admin Vai trò của hệ thống ngân hàng trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19
30/11/2021 4.702 lượt xem
Đại dịch Covid-19 như một trận đại hồng thủy không chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống an sinh xã hội...
 
Đại dịch Covid-19 như một trận đại hồng thủy không chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống an sinh xã hội. Đồng thời, cùng với sự thay đổi chiến lược phòng, chống dịch từ “Zero Covid” sang “sống chung” với Covid-19, Chính phủ đang nỗ lực chỉ đạo thực hiện các giải pháp trong điều kiện cao nhất có thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, phấn đấu đưa cả nước sớm chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Trong sự nỗ lực này, không thể không nói đến vai trò của hệ thống ngân hàng, trong việc khai thông các nguồn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vật tư y tế nói riêng, góp phần ổn định dòng tiền và hệ thống an sinh xã hội, ngày càng ghi dấu ấn quan trọng vào những thành quả chung của đất nước trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh.
 
Từ khóa: Vai trò ngân hàng, sống chung với Covid-19, trạng thái "bình thường mới".
 
1. Đại dịch Covid-19 và những tổn thất nặng nề của nền kinh tế 
 
1.1. Chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu bị đứt gãy 
 
Chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia.  Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid-19 khởi nguồn và bùng phát trên toàn cầu đã khiến cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Nguyên nhân là do trước làn sóng dịch bệnh lan rộng, nguy hiểm và có nguy cơ khó kiểm soát, các quốc gia trên toàn cầu đã đồng loạt sử dụng một số biện pháp phòng, chống và hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh như: Phong tỏa toàn quốc hoặc khu vực, hạn chế đi lại, hạn chế nhập cảnh, hạn chế tụ tập công cộng, đóng cửa toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, trung tâm thương mại, dừng các hoạt động vận tải, thông thương, đóng cửa các điểm tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí; các doanh nghiệp phải làm việc từ xa, chỉ những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, y tế, ngân hàng... được tiếp tục hoạt động để cung cấp cho người dân. 
 
Tất cả những biện pháp giãn cách xã hội này đã gây không ít khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu vì chuỗi cung ứng bị đứt gãy đã cản trở cung cấp nguyên liệu, giao hàng, làm chậm trễ việc sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phải ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh do vấn đề logistic, thiếu người tiêu dùng, thiếu lao động, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ.
 
Theo thống kê gần đây, chỉ số PMI  sản xuất tháng 8/2021 của khu vực châu Âu đã giảm còn 61,4 điểm. Tại Anh, sản lượng công nghiệp tháng 8/2021 cũng chỉ đạt 60,3 điểm. Tại Canada, GDP quý II/2021 đã thu hẹp nhiều hơn dự kiến do sự sụt giảm của hoạt động sản xuất, xây dựng và bán lẻ khi đạt -1,1%. Tại châu Á, nơi xuất phát của 42% lượng hàng xuất khẩu của toàn thế giới có nguy cơ tiếp tục làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu nếu dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp diễn. Trong đó, Trung Quốc - nơi đầu tàu tăng trưởng của châu Á chỉ số PMI sản xuất của tháng 8/2021 chỉ đạt 50,1 điểm; chỉ số PMI dịch vụ của nước này thậm chí còn giảm sâu nhất từ hồi tháng 2/2020 và xuống dưới mức 50 điểm khi chỉ đạt 47,5 điểm. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở các nền kinh tế lớn khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, sản lượng công nghiệp của cả hai nước này trong tháng 7/2021 đều sụt giảm trong bối cảnh đợt dịch bệnh mới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khi Nhật Bản giảm 1,5% và Hàn Quốc giảm 0,5%. 
 
Tại Việt Nam, để ngăn chặn nguy cơ bùng phát của dịch Covid-19, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt với các biện pháp phòng, chống cấp bách, đặc biệt là đã ban hành các văn bản, Chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, việc giãn cách kéo dài vì dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế cả nước bị suy giảm do đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là đứt gãy về nguồn lao động, nguyên vật liệu và người tiêu dùng. Ảnh hưởng tiêu cực nhất là đối với các doanh nghiệp. Theo số liệu kinh tế - xã hội do Tổng cục Thống kê công bố, 9 tháng năm 2021 đã có 90,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 15,3% so với 2020; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước, 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chỉ số PMI tháng 9/2021 của Việt Nam ở mức 40,2 điểm, cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất suy giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020, mặc dù đến tháng 10/2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi, nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp trong việc chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả; số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với tháng 9/2021. Trong 10 tháng, bình quân một tháng có 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
 
1.2. Hệ thống an sinh xã hội đối mặt với nhiều thách thức 
 
An sinh xã hội là một công cụ quan trọng, có thể tạo ra nhiều lợi ích rộng khắp về kinh tế và xã hội quốc gia. Trong những năm gần đây, mặc dù đã đạt được những tiến triển về mở rộng an sinh xã hội, nhưng khi đại dịch Covid-19 ập đến, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân, cụ thể:  
 
(i) Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, giảm thu nhập gia tăng
 
Tác động của đại dịch đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không còn khả năng chống đỡ nên đã phải thực hiện các biện pháp như đóng cửa, cắt giảm lao động, người lao động phải giảm giờ làm/nghỉ luân phiên, nhiều doanh nghiệp thay đổi cơ cấu ngành nghề với những yêu cầu cao hơn trong kỹ năng thực hiện công việc... Điều này dẫn đến thu nhập của người lao động bị giảm sút nghiêm trọng và thị trường lao động bị xáo trộn, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng nhanh. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là hơn 1,7 triệu người, tăng 532,2 nghìn người so với quý trước và tăng 449,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư và thời gian giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều địa phương đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp quý III năm 2021 vượt xa con số 2% như thường thấy.
 
(ii) Gia tăng áp lực trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục
 
Đại dịch đã khiến cho hệ thống y tế Việt Nam đang phải chịu áp lực rất lớn, nguồn lực y tế có nguy cơ bị quá tải. Trong khi đó, chi phí chữa trị cho các bệnh nhân, trang bị các thiết bị khám chữa bệnh và cung cấp vaccine cho cộng đồng từ ngân sách Nhà nước là không nhỏ. 
 
Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn khi các trường học phải đóng cửa để ứng phó với những biến động khó lường của dịch bệnh. Việc chuyển từ việc học truyền thống sang học từ xa thông qua sử dụng công nghệ đã gây không ít khó khăn cho người dạy và người học, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì để duy trì việc học là điều cần có sự nỗ lực rất nhiều trong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. 
 
Đại dịch Covid-19 bùng phát cũng đã khiến cho hệ thống an sinh xã hội gặp khó khăn, thách thức trong việc “chạm” tới tất cả các đội tượng cần hỗ trợ, đặc biệt là một số nhóm đối tượng dân cư bao gồm người già, trẻ em, người lao động tự do, người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa... 
 
1.3. Doanh nghiệp bị tổn thất nguyên khí 
 
(i) Tác động của dịch bệnh đã khiến cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn trầm trọng
 
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã gây tổn thất nặng nề đến nền kinh tế, trong đó khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến là khối doanh nghiệp. Dịch bệnh đã tàn phá, bào mòn sức khỏe của các doanh nghiệp một cách nghiêm trọng, khiến cho nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động do nguồn lực đã cạn kiệt, không còn vốn để duy trì sản xuất. Nguyên nhân chính là do thiếu hụt nguồn nguyên liệu cả trong nước và nhập khẩu, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ (phải đóng cửa theo quy định để phòng, chống dịch) hoặc vận hành sản xuất kinh doanh dưới mức bình thường... Điều này đã dẫn tới doanh thu bị sụt giảm hoặc không có để chi trả cho các chi phí hoạt động.
 


Hệ thống ngân hàng đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm thúc đẩy khai thông nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Theo khảo sát 100 doanh nghiệp của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư cho thấy, trên 84% doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trong đó, doanh nghiệp bị thiếu vốn kinh doanh chiếm tới 40%. Ngoài ra, theo kết quả điều tra khảo sát do VCCI thực hiện tháng 9/2021 trên gần 3.000 doanh nghiệp đã chỉ ra, có đến 94% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, trong đó 57,6% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý dòng tiền lưu thông; 71% doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu so với năm trước, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp trong ngành du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống (chiếm tới 87,5% doanh nghiệp). Các ngành khác cũng dự tính doanh thu giảm mạnh trong khoảng 45,9% đến 87%. Áp lực lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn để duy trì sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, đầu tư các công nghệ hiện đại để thực hiện chuyển đổi số. 
 
(ii) Nguồn lao động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch
 
Bên cạnh nguồn vốn thì doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn đối với đội ngũ lao động. Khi doanh nghiệp bị suy giảm doanh thu thì chi phí nhân công đang là gánh nặng lớn, cùng với các chi phí về mặt bằng và chi phí hoạt động thường xuyên khác. Do vậy, một trong những biện pháp trước mắt của các doanh nghiệp đó là cắt giảm lao động. Trong báo cáo điều tra khảo sát của VCCI tháng 9/2021, có tới trên 90% doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp quy mô lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ đã chấp nhận cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả trong thời gian dịch bệnh bùng phát, và tình trạng này tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, dịch vụ, du lịch, ăn uống, với trên 97% doanh nghiệp. 
 
Tuy nhiên, một vấn đề bất cập hiện nay, đó là nhiều doanh nghiệp sau một thời gian tạm ngừng hoạt động và đã cho toàn bộ nhân công nghỉ việc để về quê hoặc đi tìm công việc khác, kèm với việc các điều kiện tuyển dụng cũng khắt khe hơn để đảm bảo an toàn chống dịch (như người lao động phải tiêm đủ 2 mũi, phải ở “vùng xanh”...). Điều này dẫn tới việc, hiện nay khi doanh nghiệp được hoạt động trở lại thì lâm vào cảnh thiếu lao động trầm trọng, thậm chí phải tiếp tục đóng cửa vì không đủ số lượng nhân công tối thiểu để nhà máy/doanh nghiệp hoạt động. 
 
2. Chiến lược sống chung với Covid-19 và trạng thái “bình thường mới”
 
2.1. “Zero Covid” là không thể  
 
Thời gian đầu, khi đại dịch Covid-19 mới khởi phát và từng bước lây lan toàn cầu, các quốc gia đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp giãn cách xã hội để khống chế sự phát triển của dịch bệnh. Tuy nhiên, sau 2 năm tồn tại dịch bệnh và Việt Nam với đợt bùng dịch thứ tư diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia dự báo rằng dịch bệnh không thể hết hoàn toàn trong một sớm một chiều, điều này cần thời gian và trạng thái “Zero Covid” - nghĩa là tuyệt đối không có ca mắc nào trong một thời gian dài mà nhiều quốc gia từng theo đuổi, trong đó có Việt Nam gần như là điều không thể. Nguyên do cụ thể là: 
 
- Không riêng gì virus Corona, trong quá khứ chúng ta đã xuất hiện nhiều loại virus gây nên các bệnh truyền nhiễm, nhưng cho đến nay, các căn bệnh đó vẫn chưa được xóa sổ hoàn toàn như bệnh cúm, bại liệt, sởi, lao và các căn bệnh này được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Do vậy, với tình trạng lây lan, mức độ nguy hiểm và phải sử dụng vaccine để kiểm soát dịch bệnh thì chúng ta cũng cần nhận định rằng, dịch bệnh Covid-19 có thể sẽ trở thành một căn bệnh tồn tại lâu dài với con người.
 
- Cho đến nay, các quốc gia nhanh chóng phủ sóng vaccine nhưng có hai vấn đề được đặt ra: Thứ nhất, vaccine cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian và liệu sẽ giúp miễn dịch được bao lâu trong khi thực tế nhiều người đã tiêm đủ liều vẫn bị tái mắc; Thứ hai, virus Corona không ngừng biến thể, từ Alpha, Beta, Gamma và hiện nay là Delta, Delta Plus tạo nên cuộc đua giữa vaccine Covid và các biến thể virus Corona. 
 
Vì vậy, dù sự ra đời của vaccine và tốc độ tiêm chủng nhanh chóng cũng chỉ có thể kiểm soát được một phần dịch bệnh nhằm bảo vệ người dân khỏi các triệu chứng nặng khi mắc phải và giảm thiểu nguy cơ tử vong cho người dân, hướng đến việc biến virus trở nên ít nguy hiểm hơn ngay cả khi nó vẫn tiếp tục hiện diện trên thế giới.
 
2.2. Sống chung với Covid-19 là chiến lược hợp lý trong giai đoạn hiện nay
 
Với việc nhận định rằng, “Zero Covid” là điều không thể, tham vọng sạch bóng Covid là hoàn toàn phi thực tế, Việt Nam đã chấp nhận “sống chung” với Covid-19, không thể giãn cách xã hội mãi mãi. Bởi thực tế, nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp phong tỏa thì nền kinh tế sẽ tới hạn chịu đựng dẫn tới khủng hoảng, hệ thống doanh nghiệp sẽ sụp đổ, Nhà nước cạn kiệt ngân sách để có thể đảm bảo an sinh xã hội, người dân mệt mỏi đối mặt với đói nghèo, thất nghiệp, nỗi khổ về kế sinh nhai và kéo theo đó là các hệ lụy xã hội. 
 
Việc sống chung với dịch có nghĩa là thay vì dồn toàn bộ nguồn lực, thực hiện mọi biện pháp để tập trung chống dịch như trước đây, thì cùng một lúc phải thực hiện trên cả hai phương diện, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Bởi cả 2 phương diện này đều quan trọng và tác động qua lại với nhau, phòng, chống dịch tốt để yên tâm sản xuất và duy trì sản xuất tốt để có lực chống lại dịch bệnh. 
 
2.3. Chuyển sang trạng thái “bình thường mới” 
 
Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã làm thay đổi đa chiều cuộc sống của con người, từ vật chất đến tinh thần, từ công việc, ngành nghề đến các hoạt động, hành vi xã hội. Và khi đã xác định sống chung với Covid-19 thì việc chuyển sang trạng thái “bình thường mới” là yêu cầu cần thiết để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. 
 
Trạng thái “bình thường mới” được hiểu là trạng thái mà ở đó những điều cũ đã không còn phù hợp và được thay thế bằng những điều mới. Như vậy, trạng thái “bình thường mới” là trạng thái mà tại đó đất nước sẽ có sự thay đổi về các hoạt động, hành vi so với thời gian trước đây. Đất nước lúc này không chỉ tập trung phát triển kinh tế như trước khi có dịch, và cũng không thể chỉ tập trung chống dịch như trong thời gian dịch bệnh xuất hiện vừa qua, mà nhiệm vụ lúc này là vừa tập trung chống dịch, vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
 
Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen của con người. Thay đổi mạnh mẽ nhất phải kể đến đó là thói quen mua sắm mới. Nếu như trước đây, mua sắm trực tiếp theo kiểu truyền thống chiếm phần lớn thì từ khi dịch Covid-19 diễn ra, hoạt động mua sắm online và thanh toán trực tuyến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh đó, hoạt động học tập, họp hành và làm việc thông qua các nền tảng thiết bị công nghệ cũng diễn ra thường xuyên hơn. Dự báo các hoạt động được thực hiện trên môi trường online sẽ tiếp tục tăng trưởng kể cả sau dịch bệnh bởi tính hiệu quả của nó. 
 
Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình “chuyển đổi số” trên toàn bộ quốc gia: Nền kinh tế, xã hội; Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng. Điều này đòi hỏi tất cả mọi người phải linh hoạt, năng động, thích nghi và nâng cao sức chịu đựng trước những thay đổi của quá trình số hóa mang lại. 
 
Nếu như trước đây, các hoạt động kinh tế - xã hội chỉ tập trung chủ yếu vào tính hiệu quả, thì đến nay, ngoài việc tính đến hiệu quả còn cần phải đảm bảo an toàn trong việc bảo vệ sức khỏe con người, sức khỏe cho doanh nghiệp và sức khỏe cho nền kinh tế. 
 
3. Vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc chuyển sang trạng thái “bình thường mới”   
 
Đồng hành với Chính phủ và toàn dân trong cuộc chiến chống Covid-19, thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân, tập thể gặp khó khăn do dịch. Trong giai đoạn chuyển sang trạng thái "bình thường mới", vai trò hệ thống ngân hàng đặc biệt quan trọng hơn nữa khi giữ vị trí trọng yếu, huyết mạch trong nền kinh tế và góp phần thực hiện an sinh xã hội. 
 
3.1. Khai thông các nguồn vốn 
 
Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, đảm bảo dòng tiền để tiếp tục hoạt động kinh doanh, sản xuất, hệ thống ngân hàng đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm thúc đẩy khai thông nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tiếp sức kịp thời khi hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp đang trong cơn “hấp hối”. Hệ thống ngân hàng đã tiến hành khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế thông qua những chương trình cơ cấu lại nợ, miễn/giảm lãi suất, cho vay mới với lãi suất ưu đãi, giảm chi phí dịch vụ giao dịch. Cụ thể:
 
- Khai thông nguồn vốn cho doanh nghiệp và cá nhân: Đến cuối tháng 9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ tháng 1/2020 khoảng 531.000 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ tháng 1/2020 đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng cho 800.000 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng còn thực hiện miễn, giảm khoảng 30 loại phí dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, trong đó tập trung miễn giảm phí thanh toán, chuyển tiền điện tử để khách tiếp cận thực hiện các giao dịch nhanh chóng và thuận lợi. 
 
- Khai thông nguồn vốn FDI: Giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua “cơn bão Covid-19” đã giúp cho các doanh nghiệp vực dậy kinh doanh, tiếp tục duy trì sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, từng bước áp dụng các quy trình và công nghệ kỹ thuật số mới, bảo đảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp,... tạo nên một bức tranh kinh tế tươi sáng trong môi trường dịch Covid-19 ảm đạm. Nhờ vậy, mặc dù tăng trưởng quý III/2021 không đạt như kỳ vọng, nhưng các nhà đầu tư FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến ngày 20/10/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ; trong đó, vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đều tăng mạnh.
 
- Khai thông nguồn vốn Nhà nước: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước phần lớn đến từ các khoản thu từ thuế (chiếm trên 80%). Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh khiến cho Nhà nước dần cạn kiệt ngân sách: Thứ nhất, giảm số thu thuế do các doanh nghiệp, cá nhân bị mất nguồn thu; Thứ hai, chi ngân sách quá tải do phải thực hiện các chính sách hỗ trợ Nhân dân trong công tác vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Do vậy, việc ngân hàng khơi thông nguồn vốn trong doanh nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng các doanh nghiệp, kéo theo đó là thu ngân sách từ thuế cũng tăng lên. Thực tế, quý III/2021 mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch lần thứ tư, ước thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý đạt khoảng 239.409 tỷ đồng, bằng 21,4% dự toán.
 
3.2. Góp phần ổn định dòng tiền, cùng Chính phủ vực dậy nền kinh tế 
 
Việc đảm bảo dòng tiền là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, dịch Covid-19 ập đến đã khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Dịch bệnh kéo dài, các doanh nghiệp dần chạm ngưỡng chịu đựng do hạn chế về tiền mặt, cạn kiệt nguồn vốn duy trì kinh doanh. Trong bối cảnh này, Chính phủ đã có những động thái ứng phó tích cực như giãn/hoãn nộp thuế, giảm thuế suất, cung cấp những gói hỗ trợ khẩn cấp... Tuy nhiên, để chia sẻ gánh nặng cùng Chính phủ và vực dậy nền kinh tế thì sự chung tay của hệ thống ngân hàng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. 
 
Để thực hiện điều này, bên cạnh việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp về cơ cấu nợ, miễn/giảm/hạ lãi suất và các chi phí giao dịch như đã nói ở trên, thì hệ thống ngân hàng đã thực hiện cho vay mới với khoản vay lên đến 2.830 tỷ đồng với 254 doanh nghiệp (tính đến tháng 7/2021). Và theo số liệu thống kê tính đến cuối tháng 9/2021, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 7,17%, cao gấp 1,4 lần mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước là 4,99%. 
 
3.3. Góp phần ổn định hệ thống an sinh xã hội 
 
Dịch bệnh đã gây áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội, từ việc hỗ trợ y tế cho cộng đồng đến việc đảm bảo công ăn việc làm, nhu yếu phẩm cho người dân... Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ từ Chính phủ, hệ thống ngân hàng cũng cùng chung tay góp phần ổn định hệ thống an sinh xã hội. 
 
Ngay khi Quỹ vaccine phòng Covid-19 vừa ra mắt (5/6/2021), hệ thống ngân hàng đã đóng góp với tổng số tiền 697,5 tỷ đồng cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19 bền vững. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã luôn sát cánh cùng các lực lượng y tế nơi tuyến đầu chống dịch thông qua việc đóng góp về tài chính, hỗ trợ các trang thiết bị, phương tiện y tế đến việc cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân, các đối tượng gặp khó khăn chịu tác động của đại dịch. Tính đến tháng 6/2021, nhân sự toàn hệ thống ngân hàng đã dành hơn 1.300 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội, tính trong gần 9 tháng đầu năm 2021, đã thực hiện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tổng số tiền trên 40,7 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề để mua dụng cụ, thiết bị y tế, mua vaccine, mua nhu yếu phẩm.
 
Ngoài ra, theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tính đến tháng 9/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân trên 442 tỷ đồng cho 830 lượt người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 125.481 người lao động trên toàn quốc, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, duy trì sản xuất tạo đà phát triển kinh tế trong trạng thái "bình thường mới".

Tài liệu tham khảo:
 
1. Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
 
2. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021. Tổng cục Thống kê.
 
3. Châu Thanh, “Tổng hợp chế độ, chính sách hỗ trợ, khắc phục khó khăn do Covid-19”, đăng tại https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/35819/tong-hop-che-do-chinh-sach-ho-tro-khac-phuc-kho-khan-do-covid-19
 
4. Đỗ Văn Quân (2021), “Thích ứng với trạng thái bình thường mới”, đăng tại http://mattran.org.vn/chuong-trinh-phoi-hop/thich-ung-voi-trang-thai-binh-thuong-moi-trong-phong-chong-dich-covid19-40395.html
 
5. Hà Nam - Kim Thanh (2021), “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch: Thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng”, đăng tại https://vov.vn/xa-hoi/that-nghiep-thieu-viec-lam-gia-tang-883069.vov
 
6. Anh Việt (2021), “Ngân hàng Nhà nước có tiếp tục cơ cấu lại nợ cho khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19?”, đăng tại https://www.qdnd.vn/kinh-te/tai-chinh/ngan-hang-nha-nuoc-co-tiep-tuc-co-cau-lai-no-cho-khach-hang-anh-huong-boi-covid-19-673965

ThS. Nguyễn Thế Kiên 

Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ SK

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 89 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/07/2024 253 lượt xem
Sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống...
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
22/07/2024 244 lượt xem
Ở thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), thẻ tín dụng dần trở thành một phương tiện thanh toán khá phổ biến đối với bất kì khách hàng nào bởi tính tiện dụng trong chi tiêu và thanh toán.
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
22/07/2024 190 lượt xem
Ngày nay, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu, phát triển ngày càng sâu rộng trên thế giới, ngày càng có nhiều nước tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã được ký kết.
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
19/07/2024 237 lượt xem
Dựa trên bộ dữ liệu phức hợp mới được cập nhật, bài viết này đề xuất mô hình học máy nhằm phát hiện tin nhắn rác giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro mà người dùng thiết bị di động đang phải đối mặt, đặc biệt là rủi ro liên quan đến vấn đề tài chính.
Đánh giá tác động của tham nhũng địa phương đến hoạt động ESG của doanh nghiệp Việt Nam
Đánh giá tác động của tham nhũng địa phương đến hoạt động ESG của doanh nghiệp Việt Nam
18/07/2024 262 lượt xem
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tham nhũng địa phương (tham nhũng cấp tỉnh/thành phố) đến hoạt động ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị) của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
16/07/2024 445 lượt xem
“Lãi suất là công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng chúng” - đây là phát biểu của nhà kinh tế học người Pháp A. Poial.
Giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
Giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
15/07/2024 327 lượt xem
Với xu hướng hội nhập tài chính quốc tế, để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, việc áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một trong những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xu hướng này, góp phần hoàn thiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy lĩnh vực kế toán - kiểm toán phát triển; đảm bảo việc ghi nhận sổ sách theo cơ chế thị trường vận hành và thông lệ quốc tế.
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
11/07/2024 427 lượt xem
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đất nước (1986 - 2024), khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, nhưng hoạt động và đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước vào nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
01/07/2024 673 lượt xem
Mục tiêu của bài viết này là phân tích và đánh giá thực trạng an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm an toàn vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản. Qua đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lí nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
27/06/2024 558 lượt xem
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và nghiên cứu định lượng qua việc chạy mô hình hồi quy Logistic nhị phân (Binary Logistic Regression) để đánh giá tác động từ truyền thông chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tới người tiêu dùng.
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/06/2024 623 lượt xem
Có nhiều mô hình thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại các ngân hàng trên thế giới, bao gồm mô hình tập trung, phân tán, thuê ngoài và các mô hình thanh toán khác.
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
19/06/2024 671 lượt xem
Phát huy vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí trong cả nước và đội ngũ những người làm báo quan tâm, chăm lo, thực hiện; từng bước đề ra nhiều nội dung, giải pháp, phương thức, phát huy hiệu quả vai trò của báo chí cách mạng.
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
19/06/2024 656 lượt xem
Kinh doanh bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đề cao trách nhiệm xã hội đang là xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
17/06/2024 479 lượt xem
Là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống tài chính, các ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc chuyển vốn từ bên thừa sang bên thiếu vốn.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?