Agribank góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn

Hoạt động ngân hàng
Xây dựng kinh tế tuần hoàn (KTTH) được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường. Với vai tr...
aa

Xây dựng kinh tế tuần hoàn (KTTH) được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Với vai trò là "mắt xích" quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, Agribank góp phần tạo nên các sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hóa cao tại thị trường khu vực và thế giới


Trong bối cảnh hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ sang KTTH thì đây chính là bài học kinh nghiệm sống động để Việt Nam thúc đẩy các mô hình KTTH nhanh chóng đi vào cuộc sống, thực hiện thành công mô hình nông nghiệp tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp. Phát huy vai trò ngân hàng thương mại (NHTM) hàng đầu Việt Nam, chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tích cực triển khai nhiều giải pháp góp phần cùng hệ thống chính trị thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn, KTTH.

Ở Việt Nam, mầm mống của KTTH trong nông nghiệp đã có từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhưng những năm gần đây, khi phát triển bền vững nền nông nghiệp đang đứng trước những áp lực của sự suy giảm tài nguyên, gia tăng phát thải và biến đổi khí hậu thì khái niệm KTTH mới được nhắc đến thường xuyên. Với ý nghĩa là một vòng tròn khép kín, KTTH hướng đến một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải qua xử lý được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Ở nước ta, nông nghiệp đang là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất vòng tròn khép kín mang nhiều giá trị bền vững của mô hình KTTH.

Xu hướng của nông nghiệp bền vững

Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu vượt bậc, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 đạt 3%/năm, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp chỉ chú trọng đến năng suất, sản lượng mà chưa quan tâm đến việc tận dụng các chất thải từ quá trình sản xuất gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy, hoạt động chăn nuôi trong đó chủ yếu là nhóm vật nuôi lợn và gia cầm đang là nguồn tạo khí thải lớn ra môi trường khi số lượng của đàn vật nuôi ngày càng tăng lên đáng kể. Cùng với đó là việc gia tăng sản lượng hàng nông sản trong hoạt động trồng trọt kéo theo việc sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất bảo vệ thực vật khác; phế phụ phẩm nông nghiệp, nhất là hiện tượng đốt phế phụ phẩm nông nghiệp trong trồng lúa, cà phê và ngô đã gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ tại một số địa phương.

Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực với quy mô toàn cầu, nguồn tài nguyên ngày càng hạn hẹp, nông nghiệp Việt Nam cần phải chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng KTTH tạo ra nhiều giá trị kinh tế, phúc lợi, sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào ít hơn, giảm lượng chất thải ra môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm và phát triển bền vững. Nhận thức được xu thế này, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách thực hiện KTTH nói chung và KTTH trong nông nghiệp nói riêng.

Hiện nay, KTTH trong sản xuất nông nghiệp đã được vận dụng trong phát triển các mô hình như: Trang trại vườn - ao - chuồng (VAC) hay vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hoặc vườn - ao - chuồng - biogas (VACB); mô hình “lúa, tôm”, “lúa, cá”; mô hình trồng lúa - trồng nấm - sản xuất phân hữu cơ - trồng cây ăn quả; mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp; mô hình sản xuất tổng hợp bò - trùn quế - cỏ/ngô - gia súc, gia cầm - cá; mô hình chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Farm - Food - Feed - Ferlitizer: trồng trọt - thực phẩm - chăn nuôi - phân bón); mô hình “vòng tuần hoàn xanh” trong các trang trại bò sữa. Các mô hình này áp dụng KTTH trong sản xuất, với quy trình sản xuất theo chu trình khép kín, hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với những ứng dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh, đã có nhiều địa phương triển khai các mô hình này hiệu quả.




Agribank tập trung ưu tiên nguồn vốn hướng đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, KTTH, thân thiện với môi trường

Hiện thực hệ sinh thái tuần hoàn trong nông nghiệp Việt Nam

Bám sát chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng về đẩy mạnh thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua, Agribank với vai trò tiên phong, chủ lực đã luôn chủ động, tích cực đưa các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhanh chóng đi vào cuộc sống. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nông nghiệp ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống con người, cảnh quan sinh thái, Agribank càng ý thức sâu sắc việc phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường qua mô hình KTTH trong sản xuất nông nghiệp là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh do giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên (giảm chi phí sử dụng nước, tái sử dụng các chất thải, xử lý biogas giúp giảm chi phí nhiên liệu...), giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhờ những chính sách hiệu quả, đặc biệt là chính sách về tín dụng, kinh tế nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây không ngừng phát triển. Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao để hướng tới những thị trường đầy tiềm năng đang được Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai.

Với vai trò chủ lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, hàng năm, nguồn vốn Agribank đầu tư cho "Tam nông" luôn chiếm 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn nhất thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Dòng vốn tín dụng của Agribank được tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng tín dụng xanh, năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao. Từ tháng 11/2016, Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn thông qua giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch, đồng thời không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng, đơn giản hóa thủ tục giúp khách hàng tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng. Tính đến nay, doanh số cho vay lĩnh vực này của Agribank đã đạt trên 20.000 tỷ đồng; chỉ riêng từ đầu năm 2021 đến 31/5/2021, dư nợ đạt 1.918 tỷ đồng.

Với lượng vốn lớn hàng năm cung ứng cho địa bàn nông nghiệp, nông thôn, Agribank đáp ứng nhu cầu đầu tư của mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra thị trường hàng hóa trong nông nghiệp với nhiều sản phẩm mũi nhọn, có kim ngạch xuất khẩu cao, có thương hiệu như lúa gạo, trái cây, thủy sản,... Thời gian qua, với vai trò là "mắt xích" quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, Agribank đã góp phần tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng, có giá trị hàng hóa cao, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của các thị trường khó tính và tìm được chỗ đứng tại thị trường khu vực và thế giới. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bước đầu đã tạo được sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, có đóng góp tích cực đối với quá trình triển khai tái cơ cấu nền nông nghiệp. Có thể kể đến các mô hình do Agribank đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực như: trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng, Sơn La), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai,…), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh), chanh dây, hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Nông, Kon Tum), thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)…

Lựa chọn vì tương lai

Kiên định với sứ mệnh “Tam nông”, thời gian tới, với mục tiêu hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, KTTH, thân thiện với môi trường, Agribank tập trung ưu tiên nguồn vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị tăng thêm, nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn đạt mức 70%; cải tiến quy trình thủ tục, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới phù hợp phục vụ ngày càng hiệu quả hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ.

Hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng phục vụ địa bàn nông nghiệp, nông thôn, mỗi cán bộ, người lao động Agribank nhất là những cán bộ trực tiếp tiếp cận, phục vụ khách hàng, người dân khu vực “Tam nông” hiểu rõ vai trò của KTTH, nông nghiệp tuần hoàn, trong quá trình tiếp xúc, tư vấn dự án, chương trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng, cùng khách hàng, người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chú trọng phát triển hiệu quả các mô hình KTTH trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, góp phần loại bỏ dần các mô hình sản xuất nông nghiệp cũ, lạc hậu, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại thông qua ưu đãi về cơ chế chính sách, cải tiến thủ tục hành chính, tài chính, tiếp cận các nguồn lực,... cùng ngành nông nghiệp, doanh nghiệp và người dân thực hiện KTTH một cách hệ thống và đồng bộ; hỗ trợ người dân phát triển chuỗi cung ứng cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Từ đó, các mô hình KTTH trong nông nghiệp tốt được khuyến khích và tạo hiệu ứng thực hiện KTTH trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Ý thức được vai trò định chế tài chính đầu tư nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank thông qua những hành động cụ thể tuyên truyền, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn đạt hiệu quả; đồng thời, nêu cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành nông nghiệp và doanh nghiệp, người dân tích cực, đồng lòng thúc đẩy kinh tế xanh, KTTH đảm bảo “lấy bảo vệ môi trường và sức khỏe Nhân dân là mục tiêu hàng đầu”, đúng như yêu cầu đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tuấn Minh

Tạp chí Ngân hàng số 14/2021

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.378 km2, dân số toàn tỉnh khoảng 1,6 triệu người, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2022 đạt 910.502 người...
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Theo thống kê, huyện Tân Lạc có 5 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với 146 xóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 24 xóm đặc biệt khó khăn.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Theo Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng (Thông tư số 50/2024/TT-NHNN), kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng và là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia.
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo

Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo

Cuộc sống của nhiều người dân tại các miền quê trên cả nước đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ

Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi (cơn bão số 3) và hoàn lưu sau bão. Mặc dù các hộ dân bị mất trắng toàn bộ vốn liếng, tài sản nhưng gần như đa số đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Trong những năm qua, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các quốc gia và một số khuyến nghị

Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các quốc gia và một số khuyến nghị

Các quốc gia cần phải xem xét lại cách tiếp cận của mình đối với chính sách thuế để bảo đảm rằng sự phát triển kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho những tập đoàn lớn mà còn cho toàn xã hội. Một trong những giải pháp khả thi là áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu nhằm hạn chế “cuộc đua xuống đáy” và tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài