Kinh nghiệm ứng phó với bất ổn tài chính của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
21/02/2017 10:10 8.432 lượt xem
TS. Phan Diên Vỹ 
 
 
Trong thời gian qua, thế giới đã trải qua không ít cuộc khủng hoảng tài chính. Các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng và khủng hoảng nợ. Nhìn chung, khủng hoảng tài chính có xu hướng tăng về số lượng, tần suất và mức độ nghiệm trọng; gây nên nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế các nước có liên quan. Gần đây nhất, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn từ đầu năm 2008 tại Hoa Kỳ kéo theo nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế thế giới; và hiện nay, vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, tài chính vào khu vực toàn cầu, với nhiều cơ hội và thách thức song hành, đan xen nhau. Bài viết nêu kinh nghiệm của một số nền kinh tế trong việc ứng phó với bất ổn tài chính, và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, và đề xuất một số giải pháp tăng cường nền tảng ổn định tài chính ở Việt Nam
 
1. Kinh nghiệm của một số nền kinh tế trong việc ứng phó với bất ổn tài chính
1.1. Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu
Cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro bắt đầu khi những thành viên không thể tự ứng phó với vấn đề mất cân bằng tài khóa trong nước. Những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công đã bắt đầu từ năm 2009. Ðến tháng 11, sau khủng hoảng nợ ở Dubai, quan ngại về tình hình nợ công ở các nước châu Âu bắt đầu lớn dần lên. Dấu hiệu khủng hoảng bắt đầu rõ hơn sau khi Hy Lạp thừa nhận (vào tháng 12) tổng dư nợ lên tới 300 tỷ Euro (tương đương 113% GDP), dù bác bỏ việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ này.
Ðến năm 2010, diễn biến nợ công xấu dần. Vào tháng 1, EU chỉ ra những sai lệch trong quy trình hạch toán kế toán ở Hy Lạp. Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp năm 2009 được điều chỉnh lên 12,9% (thay vì 3,9% như công bố trước đó), cao hơn 4 lần so với mức cho phép của EU. EU cũng bác bỏ khả năng Hy Lạp sẽ rời khỏi khu vực đồng Euro. Tuy nhiên, quan ngại tiếp tục tăng mạnh đối với các nước vay nợ nhiều như Bồ Ðào Nhà, Ai-len, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Ðồng Euro tiếp tục sụt giảm so với các đồng tiền chủ chốt.
Trước khi khủng hoảng nợ công chính thức bắt đầu vào năm 2009, các quốc gia Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ailen, Italy, Bồ Ðào Nha luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách và phải vay nợ khá nhiều để bù đắp bội chi.
Trong bối cảnh ấy, khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro xảy ra do một số nguyên nhân chính. Về nguyên nhân chủ quan, việc kiểm soát vay nợ của nhiều thành viên EU không chặt chẽ, thiếu nghiêm túc trong việc tuân thủ an toàn của nợ công. Bên cạnh đó, một số thành viên EU sử dụng nợ công kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ. Yếu kém trong kiểm soát, giám sát thị trường tài chính cũng làm bùng phát bong bóng bất động sản, rõ nhất là ở Ailen. Trên một phương diện khác, các nguyên tắc tài chính đã bị lấn át bởi các mục tiêu chính trị, nhất là trường hợp của Hy Lạp. Bản thân thể chế, tổ chức và vận hành của định chế EU cũng hạn chế khả năng phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro nợ công. Trước hết, sự hạn chế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro. Thứ hai, mức độ tự chủ của từng nước thành viên vẫn bị hạn chế. Thứ ba, các chế tài của đối với vi phạm còn thiếu, lỏng lẻo, thiếu hiệu lực.
Về nguyên nhân chủ quan, khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng Euro có phần do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu trong nhiều thành viên trong khu vực trên các lĩnh vực, phương diện khác nhau (kể cả tăng trưởng GDP, thất nghiệp và ngân sách nhà nước.
(Xem bảng 1)

Ðể đối phó với cuộc khủng hoảng, dưới sợ hỗ trợ trực tiếp từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các thành viên EU đã phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt chi ngân sách, “thắt lưng buộc bụng”, hết sức khắc khổ nhằm nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách xuống chỉ còn 3% GDP và nợ công dưới mức 60% GDP. Nhìn chung, các biện pháp ứng phó chỉ thiên về chống chọi với những khó khăn tài chính trước nhằm tránh tác động lây lan ở cả khu vực sử dụng đồng Euro.
Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp thông qua việc thành lập Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), EU yêu cầu các thành viên được cứu trợ phải tự mình có những biện pháp nhằm cắt giảm mức thâm hụt ngân sách hiện có. Những chính sách này phải có lộ trình rõ ràng và được công bố chi tiết.   
1.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2008 đã nhanh chóng lây lan thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu1.  Cuộc khủng hoảng này còn được gọi là khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, kéo theo khủng hoảng kinh tế tại một số nước, khu vực trên thế giới và có tác động khác nhau (về cấp độ và kênh lan tỏa) lên hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, nhất là các nước phát triển ở khu vực châu Âu.
Cuộc khủng hoảng lần này ở Hoa Kỳ xuất phát từ một số nguyên nhân chính. Thứ nhất, những mất cân đối vĩ mô toàn cầu, giữa một bên là mức thâm hụt thương mại nặng nề và khoảng cách tiết kiệm - đầu tư quá lớn của Mỹ với thặng dư cả về thương mại, cán cân thanh toán quốc tế và tiết kiệm của nhiều nền kinh tế mới nổi, nhất là ở Ðông Á, dẫn đến sự “dư thừa” thanh khoản và vốn trên thế giới. Những mất cân đối vĩ mô toàn cầu khiến lãi suất giảm trong thập niên vừa qua, làm trầm trọng hơn rủi ro và gây nên bong bóng tài sản trên phạm vi toàn cầu.
Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng các công cụ tài chính mới (như chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp bất động sản, trong đó một tỷ lệ lớn là cho vay nợ “dưới chuẩn” để đầu tư bất động sản đi cùng các công cụ phái sinh) để hấp thụ vốn dư thừa, tạo ra rủi ro toàn cầu, song lại được che lấp bởi tăng trưởng và các kỹ thuật đánh giá rủi ro và xếp hạng tín nhiệm (đôi khi thiếu chính xác và khách quan); những thay đổi trong cấu trúc của ngành tài chính và việc quản trị rủi ro không theo kịp với những đổi mới tài chính trong hai mươi năm qua đã khiến hệ thống tài chính trở nên bất ổn định.Việc sử dụng những công cụ/sản phẩm tài chính tinh vi một cách tràn lan, lại được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng khiến nguy cơ xảy ra khủng hoảng càng lớn.
Hoa Kỳ cũng lưu tâm đến các cải cách sau khủng hoảng. Ngoài những giải pháp xử lý khủng hoảng mang tính tình thế trong thời gian nổ ra khủng hoảng, từ năm 2009, Hoa Kỳ đã đề ra và thực thi những giải pháp cải cách mang tính hệ thống. Những giải pháp này sau đó cũng được vận dụng ở một số G-20 khác. Các giải pháp này bao gồm: (i) Áp dụng các yêu cầu về vốn theo Basel III, bao gồm cả yếu cầu và phụ thu về vốn “đệm” ngược chu kỳ đối với các tổ chức tài chính lớn, có tầm quan trọng toàn cầu; (ii) Ðạt được thỏa thuận về một trong hai chuẩn mực thanh khoản là tỷ lệ bảo đảm thanh khoản; (iii) Ðạt được một số tiến bộ trong thực hiện các yêu cầu để giám sát tốt hơn các tổ chức tài chính lớn có tầm quan trọng toàn cầu (G-SIFIs) và quốc gia (D-SIBs), yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn cao hơn, cũng như thực hiện giám sát chặt hơn; đặc biệt thực hiện một số cải cách và cơ chế (kể cả cơ chế/công cụ cứu trợ) để các định chế có nguy cơ đổ vỡ có thể trở lại hoạt động bình thường; (iv) Cải cách các quy định có liên quan tới mô hình chứng khoán hóa. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm buộc phải công khai nhiều hơn; xây dựng các quy định về kiểm soát các tài sản tài chính cơ sở trên các cấp thẩm quyền khác nhau; và tăng cường thông tin kế toán về các khoản ngoại bảng như các khoản đầu tư đặc biệt; (v) Áp dụng các nguyên tắc đối với đền bù hữu hiệu nhằm tránh các động cơ đầu tư nhiều rủi ro; (vi) Ðồng thuận về nguyên tắc đối với cách xử lý một số giao dịch tài chính theo nguyên tắc kế toán Hoa Kỳ (GAAP) và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); (vii) Thu hẹp khoảng trống về thông tin dữ liệu về đối tác và rủi ro tín dụng của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống; và (viii) Một số cải cách về các sản phẩm phái sinh trên thị trường OTC (ví dụ, yêu cầu về báo cáo và thanh toán trung tâm đối với một số sản phẩm OTC phái sinh).
1.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Ngay sau khi sụp đổ hệ thống tài chính do hệ lụy của khủng hoảng tài chính Ðông Á năm 1997, Malaysia đã có nhiều nỗ lực cải cách tài chính nhằm củng cố từng bước hệ thống tài chính và thoát ra khỏi khủng hoảng. Ðể hệ thống tài chính hiệu quả hơn và có khả năng chống đỡ khủng hoảng tốt hơn, Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã tiếp tục những cải cách mạnh bạo và dài hơi hơn. Kế hoạch Phát triển Thị trường tài chính đã đưa ra các chiến lược phát triển khu vực tài chính hiệu quả, đa dạng và kháng cự tốt khủng hoảng. Những năm tiếp theo, nước này kiên trì thực hiện cách tiếp cận cẩn trọng, có lộ trình tự do hóa tài chính cùng với những bước đi đệm hữu hiệu nhằm đảm bảo tốt chức năng trung gian và ổn định của hệ thống tài chính.
Những cải cách của Malaysia khác biệt các nước khác trong khu vực ở 2 khía cạnh, bao gồm: (i) việc mở cửa thị trường tài chính trong nước được thực hiện kiên định trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu; và (ii) cải cách thực hiện trái ngược với xu hướng thịnh hành lúc đó là quay lại bảo hộ trong nước.
Những cải cách trên đã góp phần tạo nền tảng cho kinh tế Malaysia phát triển khá ổn định, đồng thời củng cố các nền tảng an toàn vĩ mô và vi mô khá vững chắc. Các chỉ số về rủi ro (ví dụ nợ xấu) và hiệu quả hoạt động (ROA, ROE) sau năm 1997-2008 đã cải thiện mạnh và dần cải thiện đến ngay trước khủng hoảng toàn cầu. Ðây là một nhân tố khiến nước này không bị sa vào khủng hoảng toàn cầu. Tuy vậy, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân sách của Malaysia đã thâm hụt tương đối nghiêm trọng, nhất là năm 2009-2010, song sau đó, mức thâm hụt đã giảm dần, rõ nét. Ðiều này chủ yếu do chính sách kích thích tài khoá được thực hiện trong quá trình khủng hoảng. Một rủi ro khác đó là tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn khá cao, chiếm gần 2/3 tổng nợ trong giai đoạn 2010-2013, tăng so với những năm đầu khủng hoảng (Bảng 2).

Một cách thức hỗ trợ chống đỡ khủng hoảng quan trọng của Chính phủ Malaysia là bảo đảm nguồn vốn cho khu vực sản xuất không bị gián đoạn bằng cách tăng cường tham gia, can thiệp vào các đối tượng liên quan thị trường tài chính, bao gồm các tổ chức tài chính, tổ chức thương mại và các doanh nghiệp. Các nỗ lực này được thực hiện vào thời điểm đầu năm 2008, khi khủng hoảng toàn cầu đang trong thời khắc tồi tệ nhất và mỏng manh nhất. Sự can dự này là khá hiệu quả khi làm cầu nối thu hẹp thông tin giữa các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, qua đó, giúp ra quyết định hợp lý về cung ứng tín dụng của các tổ chức tài chính.
Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, tác động của việc suy giảm thanh khoản USD toàn cầu và trong nước là không lớn đối với các tổ chức tài chính Malaysia (24,1 tỷ USD, hay 6,1% tổng tài sản vào tháng 9/2009). Nguyên nhân là do tỷ trọng nắm giữ tài sản bằng USD là không lớn; hơn nữa, các tài sản này chủ yếu là tài sản có tính thanh khoản cao (trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ). Ðể giải quyết tình trạng này, một mặt, bản thân doanh nghiệp cố gắng giảm các tài sản bằng USD; mặt khác, BNM đã nỗ lực bảo đảm thanh khoản USD để hỗ trợ các giao dịch liên quan đến thương mại. Hơn nữa, các hiệp định hoán đổi tiền tệ đa phương và song phương với các nước trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc đã hỗ trợ kịp thời đủ thanh khoản cho các hoạt động thương mại, đầu tư nội vùng.
 2. Một số bài học cho Việt Nam
Dù có nhiều biến động và đối mặt với không ít khó khăn từ năm 2011 đến nay, song hầu hết các ý kiến đều nhận định hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi giai đoạn khó khăn nhất2. Mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam được củng cố đáng kể từ nửa cuối năm 2013 đến nay, với các dấu hiệu lành mạnh hóa, phục hồi ngày càng rõ nét hơn. Nhiều chỉ số an toàn tài chính vĩ mô như tăng trưởng, cán cân thanh toán, cán cân vãng lai, tỷ giá,... liên tục được cải thiện. Tuy vậy, việc nhiều chỉ số an toàn tài chính vĩ mô khá tốt không có nghĩa là hệ thống tài chính không bị sa vào khủng hoảng. Trên thực tế, Việt Nam còn có thể gặp  rủi ro trên các phương diện an toàn tài chính, nhất là có liên quan tới nợ xấu, nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước. Các rủi ro này không xuất hiện đồng thời khiến khủng hoảng tài chính chưa xảy ra ở Việt Nam trong thời gian qua.
Trong thời gian tới, nếu có xảy ra khủng hoảng tiền tệ chỉ có thể với nguyên nhân là bị các cú tấn công tiền tệ từ bên ngoài như đã xảy ra đối với các nước bị khủng hoảng, nhất là các nước ASEAN là rất khó xảy ra ở Việt Nam. Lý do là Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn các giao dịch trên cán cân vốn. Thêm vào đó, VND không gắn hoàn toàn vào USD, áp lực tỷ giá chưa lớn, trong khi Việt Nam đã tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất từ trước đến nay. Hầu hết các nhân tố giúp tích trữ ngoại hối (như FDI, ODA, ngoại trừ thu từ xuất khẩu dầu thô) đều rất tích cực, nhất là kiều hối ngày càng tăng và năm 2014 Việt Nam đã trở thành một trong 10 nền kinh tế thu hút kiều hối lớn nhất. Các nhân tố gây căng thẳng ngoại hối như nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào/hàng công nghiệp hỗ trợ có thể giảm đáng kể khi một vài năm lại đây các nhà máy sản xuất hàng nguyên vật liệu đầu vào bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động để đón đầu việc gia nhập TPP.
Phòng ngừa rủi ro khủng hoảng tài chính luôn là một ưu tiên quan trọng nhằm tránh các cú sốc bất lợi, có thể khiến nền kinh tế chệch khỏi xu hướng tăng trưởng trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, nâng cao khả năng ứng phó với các khủng hoảng tài chính luôn là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm an toàn tài chính cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày một sâu rộng hơn. Kinh nghiệm ứng phó với khủng hoảng ở một số nền kinh tế (khu vực đồng Euro, Hoa Kỳ và Malaysia) từ năm 2008 trở lại đây cho thấy một số bài học chính như sau:
Một là, trong quá trình cải cách, tự do hóa kinh tế - tài chính và hội nhập kinh tế, các nước chịu ảnh hưởng khác nhau của các bất ổn và khủng hoảng tài chính toàn cầu, tùy thuộc vào quy mô kinh tế, độ sâu tài chính, trình độ phát triển tài chính và không gian chính sách để ứng phó với các khủng hoàng. Cùng với quá trình cải cách, tự do hóa và phát triển hệ thống tài chính, tình hình an ninh tài chính của các nền kinh tế chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của cả các yếu tố quốc tế cũng như trong nước, với các cấp độ khác nhau.
Hai là, các tác động trực tiếp, có thể quan sát được từ bất ổn tài chính là biến động (thậm chí đảo chiều) của các luồng tiền/kênh thanh toán, đầu tư, vay nợ và huy động vốn của các nền kinh tế. Mức độ quốc tế hóa của đồng tiền và độ mở kinh tế - thương mại sẽ ảnh hưởng đến chi phí giao dịch thanh toán trong ngoại thương, rủi ro tỷ giá hối đoái, mức độ đa dạng hóa các kênh huy động vốn mới cho đầu tư.
Ba là, những nước có hầu hết các biến số an ninh tài chính tốt (dưới ngưỡng an toàn và cảnh báo) không có nghĩa là sẽ không bị lâm vào khủng hoảng. Malaysia có hầu hết các biến an toàn tài chính vĩ mô và vi mô khá tốt trong thời gian dài trước khủng hoảng. Tuy vậy, Malaysia đã phần nào sa vào khủng hoảng do sai lệch kỳ hạn (tỷ trọng vốn ngắn hạn rất cao), lòng tin yếu và chịu tác động của các cú tấn công tiền tệ trong khi sự kiểm soát vốn yếu kém. Các chỉ số an ninh tài chính tốt chỉ giúp bảo đảm dư địa để ứng phó hiệu quả hơn với khủng hoảng tài chính, chứ không giúp miễn nhiễm hoàn toàn với các khủng hoảng tài chính. 
(Xem bảng 3)

Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính của Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Bốn là, để dự báo và phòng ngừa khủng hoảng cần đánh giá kỹ lưỡng, thường xuyên hệ thống nhiều chỉ tiêu an toàn tài chính vĩ mô và vi mô hơn. Cách tiếp cận mới, hữu hiệu là dùng kỹ thuật “Stress test” để đánh giá khả năng chịu đựng các cú sốc của các tổ chức tài chính, nhất là ngân hàng, qua đó phát hiện các điểm yếu kém và có các đối sách phù hợp.
Năm là, khi thấy cơn bão khủng hoảng đang đến nền kinh tế trong nước và các nền kinh tế khu vực hay/và có liên quan, những việc cần làm là đánh giá và phát hiện các rủi ro tài chính một cách tổng quát theo các biến số an ninh tài chính, điều quan trọng là gây dựng lòng tin, trấn an công chúng và cộng đồng doanh nghiệp - nhà đầu tư; chuẩn bị các cơ chế để kiểm soát hữu hiệu luồng vốn ra vào nền kinh tế; quan trọng không kém là bảo đảm việc tiếp cận tới các nguồn vốn cho khu vực sản xuất không bị gián đoạn.
Sáu là, nếu hệ thống tài chính vẫn sa vào khủng hoảng thì tùy mức độ tác động, bản chất và đặc điểm của các rủi ro tài chính, và mức độ sẵn có và năng lực của các nguồn lực hiện hữu để xử lý, đối phó với khủng hoảng và đưa nền kinh tế thoát dần ra khủng hoảng. Các biện pháp chủ yếu thực hiện trong và sau khủng hoảng thường là: (1) tăng cường hạ tầng pháp lý quản lý, giám sát hệ thống tài chính; (2) phục hồi các định chế tài chính; (3) tăng cường giám sát an toàn tài chính; (4) giảm rủi ro đạo đức; (5) thúc đẩy tự do hóa tài chính; và (6) nâng cao chất lượng quản trị các định chế tài chính.
Trong trường hợp nhận thấy khủng hoảng tài chính hoặc các bất ổn tài chính lớn đã hiện hữu, Chính phủ (chủ yếu là Ngân hàng Trung ương) cần can thiệp trực tiếp đến hệ thống tài chính - ngân hàng bằng những chính sách quyết liệt vừa mang tính hệ thống tài chính (nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng), vừa mang tính riêng biệt với từng tổ chức tài chính nhằm nhanh chóng ổn định tình hình trước khi tiến tới khắc phục nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Trước hết, Chính phủ đứng ra bảo đảm và cam kết  hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, có nguy cơ mất thanh khoản cao; đồng thời, nâng mức bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm (tùy trường hợp, tốt nhất là bảo hiểm toàn bộ, còn không nên lớn gấp lên nhiều lần). Những biện pháp can thiệp cần kịp thời, phát huy tác dụng nhanh, và có thể không cần theo các quy định, quy trình làm việc chung. Chính những động thái nhanh nhạy này sẽ là nhân tố quyết định giúp ổn định niềm tin, ngăn chặn việc khủng hoảng thanh khoản theo dây chuyền, nhất là đổ xô rút tiền ngân hàng.
Tiếp đó, khi hệ thống ngân hàng đã đi vào ổn định và tạm thời vượt qua giai đoạn có khả năng phá sản do thiếu thanh khoản, vấn đề thanh khoản không còn là lo ngại hàng đầu mà thay vào đó là ngăn chặn khủng hoảng nợ. Với các ngân hàng yếu kém, không có khả năng trả nợ đến hạn và có nguy cơ phá sản, Chính phủ cần chủ động thực hiện tái cấu trúc các ngân hàng này. Quá trình có thể khởi đầu bằng việc giúp các ngân hàng yếu kém tìm kiếm đối tác để thực hiện sáp nhập. Ðiều kiện để thành công thường là chính phủ phải đứng ra xử lý các khoản nợ xấu và đứng ra bảo lãnh (nếu có thua lỗ trong tương lai) sau khi các ngân hàng mạnh chịu đứng ra sáp nhập ngân hàng yếu kém; dùng tiền ngân sách để xóa nợ, làm sạch bảng cân đối tài sản ngân hàng và giúp tổ chức tín dụng thoát khỏi nguy cơ phá sản. Khi cần, Chính phủ có thể cân nhắc quốc hữu hóa những ngân hàng không có khả năng sáp nhập để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống.
Khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực hoặc toàn cầu, tùy điều kiện các nền tảng kinh tế vĩ mô, mức độ lành mạnh của hệ thống tài chính mà có những bước/liệu pháp ngăn chặn của mình. Các định hướng quan trọng có thể là tiếp tục mở cửa thị trường tài chính trong nước (thay vì quay lại bảo hộ trong nước), tiếp tục các giải pháp mạnh mẽ, toàn diện (tăng chi tiêu tài khoá, nới lỏng chính sách tiền tệ) nhằm bảo đảm nguồn vốn cho khu vực sản xuất không bị gián đoạn và làm cầu nối thu hẹp thông tin giữa các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, qua đó, giúp ra quyết định hợp lý về cung ứng tín dụng của các tổ chức tài chính. Ngân hàng Trung ương cũng cần nỗ lực bảo đảm thanh khoản đối với đồng tiền nước nguyên phát khủng hoảng (nhất là với đồng tiền phổ biến như USD) để hỗ trợ các giao dịch liên quan đến thương mại, đầu tư; và cắt đứt các kênh lan truyền khủng hoảng khác, ví dụ cổ phiếu/trái phiếu. Kinh nghiệm cải cách của Malaysia, nước có nền tảng tài chính, kinh tế vĩ mô khá tốt và vừa mới thực hiện cải cách tài chính sau khủng hoảng trước đó, chính là minh họa sinh động cho các định hướng chính sách nói trên.
Theo đó, đối với các khoản tiền gửi ngân hàng, cần: (1) áp dụng tức thời các cơ chế bảo hiểm mới trong thời gian khủng hoảng, bao gồm áp dụng cơ chế bảo hiểm toàn bộ và áp dụng phí bảo hiểm đặc biệt và phí phạt. Nếu cần, điều chỉnh cơ sở pháp lý hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo hướng được trao đầy đủ chức năng thẩm quyền để có thể/hoặc cùng Ngân hàng Trung ương (tùy vào cấu trúc hệ thống tài chính) chủ động và linh hoạt xử lý đổ vỡ và tham gia xử lý khủng hoảng; (2) đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với dân chúng và nhà đầu tư; nhất là trước khi chuyển đổi các mức bảo hiểm tiền gửi; (3) tăng cường, củng cố hoạt động giám sát, xử lý hệ thống tài chính trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng
Xây dựng/hoàn thiện quy trình xử lý khủng hoảng hệ thống chính là một yêu cầu quan trọng khác. Theo đó, cần xác định các tiêu chí khủng hoảng/dấu hiệu rủi ro theo các ngưỡng quốc tế, kết hợp với điều kiện trong nước. Quá trình xác định này cần đi kèm với những đánh giá kỹ lưỡng đối với các chỉ tiêu an toàn tài chinh vĩ mô và vi mô, thay vì chỉ một số ít chỉ tiêu như IMF lúc đó đã dựa vào để đánh giá.
Cuối cùng, cần xây dựng/hoàn thiện “cơ chế xử lý khủng hoảng” chính thức. Trong đó, phân định trách nhiệm cụ thể các cơ quan quản lý nhà nước, xác định rõ ai là người xác định khủng hoảng, dựa trên các tiêu chí nào, mức độ kịp thời và định kỳ đến đâu. Bên cạnh đó, xác định và vai trò của cơ quan công bố thông tin cũng rất cần thiết. Ứng phó với khủng hoảng, như trường hợp của EU, có thể đòi hỏi phải thiết lập riêng một quỹ xử lý khủng hoảng.
 
3. Một số giải pháp tăng cường nền tảng ổn định tài chính ở Việt Nam
Thứ nhất: Tăng cường kỷ luật thị trường NHTM Việt Nam
- NHNN cần xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về công bố thông tin, trong đó có các chế tài thích hợp nếu không tuân thủ và được áp dụng đối với tất cả các NHTM, nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch về thông tin tài chính như các ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình chỉnh lý tiêu chuẩn kế toán và đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cần sửa đổi trong ba mảng chính như: linh hoạt hơn trong trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho phép hướng tới thông qua các phương pháp tiếp cận các chu kỳ (ví dụ như trích lập dự phòng tổn thất dự kiến), thắt chặt các quy định về việc hợp nhất các rủi ro ngoại bảng và áp dụng giá trị kế toán hợp lý cho các loại công cụ tài chính.
-   Thông tin minh bạch cũng giúp những người tham gia thị trường giám sát tốt hơn các rủi ro quá mức của các ngân hàng. Một mặt, nhằm giải quyết các rủi ro đạo đức xuất phát từ các tổ chức tài chính. Hơn nữa, việc truy cứu trách nhiệm hình sự của cơ quan tố tụng cần phải có hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn của cơ quan có thẩm quyền hoặc nên xem xét để chính ngân hàng xử lý cán bộ nhân viên của mình. Mặt khác, các ngân hàng cũng nên có chương trình giảng dạy, tổ chức các buổi trao đổi để trang bị cho cán bộ nhân viên ngân hàng mình những kiến  thức cơ bản nhất về tội và hành vi vi phạm vào tội này. Ðó chính là một trong những biện pháp phòng tránh rủi ro hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ hai: Tăng cường chuẩn mực an toàn trong hoạt động của các TCTD
Về cơ cấu các TCTD cần được thực hiện quyết liệt hơn, nhanh chóng loại bỏ hoặc củng cố những TCTD yếu kém; nâng cao năng lực về quản trị, về chất lượng tài sản của hệ thống các TCTD cần đẩy mạnh hơn nữa.
NHNN cần ban hành sớm quy định về khung quản trị rủi ro đối với TCTD, trong đó cần tiếp cận các chuẩn mực an toàn hoạt động ngân hàng theo yêu cầu của Basel II, thúc đẩy các TCTD trong việc nâng cao năng lực quản trị, thực hiện các chuẩn mực an toàn, đồng thời tăng cường kỷ luật hành chính nếu TCTD không đáp ứng được.
Thứ ba: NHNN cần kiên định lập trường điều hành CSTT thận trọng và linh hoạt
-  Xác định và kiểm soát  mức tăng trưởng tín dụng hợp lý để đảm bảo đủ vốn cho tăng trưởng kinh tế và kiểm soát được cung tiền trong nền kinh tế. Ðồng thời tiếp tục tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo vốn của hệ thống ngân hàng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà không gây áp lực lạm phát.
-  Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá, theo hướng đảm bảo tính chủ động trong điều hành của NHNN. Nghiên cứu xác định mức lãi suất chỉ đạo đảm bảo tính lan tỏa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại mức lạm phát mục tiêu; Thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có điều tiết, nhằm đảm bảo tỷ giá danh nghĩa xoay quanh mức tỷ giá thực hiệu quả. Ðây là 2 vấn đề rất quan trọng trong thực thi CSTT để đạt được các mục tiêu nói trên sau khủng hoảng kinh tế.
-  Tiếp tục tăng cường kỷ luật TTTC, bằng các qui định chặt chẽ về khả năng thanh khoản, chất lượng đầu tư, tính an toàn trong hoạt động của các TCTD; nâng cao chất lượng quản trị rủi ro của các NHTM bằng hệ thống công nghệ thông tin; tăng cường các biện pháp giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ một cách hiệu quả. Ðiều này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoạt động của TTTC và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.
Thứ tư: Về quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá
Cần duy trì định hướng chính sách hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô thực hiện chống hiện tượng đôla hóa. Cần nghiên cứu tăng tính linh hoạt hơn qua việc nới biên độ tỷ giá mà NHNN có thể điều tiết trong năm để tăng dư địa và sự linh hoạt cho điều hành chính sách, đồng thời tạo động lực cần thiết để doanh nghiệp tăng cường năng lực quản trị rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, điều này sẽ làm giảm sự ảnh hưởng tiêu cực đến nền sản xuất trong nước và tránh sự tác động tiêu cực trong thương mại giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới. 
Theo nhiều quan điểm, đây là một sự ổn định tỷ giá rất quý giá. Thêm vào đó, dự trữ ngoại hối quốc gia đã tăng mạnh mẽ trong giai đoạn nêu trên, lần lượt lập những kỷ lục chưa từng có trong lịch sử. Việc dự trữ ngoại hối liên tục tăng mà tỷ giá thì ổn định, hàm ý rằng ngoại tệ luôn dư thừa trên thị trường, và NHNN chỉ việc mua lượng dư thừa đó để giữ tỷ giá không thay đổi. Nói cách khác, lẽ ra tỷ giá đã giảm (tiền đồng lên giá) nếu không có sự can thiệp của NHNN. Có thể lý giải cho sự thành công này bằng các công cụ chính sách rất có hệ thống của NHNN: kiểm soát lạm phát, loại bỏ vàng khỏi hệ thống tín dụng, điều hành lãi suất tương đối giữa tiền đồng và đô la Mỹ. Sự chặt chẽ trong các chính sách trên đã giúp cho người dân và doanh nghiệp từ từ quay trở lại nắm giữ tiền đồng. Ðồng thời, thặng dư trên cán cân vốn và nguồn kiều hối ổn định đã giúp tạo ra nguồn cung ngoại tệ dồi dào và ổn định trong thời gian qua.
Thứ năm: Tăng cường quyền lực và hoàn thiện cơ chế hoạt động cho VAMC
Với cơ chế đặc biệt được quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, VAMC khắc phục được khá nhiều điểm hạn chế nếu TCTD tự xử lý nợ xấu và có nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả hơn để xử lý số lượng nợ xấu đã mua. VAMC xử lý nợ thông qua 5 giải pháp chủ yếu là bán tài sản đảm bảo; cơ cấu nợ; khởi kiện, thi hành án; đôn đốc thu nợ; bán nợ, trong đó VAMC đặc biệt tập trung vào hoạt động cơ cấu nợ cho khách hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu nợ thường gắn với cho vay bổ sung. Sau khi VAMC mua nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu được bán được xem xét để miễn giảm lãi, cơ cấu nợ, cho vay bổ sung nếu có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Thời gian qua, nhiều trường hợp VAMC đã thực sự là “điểm tựa và kỳ vọng của doanh nghiệp”.
Tuy có những kết quả đã đạt được như trên, việc xử lý nợ đã mua chưa thực sự đạt mục tiêu đề ra, chưa có cơ chế hiệu quả để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho việc xử lý nợ xấu. Hiện tại, hoạt động của VAMC còn gặp khó khăn và cần tiếp tục thay đổi như về thủ tục khi xử lý TSÐB; về trình tự, thủ tục khởi kiện, xét xử và thi hành án dân sự phức tạp, chậm chạp và kéo dài; về giới hạn thời gian cơ cấu lại nợ; về định giá giá trị khoản nợ để bán; cần có sự quan tâm nhiều hơn của một số Bộ, ngành, các cơ quan tại địa phương.
 
1 Xem thêm chi tiết trong Võ Trí Thành (2009).
2 Tham khảo Võ Trí Thành và cộng sự (2014), Lê Xuân Sang và cộng sự (2015).
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.  Ðại học Kinh tế Quốc dân (2015), An ninh tài chính trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hội thảo khoa học, tháng 7/2015.
2.  Lê Xuân Sang, Lê Mai Anh, Ðinh Thu Hằng, Nguyễn Hải Thanh (2015), Phòng ngừa và ứng phó với khủng hoảng tài chính: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học chính sách cho Việt Nam, Ðề tài khoa học cấp Bộ.
3.  Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2013),  Ðánh giá tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2013.
4.  Võ Trí Thành và cộng sự (2014), Chính sách bảo đảm an ninh tài chính - tiền tệ của Việt Nam trước khả năng quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ và những biến động tài chính toàn cầu, Ðề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.01.02/11-15.
5.             Võ Trí Thành và Lê Xuân Sang (2004), Thị trường  tài chính Việt Nam - Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
 
(Tạp chí Ngân hàng số 2, tháng 1/2016)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam
05/12/2024 07:51 125 lượt xem
Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách
22/11/2024 10:50 689 lượt xem
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam
15/11/2024 10:30 927 lượt xem
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho  Việt Nam
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam
11/11/2024 10:22 1.123 lượt xem
Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”
03/11/2024 07:15 1.379 lượt xem
Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội.
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho  Việt Nam
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam
30/10/2024 09:30 1.502 lượt xem
Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lĩnh vực tài chính trong những năm qua đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng và hệ thống tài chính trên toàn cầu.
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam
23/10/2024 08:04 8.117 lượt xem
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 cho thấy có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023, với dự báo tăng trưởng đạt 3,1 - 3,2% GDP và lạm phát giảm xuống 5,8 - 5,9%.
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
14/10/2024 15:40 1.617 lượt xem
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, kiều hối đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
08/10/2024 08:03 1.996 lượt xem
Ngân hàng mở là một khái niệm mới nổi trong ngành tài chính - ngân hàng, mang lại sự đổi mới và cách mạng hóa phương thức hoạt động của ngân hàng truyền thống.
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
03/10/2024 14:46 1.688 lượt xem
Nằm ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ấn Độ là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời với quy mô thị trường ước đạt 372,94 tỉ USD vào cuối năm 2024, dự kiến ​​sẽ đạt 473,72 tỉ USD vào năm 2029 (Mordorintelligence, 2024).
Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
01/10/2024 16:10 2.548 lượt xem
Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của địa chính trị đến thương mại toàn cầu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ năng chính là khai thác, phân tích, tổng hợp và bình luận các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan.
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
30/09/2024 08:01 1.798 lượt xem
Tập đoàn tài chính không phải là một hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới trên thị trường mà bắt đầu được hình thành từ những năm 60 tại Mỹ khi hiện tượng các ngân hàng với hoạt động cấp tín dụng kết nối các công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua sở hữu vốn...
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
26/09/2024 13:23 7.362 lượt xem
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả hai quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn.
Quy định về quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng tại Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định về quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng tại Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
26/09/2024 08:19 1.280 lượt xem
Sau cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại các quốc gia châu Âu và Mỹ giai đoạn 2007 - 2008 khiến cho hàng loạt hệ thống ngân hàng sụp đổ, các chuyên gia cho rằng quản trị ngân hàng yếu kém là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng của ngành Ngân hàng.
Các rủi ro trên con đường giảm lạm phát toàn cầu
Các rủi ro trên con đường giảm lạm phát toàn cầu
17/09/2024 10:52 3.261 lượt xem
Theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS, 2024), nền kinh tế toàn cầu đã để lại phía sau những hậu quả của các cú sốc về hàng hóa và đại dịch Covid-19; lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm, nền kinh tế tránh được nguy cơ suy thoái.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?