Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
27/06/2024 325 lượt xem
Tóm tắt: Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và nghiên cứu định lượng qua việc chạy mô hình hồi quy Logistic nhị phân (Binary Logistic Regression) để đánh giá tác động từ truyền thông chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tới người tiêu dùng. Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ 358 người Việt Nam ngẫu nhiên. Nghiên cứu tiến hành xử lí và tính toán bộ dữ liệu thu thập trên Excel và phần mềm SPSS để thu được kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến nhận thức tài chính của người tiêu dùng tại Việt Nam tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc hành vi tài chính, nghĩa là nhận thức tài chính càng cao thì hành vi tài chính càng cao. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng, các biến như: Thu nhập, chuyên ngành, nội dung truyền thông và kênh truyền thông có tác động đáng kể tới hành vi tài chính. Dựa trên kết quả này, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp khắc phục các hạn chế và nâng cao tầm ảnh hưởng của truyền thông CSTT đến người tiêu dùng Việt Nam.
 
Từ khóa: Truyền thông, CSTT, NHNN, ngân hàng trung ương, nhận thức tài chính, hành vi tài chính, người tiêu dùng, mô hình hồi quy Logistic nhị phân.
 
THE IMPACT OF THE STATE BANK OF VIETNAM MONETARY POLICY COMMUNICATION
ON CONSUMERS

 
Abstract: The article employs traditional qualitative research methods and quantitative research through running a Binary Logistic Regression model to assess the impact of the State Bank of Vietnam monetary policy communication on consumers. The data used in the research were collected from 358 randomly selected Vietnamese individuals. The study processed and computed the collected data on Excel software and tested it on SPSS software to obtain results. The findings of the study indicate that financial awareness of consumers in Vietnam has a positive correlation with financial behavior, meaning that higher financial awareness leads to higher financial behavior. Additionally, the results also demonstrate that variables such as income, major, communication information and media channel significantly impact financial behavior. Based on these findings, the article proposes some recommendations to address limitations and enhance the influence of monetary policy communication on Vietnamese consumers.

Keywords: Communication, monetary policy, the State Bank of Vietnam, central bank, financial awareness, financial behavior, consumers, Binary Logistic Regression.
 
1.  Giới thiệu

Trong thời đại công nghệ hiện nay, truyền thông và kĩ thuật đang phát triển một cách nhanh chóng và góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Nắm bắt thời cơ này, các ngân hàng trung ương trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng nhận ra rằng truyền thông đóng vai trò quan trọng như một công cụ truyền dẫn CSTT, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này đã thúc đẩy việc ban hành Quyết định số 1016/QĐ-NHNN ngày 23/5/2017 của Thống đốc NHNN, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Truyền thông; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lí và tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng liên quan đến chức năng quản lí nhà nước của NHNN.
 
Theo Michael Ehrmann và cộng sự (2022), cách thức truyền thông về CSTT của các ngân hàng trung ương đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Theo T.T.V.  Linh và cộng sự (2021), hoạt động truyền thông đang ngày càng được NHNN chú trọng hơn. Đồng thời, hoạt động truyền thông của NHNN cũng được phát huy mạnh mẽ và thể hiện tầm quan trọng ở mức cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2021, giai đoạn mà cả Việt Nam đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19.
 
Từ đó, có thể hiểu rằng, tác động của truyền thông CSTT tới người tiêu dùng là sự thay đổi trong quyết định của người tiêu dùng đối với việc thu nhận và tiêu thụ các sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như ý tưởng dự đoán, kì vọng và nhận thức về thị trường thông qua quá trình tiếp nhận các thông tin, tín hiệu CSTT từ ngân hàng trung ương đến thị trường và công chúng. Bản chất truyền thông chính sách là tác động tới hành vi và nhận thức giúp định hướng thị trường trong ngắn hạn, dài hạn dựa trên kì vọng của người tiêu dùng.
 
2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Tổng quan nghiên cứu về tác động từ truyền thông CSTT của ngân hàng trung ương tới người tiêu dùng
 
Theo Van der Cruijsen và đồng nghiệp (2010), truyền thông về CSTT tác động chủ yếu đến nam giới và những người có địa vị xã hội cao. Ngoài ra, những người có trình độ kinh tế - xã hội cao thường dễ tiếp thu thông tin được truyền thông qua phương tiện truyền thông hơn, do trình độ học vấn cao hơn và có điều kiện tiếp xúc với tin tức tốt hơn (Tichenor và cộng sự, 1970; Gaziano, 1997; Carpini và Keeter, 1996; Hwang và Jeong, 2009). 
 
Tuy nhiên, Kumar và cộng sự (2015) phát hiện rằng, ở New Zealand, các hình thức truyền thông trực tiếp được sử dụng bởi Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ - Reserve Bank of New Zealand) không thể tiếp cận đến với nhiều người tiêu dùng. Thậm chí, họ còn thiếu kiến thức cơ bản về ngân hàng trung ương. Trái lại, Lena Dräger, Michael J. Lamla, Damjan Pfajfar (2016) đã chỉ ra rằng, thông tin từ ngân hàng trung ương cũng như tin tức về CSTT có thể hỗ trợ hiểu biết của người tiêu dùng về các khái niệm kinh tế chính.  
 
Một số ngân hàng trung ương đã thực hiện khảo sát với công chúng để tìm hiểu họ biết gì về ngân hàng trung ương. Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 2011, kết quả chỉ ra rằng, có tới 45% người dân Nam Phi không biết đến sự tồn tại của Ngân hàng Trung ương Nam Phi (Marcus, 2014). Trong một cuộc khảo sát khác, Eurobarometer của Ủy ban châu Âu đã khảo sát công dân từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu vào năm 2019, có đến tận 13% người dân được khảo sát không biết đến hoặc chưa từng nghe nói đến sự tồn tại của ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu).
 
2.2. Tổng quan nghiên cứu về CSTT và người tiêu dùng
 
Ảnh hưởng của CSTT đến người tiêu dùng được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau, điển hình là hành vi tiêu dùng và vay mượn của họ. Bernanke và Gertler (1995), Maria Sandstrom (2018) đã nhận ra rằng, CSTT thắt chặt làm tăng lãi suất, dẫn đến việc người dân giảm vay mượn. Và ngược lại, khi CSTT được nới lỏng, lãi suất giảm khuyến khích người dân vay mượn nhiều hơn. 
 
Theo Amato và cộng sự (2003), khi người tiêu dùng nhận được tín hiệu về sự thay đổi trong CSTT, họ sẽ nảy sinh những kì vọng nhất định tùy theo tình hình kinh tế và chính sách. Nghiên cứu của Di Bartolomeo và Rossi (2007) phát hiện rằng, CSTT trở nên hiệu quả hơn khi mức độ tham gia thị trường tài chính giảm. 
 
Bên cạnh đó, Clarida và cộng sự (1999) đã sử dụng mô hình Keynesian, kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng, khi lạm phát tăng cao, CSTT thắt chặt giúp cho Chính phủ giảm giá hàng hóa, từ đó kích thích người dân mua sắm. Dynan (2012) đồng tình về việc CSTT tác động lớn đến tiêu dùng, vay mượn và hành vi gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Lilia Cavallari (2020) bổ sung thêm rằng, CSTT ảnh hưởng đến sự co giãn của giá cả. Độ co giãn ngày càng tăng, chi phí ngày càng cao, mức tiêu dùng sẽ giảm. Các nhận định trên đều được Marco Airaudo (2023) ủng hộ bằng mô hình New Keynesian và chỉ ra thế nào là CSTT tối ưu giúp định hướng hành vi của người tiêu dùng.
 
2.3. Tổng quan nghiên cứu về truyền thông CSTT của ngân hàng trung ương
 
Trong một cuộc khảo sát năm 2016 giữa các thống đốc ngân hàng trung ương, hơn 80% chỉ ra rằng, hoạt động truyền thông trong tổ chức của họ đã tăng cường kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Blinder và cộng sự, 2017). Theo Michael Ehrmann và cộng sự (2022), cách thức truyền thông về CSTT của các ngân hàng trung ương đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây. 
 
Theo Sajjad Zaheer và cộng sự (2019), Ngân hàng Trung ương Pakistan (SBP) đã và đang dần dần cải thiện hoạt động truyền thông của mình để phù hợp với các thông lệ quốc tế, đặc biệt là trong thập kỉ qua. Đầu tiên, SBP tăng cường tập trung vào triển vọng kinh tế, thường xuyên đánh giá điều kiện kinh tế, tổ chức họp báo và phát biểu. Đồng thời, cả khuôn khổ CSTT lẫn việc truyền thông về CSTT của SBP cũng đã có những cải tiến quan trọng theo thời gian.
 
Theo T.T.V. Linh và cộng sự (2021), hoạt động truyền thông đang ngày càng được NHNN chú trọng hơn. Các hình thức truyền thông cũng đang ngày càng được đa dạng hóa. Đồng thời, các thông cáo được NHNN truyền thông cũng chính xác và nhất quán. Hoạt động truyền thông của NHNN được phát huy mạnh mẽ và thể hiện tầm quan trọng ở mức cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2021, giai đoạn mà cả nước đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19.
 
3. Phương pháp nghiên cứu
 
3.1. Mô hình nghiên cứu

Đối với mô hình lí thuyết, nhóm tác giả lựa chọn mô hình Shannon. Tuy mô hình này khá đơn giản và phổ thông nhưng nó gợi mở nhiều cách thức sáng tạo về khía cạnh của kênh truyền thông CSTT. Một số điểm mạnh của mô hình Shannon so với các mô hình khác như: Toàn diện và ứng dụng rộng rãi, cơ sở toán học mạnh mẽ, đối tượng rõ ràng, khả năng xác định nhiễu và ứng dụng trong truyền thông số, dữ liệu lớn.
 
Đối với mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng mô hình Binary Logistic Regression nhằm đánh giá tác động từ truyền thông CSTT của NHNN tới người tiêu dùng. Mô hình Binary Logistic Regression được trình bày dưới dạng tổng quát như sau:

Trong đó: 
 
pi là xác suất để một biến cố xảy ra, 1-pi là xác suất để biến cố không xảy ra.
 
Các giá trị β0 β1 β2 ... βn là các hệ số hồi quy.
 
xi là các biến độc lập được đưa vào mô hình đại diện cho các nhân tố được kì vọng ảnh hưởng đến biến cố.  
 
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
 
Nghiên cứu định tính đã được tiến hành bằng cách lựa chọn kĩ lưỡng tài liệu và phân tích các mô hình lí thuyết. Phiếu khảo sát chính thức đã được hoàn thành với 5 thang đo, đo lường 62 biến trên thang đánh giá Likert 5 điểm, từ "Hoàn toàn không đồng ý/quan tâm" đến "Hoàn toàn đồng ý/quan tâm". Nghiên cứu định lượng tiến hành thông qua việc gửi phiếu khảo sát trực tuyến đến 438 người tiêu dùng trong khu vực miền Bắc vào tháng 02/2024. Sau quá trình xử lí, tổng cộng 358 phiếu hợp lệ (hơn 80%) đã được chọn để đưa vào vào phân tích. Dữ liệu được xử lí thông qua phân tích Binary Logistic Regression trong SPSS.
 
3.3. Các biến trong mô hình (Sơ đồ 1)
 
Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
 
4.1. Thống kê mô tả
 
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 358 người tiêu dùng tại Việt Nam qua khảo sát trực tuyến trên Google Form. Nghiên cứu cho thấy, mẫu đại diện tốt về giới tính với 168 nam và 156 nữ, cùng với 34 cá nhân không xác định giới tính. Phần lớn tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 20 tuổi đến 40 tuổi (299 người), có thu nhập trung bình (22,1% thu nhập từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và 19% thu nhập từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng). Đối với trình độ học vấn, 62,3% có bằng cao đẳng/đại học và 15,6% là thạc sĩ. Đa số (33%) đến từ ngành kinh tế/tài chính, theo sau là công nghệ/điện tử (18,2%) và xã hội/nhân văn (12,3%). 
 
4.2. Kết quả kiểm định mô hình
 
Với mô hình Binary Logistic Regression, để kiểm định độ phù hợp của giả thuyết đối với mô hình, nhóm tác giả sẽ sử dụng kiểm định Chi-square.
 
Bảng 1: Kiểm định Omnibus

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả
 
Nhìn vào bảng Omnibus Tests of Model Coefficients để thấy được kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của mô hình.
 
Căn cứ vào kết quả kiểm định, nhận thấy giá trị Sig. kiểm định Chi-square tại hàng Model là 0,000 < 0,05 nên mô hình là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. 

Model Summary cho thấy kết quả tóm tắt về sự phù hợp của mô hình hồi quy đề xuất:
 
Bảng 2: Model Summary

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả
 
Để kiểm định mức độ dự đoán của mô hình, nhóm tác giả căn cứ vào bảng Classification Table dưới đây:
 
Bảng 3: Mức độ dự báo của mô hình

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả
 
Với tổng số 83 cá nhân có hành vi tài chính thấp (lưu ý dữ liệu xem theo cột), mô hình dự đoán đúng được 66 cá nhân và cho ra tỉ lệ đúng là 67,3%; trong khi đó, có 275 người tiêu dùng có hành vi tài chính, mô hình đã dự đoán được 243 người tương đương với 93,5%. Do đó, tỉ lệ dự báo đúng của mô hình là 86,3%.
 
4.3. Kết quả hồi quy

Nhóm tác giả đã chạy 6 mô hình đối với từng hành vi của người tiêu dùng nhằm xác định những yếu tố nào tác động tới hoạt động cụ thể của họ. Đối với hành vi mua bán hàng tiêu dùng, người làm khảo sát bị chi phối bởi trình độ học vấn. Trong khi đó, việc tiết kiệm bị tác động bởi thông tin, kênh truyền thông và độ tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng. Tương tự các yếu tố như nhận thức tài chính, kênh truyền thông, nội dung truyền thông có sự tác động tới hành vi mua bán chứng khoán hoặc khởi nghiệp. Cuối cùng, các hành vi như mua/bán ngoại tệ sẽ bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính hay thu nhập của người tiêu dùng. (Bảng 4)
 
Bảng 4: Kết quả hồi quy mô hình với trung bình các biến hành vi tài chính

Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả

Như vậy, từ kết quả cho thấy biến FA có ảnh hưởng cùng chiều tới hành vi tài chính của người tiêu dùng tại Việt Nam, tức là nhận thức tài chính càng cao thì hành vi tài chính cũng cao. Trên thực tế, người tiêu dùng có nhận thức tài chính cao thường có khả năng nhìn nhận và hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cá nhân của mình. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng các biến như Income, Major, CI và MC cũng có tác động đáng kể đến hành vi tài chính của người tiêu dùng tại Việt Nam.
 
5. Kết luận và khuyến nghị

Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung vào việc phân tích tác động truyền thông CSTT của NHNN tới hành vi tiêu dùng của người dân. Kết quả cho thấy, truyền thông có tác động tích cực, nâng cao nhận thức tài chính và ảnh hưởng đến các hành vi tiêu dùng như mua/bán hàng hóa, tiết kiệm và đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, nhận thức tài chính của người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn thấp so với một số quốc gia khác và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như thu nhập, trình độ giáo dục và mức độ tin cậy vào hệ thống tài chính. Dựa trên những kết quả này, nhóm tác giả đề xuất một số chiến lược nhằm tối ưu hóa hiệu quả của truyền thông CSTT: 
 
Một là, trong thời đại ngày nay, giáo dục về tài chính ngày càng trở nên quan trọng đối với thế hệ trẻ. Các cơ quan giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức và kĩ năng tài chính cho học sinh và sinh viên. Cần tăng cường hợp tác giữa NHNN và các trường đại học, cao đẳng để tạo ra môi trường học tập chuyên nghiệp và sáng tạo. Tổ chức các buổi hội thảo và hoạt động giao lưu giữa NHNN và các trường trung học và đại học, cao đẳng giúp mở rộng kiến thức, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh, sinh viên; đồng thời, thu hút sự chú ý của công chúng về vấn đề tài chính - ngân hàng. 
 
Hai là, người tiêu dùng đóng vai trò là nhân tố quyết định về nhận thức tài chính hay việc tiếp thu những thông tin về CSTT được truyền thông bởi NHNN. Do đó, người tiêu dùng cần nâng cao trình độ học vấn của mình (nếu có điều kiện) để có thể có những quyết định về tài chính sáng suốt hơn. Hơn nữa, những người đã và đang theo học khối ngành khác cũng nên tự trau dồi cho mình khả năng tư duy, hiểu biết tài chính. Đồng thời, người tiêu dùng nên thường xuyên cập nhật tin tức từ những nguồn uy tín, tránh bị tác động tiêu cực bởi những nguồn tin không chính thống.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Amato, J.D. (2002) ‘Communication and Monetary Policy’, Oxford Review of Economic Policy, 18(4), pages 495-503. Available at: https://doi.org/10.1093/oxrep/18.4.495
2. Morris, S. and Shin, H.S. (2002) ‘Social Value of Public Information’, The American Economic Review, 92(5), pages 1521-1534.
3. Gaziano, C. (1997). ‘Forecast 2000: widening knowledge gaps’. Journal. Mass Commun. 74 (2).
4. Carpini, M.D., Keeter, S. (1996). ‘What Americans know about Politics and Why it Matters’. Yale University Press.
5. Hwang, Y., Jeong, S.-H. (2009). ‘Revisiting the knowledge gap hypothesis: a meta analysis of thirty five years of research’. J&MC Q. 86 (3), pages 513-532.
6. Lena Dräger, Michael J. Lamla và Damjan Pfajfar (2016).   ‘Are survey expectations theory-consistent? The role of central bank communication and news’.
7. Kumar, S., Afrouzi, H., Coibion, O., Gorodnichenko, Y. (2015). ‘Inflation targeting does not anchor inflation expectations: evidence from firms in New Zealand.’ NBER Working Paper (21814)
8. Van der Cruijsen, C., Jansen, D.-J., Haan, J. D. (2010). ‘How much does the public know about the ecb’s monetary policy? evidence from a survey of Dutch households.’ ECB Working Paper 1265.
9. Marcus, G. (2014). ‘Address to the central banks communicators conference’.
10. Sajjad Zaheer, Fatima Khaliq, Waqas Ahmed (2019). ‘Effectiveness of SBP’s Monetary Policy Communication’. SBP Research Bulletin Volume 15, Number 1.
11. Michael Ehrmann, Sarah Holton, Danielle Kedan, Gillian Phelan (2022). ‘Monetary policy communication - past ECB policymakers commend Bank’s progress and call for more’. European Central Bank Esearch bulletin no.93.
12. Morris, S., Shin, H. S. (2002). ‘Social Value of Public Information’. The American Economic Review, 92(5), pages 1521-1534..
13. Amato, J. D. (2002). Communication and Monetary Policy. Oxford Review of Economic Policy, 18(4), pages 495-503. https://doi.org/10.1093/oxrep/18.4.495
14. World Bank (2014). Global financial development report 2014: Financial inclusion. Washington, D.C’.
15. Linh, T. T. V., Thu, L. H., Hưng, N. T. T.,  Nam, N. T.,  và Duẩn, B. V. (2021). ‘Ảnh hưởng của truyền thông ngân hàng trung ương đến hiệu lực điều hành CSTT’. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2021.
16. Dynan, K. (2012). ‘Is a Household Debt Overhang Holding Back Consumption?’. Brookings Papers on Economic Activity, pages 299-362. [Publisher’s Version].
17. Amato, P. R., & Previti, D. (2003). ‘People’s Reasons for Divorcing: Gender, Social Class, the Life Course, and Adjustment’. Journal of Family Issues, 24, pages 602-626.
18. Di Bartolomeo, G., & Rossi, L. (2007). ‘Heterogeneous Consumers, Demand Regimes, Monetary Policy and Equilibrium Determinacy’. Rivista di Politica Economica, 97(5), pages 111-142.
19. Cavallari, L. (2020). ‘Monetary policy and consumers’ demand’. Economic Modelling, 92(C), pages 23-36.
20. Airaudo, M. (2023). ‘Temptation-Driven Preferences: A Resolution to New Keynesian Anomalies’. Journal of Economic Theory.
21. Blinder, A. S., Ehrmann, M., de Haan, J., & Jansen, D. J. (2017). ‘Necessity as the mother of invention: Monetary policy after the crisis’. Economic Policy, 32(92), pages 707-755.

GVCC., TS. Nguyễn Tường Vân, ThS. Lê Văn Hinh,
Lê Đức Minh, Vũ Thị Thu Thủy, Đỗ Ngọc Anh,
Phạm Thị Hồng Ngọc, Phạm Trung Dũng, Nguyễn Minh Thủy Tiên 
Học viện Ngân hàng
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
01/07/2024 284 lượt xem
Mục tiêu của bài viết này là phân tích và đánh giá thực trạng an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm an toàn vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản. Qua đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lí nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/06/2024 385 lượt xem
Có nhiều mô hình thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại các ngân hàng trên thế giới, bao gồm mô hình tập trung, phân tán, thuê ngoài và các mô hình thanh toán khác.
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
19/06/2024 494 lượt xem
Phát huy vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí trong cả nước và đội ngũ những người làm báo quan tâm, chăm lo, thực hiện; từng bước đề ra nhiều nội dung, giải pháp, phương thức, phát huy hiệu quả vai trò của báo chí cách mạng.
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
19/06/2024 406 lượt xem
Kinh doanh bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đề cao trách nhiệm xã hội đang là xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
17/06/2024 403 lượt xem
Là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống tài chính, các ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc chuyển vốn từ bên thừa sang bên thiếu vốn.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
13/06/2024 601 lượt xem
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua trước trả sau của Gen Z
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua trước trả sau của Gen Z
11/06/2024 676 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau - MTTS (Buy Now Pay Later - BNPL) dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai nhờ những tiện ích nó mang lại cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Gen Z.
Ảnh hưởng của bất ổn kinh tế đến chi phí vay ngân hàng
Ảnh hưởng của bất ổn kinh tế đến chi phí vay ngân hàng
10/06/2024 486 lượt xem
Sử dụng dữ liệu từ 3.321 ngân hàng tại 113 quốc gia trong giai đoạn 2001 - 2022, nghiên cứu này phân tích tác động của bất ổn kinh tế đến chi phí vay ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất ổn kinh tế làm tăng chi phí vay ngân hàng, xác nhận rằng việc ngân hàng tăng chi phí cho vay để bù đắp rủi ro có thể gặp phải trong giai đoạn bất ổn kinh tế tăng cao.
Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ  ngân hàng số
Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng số
05/06/2024 548 lượt xem
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng số.
Tài chính toàn diện và hiệu quả của chính sách tiền tệ: Phân tích thực nghiệm ở Việt Nam
Tài chính toàn diện và hiệu quả của chính sách tiền tệ: Phân tích thực nghiệm ở Việt Nam
03/06/2024 760 lượt xem
Bài viết sử dụng một mô hình đơn giản để phân tích mối quan hệ giữa tài chính toàn diện (Financial Inclusion - FI) và chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2023.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
30/05/2024 911 lượt xem
Để đảm bảo phát triển bền vững kinh tế biển, cần có chiến lược khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho tài chính xanh, tín dụng xanh trong các ngân hàng tại Việt Nam
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho tài chính xanh, tín dụng xanh trong các ngân hàng tại Việt Nam
23/05/2024 1.042 lượt xem
Bài viết đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tài chính tín dụng xanh tại Việt Nam. Đối với hệ thống pháp luật, các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành, lĩnh vực xanh vẫn chưa được thống nhất để có thể áp dụng chung trên cả nước.
Bức tranh vĩ mô toàn cầu những tháng đầu năm 2024: Động lực bứt phá khỏi những giới hạn
Bức tranh vĩ mô toàn cầu những tháng đầu năm 2024: Động lực bứt phá khỏi những giới hạn
21/05/2024 1.234 lượt xem
Bối cảnh vĩ mô toàn cầu những tháng đầu năm 2024 là một bức tranh phức tạp, đan xen giữa những bất ổn còn dai dẳng và những triển vọng mới tích cực...
Các bước chuẩn bị để đàm phán hợp đồng trong kinh doanh
Các bước chuẩn bị để đàm phán hợp đồng trong kinh doanh
17/05/2024 2.176 lượt xem
Đàm phán hợp đồng trong hoạt động kinh doanh là một quy trình gồm nhiều bước trong đó có bước chuẩn bị đàm phán. Đây là một bước có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả của đàm phán trong nhiều trường hợp. Phạm vi các bước chuẩn bị khá rộng và có thể thay đổi theo từng hợp đồng cần đàm phán. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến giai đoạn này có thể áp dụng chung cho phần lớn các hợp đồng, trong đó có cả các hợp đồng được xác lập trong lĩnh vực ngân hàng.
Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
15/05/2024 1.135 lượt xem
Tài chính toàn diện ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển, ổn định kinh tế của mỗi quốc gia. Nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) trên các góc độ: Nhà cung cấp dịch vụ (NHCSXH); người sử dụng dịch vụ (khách hàng của NHCSXH) và một số nhân tố khác.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

74.980

76.980

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

74.980

76.980

Vàng SJC 5c

74.980

77.000

Vàng nhẫn 9999

74.000

75.600

Vàng nữ trang 9999

73.900

74.900


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,221 25,471 26,605 28,064 31,481 32,819 156.24 165.36
BIDV 25,251 25,471 26,786 28,052 31,719 32,813 156.92 165.09
VietinBank 25,251 25,471 26,773 28,068 31,886 32,896 158.15 165.95
Agribank 25,270 25,471 26,744 28,047 31,626 32,796 157.51 165.28
Eximbank 25,210 25,471 26,827 27,748 31,813 32,808 158.51 163.96
ACB 25,230 25,471 26,819 27,739 31,881 32,842 157.91 164.14
Sacombank 25,263 25,471 27,040 27,801 32,059 32,769 159.46 164.47
Techcombank 25,277 25,471 26,665 28,022 31,468 32,803 154.21 166.62
LPBank 25,011 25,471 26,667 28,248 31,936 32,833 157.42 168.06
DongA Bank 25,270 25,471 26,840 27,700 31,780 32,830 156.40 164.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?