Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng trong bối cảnh ðại dịch Covid-19

Hoạt động ngân hàng
Kho dữ liệu Thông tin tín dụng (TTTD) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) quản lý lưu giữ thông tin của gần 47 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các...
aa

Kho dữ liệu Thông tin tín dụng (TTTD) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) quản lý lưu giữ thông tin của gần 47 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng trên cơ sở cập nhật định kỳ, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lý thông tin tự động, tiên tiến.



Ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng Giám đốc CIC phát biểu tại Hội nghị Sơ kết công tác

6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

Trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, đã có những cố gắng nỗ lực vượt bậc để góp phần tích cực vào phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng như trước khi dịch bệnh xảy ra cần có sự cố gắng rất lớn. Trong bối cảnh đó, CIC luôn nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích TTTD; phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ TTTD theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và pháp luật; qua đó, góp phần tích cực vào hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành Ngân hàng.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia đảm bảo an toàn, hiệu quả

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các TCTD, tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2021, CIC vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả các hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu. Kết quả, 123/123 đầu mối TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân, 04 tổ chức tài chính vi mô chính thức thực hiện báo cáo TTTD đầy đủ, kịp thời theo quy định. Bên cạnh đó, CIC vẫn tiếp tục mở rộng thu thập thông tin từ các bộ, ngành và 74 tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động TTTD để nâng cao độ phủ và chiều sâu của kho dữ liệu. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2021, độ phủ TTTD tiếp tục được cải thiện so với cùng kỳ năm 2020, tăng hơn 3,1 triệu khách hàng (hơn 7,1%), nâng tổng số khách hàng trong kho dữ liệu TTTD quốc gia lên trên 47 triệu khách hàng.

Trong quá trình xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia, công tác an toàn, bảo mật thông tin luôn được CIC quan tâm, chú trọng. CIC đã thành lập Tổ chuyên trách về bảo vệ an toàn, an ninh thông tin, ban hành và thực thi biện pháp bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin, trong đó tăng cường các giải pháp kỹ thuật, mã hóa, giám sát an toàn thông tin trên các hệ thống mạng nội bộ, mạng kết nối trực tiếp với TCTD gửi báo cáo, mạng internet. Do vậy, toàn bộ cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia được bảo đảm an toàn, chống truy cập, khai thác trái phép. Trong thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 6/2021, bộ phận an ninh thông tin phát hiện và ngăn chặn khoảng hơn 8.500 lượt yêu cầu kết nối bất thường; ngăn chặn hơn 142.900 lượt tấn công, dò quét điểm yếu vào các hệ thống website, dịch vụ của CIC.

Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ chỉ đạo, điều hành của NHNN là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu

Định kỳ, CIC thực hiện báo cáo cho Ban Lãnh đạo NHNN về tình hình đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng; cung cấp cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Ổn định tiền tệ, tài chính, Vụ Dự báo thống kê, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố các báo cáo tổng hợp và chi tiết về quan hệ tín dụng, tài sản bảo đảm theo các tiêu chí khác nhau như ngành, nghề, loại hình khách hàng, doanh nghiệp...

Hàng tháng, CIC tiếp tục tổ chức thu nhận, tổng hợp, xử lý thông tin và cung cấp kịp thời danh sách khách hàng có mức độ rủi ro cao nhất và danh sách khách hàng có nhóm nợ cao nhất nhưng có biến động hoặc đã tất toán cho các TCTD để thực hiện điều chỉnh nhóm nợ theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 77 TCTD phải điều chỉnh nhóm nợ với số hồ sơ phải điều chỉnh là trên 1,3 triệu hồ sơ. Kết quả cung cấp thông tin của CIC đã góp phần tích cực vào công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý nợ xấu của NHNN.

Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ với khách hàng

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2021, với cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn, các TCTD đã có những phương án kinh doanh nhằm thích nghi với tình hình dịch bệnh, do đó nhu cầu khai thác thông tin của các TCTD đã ổn định và tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, CIC đã cung cấp trên 25,5 triệu báo cáo các loại, tăng trưởng 43,3% so với 6 tháng đầu năm 2020. Trong đó, báo cáo tín dụng truyền thống tăng 36%; báo cáo tra cứu nhanh tình trạng nợ đạt 8,7 triệu, tăng 4,2%; báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đạt trên 21.100 báo cáo, tăng 10%; dịch vụ Chi nhánh Hồ Chí Minh tăng gần 16%...

Về dịch vụ cho khách hàng vay: Sau khoảng một năm triển khai xây dựng mô hình mới 2.0 với sự hỗ trợ của Tập đoàn NICE - Hàn Quốc, ngày 20/4/2021, CIC đã công bố mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân 2.0 với các bước cải tiến nổi bật cả về phương pháp xây dựng, nguồn dữ liệu và phương thức vận hành. Thông qua mô hình, toàn bộ khách hàng vay thể nhân sẽ được chấm điểm với tần suất định kỳ hàng tháng nhờ nền tảng công nghệ và thuật toán mới (học máy - machine learning). Do đó, tính chính xác và độ ổn định của mô hình được đảm bảo, cải thiện hơn so với mô hình cũ; chất lượng sản phẩm dịch vụ liên quan được nâng cao, tiến tới đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả, đã có thêm 122.787 khách hàng cá nhân đăng ký tài khoản, nâng tổng số khách hàng lên 352.911 tài khoản; trên 500 sản phẩm tín dụng của TCTD được quảng bá; khoảng 3.530 tài khoản của các cán bộ tín dụng đăng ký. Cũng thông qua cổng thông tin này, số lượng khách hàng vay khai thác báo cáo tín dụng cá nhân cũng tăng nhanh, với trên 71.061 lượt cung cấp báo cáo tín dụng trực tiếp, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chia sẻ khó khăn cùng TCTD và doanh nghiệp

Những tháng đầu năm 2021, Việt Nam tiếp tục đón nhận đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng. Với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Lãnh đạo NHNN, CIC đã tích cực và chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo an toàn, ổn định hoạt động của đơn vị, hỗ trợ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, trong chiến dịch hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cùng TCTD và doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, Tổng Giám đốc CIC đã ban hành Quyết định số 198/QĐ-TTTD ngày 22/12/2020 và Quyết định số 170/QĐ-TTTD ngày 28/06/2021 về việc giảm trừ tiền khai thác dịch vụ TTTD của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục được hỗ trợ giảm 50% trên tổng số tiền phải thanh toán hàng tháng theo từng hợp đồng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ TTTD từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021. Kết quả, 6 tháng đầu năm 2021 đã giảm khoảng 123 tỷ đồng khai thác dịch vụ TTTD cho các TCTD, góp phần vào việc thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực triển khai các dự án công nghệ thông tin, hoạt động marketing, hỗ trợ khách hàng

Thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2018 - 2023 được Thống đốc NHNN phê duyệt, CIC đã tích cực triển khai Dự án xây dựng hệ thống dự phòng DR và một số gói thầu nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Hiện Dự án xây dựng DR đã xong giai đoạn phê duyệt báo cáo chủ trương đầu tư và đang triển khai tiếp theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu.

Về hoạt động marketing và hỗ trợ khách hàng, CIC đã ký mới 124 hợp đồng với các TCTD, nâng tổng số người sử dụng trên toàn quốc lên 57.362 tài khoản khai thác; tiếp nhận và xử lý 221 đơn thư và khiếu nại bằng văn bản (tăng khoảng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020), giải đáp hơn 4.000 trường hợp thắc mắc qua email và trên 28.431 yêu cầu qua hệ thống tổng đài hỗ trợ khách hàng.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế

Về công tác truyền thông: CIC thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị báo chí trong, ngoài ngành Ngân hàng để đẩy mạnh công tác truyền thông về TTTD và an toàn TTTD đối với người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, CIC đã phối hợp với VTV1 thực hiện chương trình phỏng vấn về “Hiện tượng có một số trường hợp khách hàng bỗng nhiên mắc nợ xấu” phát trên Bản tin tiêu dùng 24h; phối hợp với Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng đưa chùm bài viết về hiện tượng một số đối tượng đang gia tăng những chiến dịch lừa đảo, mạo danh CIC nhắm đến khách hàng... Thông qua đó, nhằm cung cấp các thông tin hữu ích giúp người dân và doanh nghiệp giám sát được thông tin và mức độ tín nhiệm của bản thân, nâng cao cảnh giác và kịp thời phát hiện thông tin sai sót hoặc gian lận, bảo đảm an toàn tài chính, phòng tránh những rủi ro thiệt hại không đáng có do các đối tượng lừa đảo gây ra.

Về hợp tác quốc tế: Mặc dù đa số các hoạt động hợp tác quốc tế bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng CIC vẫn chủ động tham gia các phiên họp trực tuyến, các phiên thảo luận của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và các hiệp hội TTTD để bàn về giải pháp ứng phó của hoạt động TTTD trong thời gian dịch bệnh. Qua đó, tiếp thu kinh nghiệm của quốc tế để áp dụng vào thực tiễn hoạt động của Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai nhiệm vụ của CIC 6 tháng đầu năm vẫn tồn tại một số khó khăn, đó là:

Năng lực hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập trước yêu cầu mở rộng và phát triển của CIC. Hiện nay, CIC đã nâng cấp một số ứng dụng phần mềm theo các quy trình nghiệp vụ mới, đảm bảo tự động hóa cao trên nền tảng công nghệ thông tin; triển khai xây dựng chính sách an toàn thông tin, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng DR, hạ tầng DC theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2018 - 2023 vẫn còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, cổng thông tin kết nối khách hàng vay mặc dù đã tạo điều kiện cho khách hàng vay khai thác nhanh chóng, thuận tiện, nâng cao được tính minh bạch thông tin. Tuy nhiên, số lượng khách hàng vay được cấp tín dụng thông qua cổng thông tin này vẫn còn hạn chế.

Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong những tháng cuối năm

Bám sát định hướng, chỉ đạo điều hành của NHNN và trên cơ sở những kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, trong những tháng cuối năm 2021, CIC đang nỗ lực tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021, tập trung hỗ trợ các TCTD, người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19.

Hai là, thực hiện nghiêm chương trình hành động phòng, chống tham nhũng và tội phạm, chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Quyết định số 107/QĐ-NHNN ngày 29/01/2021 của Thống đốc NHNN ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Ba là, thu thập, xử lý, kiểm soát và cập nhật dữ liệu kịp thời từ các TCTD, các tổ chức tự nguyện theo quy định, triển khai các giải pháp cải thiện năng lực xử lý dữ liệu.

Bốn là, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ Ban Lãnh đạo NHNN, các đơn vị thuộc NHNN, các cơ quan quản lý ngoài Ngành phục vụ quản lý nhà nước, các TCTD.

Năm là, tiếp tục thực hiện quyết liệt việc triển khai Dự án xây dựng DR, hoàn thiện trình Thống đốc NHNN phê duyệt đề án phát triển CIC giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của cổng thông tin kết nối các TCTD với khách hàng vay một cách an toàn, hiệu quả; hoàn thiện các sản phẩm hiện có, đồng thời nghiên cứu, xây dựng thêm các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của các TCTD trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Phương Linh

Tạp chí Ngân hàng số 14/2021

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.378 km2, dân số toàn tỉnh khoảng 1,6 triệu người, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2022 đạt 910.502 người...
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Theo thống kê, huyện Tân Lạc có 5 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với 146 xóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 24 xóm đặc biệt khó khăn.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Theo Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng (Thông tư số 50/2024/TT-NHNN), kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng và là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia.
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo

Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo

Cuộc sống của nhiều người dân tại các miền quê trên cả nước đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ

Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi (cơn bão số 3) và hoàn lưu sau bão. Mặc dù các hộ dân bị mất trắng toàn bộ vốn liếng, tài sản nhưng gần như đa số đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Trong những năm qua, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các quốc gia và một số khuyến nghị

Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các quốc gia và một số khuyến nghị

Các quốc gia cần phải xem xét lại cách tiếp cận của mình đối với chính sách thuế để bảo đảm rằng sự phát triển kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho những tập đoàn lớn mà còn cho toàn xã hội. Một trong những giải pháp khả thi là áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu nhằm hạn chế “cuộc đua xuống đáy” và tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài