Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam lần thứ hai, khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Kinh tế - xã hội
Ngày 16/01/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (CĐNHVN) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành CĐNHVN lần thứ hai, khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 và tổng kết Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) tổ chức phát động. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Ủy viên Ban Chấp hành TLĐLĐVN, Chủ tịch CĐNHVN Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị. Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
aa

Ngày 16/01/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (CĐNHVN) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành CĐNHVN lần thứ hai, khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 và tổng kết Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) tổ chức phát động. Đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Ủy viên Ban Chấp hành TLĐLĐVN, Chủ tịch CĐNHVN chủ trì Hội nghị. Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Chi, Phó Chủ tịch Thường trực CĐNHVN; đồng chí Trần Hồng Tuấn, Phó Chủ tịch CĐNHVN cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra, Ban Nghiệp vụ CĐNHVN khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN cho biết, năm 2023, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, việc thực hiện các hoạt động đoàn thể trong các cơ quan, đơn vị cũng tương đối khó khăn. Song, CĐNHVN vẫn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn Ngành trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ), góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động của toàn ngành Ngân hàng.

.
Đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN phát biểu tại Hội nghị

CĐNHVN luôn chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CBCCVCNLĐ trong toàn Ngành

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Khánh Chi, Phó Chủ tịch Thường trực CĐNHVN đã trình bày Dự thảo Báo cáo tổng kết hoạt động CĐNHVN năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Theo đó, trong năm 2023, với sự quyết tâm cao của Ban Lãnh đạo NHNN và các đơn vị trong toàn Ngành, sự nỗ lực của toàn thể CBCCVCNLĐ, tình hình CBCCVCNLĐ ngành Ngân hàng nhìn chung ổn định, đời sống, việc làm và thu nhập được đảm bảo; các chế độ, chính sách đối với người lao động được các đơn vị thực hiện đầy đủ và tạo điều kiện tốt nhất về môi trường, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc. Tổng số CBCCVCNLĐ của các đơn vị trong Ngành tính đến tháng 11/2023 là 185.535 người (trong đó lao động nữ là: 105.138 người, chiếm 56,7%).

Về kết quả hoạt động Công đoàn, năm 2023, 9/9 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hoàn thành việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028, đạt tỉ lệ 100% theo kế hoạch yêu cầu của CĐNHVN. CĐNHVN đã xây dựng Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII CĐNHVN và tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến để thông tin kết quả Đại hội và truyền đạt Nghị quyết Đại hội VII CĐNHVN với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ công đoàn trong toàn hệ thống.

Về công tác tham gia quản lí và chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, CĐNHVN đã thực hiện đúng chủ trương, chỉ đạo của TLĐLĐVN, triển khai tới các cấp công đoàn trong hệ thống về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho CBCCVCNLĐ nhân dịp lễ, Tết, các chương trình thăm hỏi, tặng quà cho CBCCVCNLĐ có hoàn cảnh khó khăn… Công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng được CĐNHVN quán triệt, triển khai thường xuyên tới các cấp công đoàn trong hệ thống.

Về công tác tuyên truyền giáo dục và hoạt động văn hóa, thể thao trong CBCCVCNLĐ, CĐNHVN tiếp tục quán triệt CBCCVCNLĐ tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định của ngành Ngân hàng; tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, kĩ năng nghề nghiệp, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để nâng cao uy tín, niềm tin của người dân và xã hội đối với ngành Ngân hàng. Đại hội Thể dục thể thao ngành Ngân hàng lần thứ Nhất được tổ chức đã lan tỏa và khơi dậy tinh thần rèn luyện thể dục thể thao trong CBCCVCNLĐ. Bên cạnh đó, CĐNHVN đã có Văn bản số 20/KH-CĐNH chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn trong hệ thống triển khai, tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước, chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp và công tác khen thưởng, chủ đề “Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ngành Ngân hàng đoàn kết, kỉ cương, trách nhiệm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2023”.

Về công tác xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, CĐNHVN đã ban hành văn bản hướng dẫn các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 tới các cấp công đoàn toàn hệ thống, trong đó tập trung triển khai hướng dẫn toàn hệ thống về công tác tổ chức Đại hội công đoàn các cấp. Tính đến ngày 30/11/2023, toàn hệ thống có 1.014 công đoàn cơ sở, 185.535 CBCCVCNLĐ, 177.366 đoàn viên công đoàn với 09 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 84 công đoàn cơ sở trực thuộc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được CĐNHVN triển khai khi có các khóa, lớp đào tạo của TLĐLĐVN và NHNN.

Về hoạt động nữ công, CĐNHVN hướng dẫn các cấp công đoàn toàn hệ thống triển khai các nội dung trọng tâm công tác nữ công năm 2023 với chủ đề hoạt động: “Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác nữ công, tăng cường chăm lo cho lao động nữ” và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực dành cho CBCCVCNLĐ nữ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Về công tác tài chính, các đơn vị trong hệ thống thực hiện tốt công tác thu - chi tài chính công đoàn và áp dụng phần mềm kế toán công đoàn theo chỉ đạo của TLĐLĐVN và hướng dẫn của CĐNHVN.

Về công tác kiểm tra, giám sát, số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát công đoàn năm 2023 của Uỷ ban Kiểm tra CĐNHVN đạt 100% kế hoạch, kịp thời giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi, ích hợp pháp chính đáng của CBCCVCNLĐ.

Về công tác an sinh xã hội, CĐNHVN và các cấp công đoàn đã triển khai kế hoạch vận động an sinh xã hội năm 2023 trong hệ thống, thực hiện tốt các chương trình, các hoạt động từ thiện trong và ngoài Ngành. Hoạt động đối ngoại, hoạt động của Đại diện CĐNHVN trên địa bàn cũng được triển khai đầy đủ.

Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024, sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng NHNN và của TLĐLĐVN, 12 nhiệm vụ trọng tâm của CĐNHVN năm 2024 đã được đồng chí Nguyễn Khánh Chi - Phó Chủ tịch Thường trực CĐNHVN nêu ra như sau: (i) Tiếp tục chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp, đề ra các giải pháp để tiết kiệm chi phí trong hoạt động nhằm nâng cao thu nhập, đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh kinh tế khó khăn; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; (iii) Tiếp tục chỉ đạo công đoàn các cấp trong hệ thống thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; (iv) Tập trung tuyên truyền, giáo dục CBCCVCNLĐ tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định, nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng năm 2024; (v) Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước phù hợp, hiệu quả, động viên CBCCVCNLĐ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của Ngành trong năm 2024; (vi) Hướng dẫn công đoàn các cấp trong hệ thống tổ chức các hoạt động thiết thực kỉ niệm ngày lễ, các hoạt động truyền thông, giới thiệu cẩm nang chính sách, pháp luật…(vii) Tổng kết công tác tài chính sau 05 năm thực hiện thu tập trung về tài khoản TLĐLĐVN và 01 năm triển khai phần mềm kế toán công đoàn; (viii) Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công đoàn theo kế hoạch năm 2024; thực hiện tốt công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của CBCCVCNLĐ; (ix) Chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống triển khai các chương trình an sinh xã hội do CĐNHVN phát động; (x) Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”, phòng chống cháy nổ, đảm bảo điều kiện làm việc theo chỉ đạo của TLĐLĐVN và NHNN; (xi) Tiếp tục phát huy vai trò của đại diện CĐNHVN trên địa bàn các tỉnh, thành phố; (xii) Triển khai các nhiệm vụ, nội dung khác theo chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN và TLĐLĐVN.

Đồng chí Nguyễn Khánh Chi, Phó Chủ tịch Thường trực CĐNHVN trình bày Dự thảo Báo cáo tổng kết hoạt động CĐNHVN năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024


Tại Hội nghị, đồng chí Trần Hồng Tuấn, Phó Chủ tịch CĐNHVN trình bày dự thảo: Quy chế Tổ chức và hoạt động CĐNHVN nhiệm kỳ 2023 - 2028; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban kiểm tra CĐNHVN nhiệm kỳ 2023 - 2028; đồng chí Đinh Thị Tố Nga, Trưởng ban Tổ chức - Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra CĐNHVN trình bày dự thảo Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát của CĐNHVN năm 2023, chương trình công tác năm 2024; đồng chí Phạm Thị Liên, Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công trình bày dự thảo Kế hoạch tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Nhiều sáng kiến tốt, có giá trị trong Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở

Trình bày báo cáo tổng kết Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do TLĐLĐVN tổ chức phát động, đồng chí Trần Hồng Tuấn, Phó Chủ tịch CĐNHVN cho biết, CĐNHVN có 17.478 sáng kiến đăng nhập Chương trình, đạt 106% chỉ tiêu kế hoạch được giao. 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đăng kí toàn bộ chương trình, tiêu biểu như một số sáng kiến: Công đoàn cơ quan NHNN Trung ương đạt 210%; Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đạt 154%; Công đoàn Ngân hàng Hợp tác xã đạt trên 151%… Đặc biệt, một số sáng kiến tốt, có giá trị như: Các sáng kiến của BIDV: Sáng kiến “Gia tăng nguồn vốn đảm bảo an toàn thanh khoản với chi phí thấp”; sáng kiến “Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận lũy kế các năm nhằm nâng cao năng lượng tài chính của BIDV”, sáng kiến “Giải pháp Tiền gửi có kì hạn trực tuyến cho Khách hàng tổ chức trên BIDV iBank”, sáng kiến “Gia tăng hiệu quả phối hợp giữa Sổ Ngân hàng - Sổ kinh doanh thông cơ chế chia sẻ phí quản lí thanh khoản” của Ban kinh doanh vốn và tiền tệ. Các sáng kiến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) như: “Các giải pháp tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy, Tiền Giang”; “Xây dựng chính sách cấp tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp FDI lớn và rất lớn”. Một số sáng kiến của Ngân hàng Chính sách xã hội: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi kí quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc”; “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Sìn Hồ”…

Đồng chí Trần Hồng Tuấn, Phó Chủ tịch CĐNHVN trình bày báo cáo tổng kết Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”


Thông qua việc triển khai Chương trình, CĐNHVN đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm: Một là, cần gắn Chương trình vào việc triển khai các phong trào thi đua trọng tâm của tổ chức công đoàn như phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” và phong trào “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức công đoàn” và đưa nội dung thực hiện vào chỉ tiêu đánh giá thi đua của các cấp công đoàn. Hai là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú. Tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm. Ba là, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đồng hành với Chương trình nhằm động viên, thu hút đoàn viên, người lao động tham gia; Bốn là, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong công tác hướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên, người lao động cập nhập sáng kiến lên Chương trình.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Phan Văn Anh, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN đánh giá cao nỗ lực của CBCCVCNLĐ trong hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động CĐNHVN. Năm 2023, phong trào thi đua yêu nước được CĐNHVN triển khai tốt, hiệu quả và làm tốt chương trình phúc lợi cho CBCCVCNLĐ. Đồng chí Phan Văn Anh đề nghị, trong năm 2024, CĐNHVN tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội VII CĐNHVN, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đến CBCCVCNLĐ; triển khai đưa các nghị quyết vào cuộc sống; thực hiện đối thoại, thương lượng, thực hiện chương trình chuyển đổi số… Đồng thời, làm tốt hơn nữa vai trò đại diện cho tiếng nói của CBCCVCNLĐ trong hoạt động chuyên môn và chăm lo đời sống cho đoàn viên.

Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch TTLĐLĐVN phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị


Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN đã khẳng định, các sáng kiến trong Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” đã thể hiện được sức sáng tạo và trí tuệ của CBCCVCNLĐ ngành Ngân hàng trong việc thích ứng với điều kiện sống và làm việc khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và trong giai đoạn bình thường mới, góp phần quan trọng vào việc ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện nhiệm vụ chính trị của của các cơ quan, đơn vị. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã biểu dương những đóng góp tích cực của CĐNHVN trong năm 2023. Vượt qua những thách thức, khó khăn, CĐNHVN đã chứng tỏ được vai trò là một tổ chức đoàn thể lớn, là trung tâm đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn ngành Ngân hàng. Về triển khai phương hướng, nhiệm vụ của CĐNHVN trong năm 2024, đồng chí Đào Minh Tú nhấn mạnh, CĐNHVN cần triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục CBCCVCNLĐ nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định, chỉ đạo của NHNN.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác dân chủ cơ sở, phát huy tiếng nói của đoàn viên, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của CCVCĐVNLĐ, trở thành chỗ dựa vững chắc cho CBCCVCNLĐ, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn.

Thứ ba, tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp, thiết thực nhằm tiếp tục củng cố niềm tin, tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó của CBCCVCNLĐ trong từng đơn vị. Không chỉ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, năm 2024, CĐNHVN cần tổ chức hội thi nghiệp vụ chuyên môn giữa các công đoàn cơ sở.

Thứ tư, đổi mới, tăng cường, công tác tổ chức đội ngũ công đoàn vững mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức công đoàn theo đúng quy định của pháp luật; thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn bảo đảm số lượng, có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm với hoạt động công đoàn; đoàn kết, thi đua vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, nâng cao vai trò trách nhiệm cộng đồng, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng CĐNHVN trong sạch, vững mạnh.

Với những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2023 cùng quyết tâm vượt qua những khó khăn, thách thức, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN Đào Minh Tú bày tỏ tin tưởng, CĐNHVN trong năm 2024 sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đưa hoạt động CĐNHVN ngày càng đổi mới, dân chủ, đoàn kết, phát triển theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của TLĐLĐVN.

Tại Hội nghị, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN tặng Bằng khen của Ban Chấp hành TLĐLĐVN cho ba tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”; đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN và đồng chí Nguyễn Khánh Chi, Phó Chủ tịch Thường trực CĐNHVN tặng Bằng khen của Ban Chấp hành CĐNHVN cho một số cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”.


Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ TLĐLĐVN tặng Bằng khen của Ban Chấp hành TLĐLĐVN cho ba tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”


Đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN tặng Bằng khen của Ban Chấp hành CĐNHVN cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất xuất sắc trong Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”



Phạm Trang


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với môi trường sống và sự phát triển bền vững của nhân loại. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2040 lượng nhựa rò rỉ vào môi trường có thể tăng thêm 50%. Vi nhựa đã hiện diện trong thực phẩm, nguồn nước và không khí, tạo ra các rủi ro nghiêm trọng về y tế và môi trường.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm
Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, là chủ trương đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, qua đó, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là yêu cầu có tính nguyên tắc bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng