Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Chính sách
Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
aa

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, nền kinh tế vĩ mô vẫn duy trì ổn định, đạt tăng trưởng tích cực, kiểm soát được lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn. Đạt được những kết quả này có vai trò quan trọng từ sự điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2024 là 2,69%, thấp hơn lạm phát chung cho thấy áp lực lạm phát trong tầm kiểm soát. Dự kiến lạm phát bình quân năm 2024 không quá 4%. So với các nước trên thế giới, Việt Nam là điểm sáng về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9, tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.

Bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.



NHNN điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế để kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng (Nguồn ảnh: Internet)

Lãi suất cho vay giảm, thanh khoản thị trường ngoại tệ thông suốt

Từ đầu năm 2024 đến nay, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế; chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, đồng thời yêu cầu tất cả TCTD thực hiện báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên trang thông tin điện tử của TCTD.

Theo báo cáo lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM), đến ngày 20/10/2024, lãi suất cho vay bình quân của những giao dịch phát sinh mới ở mức 6,33%/năm, giảm 0,76%/năm so với cuối năm 2023.

Với sự điều hành linh hoạt của NHNN, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ. Mức mất giá của VND phù hợp với xu hướng chung của các đồng tiền trong khu vực và trên thế giới (trong các giai đoạn thị trường chịu áp lực lớn nhất, mức mất giá của VND so với USD ở mức trung bình thấp trong tương quan so với các đồng tiền khác). Từ đó, góp phần tạo được môi trường đầu tư ổn định, thu hút dòng vốn FDI.

Bảo đảm chất lượng tín dụng

Từ đầu năm 2024, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD ở mức 15% đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/01/2024 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn còn thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng đầu năm và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đã chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD (không cần có sự đề nghị từ phía TCTD); đồng thời, tiếp tục triển khai chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về dỡ bỏ dần biện pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Ngày 28/8/2024, NHNN đã có văn bản thông báo mức tăng trưởng tín dụng tăng thêm cho các TCTD theo nguyên tắc cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch. Theo đó, kể từ ngày 28/8/2024, TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của TCTD.

Đồng thời, NHNN yêu cầu TCTD: (i) Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về hoạt động tiền tệ, tín dụng, quy định về cấp tín dụng của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ; (ii) Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, lành mạnh, hạn chế nợ xấu gia tăng và phát sinh, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (iii) Kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; (iv) Tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi và tăng cường triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa thủ tục cho vay, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay; (v) Cấp tín dụng đối với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật, tăng cường biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, bảo đảm chất lượng tín dụng.

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, đến ngày 31/10/2024, tín dụng nền kinh tế đạt trên 14,9 triệu tỉ đồng, tăng 10,08% so với cuối năm 2023. Đối với các lĩnh vực ưu tiên tính đến cuối tháng 9/2024: Tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 3,5 triệu tỉ đồng, tăng 6,28% so với cuối năm 2023 và chiếm 23,67% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt gần 2,6 triệu tỉ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2023, chiếm 17,54% tổng dư nợ toàn nền kinh tế…

Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình tín dụng như Chương trình 120 nghìn tỉ đồng cho vay lãi suất ưu đãi đối với chủ đầu tư, người mua nhà các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; Chương trình tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm thủy sản…

Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trước ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 vừa qua, theo báo cáo của 26 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, có khoảng 124 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ là khoảng 192 nghìn tỉ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ trên địa bàn. Ngành Ngân hàng đã chủ động, tích cực triển khai các giải pháp góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại. NHNN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo TCTD triển khai các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn giảm lãi vay, hạ lãi suất; tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão…

Các TCTD đã ban hành và công khai các chương trình, gói tín dụng nhằm kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, tính đến ngày 20/9/2024, đã có 35 ngân hàng thông báo với NHNN về các biện pháp hỗ trợ với quy mô khoảng 405.000 tỉ đồng, bao gồm cho vay mới và giảm lãi suất. Trong đó, khoảng 300.000 tỉ đồng được dành cho vay mới để khôi phục sản xuất, kinh doanh. Mức giảm lãi suất áp dụng cho dư nợ hiện hữu từ 0,5% - 2%/năm, trong khi lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới ở mức 5% - 6,7%/năm đối với ngắn hạn và 5,5% - 8%/năm đối với trung và dài hạn.

Linh hoạt điều hành tín dụng, cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế

Trong thời gian tới, tỉ giá và thị trường ngoại tệ có thể chịu áp lực từ các yếu tố khó lường như biến động địa chính trị, giá hàng hóa, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn và dòng vốn quốc tế. NHNN sẽ theo dõi sát tình hình, điều hành tỉ giá linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ và sẵn sàng can thiệp để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong năm 2024, dựa trên mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. NHNN chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, tập trung vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán... Ngành Ngân hàng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, thúc đẩy tín dụng tiêu dùng an toàn, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

NHNN đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để điều hành tín dụng trong thời gian tới, bảo đảm linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức khoảng 15% với khả năng điều chỉnh theo diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và nhu cầu vốn. Đồng thời, khuyến khích các TCTD tối ưu hóa chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế hiệu quả hơn.

Về định hướng tín dụng, NHNN chỉ đạo các TCTD tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro sẽ được duy trì. NHNN cũng yêu cầu rà soát, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận vốn, mở rộng tín dụng phục vụ đời sống, tiêu dùng và hạn chế “tín dụng đen”.

Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các TCTD triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Chương trình tín dụng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; phối hợp với các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Để tăng cường kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, NHNN chỉ đạo tổ chức các hội nghị liên kết với doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, NHTM cũng được khuyến khích tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe, chia sẻ khó khăn và tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển.

Song song với đó, NHNN tiếp tục thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... Những nỗ lực này không chỉ nhằm hỗ trợ kinh tế trong ngắn hạn mà còn hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài.

Tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát, Chính phủ đã giao NHNN thực hiện nhiệm vụ: “Căn cứ khoản 4 Điều 147 Luật Các TCTD năm 2024, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024 về việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do bão số 3”. Thực hiện chỉ đạo này, NHNN đã dự thảo: (i) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giữ nguyên nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3; (ii) Thông tư hướng dẫn TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do hậu quả của bão. Các dự thảo này đã được NHNN gửi xin ý kiến từ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... cùng các TCTD để hoàn thiện. Hiện nay, NHNN đang tiếp tục hoàn chỉnh nội dung văn bản để trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định.

Với các giải pháp cụ thể và toàn diện, NHNN cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để điều hành tín dụng hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


Tài liệu tham khảo

Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.


Thùy Chi (
NHNN)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Xây dựng và thiết lập hạ tầng chung cho phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam

Xây dựng và thiết lập hạ tầng chung cho phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam

Thời gian tới, để triển khai và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số, hướng đến ngân hàng mở (Open Banking) thành công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác, kết nối trong lĩnh vực ngân hàng
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với những giải pháp tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, cộng với nhu cầu vốn thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm 2024 là hoàn toàn khả thi.
Bảo hiểm nông nghiệp: "Lá chắn" tài chính trước rủi ro thiên tai

Bảo hiểm nông nghiệp: "Lá chắn" tài chính trước rủi ro thiên tai

Nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nhưng khái niệm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn khá xa lạ đối với người dân.
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*

An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*

An ninh tài chính, tiền tệ có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và căng thẳng như hiện nay, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ không chỉ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô mà còn góp phần bảo đảm an ninh về chính trị, quân sự.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 47/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài