Hội nhập tài chính và đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á
10/08/2021 9.635 lượt xem
Trong bối cảnh hội nhập tài chính diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á đã và đang thực hiện nhiều chính sách mở cửa thị trường, dần xóa bỏ các rào cản đối với các giao dịch tài chính xuyên biên giới, từ đó, thu hút các dòng vốn quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng, hội nhập tài chính quốc tế tác động lên xóa đói giảm nghèo thông qua các kênh về tăng trưởng kinh tế. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ đánh giá xu thế toàn cầu hóa tài chính và tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á trong giai đoạn 2005 - 2020. Từ đó, bài viết đưa ra những nhận xét về mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và đói nghèo của các quốc gia này. Cuối cùng, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm tối ưu hóa lợi ích của quá trình hội nhập tài chính quốc tế đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo.
 
1. Tổng quan về hội nhập tài chính, tăng trưởng kinh tế và đói nghèo
 
Thương mại - đầu tư giữa các quốc gia phát triển là nền tảng cho hội nhập tài chính. Để đáp ứng mục tiêu thúc đẩy thương mại và đầu tư thì phải có các hiệp định tạo điều kiện nền tảng, từ đó dòng vốn sẽ dịch chuyển. Theo Brouwer (2005), hội nhập thị trường tài chính là quá trình mà qua đó thị trường tài chính trong nền kinh tế trở nên hội nhập chặt chẽ hơn với thị trường của những nền kinh tế khác. Điều này hàm ý sự gia tăng dòng vốn, xu hướng giá và lợi nhuận trên tài sản giao dịch tài chính ở các quốc gia khác nhau là tương đồng.
 
Theo quan điểm tân cổ điển, hội nhập tài chính góp phần huy động tiết kiệm và phân bổ vốn cho năng suất cao hơn. Bằng cách này, hội nhập tài chính góp phần tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế này làm tăng thu nhập, do đó, giảm nghèo. Tuy nhiên, Fry (1995) lại kết luận rằng, hội nhập tài chính dẫn đến giải phóng thị trường tín dụng sẽ cải thiện phân phối thu nhập và nghèo đói. Người nghèo có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn để kinh doanh, sản xuất, góp phần tạo thu nhập. Bên cạnh đó, nhiều kết luận chỉ ra rằng, thông qua khủng hoảng, hội nhập tài chính tác động lên đói nghèo. 
 
Trong lý thuyết hội nhập tài chính, việc làm sai lệch giá tài chính như lãi suất làm giảm quy mô thực của hệ thống tài chính so với phi tài chính, dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thực sự chậm (McKinnon, 1973 và Shaw, 1973). Lý thuyết dựa trên các giả định rằng, tiết kiệm là một hàm tăng của lãi suất thực tế đối với tiền gửi và tốc độ tăng trưởng sản lượng thực và đầu tư là một hàm giảm của lãi suất cho vay thực tế và là hàm tăng của tốc độ tăng trưởng. Do đó, trong một môi trường có cơ hội đầu tư dồi dào nhưng hệ thống tài chính bị kìm nén, chìa khóa để đầu tư nhiều hơn và hiệu quả hơn là nâng cao lợi nhuận cho người gửi tiền tiết kiệm. 
 
World Bank (2001) đưa ra một nhận định là với tốc độ tăng trưởng nhất định, mức độ giảm nghèo phụ thuộc vào cách phân phối thu nhập thay đổi theo tăng trưởng và phụ thuộc vào sự bất bình đẳng ban đầu về thu nhập, tài sản và việc tiếp cận các cơ hội sẽ có lợi cho người nghèo trong tăng trưởng. Tăng trưởng có thể tạo ra các nguồn tài chính để mở rộng đầu tư vào tài sản của người nghèo hoặc đem lại sự an toàn hơn về tài chính cho người nghèo. Mặc dù tăng trưởng nói chung làm giảm nghèo, nhưng cũng có một số trường hợp bị thiệt hại trong thời kỳ tăng trưởng ngay cả khi nghèo đói giảm (Ravallion, 2001). Tác động tăng trưởng và giảm nghèo của tự do hóa tài chính phụ thuộc vào những thay đổi phân phối do tăng trưởng và tập hợp các thể chế và chính sách đi kèm tự do hóa.
 
2. Thực trạng hội nhập tài chính và đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á
 
Châu Á đã có ​​sự phát triển nhanh chóng trong vài thập kỷ qua và vẫn duy trì ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các chính sách hướng ngoại của nhiều nước châu Á đã mang lại sự tăng trưởng cao và quá trình này đã giúp nhiều người thoát khỏi đói nghèo ở các nền kinh tế này. Trong bối cảnh đó, vai trò của hội nhập tài chính quốc tế (IFI) đã trở thành một chủ đề nóng, đặc biệt là vào thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã xuất hiện sự nghi ngờ về lợi ích của nó. Xu hướng này đang có tầm quan trọng rất lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển châu Á, bởi vì, thời gian và tốc độ mở cửa kinh tế của họ góp phần quyết định số phận của hàng tỷ người cư trú ở khu vực này. (Hình 1)


 
Nhìn tổng quan về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các quốc gia đang phát triển tại châu Á so với châu Á và thế giới, dễ dàng nhận thấy rằng, các quốc gia đang phát triển châu Á đã và đang có đà phát triển một cách đều đặn. Cùng với vị thế ngày càng quan trọng, ảnh hưởng của các quốc gia này là rất lớn. Cứ sau 5 - 10 năm với tốc độ được duy trì, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển châu Á sẽ tăng mạnh, tạo đà phát triển tốt so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ra khiến tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người trên thế giới giảm mạnh, đa phần các quốc gia trên thế giới đều có mức tăng trưởng GDP âm, tuy nhiên một vài quốc gia đang phát triển tại châu Á vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương. Việc các quốc gia này “chiếm đa phần” danh sách những nước có nền kinh tế tăng trưởng cao đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với thời điểm trước năm 2005 khi Ngân hàng Standard Chartered bắt đầu tính toán, so sánh về sự tăng trưởng của các nền kinh tế. Sự phát triển này cho thấy cơ hội rất lớn để cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sống cho người dân của mỗi quốc gia đang phát triển tại châu Á.
 
2.1. Thực trạng hội nhập tài chính quốc tế ở các nước đang phát triển khu vực châu Á 
 
Để đo lường mức độ hội nhập tài chính quốc tế, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một cách tiếp cận khác là đo lường dòng vốn thực tế (Kraay, 1998, Kose và cộng sự, 2009; Edison và cộng sự, 2002; Lane và Milesi-Ferretti, 2001, 2007). Tổng dòng vốn vào và ra khỏi lãnh thổ quốc gia bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và các loại vốn khác. Theo Lane và Milesi-Ferretti (2001), tổng dòng vốn vào và ra khỏi một quốc gia được đo lường bằng tổng tài sản nước ngoài và khoản phải trả nước ngoài của quốc gia đó so với GDP. Chỉ số tổng dòng vốn vào và ra được sử dụng để đo lường mức độ hội nhập tài chính quốc tế bao gồm cả việc người không cư trú nắm giữ tài sản ở trong nước và người cư trú trong nước nắm giữ tài sản ở nước ngoài. 
 
Trong đó, dòng vốn FDI là dòng vốn chiếm ưu thế trong tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài. FDI thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường đầu vào trong nước. Các nước nhận FDI thường được tiếp nhận chính sách đào tạo nhân viên trong quá trình vận hành các doanh nghiệp mới, điều này góp phần phát triển nguồn nhân lực ở nước sở tại. Lợi nhuận do FDI tạo ra đóng góp vào nguồn thu thuế doanh nghiệp ở nước sở tại. Tuy nhiên, sự dao động của dòng vốn FDI đối với các quốc gia đang phát triển tại châu Á cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí gây nên khủng hoảng cho nước sở tại khi dòng vốn bị dừng đột ngột. (Hình 2)

 
Dòng vốn FDI thường mang lại nhiều lợi ích như việc cải tiến công nghệ, tạo ra sự lan tỏa kiến ​​thức có thể làm gia tăng năng suất tổng thể (TFP) ở các nước đang phát triển tại châu Á. Hơn nữa, mặc dù nguồn FDI chảy vào các nước đang phát triển thể hiện những biến động, nhưng nhìn chung thì chúng luôn có sự tác động tích cực trong suốt ba thập kỷ qua (Park và Takagi, 2012). Dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển gần 4,5% GDP, gấp 9 lần so với trung bình của thế giới. Hơn nữa, với lượng lớn dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tại châu Á giúp các quốc gia này có nhiều lợi thế trong hội nhập tài chính quốc tế. 
 
Sự bùng phát và lây lan của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển tại châu Á. Với các kịch bản về sự lây lan của đại dịch Covid-19 từ ổn định trong ngắn hạn đến tiếp tục kéo dài tạo ra áp lực giảm tốc độ tăng trưởng FDI/GDP từ 2% đến 3% (so với các dự báo trước đây về xu hướng tăng trưởng nhẹ của FDI trong giai đoạn 2020 - 2021). Tác động lên FDI sẽ tập trung ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, mặc dù những cú sốc tiêu cực về nhu cầu và tác động kinh tế của sự gián đoạn chuỗi cung ứng cũng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng đầu tư ở các quốc gia khác.
 
Cùng với đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các công ty ở các quốc gia đang phát triển tại châu Á. Điều này làm chậm lại "dòng chảy" vốn ở các khu vực bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó cũng tạo ra một làn sóng cơ cấu vốn FDI mới có lợi cho các quốc gia tại châu Á như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia. Việc các dòng vốn FDI chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận là cơ hội để đổi mới công nghệ, tư duy sản xuất và tăng trưởng kinh tế ở khu vực.
 
Một số quốc gia có tỷ lệ tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP tăng gấp từ 2 đến 3 lần theo các năm từ năm 2005 đến năm 2020, điển hình như một số quốc gia như Malaysia, Lào, Campuchia, cho thấy tiềm năng phát triển của các quốc gia trong giai đoạn này. Việc thu hút FDI là cơ hội để các quốc gia đang phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc nền kinh tế. Trong đó, cũng có một số quốc gia như Việt Nam, Indonesia giữ vững hay giảm tỷ lệ tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP do đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả từ các năm đầu giai đoạn này và phát triển đầu tư nhằm tăng tài sản nước ngoài cũng như tăng tổng sản lượng GDP đáng kể.
 
So với các quốc gia đang phát triển tại châu Á thì Hoa Kỳ và Anh có tỷ lệ khá cân bằng giữa tài sản và nợ nước ngoài. Các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, tỷ lệ nợ phải trả nước ngoài thường gấp 2 đến 3 lần so với tài sản nước ngoài. Điều này có thể hiểu, việc đầu tư ra nước ngoài của những nước này vẫn còn hạn chế, nhưng tỷ lệ cũng dần thay đổi theo thời gian như Indonesia tăng từ 22% lên 33% hay Buhtan tăng từ 0 lên 47%.
 
Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP đã được cải thiện đáng kể sau cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây và tỷ lệ đầu tư trực tiếp vào tổng dòng vốn tư nhân cũng được cải thiện. Tất cả những điều này cho thấy các chỉ số tài chính dễ bị tổn thương của châu Á đã trở nên tốt hơn trong những năm qua. Điều này thể hiện rõ nét việc mở rộng tự do vốn hóa, đặc biệt mức độ hội nhập tài chính của các quốc gia thông qua chỉ số Kaopen.
 
Kaopen là một trong các chỉ số đo lường mức độ mà một quốc gia tiến hành mở cửa được Chinn, M. D. và Ito, H. (2006) đề xuất để đo lường hội nhập tài chính quốc tế. Các quốc gia tự do hóa hoàn toàn tài khoản vốn sẽ có giá trị Kaopen bằng 1, trong khi các nước kiểm soát tài khoản vốn hoàn toàn có giá trị Kaopen bằng 0. Chỉ số Kaopen có giá trị càng cao khi quốc gia này càng cởi mở hơn đối với các giao dịch vốn xuyên biên giới. Giá trị càng cao của chỉ số này cho thấy quốc gia mở cửa hơn với những giao dịch vốn xuyên quốc gia.

 
Từ Hình 3 nhận thấy rằng, các quốc gia đang phát triển châu Á có chỉ số Kaopen dao động trong khoảng 0,4, trong khi đó chỉ số này ở châu Á và thế giới dao động trong khoảng từ 0,5 đến 0,6. Riêng trong năm 2020, chỉ số này giảm rõ rệt. Một trong những nguyên nhân là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm chậm đà dịch chuyển các dòng vốn, đặc biệt là vốn FDI. Có thể thấy, chỉ số Kaopen về hội nhập tài chính ở các nước đang phát triển châu Á đang dần dần bắt kịp châu Á và thế giới. Việc ngày càng mở rộng các chính sách đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế đang khiến cho các nước đang phát triển tại châu Á thúc đẩy hội nhập mạnh mẽ hơn. 
 
Tuy chỉ số trung bình của các quốc gia đang phát triển châu Á dao động ở mức thấp hơn chỉ số trung bình của thế giới khoảng 0,1 nhưng đây cũng cho thấy tiềm năng là nơi đang tiếp nhận FDI. Khi đó, dòng vốn FDI giữa các quốc gia này với những nền kinh tế có lượng vốn dồi dào như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản sẽ mở ra sự phát triển về cơ sở hạ tầng và quy mô nền kinh tế cho toàn bộ khu vực.
 
2.2. Thực trạng về đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á
 
Ngày 17 tháng 10 hằng năm là ngày Quốc tế xóa nghèo. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới cho thấy, kể từ năm 1990, gần 1,1 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo trầm trọng. Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến năm 2013, con số đó là khoảng 100 triệu người, là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, một phần ba số người nghèo trầm trọng trên thế giới hiện sống ở các quốc gia đang phát triển ở châu Á. Thực trạng xóa đói giảm nghèo của các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á có thể được đánh giá thông qua một số khía cạnh về thu nhập, sức khỏe đời sống và giáo dục.
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thu nhập bình quân đầu người có tác động giảm nghèo trực tiếp, bên cạnh tác động gián tiếp thông qua tăng trưởng. Lundberg và Squire (2003) kiểm tra một số chính sách thông thường để xác định chung về tăng trưởng giúp cải thiện thu nhập bình quân đầu người, sử dụng phân tích hồi quy xuyên quốc gia. (Hình 4)

 
Thu  nhập bình quân đầu người ở các nước phát triển châu Á trung bình từ 8.000 USD/năm đến 10.000 USD/năm và đang có chiều hướng gia tăng. Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ra suy giảm đáng kể thu nhập bình quân đầu người của người dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn có khoảng cách khá lớn giữa thu nhập của các quốc gia đang phát triển đối với trung bình chung của thế giới. Quá trình hội nhập tài chính quốc tế tạo ra những thay đổi về chính sách giúp gia tăng việc làm, từ đó cải thiện thu nhập tại các quốc gia đang phát triển châu Á. 
 
Ở hầu hết các quốc gia đang phát triển châu Á, phân phối thu nhập có xu hướng đồng đều hơn ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị. Do đó, với một tốc độ tăng trưởng theo ngành nhất định, tỷ lệ nghèo đói sẽ giảm nhanh hơn ở khu vực nông thôn, so với cả tỷ lệ nghèo ban đầu của khu vực và về số lượng tuyệt đối. Tương tự như vậy, hội nhập tài chính quốc tế nhanh chóng của các quốc gia đang phát triển tại châu Á cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm nghèo đã giảm mạnh. 
 
Ngoài ra, sức khỏe của người dân cũng dần được cải thiện và nâng cao. Tuổi thọ trung bình của các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á có xu hướng tăng lên, cùng chiều với trung bình các quốc gia trên thế giới. Tại các quốc gia đang phát triển châu Á, tuổi thọ thể hiện rõ nét đến phát triển con người, qua đó, đánh giá được mức độ nghèo đói. Tình trạng nghèo đói ở một số quốc gia trong khu vực có xu hướng gia tăng theo độ tuổi sau 45 tuổi, trước hoặc ở độ tuổi già nhất. Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng thể hiện thu nhập của người dân ngày một tốt lên để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. 
 
Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển tại châu Á là một câu chuyện thành công toàn cầu khi nói đến giáo dục trẻ em. Nhìn chung, 9 trong số 10 trẻ em trong khu vực hiện nay đang theo học tiểu học. Đối với một lục địa có 2/3 số trẻ em không được đến trường trên thế giới vào những năm 1980, đây là một bước tiến đáng ghi nhận. Đời sống của người dân ở các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á ngày một cao, tỷ lệ nghèo đói giảm, dẫn đến đầu tư cho giáo dục tăng lên. Sự đóng góp của giáo dục đối với các khía cạnh phát triển khác nhau ở các quốc gia đang phát triển tại châu Á là rất lớn, và có sức lan tỏa đến đời sống cá nhân và xã hội của người dân.  Giáo dục không chỉ là quyền con người, mà còn là một điều kiện tiên quyết để đòi hỏi và thực hiện các quyền cơ bản khác.
 
3. Một số khuyến nghị 
 
3.1. Chính sách về FDI nhằm hỗ trợ tích cực quá trình xóa đói giảm nghèo của các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á
 
Vốn FDI luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và nợ nước ngoài của các nước đang phát triển khu vực châu Á. Điều đó chứng tỏ rằng FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế ở nhóm các nước này. Vì vậy, cần thiết để các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp nhằm tối ưu hóa lợi ích của FDI đối với quá trình xóa đói giảm nghèo. Dưới đây, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ quá trình xóa đói giảm nghèo từ FDI.
 
Chính phủ cần tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh và bình đẳng để tối đa lợi ích từ FDI, cùng với đó là những chính sách tăng khả năng nội địa trong việc khai thác FDI. Ngoài ra, Chính phủ cũng nên điều chỉnh các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội, quản lý thận trọng lợi nhuận thu được từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra là cơ hội cho Việt Nam thu hút các công ty nước ngoài chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Vì vậy, trong trung và dài hạn, Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng các chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển các phương thức sản xuất có giá trị thấp sang sản xuất có hàm lượng giá trị kỹ thuật công nghệ cao hơn. Ngoài ra, Chính phủ cần đưa ra những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI đầu tư sang Việt Nam nhằm thúc đẩy dịch vụ hóa, tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại và hội nhập tài chính, từ đó tạo thêm nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.
 
3.2. Chính sách về tự do hóa tài khoản vốn nhằm giảm các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực đối với người nghèo
 
Tự do hóa tài khoản vốn của các nước đang phát triển khu vực châu Á là một quá trình liên tục và dài hạn với mục tiêu cuối cùng là đạt được mức độ mở tài khoản vốn cao trong khi duy trì sự ổn định tài chính đầy đủ. Một thách thức quan trọng đối với tự do hóa tài khoản vốn là khai thác lợi ích, đồng thời, giảm thiểu rủi ro. Nhóm tác giả khuyến nghị các quốc gia đang phát triển ở châu Á nên mở cửa tài khoản vốn từng bước theo lộ trình, cần thiết phải lập trình tự cẩn thận và tuân thủ các điều kiện tiên quyết trước khi chuyển sang bước tiếp theo một cách an toàn. Bên cạnh đó, các quốc gia này nên tiếp tục duy trì một số hạn chế có thể cung cấp các biện pháp bảo vệ hợp pháp chống lại đầu cơ và ngăn ngừa sự hình thành rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Những hạn chế này trong tương lai có thể phải loại bỏ dần để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập tài chính quốc tế. Tuy nhiên, những hạn chế này cần được duy trì cho đến khi các khuôn khổ chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô được nâng cấp. Vậy, chiều sâu tài chính và chất lượng thể chế là hai điều kiện tiên quyết quan trọng để khai thác được hiệu quả tích cực của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế, từ đó có tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo của các quốc gia đang phát triển châu Á.■
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chinn, M. D. and Ito, H. (2006), “ What Matters for Financial Development? Capital Controls, Institutions, and Interactions.”, Journal of Development Economics, vol. 81, pp. 163-192. 
2. Edison, Hali J., R. Levine, L. Ricci and T. Slok (2002), “International Financial Integration and Economic Growth”, IMF Working Paper, No.145.
3. Figini, P. and Santarelli, E. (2006), “Openness, Economic Reforms, and Poverty: Globalization in Developing Countries”, The Journal of Developing Areas, vol. 39, pp. 129-151. 
4. Klein, M. and G. Olivei (1999), “Capital Account Liberalisation, Financial Depth and Economic Growth”, NBER Working Paper No. 7384.
5. Kose, M. A. et al. (2009), “Financial Globalization: A Reappraisal.”,  International Monetary Fund Staff Papers, vol. 56, pp. 8-62. 
6. Obstfeld, Maurice (2009), “International Finance and Growth in Developing countries: What have we learned?” NBER Working paper No. 14691.
7. Tsai, P. L. and Huang C. H. (2007), 
“Openness, Growth and Poverty: The Case of Taiwan.”,  World Development, vol. 35, pp. 1858-1871. 
8. World Bank (2001), “ World Development Report 2000/2001: Attacking Poverty.” , World Bank and Oxford University Press. 

ThS. Nguyễn Thị Thanh Dương
PGS., TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Lương Thái Bảo
Phạm Trọng Cường
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 1.837 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 3.352 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 3.333 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 4.492 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 4.630 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
13/02/2024 4.674 lượt xem
Nhìn lại năm 2023, trên khắp Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/2023, Mizuho đã hỗ trợ Diễn đàn kinh tế Nhật Bản - Việt Nam tại Tokyo cùng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các định chế tài chính khác.
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
26/01/2024 6.059 lượt xem
Sau những cú sốc mạnh trong năm 2022, hoạt động kinh tế toàn cầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2023.
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
15/01/2024 6.513 lượt xem
Chuyển đổi số và sự bùng nổ công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng và hoạt động kinh doanh. Xu hướng thay đổi này dẫn đến quá trình số hóa trong các lĩnh vực như sản xuất, chuỗi cung ứng, tài chính và các dịch vụ phụ trợ khác.
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
05/01/2024 7.384 lượt xem
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền.
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
21/12/2023 8.573 lượt xem
Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân.
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
20/12/2023 7.993 lượt xem
Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó.
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
16/11/2023 9.140 lượt xem
Bài viết khái quát quá trình triển khai huy động dòng vốn toàn cầu thông qua tiền mã hóa của Chính phủ Ukraine và Liên bang Nga; từ đó, đánh giá hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng tiền mã hóa trong thanh toán xuyên biên giới, nguy cơ sử dụng tiền mã hóa trong các hoạt động rửa tiền, khủng bố và đưa ra hàm ý cho Việt Nam.
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
06/11/2023 9.063 lượt xem
Hoạt động huy động vốn cộng đồng đã trở nên phổ biến sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, phương thức này đã phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, hoạt động huy động vốn theo hình thức cổ phần (Equity - based Crowdfunding - ECF) là hình thức gọi vốn được các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất ưa chuộng. Với ECF, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ cộng đồng thông qua một nền tảng trên Internet.
Phát triển ngân hàng hợp kênh: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
Phát triển ngân hàng hợp kênh: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
20/10/2023 10.270 lượt xem
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc sử dụng ngày càng nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng, xu hướng hợp kênh đã dần trở nên quan trọng đối với tập hợp đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động ngân hàng hợp kênh cung cấp đường dẫn đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau (như chi nhánh ngân hàng, ATM, tổng đài điện thoại, eBanking, Internet Banking và Mobile Banking) một cách hợp nhất dựa trên ý tưởng “mọi thứ đều có thể được làm trên mọi kênh”.
Quản trị rủi ro số tại các ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Đức và một số khuyến nghị
Quản trị rủi ro số tại các ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Đức và một số khuyến nghị
04/10/2023 14.378 lượt xem
Khi thế giới ngày càng trở nên số hóa và kết nối, cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày một gia tăng, tạo động lực cho các ngân hàng thích ứng và thực hiện chuyển đổi số. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối... đang hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ của quá trình chuyển đổi số, giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.000

80.000

Vàng SJC 5c

78.000

80.020

Vàng nhẫn 9999

68.000

69.300

Vàng nữ trang 9999

67.900

68.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,090 27,522 30,409 31,703 158.80 168.08
BIDV 24,625 24,935 26,276 27,495 30,531 31,832 159.54 168.07
VietinBank 24,512 24,932 26,321 27,616 30,837 31,847 160.42 168.37
Agribank 24,600 24,930 26,213 27,483 30,551 31,684 159.87 167.97
Eximbank 24,520 24,910 26,361 27,131 30,735 31,632 161.25 165.95
ACB 24,570 24,970 26,457 27,114 30,964 31,606 161.07 166.23
Sacombank 24,552 24,947 26,529 27,087 31,020 31,531 161.74 166.78
Techcombank 24,561 24,933 26,174 27,513 30,438 31,764 157.07 169.48
LPBank 24,380 25,100 26,095 27,625 30,866 31,814 159.15 170.67
DongA Bank 24,610 24,960 26,400 27,080 30,780 31,620 159.00 166.10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?