Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa

Sự kiện
Ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN cho biết, giáo dục tài chính là một nội dung rất quan trọng trong Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia 2020 - 2025.
aa

Ngày 10/01/2025 vừa qua, tại xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cùng Ngân hàng TNHH MUFG Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và Công ty Tài chính tiêu dùng SHB Finance đã phối hợp tổ chức Chương trình giáo dục tài chính “Hiểu để không bị mắc lừa”. Đây là hoạt động thiết thực cung cấp các kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giúp cộng đồng, người dân địa phương tăng khả năng tự bảo vệ trước những “cạm bẫy” tín dụng ngày càng tinh vi như hiện nay.

Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN phát biểu khai mạc Chương trình

Tham dự và đồng hành cùng chương trình có ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN; bà Hoàng Thị Phương Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN; ông Kojima Masao - Tổng Giám đốc Chi nhánh MUFG Hà Nội; ông Lê Thành Chung - Phó Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông, NHCSXH; bà Olena Khlon - Tổng Giám đốc SHB Finance. Về phía địa phương, có ông Sùng A Chênh, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hòa Bình; ông Nguyễn Thanh Tuấn - Uỷ viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc; ông Nguyễn Minh Hưng - Giám đốc NHCSXH tỉnh Hòa Bình… cùng các cán bộ, công chức, người lao động thuộc các đơn vị.

Ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN cho biết, giáo dục tài chính là một nội dung rất quan trọng trong Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia 2020 - 2025. Để triển khai Chiến lược tài chính quốc gia này, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tổ chức tín dụng mà Thủ tướng Chính phủ là Trưởng ban. Do đó, việc nâng cao hiểu biết về tài chính an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa là rất cần thiết đối với người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ lừa đào tài chính, không chỉ xảy ra ở các vùng đô thị lớn mà còn xảy ra ở vùng nông thôn như: Đầu tư tài chính dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp nhưng biến tướng, lừa đảo giao hàng và giao dịch trên sàn thương mại điện tử, cho vay tín dụng đen, lừa đảo qua email, qua tin nhắn, giả danh cán bộ cơ quan chức năng thực thi pháp luật… Chương trình nâng cao hiểu biết tài chính lần này là cơ hội tốt để chia sẻ thêm về tài chính, an ninh, an toàn thông tin đến người dân xã Toàn Sơn, đặc biệt giới thiệu, cảnh báo về tín dụng đen, người dân cần hiểu đúng về vay tín dụng, nên thực hiện vay tại cơ sở được nhà nước cấp phép, tránh xa tín dụng đen và những chiêu trò lừa đảo tương tự.

Phát biểu tại chương trình, ông Kojima Masao - Tổng Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng MUFG chia sẻ, giáo dục tài chính và kinh tế là một trong bốn trụ cột chính về trách nhiệm cộng đồng của Doanh nghiệp mà MUFC hướng tới. MUFC tin rằng, bằng cách trang bị cho các cá nhân kiến ​​thức và công cụ để nhận biết và tránh các hành vi lừa đảo tín dụng và cho vay nặng lãi, họ có thể bảo vệ gia đình, bạn bè và hàng xóm của mình khỏi rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, ông Kojima Masao nhấn mạnh.

Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Ông Kojima Masao - Tổng Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng MUFG

Theo bà Olena Khlon - Tổng Giám đốc SHB Finance, những hỗ trợ về kiến thức tài chính của SHB Finance là không lợi nhuận và không có giới hạn. SHB Finance kỳ vọng mang tới nguồn kiến thức và nguồn vốn sinh kế bền vững cho các hộ gia đình và người dân trên khắp Việt Nam, cả về vật chất, tinh thần. Đây chính là cách SHB Finance đóng góp với cộng đồng trong hành trình vươn mình, hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam.

Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Bà Olena Khlon - Tổng Giám đốc SHB Finance
Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Toàn cảnh Chương trình

Phát biểu bế mạc chương trình, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc gửi lời cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của các đơn vị đối với những hộ nghèo trên địa bàn huyện, đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị trên hành trình đóng góp vào hoạt động tái thiết cuộc sống cho người dân và phát triển bền vững của cộng đồng. Đại diện lãnh đạo huyện Đà Bắc cho biết, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, huyện đã nỗ lực thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để triển khai hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn, song cuộc sống của bà con vẫn còn rất vất vả. Trong thời điểm “bùng nổ” công nghệ mang đến nhiều tiện ích cho người dùng nhưng đồng thời kèm theo rủi ro tiềm tàng như hiện nay, đặc biệt với những khu vực vùng sâu, vùng xa, người dân nghèo không có nhiều cơ hội tìm hiểu và tiếp cận với thông tin mới, Chương trình giáo dục tài chính do NHNN và các đơn vị phối hợp tổ chức là hoạt động hết sức thiết thực; mang đến những kiến thức bổ ích kèm theo ví dụ cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với xu hướng chung và căn cứ theo tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh, giúp các cá nhân, hộ gia đình nâng cao hiểu biết về tài chính để có thể giúp mình và giúp đỡ cả những người xung quanh họ.

Cũng tại chương trình, các phần quà đã được trao tận tay 100 hộ nghèo thuộc huyện Đà Bắc nhằm góp phần chia sẻ khó khăn, hỗ trợ các gia đình trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025.

Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Nâng cao hiểu biết tài chính, an ninh thông tin: Hiểu để không bị mắc lừa
Đại diện Ban tổ chức trao quà cho 100 hộ gia đình tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Theo sbv.gov.vn

Tin bài khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Hà Nội, ngày 13/01/2025.
Tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội tại tỉnh Lào Cai

Tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội tại tỉnh Lào Cai

Ngày 12/01/2025, Đoàn công tác Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) do đồng chí Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chủ tịch Công đoàn NHVN làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại tỉnh Lào Cai.
Agribank - Đồng hành phát triển cùng cộng đồng

Agribank - Đồng hành phát triển cùng cộng đồng

Những nỗ lực không ngừng nghỉ này chính là minh chứng rõ nét cho tinh thần trách nhiệm xã hội mà Agribank luôn đề cao, hướng đến một tương lai thịnh vượng và tốt đẹp cho người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước...
Ngành Ngân hàng thăm, tặng quà Tết và trao hỗ trợ an sinh xã hội tại Yên Bái

Ngành Ngân hàng thăm, tặng quà Tết và trao hỗ trợ an sinh xã hội tại Yên Bái

Sáng 11/01/2025, Đoàn công tác của ngành Ngân hàng do đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại tỉnh Yên Bái.
Vietcombank tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Vietcombank tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 10/01/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức thành công Hội nghị tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Agribank ghi dấu ấn với nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Agribank ghi dấu ấn với nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Ngày 10/01/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú tham dự và chỉ đạo tại Hội nghị.
Kế hoạch công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong ngành Ngân hàng giai đoạn 2025-2026

Kế hoạch công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong ngành Ngân hàng giai đoạn 2025-2026

Ngày 09/01/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-NHNN về công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong ngành Ngân hàng giai đoạn 2025-2026.
Lễ công bố khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR Việt Nam - Lào

Lễ công bố khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR Việt Nam - Lào

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (NHCHDCND) Lào đã tổ chức Lễ công bố khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR giữa Việt Nam - Lào.
Xem thêm
Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Mục đích thế chấp theo Luật Nhà ở năm 2023 là để vay vốn đầu tư chính dự án nhà ở thương mại hoặc xây dựng nhà ở thuộc dự án nhà ở thương mại và bên nhận thế chấp chỉ có thể là tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án hoặc tài trợ cho việc xây dựng nhà ở thuộc dự án.
Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ quyết tâm triển khai các giải pháp đã đề ra, đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tháo gỡ những khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn tín dụng ngân hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế, hướng tới việc thực hiện những mục tiêu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp công sức vào công cuộc chuyển mình, cất cánh của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Thông điệp truyền thông chính sách có tác động rất lớn đến cảm xúc, nhận thức của người tiếp nhận truyền thông, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen và đặc biệt là cách thức tương tác với nhau giữa các chủ thể truyền thông. Truyền thông đang tạo ra quá trình xã hội hóa người dùng nên thông điệp truyền thông chính sách ngày càng tác động lớn đến sự khuếch tán của nội dung truyền thông...
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3