BIDV trên hành trình trở thành “Ngân hàng Xanh”
31/10/2023 15:45 6.219 lượt xem
Tại Nghị quyết số 27-NQ/ĐU ngày 03/10/2023 về thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã xác định: Việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được lồng ghép trong quá trình định hướng, xây dựng và triển khai chiến lược, kế hoạch kinh doanh của BIDV nhằm thúc đẩy tín dụng xanh, quản lí rủi ro môi trường và xã hội (ESG), hướng tới phát triển mô hình Ngân hàng Xanh. Theo đó, BIDV theo đuổi chiến lược định vị thương hiệu Ngân hàng Xanh, trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường về thực hành ESG và tài chính bền vững, dần tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế về tài chính xanh và thực hiện lộ trình chuyển đổi thành Ngân hàng phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero Bank) vào năm 2050.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Sinh thời, với sự uyên bác và tư duy biện chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hoạch định chiến lược phát triển đất nước ta trong dài hạn, gắn liền sự phát triển bền vững với vấn đề bảo vệ môi trường. Ngay từ những năm đầu sau giải phóng miền Bắc, để xây dựng đời sống mới, lối sống mới, Người đã quan tâm nâng cao ý thức của Nhân dân về bảo vệ môi trường sinh thái; giáo dục thiếu niên, nhi đồng luôn ghi nhớ “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”; phát động nhiều phong trào “Vệ sinh yêu nước” (1958), “Tết trồng cây” (1959)… và viết rất nhiều tác phẩm báo chí nhằm vận động, kêu gọi Nhân dân giữ gìn môi trường sạch đẹp, hưởng ứng lối sống hòa đồng với thiên nhiên.

Kể từ khi phát động phong trào “Tết trồng cây”, dưới bút danh “Trần Lực”, Bác đã viết hơn 10 tác phẩm báo chí với nội dung xuyên suốt nhằm nhấn mạnh: Việc triển khai liên tục và bền bỉ “Tết trồng cây” không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, kiến thiết đất nước. Trong bài viết “Tết trồng cây” (ngày 28/11/1959), Bác đã chỉ ra mục đích lâu dài của việc trồng cây là “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965 (là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất), chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”… Tại những bài viết sau đó, Bác đã lưu ý: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một nǎm thôi; chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục”1 và nhấn mạnh:“Bà con xem, do Tết trồng cây, mà đất nước ta càng thêm xinh tươi, nhân dân ta càng thêm giàu có”2.
 

Ảnh: Bác Hồ trồng cây tại Ba Vì (Hà Tây cũ), ngày mùng Một Tết Kỷ Dậu 1969

Tầm nhìn xa, trông rộng của Bác càng được thể hiện trong dịp nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An (tháng 12/1961) khi khẳng định:“Trồng cây gây rừng là rất quan trọng. Bây giờ dân chưa thấy đâu. Có khi các chú cũng chưa thấy”… Đến nay, từng lời dạy cũng như các phong trào bảo vệ môi trường do Người khởi xướng vẫn vẹn nguyên giá trị, được duy trì bền bỉ và dần trở thành tập quán tốt đẹp trong đời sống sinh hoạt của Nhân dân ta, tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực trong công cuộc phát triển kinh tế và cải thiện môi trường sống.

Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” (tháng 5/2010), tư tưởng của Người về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã được nhận xét, đúc kết rất sâu sắc bởi bà Katherine Muller - Marin (Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2016): “Về khoa học tự nhiên, Hồ Chí Minh đã sớm thể hiện sự quan tâm của Người đối với các vấn đề liên quan đến môi trường và tới mối quan hệ hòa hợp giữa con người và thiên nhiên trong sự phát triển của một quốc gia. Người ủng hộ sự cần thiết phải chống thiên tai, duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng môi trường sinh thái và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trồng rừng, thủy lợi và cải thiện chất đất. Sự quan tâm của Người đối với việc trồng cây và bảo vệ môi trường đã vượt qua biên giới… Người còn kêu gọi mọi người “trồng và bảo vệ rừng, như bảo vệ ngôi nhà của mình”3.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền kinh tế xanh

Những lời dạy, chỉ dẫn và quan điểm biện chứng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững đã soi sáng con đường phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững - “kinh tế xanh” đã trở thành xu thế tất yếu, là con đường hiệu quả nhất để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Thực tiễn tại Việt Nam, công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xanh mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và đang thực hành những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên, trên cơ sở vận dụng nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và kế thừa kinh nghiệm của các nước đi trước, Việt Nam hội tụ đầy đủ tiềm năng để có thể phát triển một nền kinh tế xanh toàn diện, hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Định nghĩa về thuật ngữ “Kinh tế xanh” được đề cập đến lần đầu tiên bởi các nhà kinh tế môi trường Anh vào năm 1989, sau đó chính thức được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra sử dụng rộng rãi từ năm 2008, đó là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái” hay“nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái” hay “nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong giới hạn sinh thái của trái đất”... Mặc dù có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng về cơ bản, ý nghĩa cốt lõi của kinh tế xanh là đảm bảo đồng thời các mục tiêu: phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và gắn kết xã hội.

Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đã giúp Đảng, Nhà nước ta sớm nhận thức đầy đủ và toàn diện tầm quan trọng của kinh tế xanh đối với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, là tiền đề để thông qua nhiều văn kiện quan trọng liên quan đến kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn trong gần 30 năm trở lại đây: Từ năm 1991, Chính phủ đã thông qua Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000, sau đó nội dung này được tiếp nối xuyên suốt trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm đến hiện nay. Quan điểm chỉ đạo nhất quán đó tiếp tục được khẳng định tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khi mối quan hệ lớn “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội” được bổ sung thêm thành tố “bảo vệ môi trường”. Đồng thời tại Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định tầm nhìn “đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững”; và nhấn mạnh một trong những định hướng quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030 là: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lí, khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống, trong những năm gần đây, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch hành động để điều hành về phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường như: Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh các giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 và Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ); Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ); Phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ); Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 (Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ)…

Việc thực thi đồng bộ, nhất quán và quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế xanh đã giúp Việt Nam đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên cả hai mặt trận “xanh hóa sản xuất” và “xanh hóa lối sống”: Trong khoảng 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ), các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính đã góp phần làm giảm 13% lượng phát thải khí so với kịch bản phát triển bình thường; tiêu hao năng lượng tính trên GDP giảm trung bình 1,8%/năm; tỉ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận thức về “xanh hóa sản xuất” đã tăng từ 28% lên 47%; nhận thức của người dân và doanh nghiệp về vai trò của tăng trưởng xanh được nâng cao, từ đó tạo ra xu hướng chuyển dịch đầu tư vào phát triển xanh như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, điện rác…

Đối với ngành Ngân hàng, mặc dù rất ít ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, tuy nhiên thông qua việc cấp tín dụng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ khác tới hệ thống khách hàng rộng lớn của mình, các ngân hàng đã gián tiếp tác động vào sự phát triển bền vững và chất lượng môi trường sống. Trên thực tế, nhằm thực thi có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về kinh tế xanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chú trọng ban hành các văn bản định hướng, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện ngân hàng xanh và phát triển bền vững như: Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 của Thống đốc NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc NHNN); Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…; và gần đây là Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Quyết định số 1408/QĐ-NHNN ngày 26/7/2023 của Thống đốc NHNN) nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, góp phần tích cực từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng. Theo đó, việc triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải được lồng ghép, tích hợp trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành Ngân hàng, trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng và trong quá trình xây dựng, triển khai chiến lược, kế hoạch kinh doanh của từng tổ chức tín dụng nhằm thúc đẩy tín dụng xanh, quản lí rủi ro môi trường và xã hội, hướng tới phát triển mô hình ngân hàng xanh.

BIDV trên hành trình trở thành “Ngân hàng Xanh”

Là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam, BIDV luôn thể hiện vai trò tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng, Chính phủ và kế hoạch của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Tại Nghị quyết số 27-NQ/ĐU ngày 03/10/2023, Đảng ủy BIDV đã xây dựng phương hướng chung: “Tham gia thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển đạt mục tiêu về kinh tế, môi trường và công bằng xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”. Việc phát triển và định vị trở thành “Ngân hàng Xanh” được BIDV xác định là mục tiêu ưu tiên trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, BIDV chú trọng điều chỉnh cơ cấu quản trị, mô hình tổ chức, phát triển hệ sinh thái sản phẩm đa dạng phục vụ tăng trưởng xanh của nền kinh tế, đẩy mạnh huy động nguồn lực xanh, tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh, thực hành ESG dần tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế về tài chính xanh và quán triệt, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh tới từng cán bộ, nhân viên trong hệ thống.

Từ khát vọng gửi gắm trong sắc Xanh thương hiệu…

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, BIDV đã đưa vào sử dụng nhận diện thương hiệu mới (kể từ ngày 26/4/2022), đây là cấu phần quan trọng thuộc chiến lược định vị thương hiệu của BIDV nhằm xây dựng hình ảnh một ngân hàng năng động, thân thiện, luôn sẵn sàng với sứ mệnh đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội.

Màu sắc nhận diện thương hiệu chủ đạo của BIDV là màu xanh ngọc lục bảo, một trong tứ đại ngọc quý và giá trị nhất, được kết tinh hàng triệu năm - biểu tượng cho những giá trị trường tồn của BIDV - một định chế tài chính có lịch sử truyền thống lâu đời nhất Việt Nam. Màu xanh cũng tượng trưng cho sức sống và khát vọng xây dựng một “Ngân hàng Xanh” - như chiến lược mà BIDV đang quyết tâm theo đuổi.

… đến “Xanh hóa” mô hình hoạt động

Nhận thức được xu thế tất yếu của phát triển xanh, tài chính bền vững và thực hành ESG trong dài hạn, BIDV đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai tổng thể, toàn diện, linh hoạt, hiệu quả nhiều giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu chiến lược này, bao gồm: chuyển đổi cấu trúc quản trị, cấp tín dụng xanh cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, huy động vốn qua phát hành trái phiếu xanh, phát hành cổ phiếu xanh cho nhà đầu tư, tích hợp khung quản lí rủi ro ESG…

Tại Nghị quyết về Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV định hướng nghiên cứu, triển khai mô hình chi nhánh/phòng giao dịch “Ngân hàng Xanh” gắn với yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí rủi ro ESG trong hoạt động cấp tín dụng của NHNN, trong đó thiết kế không gian giao dịch xanh, áp dụng mô hình văn phòng xanh và dành tỉ trọng dư nợ nhất định để tài trợ tín dụng xanh.

Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với BIDV
 
Đến nay, BIDV là ngân hàng thương mại đầu tiên kí kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai các hoạt động hợp tác thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững tại Việt Nam. Nhằm góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26, BIDV không ngừng nâng cao năng lực thể chế, hoàn thiện các quy trình nội bộ liên quan đến tín dụng xanh, thành lập Ban Quản lý dự án tài chính bền vững (PMU) và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đối tác, tổ chức quốc tế về khả năng triển khai các mục tiêu tài chính bền vững, thực hành quản lí ESG trong mọi mặt hoạt động. Đồng thời, BIDV luôn công khai, minh bạch trách nhiệm phát triển bền vững của mình khi thực hiện báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chuẩn GRI kể từ năm 2017, nêu rõ trách nhiệm của ngân hàng với môi trường, xã hội, người lao động và định hướng xây dựng BIDV trở thành “Net-Zero Bank” ngay từ trong hoạt động kinh doanh hằng ngày.

Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm xanh

Trong nội dung Chương trình hành động thực hiện ESG, phát triển tài chính bền vững giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV định hướng tiên phong phát triển đa dạng sản phẩm và danh mục khách hàng, dự án tài chính xanh, tài chính bền vững cho cả hai cấu phần tài sản nợ - tài sản có, phù hợp với các chuẩn mực, nguyên tắc, thông lệ quốc tế tốt nhất.

Về hoạt động huy động vốn xanh, kể từ khi triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, đến nay BIDV là đối tác truyền thống hơn 30 năm của các tổ chức tài chính như WB, ADB, JICA, JBIC… và hiện là ngân hàng có thị phần lớn nhất (21%) trong huy động nguồn vốn ODA, các nguồn vốn ủy thác quốc tế. Theo nghiên cứu của WB, Việt Nam sẽ cần bổ sung đầu tư khoảng 368 tỉ USD cho các hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2022 - 2040, vì vậy, thông qua việc BIDV tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững sẽ góp phần hỗ trợ, thu hút nguồn vốn xanh và bền vững về Việt Nam.

Trong hoạt động tín dụng xanh, BIDV là ngân hàng đầu tiên công bố khung khoản vay bền vững để cung cấp các sản phẩm khoản vay xanh, xã hội, liên kết bền vững cho các khách hàng doanh nghiệp trong nước, trong đó chú trọng tài trợ cho khách hàng lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải carbon thấp. Vào cuối tháng 9/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (VNFF) đã dựa chọn BIDV là ngân hàng phục vụ thỏa thuận giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) do Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF) tài trợ với giá trị 51,5 triệu USD, theo đó, BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên phục vụ Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam.

Đối với mục tiêu khuyến khích tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ trong lĩnh vực xanh, BIDV đã ban hành gói tín dụng ngắn hạn 20.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực xanh: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, cung ứng thực phẩm an toàn… đáp ứng các chứng chỉ về an toàn, bảo vệ môi trường như VIETGAP, GLOBALGAP, BAP, ISO 22000, HACCP, GMP, SQF...; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm, chính sách mới hướng đến tín dụng xanh như xe điện, công trình xanh... đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững.

Việc triển khai đồng bộ hệ sinh thái sản phẩm xanh đã giúp BIDV đạt được những kết quả khả quan: Đến hết quý II/2023, BIDV duy trì vị trí dẫn đầu thị trường về tài trợ lĩnh vực xanh với tổng số 1.776 dự án/phương án, với dư nợ đạt 66.176 tỉ đồng (tương đương 2,8 tỉ USD), chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng của BIDV và khoảng và 13% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực xanh toàn bộ nền kinh tế. Với kinh nghiệm và năng lực hàng đầu trong tiếp nhận và triển khai các dự án triển bền vững từ các định chế tài chính quốc tế, dự kiến dư nợ tín dụng cho các dự án xanh của BIDV sẽ đạt mức 3 tỉ USD vào năm 2025.
 Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2022
 
Cùng với sự gia tăng về quy mô tín dụng xanh, BIDV luôn chú trọng công tác quản lí rủi ro môi trường, xã hội trong quy trình cấp tín dụng. BIDV là ngân hàng trong nước đầu tiên ban hành khung quản lí rủi ro môi trường và xã hội vào năm 2018, áp dụng cho các dự án, khách hàng tiếp nhận nguồn vốn quốc tế, đồng thời khuyến khích các dự án vay vốn từ BIDV thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Triển khai Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 của Thống đốc NHNN, BIDV đã nhanh chóng hoàn thiện và ban hành Quy định quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, khi thẩm định các dự án/phương án vay vốn, BIDV sẽ thực hiện đánh giá kĩ lưỡng các rủi ro môi trường, yêu cầu khách hàng thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong quá trình giải ngân dự án, BIDV song song thực hiện giám sát, quản lí rủi ro môi trường xã hội, đảm bảo các dự án được tài trợ hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đây thực sự là một thông điệp mạnh mẽ, thể hiện trách nhiệm của BIDV với công tác bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng quản trị rủi ro về môi trường, biến đổi khí hậu, hướng hoạt động ngày càng tiệm cận đối với quy chuẩn, thông lệ quốc tế về tài chính bền vững.

Với tầm nhìn đến năm 2030 trở thành “định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam”, BIDV chú trọng tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện trên mọi mặt hoạt động; ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng trong khuôn khổ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; phát triển mạnh các kênh giao dịch điện tử, các dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ nhằm xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm ngân hàng xanh: “Gửi tiết kiệm xanh, cuộc sống trong lành”; “Khoản vay xanh cho doanh nghiệp Dệt may”; Gói sản phẩm tín dụng và bảo hiểm “Vững bước cho cuộc sống xanh” dành cho khách hàng cá nhân; “Chào hè Xanh cùng thẻ BIDV”;  Sản phẩm “Hành trình xanh cùng BIDV” nhằm gia tăng số lượng khách hàng nhận sao kê qua email và không nhận sao kê giấy…
 
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú phát biểu
tại Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam - Chung tay kiến tạo kinh tế xanh” (tháng 7/2023)

Trên hành trình “Xanh hóa” bảng cân đối tài sản của mình, với bề dày kinh nghiệm hàng đầu về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh, BIDV đã tiên phong chủ động phối hợp, tham gia cùng các bộ, ngành tạo lập, chủ trì các diễn đàn, hội thảo khoa học như: Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam - Chung tay kiến tạo Kinh tế Xanh”, hội thảo “Tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam”, diễn đàn cấp cao thường niên về “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, diễn đàn “Tài chính bền vững khu vực châu Á - Thái Bình Dương” (SUFIP)… nhằm lan tỏa và nhấn mạnh thông điệp: BIDV sẵn sàng trở thành đối tác đồng hành với các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, góp phần thực hiện chiến dịch chuyển dịch năng lượng toàn cầu và thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh quốc gia.

Thực hành “Sống Xanh” trên toàn hệ thống BIDV

Triển khai định hướng trở thành “Net-Zero Bank” - Ngân hàng phát thải ròng bằng “0” ngay từ trong hoạt động kinh doanh hằng ngày, BIDV xác định một trong những giải pháp then chốt là phải truyền thông làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho người lao động về thực hành “Sống Xanh”, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh thân thiện vì sự phát triển bền vững, công bằng, tiến bộ xã hội.

Toàn hệ thống BIDV, thông qua đầu mối là các công đoàn cơ sở đã tích cực triển khai thực hành “Sống Xanh”, chủ động báo cáo cấp ủy để phối hợp với các cấp chính quyền trong đơn vị tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thực hành “Sống Xanh”; khuyến khích người lao động hưởng ứng tham gia từ các việc làm nhỏ như: Thay thế chai nhựa đựng nước, sản phẩm nhựa dùng một lần tại văn phòng làm việc thành các sản phẩm thân thiện với môi trường (chai thủy tinh, ống hút tre, túi giấy…), trồng cây xanh, sử dụng tiết kiệm giấy, năng lượng, nước, phân loại rác thải theo quy định, giảm sử dụng và hướng tới việc không dùng túi nylon… Lồng ghép hoạt động bảo vệ môi trường với phong trào xây dựng không gian làm việc “Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”, không gian giao dịch thân thiện với môi trường tại từng đơn vị, tổ chức công đoàn trực thuộc.

Trong khuôn khổ phong trào “Sống Xanh”, các đơn vị trong hệ thống đã kết hợp tổ chức các chiến dịch “Tiêu dùng Xanh” nhằm kêu gọi người lao động tiêu dùng có trách nhiệm, ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Từ đó, thiết lập thói quen, hành vi tiêu dùng mới trong xã hội - tiêu dùng có lợi cho môi trường.

Việc linh hoạt triển khai các biện pháp thực hành “Sống Xanh” đã giúp nâng cao nhận thức, chuyển từ nhận thức thành ý thức và hành động tự giác của người lao động trong hệ thống BIDV về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Các giải pháp, sáng kiến bảo vệ môi trường, các hành vi tiêu dùng bền vững, lối sống thân thiện với môi trường… của mỗi đoàn viên, người lao động được khuyến khích chia sẻ, nhân rộng trên toàn hệ thống. Từ đó, mỗi người lao động tại BIDV vừa là người tiêu dùng xanh, vừa là tuyên truyền viên tích cực trong phong trào thực hành “Sống Xanh”, góp phần lan tỏa và khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV trên hành trình theo đuổi chiến lược “Ngân hàng Xanh”.

Sắc Xanh lan tỏa tới cộng đồng

Với sứ mệnh mang lại sự phát triển toàn diện và bền vững của cộng đồng xã hội, BIDV luôn tiên phong và tích cực trong công tác an sinh xã hội, trong đó ưu tiên tài trợ các chương trình an sinh trọng điểm theo hướng “Ngân hàng Xanh” bao gồm: Trồng 1 triệu cây xanh; tài trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ; tài trợ bồn chứa nước ngọt khắc phục hạn mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; chương trình phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ loài cây Chai lá cong tại Phú Yên - loài cây có trong tên trong sách Đỏ cần được bảo tồn của thế giới…

 
Lễ khai mạc giải chạy BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh (tháng 4/2023)
 
Bên cạnh việc trực tiếp hỗ trợ chi phí thực hiện các chương trình thiện nguyện, BIDV đã rất sáng tạo trong việc vận động khách hàng, người dân chung tay thực hiện an sinh xã hội, kết hợp tuyên truyền thực hành “Sống Xanh”, xây dựng thói quen rèn luyện sức khỏe trong cộng đồng, được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng. Đặc biệt là Chương trình BIDVRUN “Tết ấm cho người nghèo”, “Cho cuộc sống Xanh”… Khi tham gia Chương trình này, BIDV quy đổi thành tích chạy của vận động viên và trích chi phí từ 1.000 - 3.000 đồng tặng quà Tết cho người nghèo; đóng góp vào chương trình trồng 1 triệu cây xanh và tài trợ xây dựng nhà cộng đồng tránh lũ. Chỉ tính riêng năm 2022, BIDV đã triển khai 117 chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền hỗ trợ gần 400 tỉ đồng, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển bền vững; trong đó, đã thực hiện trồng gần 300 nghìn cây xanh trong khuôn khổ chương trình trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn 2022 - 2026 tại 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Cao Bằng, Bình Thuận, Hà Nội, Phú Thọ, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bắc Kạn. Các chương trình trồng cây xanh của BIDV đã đóng góp trực tiếp, hiệu quả vào hoạt động bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, giảm thiểu hậu quả thiên tai và phủ xanh các khu đô thị trên khắp cả nước.

Ghi nhận cho những cống hiến không ngừng nghỉ của BIDV đối với cộng đồng xã hội, trong nhiều năm liên tiếp, BIDV luôn vinh dự được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tổ chức Dữ liệu quốc tế (IDG) trao giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”, qua đó, người lao động tại BIDV thêm tin yêu, yên tâm làm việc gắn bó lâu dài, khách hàng thêm tin tưởng, lựa chọn BIDV đồng hành trên hành trình phát triển của mình.

Kiên định bước tiếp trên hành trình Xanh

Cùng với những thuận lợi trên hành trình định vị thương hiệu “Ngân hàng Xanh”, BIDV cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức do nhiều nguyên nhân: Nhận thức, hiểu biết về kinh tế xanh còn khá mới mẻ tại thị trường tài chính Việt Nam; việc cấp tín dụng xanh đòi hỏi yếu tố kĩ thuật về môi trường chuyên sâu nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành, lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế; việc giám sát và quản lí rủi ro khi cấp tín dụng cũng gặp nhiều vướng mắc do thiếu tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường; công nghệ sản xuất trong nước vẫn còn lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn; hành lang pháp lí cho việc huy động các nguồn lực tài chính từ nước ngoài phục vụ tăng trưởng xanh chưa hoàn thiện, phù hợp với mức độ phát triển và độ mở của nền kinh tế Việt Nam...

Tuy nhiên, với nhận thức vững vàng, kiên định, quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống, phát huy giá trị BIDV “Trí tuệ - Niềm tin - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Khát vọng”, cùng với những thành quả đã đạt được từ bước đầu triển khai Chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững sẽ là tiền đề để BIDV tiếp tục kiên trì bước đi trên hành trình trở thành “Ngân hàng Xanh” dẫn đầu thị trường, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam - như chia sẻ, khẳng định của đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú tại Hội thảo Doanh nghiệp Việt Nam - Chung tay kiến tạo kinh tế xanh (diễn ra vào tháng 7/2023): “Với vai trò là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, BIDV luôn xác định trách nhiệm là đơn vị tiên phong trong thực thi các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, NHNN trong việc thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh, sẵn sàng đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh quốc gia. Tăng trưởng bền vững, tăng trưởng xanh là các mục tiêu chiến lược quan trọng hàng đầu trong hoạt động của BIDV”.
 

1Trích bài báo “Thêm vài ý kiến về Tết trồng cây”  của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 25/3/1960.
2 Trích bài báo “Tết trồng cây” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 28/01/1961.
3 Trích bài phát biểu của bà Katherine Muller - Marin tại Hội thảo Khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” (tháng 5/2010).
 
Lê Thị Như Trang
Đảng bộ bộ phận Ban Kế hoạch - BIDV
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tín dụng chính sách: “Bậc thang” để người dân tộc thiểu số thoát nghèo
Tín dụng chính sách: “Bậc thang” để người dân tộc thiểu số thoát nghèo
28/10/2024 08:00 629 lượt xem
Trong những năm gần đây, đường lên các bản làng xa xôi đã bớt khó khăn, người dân đi lại thuận tiện hơn khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Nuôi dưỡng khát khao làm giàu trên quê hương của các đối tượng chính sách
Nuôi dưỡng khát khao làm giàu trên quê hương của các đối tượng chính sách
24/10/2024 10:33 775 lượt xem
Không cam chịu cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" với thu nhập bấp bênh, nhiều người dân đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), biến những ước mơ làm giàu trên quê hương thành hiện thực.
Agribank đồng hành cùng Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2024
Agribank đồng hành cùng Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2024
18/10/2024 08:29 614 lượt xem
Với tỉ trọng cho vay “Tam nông” trong những năm qua luôn ở mức 65 - 70% tổng dư nợ, chiếm thị phần lớn nhất tín dụng nông nghiệp tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành trên chặng đường phát triển.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -  hiện đại hóa
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
04/10/2024 07:55 1.853 lượt xem
Trong hơn 18 năm qua, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; trong đó, phần lớn là trái phiếu do VDB phát hành được Chính phủ bảo lãnh đã trở thành công cụ nợ quan trọng trên thị trường vốn, góp phần đa dạng hóa các loại công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán, gia tăng quá trình tích lũy tài chính, thúc đẩy phát triển thị trường vốn, đặc biệt là vốn dài hạn.
Tín dụng học sinh, sinh viên: Tiếp sức xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao quốc gia
Tín dụng học sinh, sinh viên: Tiếp sức xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao quốc gia
27/09/2024 08:50 1.858 lượt xem
Qua 17 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV, đã có trên 3,9 triệu lượt HSSV được vay hơn 80 nghìn tỉ đồng để trang trải chi phí học tập. Nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ tạo chỗ dựa, niềm tin cho HSSV nghèo mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia.
Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
27/09/2024 08:46 1.297 lượt xem
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”...
Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
26/09/2024 08:56 1.386 lượt xem
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội
26/09/2024 08:13 1.257 lượt xem
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW), toàn hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực vào cuộc
Ngành Ngân hàng tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Ngành Ngân hàng tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
25/09/2024 13:23 1.035 lượt xem
Trước những thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tàn phá, Đảng, Nhà nước đã có nhiều quan tâm, chỉ đạo; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt để ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Nâng cao nhận thức người gửi tiền về bảo hiểm tiền gửi
Nâng cao nhận thức người gửi tiền về bảo hiểm tiền gửi
14/09/2024 18:31 849 lượt xem
Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng.
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
06/09/2024 08:15 1.164 lượt xem
Với vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, người dân, hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn  tiếp theo
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn tiếp theo
01/09/2024 08:50 1.527 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có sứ mạng thực thi công cụ tín dụng chính sách để hiện thực hóa mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
29/08/2024 14:33 1.561 lượt xem
Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (Nghị định số 100/2024/NĐ-CP), từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công  nghệ cao
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công nghệ cao
26/08/2024 08:08 1.086 lượt xem
Từ đầu năm 2024 đến nay, cán bộ, giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ngăn chặn hàng trăm vụ việc tội phạm lừa đảo công nghệ cao, hỗ trợ bảo vệ hơn 12 tỉ đồng tài sản của khách hàng.
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
23/08/2024 16:43 1.238 lượt xem
Từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, chăm lo các đối tượng yếu thế, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

87,500

89,500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

87,500

89,500

Vàng SJC 5c

87,500

89,520

Vàng nhẫn 9999

87,400

89,000

Vàng nữ trang 9999

87,300

88,700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,167 25,497 26,507 27,960 31,849 33,203 158.43 167.65
BIDV 25,197 25,497 26,786 27,948 32,355 33,251 160.99 167.86
VietinBank 25,212 25,497 26,853 28,053 32,447 33,457 161.20 168.95
Agribank 25,210 25,497 26,711 27,903 32,120 33,194 160.72 168.23
Eximbank 25,180 25,497 26,820 27,690 32,305 33,311 162.02 167.31
ACB 25,170 25,497 26,843 27,764 32,406 33,384 161.58 167.96
Sacombank 25,210 25,497 26,825 27,797 32,314 33,469 161.74 168.75
Techcombank 25,190 25,497 26,679 28,034 32,040 33,384 158.27 170.76
LPBank 25,185 25,497 27,038 27,931 32,546 33,077 162.25 169.33
DongA Bank 25,240 25,497 26,790 27,640 32,300 33,230 159.70 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?