Nga bị loại khỏi SWIFT và một số tác động tới Việt Nam
10/03/2022 8.257 lượt xem
Ngày 24/02/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Điện Kremlin quyết định thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Phản ứng với quyết định trên của Nga, trong một tuyên bố chung, ngày 26/02/2022, Mỹ, Ủy ban châu Âu (EU), Pháp, Đức, Italia, Anh và Canada thông báo loại Nga ra khỏi SWIFT. Hệ quả của việc cấm Nga kết nối với SWIFT là vô cùng lớn, thậm chí nó còn được ví như “vũ khí hạt nhân tài chính” đối với Nga. Tuy nhiên, không chỉ Nga thiệt hại mà các quốc gia khác cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, sự kiện này còn tác động không nhỏ tới đà phục hồi kinh tế thế giới hậu đại dịch Covid-19.

SWIFT là gì?

SWIFT là chữ viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). SWIFT quản lý hệ thống nhắn tin an toàn chính mà các ngân hàng sử dụng để thực hiện các khoản thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng và an toàn, cho phép thương mại quốc tế diễn ra suôn sẻ. Nó đã trở thành cơ chế chính để tài trợ cho thương mại quốc tế. Vào năm 2020, khoảng 38 triệu giao dịch được gửi mỗi ngày qua nền tảng SWIFT, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trị giá hàng nghìn tỷ USD. Hiện nay, SWIFT được coi là “xương sống” của nền tài chính thế giới. SWIFT, ra đời năm 1973, có trụ sở tại Bỉ, là một cơ chế hợp tác của hàng nghìn tổ chức thành viên sử dụng dịch vụ này. SWIFT là tổ chức "trung lập", hoạt động theo luật pháp Bỉ và tuân thủ các quy định của EU. Tuy nhiên, Iran đã bị cấm sử dụng SWIFT vào năm 2012, như một phần của lệnh trừng phạt đối với chương trình hạt nhân của nước này. Việc bị cấm sử dụng SWIFT khiến nước này mất gần một nửa doanh thu xuất khẩu dầu và 30% doanh thu ngoại thương.

Hậu quả việc Nga bị loại khỏi SWIFT

Trong hàng loạt biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây nhằm vào Nga khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, ngày 26/02/2022, một tuyên bố chung về việc loại Nga ra khỏi SWIFT đã được nhất trí bởi Mỹ, EU, Pháp, Đức, Italia, Anh và Canada. Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, lệnh cấm SWIFT là một "vũ khí hạt nhân tài chính". Hãng tin Reuters cho hay, ngay sau khi Nga bị cấm kết nối với SWIFT, ngày 28/02/2022, hai tập đoàn dầu khí Shell và BP của Anh đã rút cổ phần, ngừng hợp tác các dự án dầu mỏ tại Nga; Ngân hàng HSBC thu hẹp hoạt động và nhiều công ty khác cũng đang lên kế hoạch rút khỏi Moscow. Đây không chỉ là đòn giáng mạnh đối với nền kinh tế Nga mà còn phủ bóng đen lên nền kinh tế thế giới.

Báo Công an Nhân dân điện tử, số ra ngày 28/02/2022, trích dẫn nguồn tin từ Sputnik cho biết, khoảng 300 ngân hàng và tổ chức hàng đầu Nga đang sử dụng SWIFT, hơn một nửa tổ chức tín dụng Nga có đại diện trong SWIFT và Nga được xếp thứ hai về số lượng người dùng nền tảng này, chỉ sau Mỹ. Giới quan sát nhận định, biện pháp trừng phạt này có thể sẽ tàn phá nền kinh tế và thị trường Nga, ảnh hưởng nặng nề đến đồng Ruble. Phản ứng tiêu cực trước cú sốc trên, đồng Ruble có lúc giảm tới 30% so với USD.

Ban đầu, khi quyết định loại Nga ra khỏi SWIFT, Mỹ, EU, Anh không công bố danh sách cụ thể các ngân hàng Nga nào bị cấm kết nối SWIFT. Tuy nhiên, ngày 02/3/2022, theo hãng tin Reuters, EU chính thức liệt kê 7 ngân hàng của Nga bị loại khỏi SWIFT gồm Ngân hàng VTB - ngân hàng lớn thứ hai của Nga, Ngân hàng Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Ngân hàng Rossiya, Sovcombank và VEB (Vnesheconombank). Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Đáng chú ý, danh sách trên không nêu tên hai ngân hàng lớn của Nga là Sberbank và Gazprombank, vì đây là những kênh thanh toán chính cho dầu khí của Nga, mặt hàng mà các nước EU vẫn đang phải nhập khẩu bất chấp mâu thuẫn hiện tại. Theo Tổng cục Năng lượng EU, tỷ trọng khí đốt EU nhập từ Nga chiếm 41% tổng lượng khí đốt mà khối này nhập khẩu trong năm 2021.

Việc loại bỏ Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các tổ chức tài chính gần như không thể gửi tiền vào hoặc ra khỏi nước này, gây ra cú sốc cho các công ty Nga và khách hàng nước ngoài của các công ty này - đặc biệt là những nhà nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt bằng đồng USD. Theo học giả Maria Shagina từ Viện Các vấn đề quốc tế Phần Lan, việc bị loại bỏ khỏi SWIFT sẽ chấm dứt tất cả các giao dịch quốc tế của Nga, gây ra những biến động tiền tệ và khiến dòng vốn đổ ra ngoài cực lớn.

Mô tả chi tiết thêm về việc Nga bị ngắt kết nối với SWIFT, báo Tuổi trẻ online ngày 27/02/2022, dẫn lời ông Thomas Hung Tran (chuyên gia phòng chống gian lận và tội phạm tài chính - Vương quốc Anh) cho biết, SWIFT cũng giống như hệ thống điện báo của ngân hàng, khi giao dịch kinh tế dựa trên hệ thống này bị cô lập thì các bên sẽ rơi vào tình trạng chờ thanh toán, phải cầm vali tiền mặt sang tận Nga để đưa và ngược lại. Đối với những giao dịch hàng chục triệu USD thì việc cầm tiền mặt đi thanh toán là rất bất tiện. Trong bối cảnh căng thẳng, nhiều giao dịch liên quan đến việc mua bán dầu mỏ, thanh toán hợp đồng tư vấn, mua bán tài sản, du lịch lữ hành… sẽ bị ảnh hưởng.

Phân tích việc Nga bị các nước phương Tây ngắt kết nối với SWIFT, ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Á Châu cho biết, do là quốc gia có các tổ chức tài chính kết nối SWIFT lớn thứ 2 sau Mỹ nên việc Nga không được giao dịch qua hệ thống này thì thiệt hại không phải chỉ ở các ngân hàng của Nga mà là của nhiều ngân hàng trên thế giới. Nhiều khoản nợ các ngân hàng châu Âu đến hạn có thể bị các ngân hàng Nga mượn lý do không kết nối để hoãn thời gian trả. Khi đó, các ngân hàng châu Âu sẽ rơi vào tình thế lao đao. Bên cạnh đó, cũng theo ông Từ Tiến Phát, kinh tế Nga và Ukraine chỉ chiếm dưới 2% kinh tế toàn cầu nên việc xung đột của 2 nước này không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế thế giới. Thế nhưng, việc phương Tây trừng phạt Nga bằng cách loại ra khỏi SWIFT thì có thể làm cho nước này không xuất khẩu được dầu thô (do không thanh toán được). Khi đó, giá dầu thô có thể tăng mạnh, kéo lạm phát toàn cầu tăng nóng, ảnh hưởng rất lớn đến đà tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhà phân tích Amrita Sen của công ty tư vấn Energy Aspects nhận định giá dầu Brent có khả năng vượt 110 USD/thùng, thậm chí còn cao hơn. Khi giá tăng quá cao thì kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với bài toán chi phí tăng, cước vận chuyển tăng, khiến giá hàng hóa cơ bản đều tăng. Việc tăng giá hàng hóa cơ bản cũng như dòng tiền rút ra khỏi thị trường tài chính để tìm nơi trú ẩn an toàn hơn sẽ khiến cho các ngành sản xuất bị ảnh hưởng và phần nào đó cản trở đà phục hồi kinh tế thế giới, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi “sự tàn phá của cơn sóng dữ Covid-19” thời gian qua gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trước đây, vào tháng 8/2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea, Vương quốc Anh đã kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu xem xét một lựa chọn như vậy. Ông Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga, khi đó dự báo rằng, động thái như vậy có thể khiến GDP của Nga giảm 5%. Việc loại Nga khỏi SWIFT có thể gây ảnh hưởng đến Nga, nhưng hậu quả của nó chia đều với cả Mỹ và châu Âu.
 
Khi Nga bị loại khỏi SWIFT thì các quốc gia là đối tác có giao thương với Nga sẽ chịu tác động nhất định
(Ảnh minh họa)
 
Các biện pháp đối phó của Nga khi bị loại khỏi SWIFT

Sau cuộc khủng hoảng Crimea, từ năm 2014, Nga đã từng bước thực hiện các biện pháp có khả năng làm giảm tác động của việc bị loại khỏi hệ thống SWIFT. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Nga đã tạo ra hệ thống nhắn tin của riêng mình - Hệ thống chuyển các thông điệp tài chính (SPFS) để thay thế SWIFT. Tháng 3/2017, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, hệ thống SPFS đã hoàn thiện. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, SPFS hiện có khoảng 400 thành viên; 20% giao dịch chuyển tiền trong nước hiện được thực hiện thông qua SPFS. Tuy nhiên, dung lượng cho nội dung tin nhắn chuyển tiền bị hạn chế và giao dịch qua SPFS chỉ được thực hiện trong ngày làm việc trong tuần.

Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới mới ra đời của Trung Quốc có tên là CIPS cũng có thể là một giải pháp thay thế khi Nga bị loại khỏi SWIFT. Ngoài ra, Nga cũng tính đến sử dụng tiền ảo (cryptocurrency). Tuy nhiên, những lựa chọn nói trên không phải là một sự thay thế hoàn hảo cho SWIFT và không chỉ hệ thống ngân hàng và các công ty của Nga sẽ phải hứng chịu hậu quả từ việc Nga bị rút khỏi SWIFT.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu những tác động của các biện pháp trừng phạt hà khắc do phương Tây áp đặt liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, ngày 27/02/2022, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố một loạt biện pháp hỗ trợ thị trường trong nước: tiếp tục mua vàng trên thị trường trong nước, thực hiện đấu giá mua lại không giới hạn và tăng phạm vi chứng khoán có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn, từ chối các lệnh chào bán chứng khoán Nga của khách hàng nước ngoài.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nga cũng sẽ tạm thời nới lỏng các hạn chế đối với trạng thái ngoại tệ mở của các ngân hàng, qua đó cho phép các ngân hàng chống chịu với “các hoàn cảnh bên ngoài.” Ngày 28/02/2022, Ngân hàng Trung ương Nga đã thông báo nâng lãi suất chủ chốt từ mức 9,5% lên 20%. Cơ quan này khẳng định có các nguồn lực cần thiết để duy trì sự ổn định của lĩnh vực tài chính, bất chấp các trừng phạt của phương Tây.

Cần lưu ý thêm là, sau khi sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014, Nga cũng đối mặt với việc bị kêu gọi loại khỏi SWIFT và điều đó đã khuyến khích các nhà hoạch định chính sách của Nga đưa ra các biện pháp giúp nền kinh tế tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD, một trong số đó là thực hiện các giao dịch quốc tế bằng các loại tiền tệ khác.

Một số tác động tới Việt Nam

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, khi Nga bị loại khỏi SWIFT thì các quốc gia là đối tác có giao thương với Nga, trong đó có Việt Nam sẽ chịu tác động nhất định, hoạt động thanh toán sẽ khó khăn hơn. Hiện nay, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các giao dịch thanh toán quốc tế tại Việt Nam hiện chủ yếu được xử lý bằng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua SWIFT và dịch vụ chuyển tiền Western Union do các tổ chức tín dụng trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế. Cùng với đó, trong hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM, các phương tiện truyền tin được sử dụng còn bao gồm thư tín và telex. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho biết, việc xử lý qua SWIFT hiện là chủ yếu và chủ lực, bởi đây là hệ thống thanh toán toàn cầu hiện đại, nhanh chóng, độ bảo mật rất cao và chi phí thấp hơn các giao dịch thanh toán truyền thống khác.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Nga, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 01-11/2021 giữa Việt Nam và Nga đạt 6,3 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 4,5 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có nguồn gốc thực vật Việt Nam xuất khẩu sang Nga đạt 282 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng cà phê của Việt Nam đạt 153 triệu USD, tăng trưởng 20%; các loại quả, hạt xuất khẩu đạt 75,5 triệu USD, tăng khoảng 38%. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỷ USD tăng 38,3% (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,89 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga). Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỷ USD trong năm 2021.

Một ngành hàng thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột này, đó là thủy sản. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ảnh hưởng tâm lý khiến cả khách hàng và doanh nghiệp e ngại giao dịch trong bối cảnh hiện nay. Một số khách hàng châu Âu mua thủy sản Việt Nam để bán sang Nga cũng bị tác động dây chuyền. Hơn nữa, việc giá dầu leo thang tiếp tục ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, đặc biệt vận tải nội địa, cước tàu biển gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Số liệu của VASEP cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu sang Nga đã tăng 21% trong năm 2021. Số doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang thị trường này đã tăng gấp đôi, lên 50 doanh nghiệp trong năm 2021 và khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam được Nga cải thiện. Tính đến hết tháng 11/2021, xuất khẩu thủy sản sang Nga đạt gần 150 triệu USD.

Theo Dragon Capital, trong ngắn hạn, cuộc xung đột này có tác động không lớn đối với thương mại Việt Nam vì tỷ trọng thương mại của Nga và Ukraine với Việt Nam lần lượt chỉ chiếm 1% và 0,1% kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vai trò của Nga và Ukraine ngày càng tăng đối với thương mại quốc tế khi chiếm 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Về lâu dài, Việt Nam vẫn sẽ chịu một số tác động do hai quốc gia này có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng và năng lượng toàn cầu.

Cuộc xung đột này sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm gia tăng lạm phát, gây khó khăn cho Việt Nam trong ngắn hạn. Mục tiêu tăng trưởng năm nay mà Chính phủ đặt ra là 6 - 6,5% và kiềm chế lạm phát dưới 4% là thách thức không nhỏ. Khi lạm phát trên toàn cầu tăng sẽ làm cho tiêu dùng vốn đang phục hồi yếu ớt bị thu hẹp lại, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thời gian gần đây, giá dầu tăng mạnh kéo theo nguyên vật liệu đầu vào đều tăng như phân bón, sản phẩm hóa chất, than đá... Bên cạnh đó, sự gián đoạn hoặc chi phí tăng thêm của chuỗi cung ứng cũng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, trong đó là các ngành như nông sản, lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp...  Nước ta đang thực hiện hàng loạt các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế hậu đại dịch Covid-19, khi chi phí đầu vào, nguyên vật liệu tăng sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai và tiến độ giải ngân các gói phục hồi kinh tế của Chính phủ.

Trong bối cảnh Mỹ và EU tăng cường các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga, hệ thống NHTM Việt Nam đối mặt với một số tác động tiêu cực, nhất là các tổ chức hiện đang có liên quan hoặc hợp tác trực tiếp với tổ chức tài chính quốc tịch Nga. Lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo NHNN khẩn trương rà soát hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Nga thông qua hệ thống NHTM. Ngày 01/3/2022, NHNN đã có Công văn số 1143/NHNN-HTQT yêu cầu các NHTM báo cáo về: (i) Tình hình hợp tác giữa từng NHTM với thị trường Nga như quan hệ đại lý, doanh số thanh toán, chuyển tiền, các dự án hợp tác, khó khăn, vướng mắc…; (ii) Các tác động của lệnh trừng phạt Nga đối với việc xử lý giao dịch khách hàng đặc biệt về tình hình công nợ hai chiều; (iii) Đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thanh toán chuyển tiền với thị trường Nga trong thời gian tới.

Kết luận

Việc Nga bị ngắt kết nối với SWIFT được ví như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó được ví như “vũ khí hạt nhân tài chính” với mục tiêu làm tê liệt nền kinh tế Nga khi mà các hoạt động giao thương quốc tế của các doanh nghiệp và người dân Nga với bên ngoài bị ngưng trệ. Tuy nhiên, mặt khác, đối với các đối tác phương Tây của Nga cũng không tránh khỏi thiệt hại khi mà các doanh nghiệp, người dân những nước này không thể rút tiền, thanh toán đơn hàng hay không thể nhập khẩu hàng hóa từ Nga. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc tế, hiện nay, Nga là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất khí đốt và là nước cung cấp khí đốt số 1 cho châu Âu. Hệ quả của quyết định loại Nga khỏi SWIFT làm cho nền kinh tế thế giới vốn đã “ốm yếu” sau đại dịch Covid-19, nay lại bị bồi thêm một đòn chí mạng. Nói cách khác, nền kinh tế thế giới phải hứng chịu cú sốc kép. Điều này khiến cho quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ chậm lại, các nước phải đối mặt với nguy cơ lạm phát bùng phát mạnh, khủng hoảng năng lượng, giá dầu - khí đốt leo thang, chứng khoán chao đảo, chuỗi cung ứng toàn cầu lại đứng trước nguy cơ bị đứt gãy một lần nữa… Với Việt Nam, việc Nga bị loại khỏi SWIFT sẽ ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế của nước ta sau đại dịch Covid-19, theo Dragon Capital và nhiều chuyên gia kinh tế, tác động này trong ngắn hạn là nhỏ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện này cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình giao dịch với các đối tác Nga sẽ phải tính đến những phương thức, hướng đi khác.

Chưa biết cuộc xung đột này diễn ra trong bao lâu, khi nào kết thúc, nhưng thiệt hại về vật chất, tinh thần, sinh mạng là hiện hữu đối với các bên liên quan trực tiếp. Trên bình diện toàn cầu, nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng do giá xăng dầu, khí đốt tăng làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh đẩy giá hàng hóa và chi phí sinh hoạt tăng, nguy cơ bùng phát lạm phát, dòng luân chuyển vốn đầu tư có thể bị gián đoạn, ngưng trệ, thất nghiệp gia tăng, thậm chí gia tăng tình trạng bất ổn gây áp lực lên công tác điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ các nước trên thế giới. Chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu rất có thể một lần nữa bị đe dọa đứt gãy làm cho quá trình phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch Covid-19 bị đe dọa nghiêm trọng. Có thể nói, cái giá phải trả của cuộc xung đột này là vô cùng lớn.

Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này. "Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây đau khổ sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như các nước khác", Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu trong phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng để thảo luận về tình hình Ukraine vào ngày 01/3/2022. Các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, để đạt được giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

 
Tài liệu tham khảo:

1. Linh Đan: Quyết định loại Nga khỏi SWIFT “phủ bóng” nền kinh tế thế giới. Truy cập tại: https://cand.com.vn/binh-luan-quoc-te/quyet-dinh-loai-nga-khoi-SWIFT-phu-bong-nen-kinh-te-the-gioi-i645491/
2. Bông Mai: Nga bị loại khỏi SWIFT, bất tiện khi phải “cầm cả vali tiền mặt đi thanh toán”. Truy cập tại: https://tuoitre.vn/nga-bi-loai-khoi-SWIFT-bat-tien-khi-phai-cam-ca-vali-tien-mat-di-thanh-toan-20220227173900683.htm

3. Nguyễn Văn Đáng: Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao. Truy cập tại: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/chien-su-tai-ukraine-nghi-ve-triet-ly-ngoai-giao-819396.html 
4. Ngọc Ánh: Việt Nam kêu gọi giảm leo thang căng thẳng ở Ukraine. Truy cập tại: https://vnexpress.net/viet-nam-keu-goi-giam-leo-thang-cang-thang-o-ukraine-4433810.html
5. Russell Hotten: Ukraine conflict: What is SWIFT and why is banning Russia so significant?. Truy cập tại: https://www.bbc.com/news/business-60521822
6. Một số tài liệu tham khảo khác.
 

Quỳnh Anh (Hà Nội)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
08/07/2024 1.309 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
03/07/2024 1.843 lượt xem
Mục tiêu của bài viết nhằm xem xét cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống thông qua những quy định hiện hành tại một số quốc gia; qua đó, đưa ra các hàm ý đối với Việt Nam.
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
19/06/2024 2.473 lượt xem
Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
06/06/2024 3.333 lượt xem
Trong kỉ nguyên của công nghệ số, sự xuất hiện của một hình thức tiền tệ số hay tiền mã hóa là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ (Milutinovic, 2018). Tiền mã hóa sử dụng công nghệ mã hóa và chuỗi khối (Blockchain) để bảo đảm tính an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính.
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
24/05/2024 4.204 lượt xem
Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) là những định chế tài chính phát triển lớn, thành công trên thế giới...
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
20/05/2024 4.296 lượt xem
Đi đôi với phát triển kinh tế, Trung Quốc dần hình thành và triển khai chiến lược bài bản xây dựng và củng cố sức mạnh tài chính - tiền tệ với trọng tâm là phát triển CNY trở thành đồng tiền quốc tế...
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
16/05/2024 5.883 lượt xem
Trong kỉ nguyên của nền công nghiệp 4.0, tiền mã hóa là một ứng dụng tiêu biểu của công nghệ số Blockchain. Các loại tiền mã hóa xuất hiện là tất yếu trong quá trình phát triển của các hình thái tiền tệ, đem đến sự phát triển vượt bậc về thương mại điện tử và mở ra cho thị trường tài chính một trang mới.
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
08/05/2024 4.941 lượt xem
Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây rất nhiều khó khăn, tổn thất về người, kinh tế cho các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, doanh nghiệp nào theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, công bố các chỉ tiêu ESG (Enviromental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong nhiều năm qua luôn thu hút được sự đồng hành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
16/04/2024 5.727 lượt xem
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
04/04/2024 7.406 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 9.048 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 27.741 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 10.156 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 14.764 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 10.287 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?