Ngành Ngân hàng thực hiện tốt công tác hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp

Kinh tế - xã hội
Ngày 11/11/2024 tại phiên họp chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã trả lời nhiều câu hỏi của các ĐBQH về các giải pháp chính sách hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19 và thiên tai.
aa

Ngày 11/11/2024 tại phiên họp chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã trả lời nhiều câu hỏi của các ĐBQH về các giải pháp chính sách hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19 và thiên tai.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại phiên trả lời chất vấn chiều 11/11/2024


Hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của cơn bão số 3

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Hải Dũng về thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao cho NHNN tại Nghị quyết 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, trong đó trình Chính phủ về phân loại tài sản có về rủi ro khi thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp và người dân chịu tác động của bão lũ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngay sau khi Nghị quyết 143 được ban hành, NHNN đã dự thảo các thông tư hướng dẫn và xin ý kiến theo quy trình.

Xác định đây là một sự cố cấp thiết nên NHNN cũng trình các cấp có thẩm quyền để xin ban hành theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, theo quy định, phần quyết định về phân loại trích lập dự phòng tự do đối với các khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Vì vậy, đồng thời với xây dựng dự thảo thông tư, NHNN cũng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để sớm triển khai trong thực tiễn.

Đối với câu hỏi của đại biểu Hoàng Thị Đôi, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, khi cơn bão số 3 xảy ra gây thiệt hại lớn, NHNN đã rà soát và xác định được dư nợ, con số tương đối lớn; chỉ đạo các TCTD thực hiện giảm lãi suất và cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Đến nay, NHNN trong quá trình hoàn tất ban hành thông tư sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định về phân loại nợ, phân loại rủi ro đối với các khoản vay khi các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Về tài sản đảm bảo của các hộ dân không còn do ảnh hưởng của cơn bão số 3, NHNN đã chỉ đạo các TCTD khảo sát, phối hợp với từng xã, từng địa phương rà soát để quyết định cho vay; nếu không còn tài sản đảm bảo nhưng phương án kinh doanh khả thi và chứng minh được khả năng trả nợ, các TCTD vẫn cho vay theo hình thức tín chấp...

image

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Kim Nhung về giải pháp cân bằng giữa việc cho vay đối với khách hàng không có tài sản đảm bảo do chịu tác động của bão lũ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, khi cơn bão xảy ra, ngành ngân hàng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động.

Trên thực tế, có 35 TCTD đã đăng ký các gói tín dụng với tổng giá trị là 405 nghìn tỷ đồng để cho vay mới và hạ lãi suất, trong đó dành khoảng 300 nghìn tỷ đồng để cho vay mới. Còn việc TCTD cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ khi không còn tài sản đảm bảo hoàn toàn thuộc quyền quyết định của các TCTD. Trên cơ sở TCTD làm việc với khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin. Do đó, Thống đốc NHNN mong muốn UBND các cấp phối hợp chặt chẽ để kết nối giữa ngân hàng, doanh nghiệp và người dân để có thêm thông tin cho các TCTD quyết định trong các trường hợp này.

Đối với trường hợp cho vay đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh có rủi ro về nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, các TCTD bằng các biện pháp sẽ xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc các TCTD đưa ra các gói hỗ trợ cho thấy hệ thống ngân hàng sẵn sàng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân sau đợt bão lũ vừa qua.

Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Trả lời câu hỏi của đại biểu của Tạ Minh Tâm về kinh tế tập thể và kinh tế hợp tác xã, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN cũng đã quan tâm các giải pháp về tín dụng và thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo phối hợp với các bộ, ban, ngành và Liên minh Hợp tác xã để rà soát những khó khăn, tồn tại để tham mưu, đề xuất.

NHNN đã tham mưu phối hợp với các bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55 về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển nông nghiệp, nông thôn, NHNN cũng đang chủ trì phối hợp với các bộ, ngành đánh giá, tổng kết và sửa đổi Nghị định 55.

Đối với các hợp tác xã thuộc đối tượng cho vay theo chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Thống đốc cho biết, hiện nay NHCSXH triển khai 27 chương trình tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Nếu hợp tác xã thuộc đối tượng của NHCSXH cũng sẽ được tiếp cận.

“Thời gian qua, chúng tôi tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ và đối với NHCSXH cũng là đầu mối phối hợp với các cơ quan bộ, ngành để tham mưu Chính phủ và tham mưu Quốc hội bố trí nguồn vốn cho NHCSXH để thực hiện cho các chương trình này”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Minh Huệ - Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng về triển khai Nghị quyết 111 của Quốc hội cho phép các địa phương được cân đối nguồn vốn ngân sách để ủy thác qua NHCSXH thực hiện cho vay theo các chương trình MTQG, Thống đốc cho biết, từ năm 2014, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40 để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Đến nay, con số ủy thác của các địa phương lên tới 47 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 12,9% tổng số nguồn huy động của NHCSXH từ ngân sách trung ương, từ địa phương, từ các tiền gửi của TCTD… Đây là một con số không nhỏ và có vai trò rất quan trọng.

Ngay sau khi Nghị quyết 111 của Quốc hội được ban hành, các địa phương đã triển khai và có 13 tỉnh, thành phố đã thực hiện ủy thác nguồn vốn cho NHCSXH và tổng số nguồn vốn ủy thác này là 1,6 nghìn tỷ đồng để thực hiện. Ngoài ra, có hơn 30 tỉnh, thành phố đang thực hiện sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương được ủy thác cho NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

image

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, ở đây NHCSXH sau khi nhận được ủy thác từ các địa phương, Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành cũng sẽ sử dụng nguồn vốn này cho đúng đối tượng của các Chương trình MTQG.

Về quá trình triển khai Nghị định 28 theo Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS&MN theo chất vấn của đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngay sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 1719, trong đó giao cho NHNN là đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành để tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 28. Trên cơ sở Nghị định 28, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn về vùng dược liệu, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ cũng ban hành Thông tư hướng dẫn về các đối tượng được tham gia Chương trình mục tiêu này.

Trên cơ sở đó, NHCSXH đã ban hành các quy trình, thủ tục để cho vay và thực tế, trong Nghị quyết số 43, Chương trình MTQG này được bố trí là 9 nghìn tỷ đồng, còn nguồn NHCSXH phát hành trái phiếu và được Chính phủ bảo lãnh và đến nay, các khoản cho vay của NHCSXH đối với Chương trình này đạt 2,3 nghìn tỷ đồng và với trên 47 nghìn khách hàng còn dư nợ, trong đó tập trung chủ yếu vào chính sách đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề.

Còn đối với chính sách cho vay vùng dược liệu quý đến nay chưa phát sinh dư nợ. Trên thực tế, khó khăn của Chương trình này vẫn là vấn đề vốn. Theo đánh giá của NHCSXH, từ nay đến hết năm 2025, cần khoảng 1.500 tỷ nữa thì sẽ hoàn thành Chương trình này.

Đối với Quyết định 1719, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện nay Ủy ban Dân tộc đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để chỉnh sửa Quyết định này, tham mưu Chính phủ chỉnh sửa theo hướng là mở rộng đối tượng cũng như nâng mức cho vay. Do đó, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp để có ý kiến đối với Chương trình này.

Trả lời đại biểu Nguyễn Quốc Hận - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau về gói tín dụng cho vay công nhân và người thu nhập thấp theo chương trình nhà ở xã hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, chương trình 1 triệu căn hộ đến năm 2030 là một chủ trương lớn rất nhân văn và đây là chủ trương giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp. Do đó, cần phải được huy động từ rất nhiều nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Để hưởng ứng chương trình này, NHNN đã báo cáo Chính phủ đưa vào Nghị quyết số 33 việc các ngân hàng thương mại tự nguyện đưa ra một gói 120 nghìn tỉ đồng, đến nay đã tăng lên 145 nghìn tỷ đồng. Theo chương trình này, vốn do các ngân hàng huy động từ người dân và lãi suất giảm khoảng từ 1,5 - 2% so với lại mức lãi suất thông thường 3 năm đối với người có thu nhập thấp và 5 năm đối chủ đầu tư.

Nâng cao nguồn vốn cho NHCSXH

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Thu Phước liên quan đến một số địa phương có nguồn thu ngân sách thấp, khó ủy thác cho NHCSXH vay, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, về nguyên tắc, khoản cho vay theo các đối tượng thuộc NHCSXH phải từ ngân sách nhà nước (Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh). Về phía NHNN vẫn tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước duy trì 2% vốn; đồng thời đề xuất có các nguồn vốn để tiếp tục thực hiện chương trình cho vay đối với các đối tượng của NHCSXH.

Trong đó, đối với nguồn vốn trước đây NHCSXH đã thực hiện theo 27 chương trình, khi thực hiện cho vay, thu nợ thì nguồn vốn đó tiếp tục được thực hiện cho vay. Đề xuất tiếp tục cho vay đối với chương trình NHCSXH được thực hiện theo Nghị quyết 43 về chương trình phục hồi kinh tế - xã hội. Đối với nguồn trái phiếu phát hành do Chính phủ bảo lãnh, Thống đốc cho biết, trước đây theo quy định, chỉ được phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng khoản trái phiếu đến hạn, như vậy không tăng được dư nợ. Do đó, NHNN đang đề nghị tháo gỡ vướng mắc này để dư địa của NHCSXH tăng lên. NHNN cũng chỉ đạo các TCTD trong hệ thống quan tâm mua trái phiếu Chính phủ bảo lãnh của NHCSXH phát hành để có nguồn thực hiện cho vay đối với đối tượng chính sách của NHCSXH.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đinh Ngọc Quý, Thống đốc cho biết, vì đối tượng cho vay của NHCSXH là những người nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo, các đối tượng chính sách, nên nguồn vốn về nguyên tắc là phải từ ngân sách nhà nước bố trí. Ngân sách gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Để hỗ trợ cho nguồn vốn của NHCSXH, trong những năm trước đây, NHNN có tham mưu 4 NHTM nhà nước khi huy động được thì sẽ trích 2% số dư tiền gửi để đưa vào làm nguồn vốn của NHCSXH. Ngoài ra, NHCSXH cũng huy động vốn từ doanh nghiệp, người dân, hoặc nguồn phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

Đẩy mạnh cấp tín dụng xanh cho nền kinh tế

Trả lời đại biểu Lê Đào An Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên liên quan đến tín dụng xanh, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng trong phát triển bền vững và được các nước trên thế giới cũng quan tâm. Đối với Việt Nam, Trung ương, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm vấn đề này.

Đối với NHNN, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết và kế hoạch triển khai của Chính phủ, NHNN đã ban hành các chỉ thị, văn bản để khuyến khích các TCTD tập trung nguồn lực để cấp tín dụng xanh, triển khai các giải pháp quản lý rủi ro về môi trường khi các TCTD cấp tín dụng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, NHNN đã ban hành các kế hoạch hành động, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trong hệ thống, triển khai các chương trình tín dụng đặc thù, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tăng trưởng xanh.

image

Năm 2017, từ chỉ có 5 TCTD tham gia tín dụng xanh, đến nay đã có 50 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh và dư nợ vào khoảng 650 nghìn tỷ đồng, trong đó tín dụng đối với năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm khoảng 45%; đối với nông nghiệp sạch, xanh chiếm 30%. Đặc biệt dư nợ tín dụng mà các TCTD khi cấp tín dụng đánh giá về các rủi ro môi trường đã tăng lên khoảng 3,2 triệu tỉ đồng trong tổng số dư nợ của cả hệ thống là 15 triệu tỉ đồng.

Tuy nhiên, hiện có một số khó khăn, vướng mắc do hệ thống ngân hàng cần được hướng dẫn của các cơ quan, bộ ngành liên quan đến danh mục phân loại xanh để các TCTD khi cấp tín dụng căn cứ vào đó. Còn đối với đầu tư vào lĩnh vực xanh như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch… đòi hỏi nguồn vốn với giá trị rất lớn và kì hạn dài, đây chính là những khó khăn của hệ thống ngân hàng khi nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng rất ngắn hạn.

Do đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian tới NHNN cũng sẽ tiếp tục quan tâm thực hiện triển khai theo đúng kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục phân loại xanh thì NHNN sẽ hướng dẫn các TCTD cấp tín dụng xanh và NHNN sẽ theo dõi thực hiện, đánh giá rủi ro về môi trường,...

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Việt Nam là nước chịu tác động lớn bởi biến đổi khí hậu. Vừa qua, tình hình bão lũ thiên tai đặt ra yêu cầu cho các cơ quan, bộ ngành phải tập trung rà soát những giải pháp của ngành để ứng phó hiệu quả. Ngành ngân hàng có nhiều giải pháp với vấn đề này, đặc biệt là quan tâm triển khai tín dụng xanh. NHNN đã ban hành các kế hoạch để triển khai và đạt được các kết quả cụ thể.

Về đánh giá rủi ro đối với môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, Thống đốc cho biết, khó khăn hiện nay là chưa có danh mục phân loại xanh. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục phân loại xanh thì ngành Ngân hàng sẽ quyết liệt chỉ đạo để khi các TCTD cấp tín dụng, cho vay thì đánh giá rủi ro để nâng cao dư nợ tín dụng, giúp việc cấp tín dụng gắn với đánh giá tác động môi trường.

Đối với chiến lược tài chính quốc gia, trả lời câu hỏi của đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, Thống đốc cho biết, NHNN đã được Chính phủ giao nhiệm vụ đầu mối để tham mưu xây dựng ban hành Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Trong đó, có nhấn mạnh nội dung về các đối tượng yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các đối tượng khó khăn đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu của Chiến lược này là giúp người dân ở khắp mọi miền tổ quốc có khả năng tiếp cận tài chính với chi phí hợp lý.

Triển khai Chiến lược này, NHNN đã ban hành các văn bản chỉ đạo. Trong thực tế, kết quả triển khai tương đối tích cực. Đối với hoạt động ngân hàng, tất cả các kênh cung ứng dịch vụ của hệ thống ngân hàng đều có thể cung cấp trên các kênh số, kênh điện tử, cho phép các cá nhân vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận, sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ, hoặc tiếp cận các khoản tín dụng từ hệ thống ngân hàng.

Theo sbv.gov.vn


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với môi trường sống và sự phát triển bền vững của nhân loại. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2040 lượng nhựa rò rỉ vào môi trường có thể tăng thêm 50%. Vi nhựa đã hiện diện trong thực phẩm, nguồn nước và không khí, tạo ra các rủi ro nghiêm trọng về y tế và môi trường.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và trung gian thanh toán đã đáp ứng tốt dịch vụ thanh toán và bắt đầu tạo lập thói quen của người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Xem thêm
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và bộ tiêu chí phân loại tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp bất động sản. Tín dụng bất động sản cũng được định hướng ưu tiên cho các phân khúc phục vụ an sinh xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án thương mại đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng