về tài sản và thông tin của người sử dụng. Tăng cường năng lực của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động TTKDTM, thanh toán điện tử, trung gian thanh toán... Một hệ thống TTKDTM chính thống do Nhà nước điều hành đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, an ninh và tiện lợi được sử dụng phổ biến rộng rãi, trở thành thói quen của người dân trong nước sẽ là đối trọng và cũng là hàng rào phòng vệ hữu hiệu trước nguy cơ bành trướng của tiền kỹ thuật số nước ngoài, trong đó có CBDC.


Theo quan điểm của tác giả, việc phát hành CBDC Việt Nam, trong ngắn và trung hạn là chưa phù hợp do chúng ta còn nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ, năng lực phát triển vận hành và quản lý, trong khi thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho thấy lợi ích của CBDC vẫn chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, trong dài hạn cùng với kinh nghiệm thành công và thất bại của việc phát triển CDBC quốc tế, Việt Nam sẽ học hỏi để phát triển CBDC phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

1. https://thitruongtaichinhtiente.vn/bitcoin-libra-tien-thuat-toan-thach-thuc-tu-duy-chinh-sach-28453.html
2. https://thitruongtaichinhtiente.vn/kinh-nghiem-trung-quoc-ve-mo-rong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-22804.html
3. https://marginatm.com/cbdc-la-gi
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Bitcoin
5. BIS: Rise of the central bank (2020).
6. IMF: A Survey of Research on Retail Central Bank Digital Currency (June 26, 2020).
7. Deloitte: Are Central Bank Digital Currencies (CBDCs) the money of tomorrow? (2020).
8. ADB: Central Bank Digital Currencies: A Potential Response to the Financial Inclusion Challenges (2021).


1IMF định nghĩa CBDC là một dạng mới của tiền, được NHTW phát hành dưới dạng số hóa, dự kiến có vai trò như tiền pháp định hoặc CBDC là dạng số của một đồng tiền của quốc gia có chủ quyền được phát hành và là khoản nợ của NHTW quốc gia đó. Diễn đàn Kinh tế thế giới định nghĩa CBDC là một hình thức mới của tiền có chủ quyền được số hóa, thường được coi là tương đương với tiền mặt vật chất hoặc các khoản dự trữ được giữ tại NHTW; đó là tiền của NHTW, hoặc một thành phần của cơ sở tiền tệ và là khoản nợ trực tiếp của NHTW. NHTW Anh định nghĩa CBDC là dạng điện tử của tiền NHTW mà có thể được sử dụng bởi hộ gia đình và doanh nghiệp để thanh toán và cất trữ giá trị.

2Theo Công ty phần mềm an ninh mạng (McAfee) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tội phạm mạng là nguyên nhân khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 1,2% GDP toàn cầu (hơn 1.000 tỷ USD năm 2020), tăng 50% so với năm 2018 và nhiều thiệt hại khác không thể tính bằng tiền. Đáng chú ý, xu hướng tội phạm tài chính gia tăng mạnh trong bối cảnh dịch COVID-19. Theo báo cáo của Công ty tư vấn EMR (2020), thị trường cung cấp giải pháp quản lý, kiểm soát tội phạm tài chính toàn cầu có giá trị khoảng 1.100 tỷ USD và dự báo tăng khoảng 5,7%/năm giai đoạn 2020-2025.

3Ví dụ, sự lưu thông ngày càng tăng của các loại tiền KTS kỹ thuật số đã tạo ra một số rủi ro về kinh tế và an ninh quốc gia, chẳng hạn như rò rỉ dữ liệu thanh toán cho các quốc gia khác, mở cửa cho các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và việc sử dụng tiền điện tử để tài trợ cho khủng bố, buộc các NHTW phải gia tăng nguồn lực để giám sát.

4Như tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương, đầu tư và thanh toán với quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ kinh tế số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặtTTKDTM, các mô hình kinh doanh trên nền tảng số, giao dịch số.

5Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) năm 2019, gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền.

Chu Tuệ Anh (Hà Nội)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc