Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)

Kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Kinh tế - Xã hội
80 năm qua, cùng với mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm tròn chức năng của đội quân lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng toàn dân, đưa Việt Nam xứng danh “quốc phú, nội yên, ngoại tĩnh, dân cường”, ngàn năm vang danh sử sách.
aa

Dân tộc Việt Nam anh hùng đã trải qua hơn 4.000 năm lịch sử. Với ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết, sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, dân tộc Việt Nam đã đẩy lùi giặc xâm lăng, vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập, đánh dấu bước khởi đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam. 80 năm qua, cùng với mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm tròn chức năng của đội quân lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng toàn dân, đưa Việt Nam xứng danh “quốc phú, nội yên, ngoại tĩnh, dân cường”, ngàn năm vang danh sử sách.


(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)


Kinh tế với quốc phòng trong tiến trình lịch sử dân tộc

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh của quốc gia đã có lịch sử lâu dài ở Việt Nam. Từ những ngày đầu thành lập nước Đại Việt, vua tôi nhà Lý đã nhất trí, đồng lòng ban hành, thực thi chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định) hay “động vi binh, tĩnh vi dân” (khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng làm người lính chiến đấu bảo vệ nhân dân; khi đất nước yên bình, trở thành người dân xây dựng, phát triển kinh tế). Những chính sách này được kế thừa, phát triển rực rỡ trong các triều đại nhà Trần và Lê Sơ, giải quyết hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước, thực hiện song song yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, trong xây dựng, phát triển kinh tế, các triều đại phong kiến cũng sử dụng nhiều chính sách như “khai hoang lập ấp” ở những nơi xung yếu để “phục binh sẵn, phá thế giặc dữ” từ xa; phát triển nghề thủ công để vừa tạo ra công cụ lao động, vừa sản xuất vũ khí, phương tiện phục vụ toàn dân đánh giặc; chăm lo mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê điều để phát triển kinh tế, tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.


Chính sách “Ngụ binh ư nông” dưới các triều đại phong kiến nước nhà (Nguồn ảnh: Đài Tiếng nói Việt Nam)


Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946 - 1975), Đảng và Nhà nước ta đã ban hành, tổ chức, lãnh đạo thành công đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh. Với chủ trương “trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng như trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế”1, vừa thực hiện phát triển kinh tế ở địa phương, vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp đất nước, chúng ta đã chiến thắng hai cường quốc xâm lăng hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.


Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp.

Ở miền Bắc, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phương lớn cho miền Nam đánh giặc, Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra chủ trương: “Trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng như trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế”2. Theo tinh thần đó, miền Bắc đã xây dựng, phát triển chế độ xã hội mới, nền kinh tế, văn hóa mới, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; đồng thời, kết hợp chặt chẽ với chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn nơi miền Nam.


Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo quân và dân kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với củng cố mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh. Đây là điều kiện cơ bản, bảo đảm cho Cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.


Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào miền Bắc những ngày tăng gia sản xuất, là hậu phương vững chắc
cho đồng bào miền Nam chống Mỹ cứu nước (Nguồn ảnh: Tạp chí Cộng sản)


Kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ đổi mới đất nước

Từ khi đổi mới đến nay, nền kinh tế nước ta thực hiện chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh không chỉ dựa vào mệnh lệnh hành chính theo kế hoạch của Nhà nước mà còn theo quy luật thị trường; sử dụng tổng hợp cả biện pháp hành chính có tính pháp lệnh và công cụ đòn bẩy kinh tế theo vận động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã đề cập đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong đó, các Điều 64, 65, 66, 67, 68 đã đề cập đến bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Trong Pháp lệnh số 02/2008/PL-UBTVQH12 ngày 12/01/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công nghiệp quốc phòng, Quốc hội đã xác định rõ chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực kinh tế - quốc phòng như: Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 43/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 phê duyệt bổ sung Đề án quy hoạch tổng thể các khu kinh tế - quốc phòng trong tình hình mới; Quyết định số 1391/QĐ-TTg ngày 09/8/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 phê duyệt Đề án tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đến năm 2020. Đặc biệt, ngày 21/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 164/2018/NĐ-CP về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng… Đây là những văn bản pháp quy, tạo khung khổ pháp lý cho việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, đồng thời, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân trong công cuộc kiến thiết đất nước thời kỳ đổi mới.

Nhìn lại chặng đường đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đã và đang thực hiện rất hiệu quả chính sách kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Từ năm 1986 đến nay, với tư duy mới về kinh tế và quốc phòng, an ninh, việc kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với kinh tế trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng bộ, ban, ngành có nhiều chuyển biến trong nhận thức và tổ chức thực hiện, qua đó đạt được nhiều kết quả khả quan. Thực hiện chủ trương “mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước tăng cường quốc phòng, an ninh” các địa phương, các ngành, lĩnh vực đã xây dựng chiến lược bài bản trong ngắn, trung và dài hạn; trong từng công trình, dự án phát triển kinh tế... đều gắn với quy hoạch tổng thể, xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ. Nhiều ngành, lĩnh vực và các công trình trọng điểm quốc gia đã kết hợp hiệu quả kinh tế với quốc phòng, an ninh như: Ngành đóng tàu, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng cầu đường, điện nước với các công trình tiêu biểu như đường dây 500KW, đường mòn Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn...

Được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất hùng quan”, từ vương triều nhà Nguyễn, đèo Hải Vân đã trở thành cửa ngõ dẫn đường vào kinh thành Huế. Theo sách “Đại Nam thực lục chính biên”, dưới thời vua Minh Mạng, đường qua đèo Hải Vân được xây cất, lát đá; đặc biệt vào năm Bính Tuất (1826), một cụm công trình được xây dựng giữa đỉnh đèo, cấu thành một pháo đài quân sự kiên cố gọi là Hải Vân Quan3. Đây cũng chính là những minh chứng đầu tiên thể hiện sứ mệnh kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh của ngọn đèo nối liền hai miền Nam - Bắc. Đến năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép đầu tư xây dựng công trình hầm Hải Vân với tổng vốn đầu tư hơn 250 triệu USD từ nguồn vốn vay của của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và một phần đối ứng của Nhà nước. Từ đây, hầm Hải Vân đồng thời đảm đương mục tiêu kép khi vừa là công trình giao thông phục vụ phát triển kinh tế, vừa là căn cứ quân sự kiên cố, án ngữ giữa không gian hùng vĩ của núi mây, đại ngàn.


Hầm Hải Vân - biểu tượng của sự kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước (Nguồn ảnh: Báo Chính phủ điện tử)


Đặc biệt, các đơn vị kinh tế - quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng. Các tập đoàn, tổng công ty kinh tế - quốc phòng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, là lực lượng chủ yếu ở những khu vực khó khăn nhất, tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo thế trận quốc phòng vững chắc tại các địa bàn trọng yếu của Tổ quốc. Các tập đoàn, tổng công ty kinh tế - quốc phòng đã thực hiện tốt mục tiêu cơ bản về kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, góp phần giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” trên các địa bàn trọng điểm của đất nước. Qua đó, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, biển, đảo.4

Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập đất nước, Đảng ta luôn xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với quốc phòng, an ninh. Do vậy, phát triển du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nhanh, bền vững và củng cố quốc phòng vững chắc cho đất nước, đặc biệt là những khu vực biên giới, hải đảo.

Tại tỉnh Lào Cai - địa phương có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, lại có vị trí chiến lược quan trọng khi tiếp giáp với Trung Quốc, chính quyền và nhân dân tỉnh đã kết hợp rất chặt chẽ việc phát triển du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh. Năm 2023, tỉnh Lào Cai đón trên 7,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch nội địa đạt trên 6,7 triệu lượt, khách quốc tế trên 500 nghìn lượt, tăng 71% so với năm 2022, đạt 121% so với kế hoạch năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt trên 22 nghìn tỉ đồng, tăng 48,9% so với năm 2022, đạt 108,5% so với kế hoạch đầu năm5. Phát triển du lịch nhanh và bền vững đã góp phần giúp tỉnh Lào Cai xây dựng thế trận biên phòng ổn định, giữ vững an ninh biên giới quốc gia. Bao năm qua, cột cờ đỏ thắm bên dòng suối Lũng Pô - nơi sông Hồng chảy vào đất Việt, nơi thu hút hàng triệu lượt khách du lịch ghé thăm hằng năm đã khẳng định chủ quyền biên cương của Tổ quốc, đồng thời giáo dục bao thế hệ về lòng tự hào, tự tôn dân tộc của lớp lớp cha anh.


Cột cờ Lũng Pô, tỉnh Lào Cai sừng sững nơi địa đầu Tổ quốc
(Nguồn ảnh: Trung Hiếu/Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)

Kế thừa và phát huy kinh tế với quốc phòng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân

Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Với tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống kết hợp kinh tế với quốc phòng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ trên với một số định hướng cụ thể sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh thời kỳ mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục tập trung giữ vững, nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của nhân dân về phòng thủ đất nước. Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương cần thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo, nội dung, phương thức, cơ chế gắn kết và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cấp, ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh

Trên cơ sở nắm vững tình hình thế giới, trong nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Đảng ta tiếp tục chỉ đạo đường lối, quan điểm lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn liền tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh với mục tiêu và giải pháp đúng đắn. Nhà nước tiếp tục thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng thành pháp luật, cơ chế, chính sách, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong điều kiện cụ thể của đất nước gắn với tình hình chung của khu vực, thế giới trong từng giai đoạn; qua đó, tạo khung khổ pháp lý thuận lợi tối đa cho các địa phương, đơn vị, cá nhân vận dụng, thực thi nghiêm túc, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được thụ hưởng thành quả của việc gắn kết”, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong giám sát việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh tại các cơ quan, đơn vị địa phương. Kịp thời phát hiện những bất cập trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh hiệu quả, sao cho gắn kết sát và đúng.

Thứ ba, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh.

Các nguồn lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh cần phải huy động, sử dụng có hiệu quả bao gồm vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và tài nguyên quốc gia... Trong đó, tập trung vào các loại vốn như: Vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)... Đặc biệt, chú trọng huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân đội; bồi dưỡng kiến thức quân sự, quốc phòng, an ninh cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ công tác quốc phòng ở bộ, ngành, Trung ương. Đồng thời, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên cho thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; tiếp tục nâng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xây dựng phát triển các khu kinh tế - quốc phòng; các dự án phát triển hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Thứ tư, tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh

Với lập trường quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vững vàng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần quán triệt những quan điểm này vào tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh. Đồng thời, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế; khắc phục được tình trạng chủ quan, duy ý chí trong tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận. Thông qua thực tiễn dự báo sự vận động, phát triển của kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong tương lai, đồng thời đề xuất đối sách ứng phó kịp thời với diễn biến phức tạp phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước.

Lịch sử hơn 4.000 năm văn hiến đã minh chứng cho truyền thống, chính sách kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Giữ gìn, kế thừa và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Đảng, Nhà nước ta luôn giữ vững vai trò lãnh đạo và “thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước” như lời của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - danh tướng kiệt xuất trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam đã căn dặn.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 535.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, trang 501.
3 Cẩm Nhung (2018). Hầm Hải Vân - dấu ấn trên hành trình Bắc - Nam.
4 Các đơn vị kinh tế - quốc phòng. Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng: https://bqp.vn/vn/bai-viet/sa-qpvn/sa-qpvn-bqp-root/sa-qpvn-bqp-child-kktqp
5 Báo Lào Cai điện tử (2023). https://baolaocai.vn/lao-cai-don-tren-72-trieu-luot-khach-du-lich-trong-nam-2023-post377846.html

Tài liệu tham khảo:

  1. Báo Lào Cai điện tử (2023). https://baolaocai.vn/lao-cai-don-tren-72-trieu-luot-khach-du-lich-trong-nam-2023-post377846.html
  2. Bộ Chính trị (2021). Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 4.
  3. Các đơn vị kinh tế - quốc phòng. Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng: https:///bqp.vn/vn/bai-viet/sa-qpvn/sa-qpvn-bqp-root/sa-qpvn-bqp-child-kktqp
  4. Cẩm Nhung (2018). Hầm Hải Vân - dấu ấn trên hành trình Bắc – Nam.
  5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, trang 501.
  6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 535.
  7. TS. Đặng Xuân Hoan (2020). Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh - Từ góc độ quản lý nhà nước.

Ngọc Linh (NHNN)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Co-opBank tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Co-opBank tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 23/12/2024 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.
Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm

Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Xây dựng tiêu chuẩn và khung năng lực chuyên môn trọng tâm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

Xây dựng tiêu chuẩn và khung năng lực chuyên môn trọng tâm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

Ngày 19/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ “Xây dựng tiêu chuẩn và khung năng lực chuyên môn trọng tâm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) và khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các vị trí đó”.
Công đoàn NHTW tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 4 và tổng kết Quy chế phối hợp với Thủ trưởng hành chính cơ quan NHTW năm 2024

Công đoàn NHTW tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 4 và tổng kết Quy chế phối hợp với Thủ trưởng hành chính cơ quan NHTW năm 2024

Ngày 19/12/2024, Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương (NHTƯ) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa Thủ trưởng hành chính cơ quan với Ban Thường vụ Công đoàn NHTƯ năm 2024 và Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn NHTƯ lần thứ 4, khóa III, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
NHNN quy định mức lãi suất trong năm 2025 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở

NHNN quy định mức lãi suất trong năm 2025 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở

Ngày 18/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của những khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.
Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với quy mô đạt 891,4 triệu USD

Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với quy mô đạt 891,4 triệu USD

Theo danh sách 25 Thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 mà Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với quy mô đạt 891,4 triệu USD.
Hội đàm song phương cấp cao năm 2024 giữa NHNN Việt Nam và Ngân hàng CHDCND Lào

Hội đàm song phương cấp cao năm 2024 giữa NHNN Việt Nam và Ngân hàng CHDCND Lào

Chiều 17/12/2024, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã diễn ra Hội đàm song phương cấp cao giữa NHNN Việt Nam và Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (NHCHDCND) Lào do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Quyền Thống đốc Vathana Dalaloy đồng chủ trì. Tham dự Hội đàm có Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHCHDCND Lào Khankeo Lamaningao, cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của ngân hàng trung ương (NHTW) hai nước.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 47/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài