Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
22/07/2024 16:28 630 lượt xem
Tóm tắt: Ở thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), thẻ tín dụng dần trở thành một phương tiện thanh toán khá phổ biến đối với bất kì khách hàng nào bởi tính tiện dụng trong chi tiêu và thanh toán. Tuy nhiên, tồn tại song song với các mặt tích cực thì thẻ tín dụng còn một số vấn đề có thể gây rủi ro cho khách hàng khi sử dụng. Qua việc tập trung phân tích những rủi ro của thẻ tín dụng, bên cạnh khái niệm, ưu, nhược điểm, nhóm nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ về việc sử dụng thẻ tín dụng một cách khéo léo, hiệu quả.
 
Từ khóa: Rủi ro, thẻ tín dụng, kinh nghiệm. 
 
SOME RISKS WHEN USING CREDIT CARDS - EXPERIENCE AND LESSONS FOR YOUNG PEOPLE
 
Abstract: In the era of the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), credit cards are gradually becoming a popular means of payment for any customer thank to their convenience in spending and payment. However, alongside the positive aspects, credit cards also have some issues that can pose risks to customers when in use. By focusing on analyzing the risks of credit cards, in addition to the concept, advantages and disadvantages, the authors provide experience and lessons for young people on how to use credit cards wisely and effectively.
 
Keywords: Risks, credit card, experience. 
 
1. Giới thiệu

Thẻ tín dụng do ngân hàng cung cấp được coi là một phân khúc đặc biệt năng động và sinh lời của ngành Ngân hàng. Tính đến tháng 3/2024, số lượng thẻ đang lưu hành đạt hơn 150,6 triệu thẻ (tăng 3,29% so với cùng kì năm 2023), với hơn 106,7 triệu thẻ nội địa, 43,9 triệu thẻ quốc tế; trong đó có 27 ngân hàng đang triển khai mở thẻ bằng eKYC với hơn 15,3 triệu thẻ mở bằng eKYC đang lưu hành hoạt động1. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng ngày càng tăng mạnh. 
 
Bên cạnh đó, với tính năng “mua trước, trả sau”, thẻ tín dụng trở thành một hình thức phổ biến bởi nhu cầu mua sắm ngày càng tăng. Với ưu điểm là thanh toán giao dịch nhanh chóng, linh hoạt, đơn giản, thẻ tín dụng đã trở nên thông dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, Hogarth và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng có nhiều người gặp vấn đề trong việc sử dụng thẻ tín dụng, bao gồm vấn đề về lãi suất, phí đóng trễ hạn… Khi sử dụng thẻ tín dụng, điều kiện đi kèm là chủ thẻ sẽ hoàn trả số tiền ban đầu đã sử dụng cùng với các khoản phí phát sinh nếu có như tiền lãi, tiền phạt trả chậm… Đồng thời, trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể sẽ đối mặt với một số rủi ro khó lường như: Gian lận trong thẻ tín dụng, nợ xấu tín dụng…
 
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung phân tích một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp, bài học kinh nghiệm giúp giới trẻ nói riêng và các cá nhân nói chung nắm được các phương pháp sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và hiệu quả.
 
2. Tổng quan về thẻ tín dụng
 
Theo Encyclopaedia Britannica (1998), thẻ tín dụng là thẻ nhựa nhỏ, có chứa thông tin nhận dạng cá nhân như tên chủ thẻ, mã số thẻ, chữ kí của chủ thẻ, cho phép chủ thẻ có thể thanh toán và ghi nợ phí hàng hóa, dịch vụ vào tài khoản thẻ tín dụng, sau đó chủ thẻ sẽ thanh toán một lần theo kì hạn thanh toán định kì.
 
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), thẻ tín dụng là thẻ được ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một hạn mức nhất định dựa trên việc đánh giá và thẩm định lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, mức lương hằng tháng của chủ thẻ hoặc số tiền kí quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng.
 
Theo Raj và Portia (2011), thẻ tín dụng là một thẻ nhựa nhỏ được cấp cho người dùng để sử dụng trong thanh toán. Nó cho phép chủ thẻ mua hàng hóa và dịch vụ dựa trên lời hứa thanh toán của chủ thẻ cho những hàng hóa và dịch vụ này. 
 
Chaudhary và cộng sự (2012) cho rằng, thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần có tiền mặt trong tay. Thẻ tín dụng được hiểu một cách đơn giản để cung cấp tiền một cách tự động cho người tiêu dùng. 
 
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa về thẻ tín dụng như sau: Thẻ tín dụng (hay còn gọi là credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
 
Tóm lại, có thể hiểu, thẻ tín dụng là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, được phát hành bởi một tổ chức (là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng), cung cấp cho khách hàng khả năng chi tiêu trước, trả tiền sau thông qua việc cấp một hạn mức tín dụng dựa trên việc đánh giá và thẩm định mức lương hằng tháng, quan hệ tín dụng của khách hàng.
 
Các vấn đề cần chú ý khi sử dụng thẻ tín dụng:
 
Hạn mức thẻ tín dụng. Theo Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC, hạn mức của thẻ tín dụng được phê duyệt bởi ngân hàng phát hành thẻ chủ yếu dựa trên điều kiện tài chính của khách hàng tại thời điểm xét duyệt làm thẻ. Hạn mức thẻ tín dụng có tính linh hoạt tích hợp. Người vay có thể yêu cầu một số tiền nhất định nhưng không nhất thiết phải sử dụng hết. Đúng hơn, chủ thẻ có thể điều chỉnh chi tiêu từ hạn mức tín dụng theo nhu cầu của mình và chỉ nợ lãi trên số tiền rút ra chứ không phải trên toàn bộ hạn mức tín dụng. Ngoài ra, người vay có thể điều chỉnh số tiền trả nợ khi cần thiết dựa trên ngân sách hoặc dòng tiền của họ.
 
Sao kê thẻ tín dụng. Theo Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Hàng Hải Việt Nam (MSB), sao kê thẻ tín dụng là bản tóm tắt về cách khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của mình trong kì thanh toán, số tiền khách hàng đã thanh toán trong kì trước, số tiền tín dụng khách hàng cần cho kì đó và thời điểm khách hàng cần thanh toán số dư chưa thanh toán cho các khoản sau phí và để tránh lãi suất. Thông thường, khách hàng sẽ nhận được bảng sao kê thẻ tín dụng hằng tháng từ ngân hàng phát hành thẻ ít nhất 15 ngày trước ngày đến hạn thanh toán. Bản sao kê tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với chủ thể sử dụng thẻ tín dụng. Bản sao kê tín dụng hỗ trợ người dùng đưa ra các kế hoạch chi tiêu hợp lí thông qua việc thống kê lại các khoản tiền đã được sử dụng trong tháng vừa qua; hỗ trợ người dùng kiểm tra và phát hiện các khoản chi bất thường trong thẻ tín dụng để nhanh chóng báo cáo, làm việc với ngân hàng.
 
Khoản thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là số tiền nhỏ nhất mà khách hàng phải trả mỗi kì cho khoản chi tiêu trước bằng thẻ tín dụng nhằm tránh bị phạt lãi hoặc nợ xấu. Khi thực hiện thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng, các giao dịch chi tiêu chưa được thanh toán toàn bộ sẽ bị tính lãi suất từ 20 - 40% tùy chính sách của từng ngân hàng. Nhiều người hiểu lầm thanh toán tối thiểu là một lợi thế của người dùng nhưng thực tế thì lại không hẳn như vậy. Thanh toán tối thiểu dư nợ tín dụng sẽ chỉ giúp người dùng không bị đóng phạt vì trả nợ quá hạn, không bị khóa thẻ và rơi vào tình trạng nợ xấu. Trên thực tế, người dùng vẫn cần phải đóng lãi cao cho phần tiền nợ mà bản thân chưa chi trả được trước đó. Tùy theo quy định của từng ngân hàng mà số tiền thanh toán tối thiểu sẽ từ 2% - 5% tổng dư nợ trong kì (NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, 2023).
 
Lãi suất thẻ tín dụng. Theo NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), lãi suất thẻ tín dụng là khoản tiền chủ thẻ tín dụng phải trả cho ngân hàng khi thực hiện rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc thanh toán không đúng hạn toàn bộ dư nợ tín dụng của kì sao kê trước. Lãi suất sẽ phụ thuộc vào quy định của ngân hàng áp dụng với từng sản phẩm thẻ tín dụng tại từng thời kì. Lãi suất của thẻ tín dụng có nhiều mức khác nhau tương ứng với từng trường hợp khi sử dụng thẻ tín dụng. Lãi suất thẻ tín dụng sẽ phát sinh trong một số trường hợp cụ thể như sau:
 
- Khách hàng không trả số tiền tối thiểu đúng hạn: Nếu khách hàng không thực hiện việc chi trả số tiền chi tiêu ở mức tối thiểu thì sẽ bị tính phí trả chậm, khoảng 4 - 6% khoản dư nợ.
 
- Không thanh toán toàn bộ nợ trong thời gian miễn lãi: Khách hàng sẽ bị tính lãi dựa trên tổng số tiền đã sử dụng với mức lãi suất khá cao, thường dao động khoảng trên 20%.
 
Ngoài ra, lãi suất thẻ tín dụng còn phát sinh khi người dùng sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt hay quy đổi ngoại tệ tại các 
nước khác.
 
3. Những điểm lợi và một số hạn chế khi sử dụng thẻ tín dụng 
 
3.1. Những điểm lợi khi sử dụng thẻ tín dụng 

Thẻ tín dụng đóng vai trò như một công cụ thanh toán và tín dụng không thể thiếu tại Hoa Kỳ. Từ năm 2003, Hoa Kỳ đã có 18,3 tỉ giao dịch thẻ tín dụng trị giá 1,71 nghìn tỉ USD (Committee on Payment and Settlement Systems, 2005). Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng bởi các lí do sau:  
 
Một là, sự thuận tiện. Người tiêu dùng thấy thẻ tín dụng thuận tiện cho việc mua hàng bởi thẻ tín dụng đơn giản hóa quá trình thực hiện nhiều giao dịch mua bằng cách truy cập vào hạn mức tín dụng mà họ có thể chọn thanh toán vào cuối chu kì thanh toán hoặc thanh toán trong một khoảng thời gian dài hơn. Các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc chấp nhận thẻ tín dụng và việc bán hàng cho những người tiêu dùng kém thanh khoản. Bằng cách tham gia vào mạng lưới thẻ tín dụng, các doanh nghiệp hoặc người bán hàng thường nhận được tiền trong vòng 48 giờ. Tại Hoa Kỳ, các tổ chức phát hành hiếm khi áp dụng phí cho mỗi giao dịch và thường miễn phí thành viên hằng năm1. Hơn nữa, tổ chức phát hành có thể cung cấp các ưu đãi như giải thưởng sử dụng thường xuyên, dịch vụ giải quyết tranh chấp, bảo hành mở rộng và đảm bảo giá thấp để thúc đẩy việc sử dụng (Chakravorti và To, 2007). 
 
Hai là, tính bảo mật và an toàn. Thẻ tín dụng cung cấp các giao dịch tương đối an toàn cho những giao dịch không gặp mặt được, minh chứng bằng việc sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng cho các giao dịch trực tuyến (Chakravorti và To, 2007). Việc thanh toán các giao dịch bằng thẻ thay vì sử dụng tiền mặt giúp chủ thẻ tránh được các rủi ro bị mất cắp. Trường hợp gặp các tình huống bất trắc thì người dùng có thể dễ dàng khóa thẻ bằng các thao tác đơn giản trên điện thoại di động. 
 
Ba là, sở hữu sản phẩm đắt tiền sớm hơn. Ở một số nước, khách hàng có thể mua các mặt hàng có giá trị lớn như nhà hoặc ô tô bằng thẻ tín dụng, cho phép người tiêu dùng tận hưởng việc sử dụng sản phẩm ngay lập tức bằng cách tính điểm qua những lần giao dịch bằng thẻ tín dụng. 
 
Bốn là, chính sách hoàn tiền. Đây là loại thẻ tín dụng được hoàn lại một phần số tiền dựa trên giá trị đơn hàng thông qua chi tiêu hằng ngày. Số tiền hoàn lại sẽ được chuyển vào thẻ tín dụng của khách hàng. 
 
Việc sử dụng thẻ tín dụng giúp khách hàng dễ dàng quản lí chi tiêu bản thân hơn bằng sao kê hằng tháng về các khoản chi tiêu hoặc lịch sử mua sắm. Hơn nữa, tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng hiện nay đang cung cấp cho người dùng nhiều khuyến mãi như giảm giá khi mua sắm bằng thẻ tín dụng, hoàn một phần tiền khi mua sắm bằng thẻ tín dụng hay hỗ trợ mua trả góp với lãi suất 0%. Ngoài ra, chi tiêu tiền ngắn hạn được miễn lãi, khách hàng sẽ có tối đa 45 ngày miễn lãi để thanh toán cho ngân hàng mà không phải trả thêm bất kì một khoản phí nào về lãi suất nếu trả nợ đúng hạn.
 
3.2. Một số hạn chế khi sử dụng thẻ tín dụng 

Bên cạnh những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, khách hàng cũng có thể đối diện với một số hạn chế sau: 
 
Thứ nhất, nhiều khoản phí cao. Thẻ tín dụng gồm nhiều loại phí mà chủ thẻ phải chịu gồm phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí thanh toán bằng ngoại tệ… Thông thường, chủ thẻ sẽ được miễn phí thường niên trong năm đầu, các năm tiếp theo chủ thẻ thanh toán từ 200.000 đến 2.000.000 đồng/năm tùy theo từng loại thẻ và tùy theo từng ngân hàng phát hành. Nếu sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại ATM thì ngoài mức phí 3 - 5% trên số tiền rút, chủ thẻ phải chịu lãi đối với khoản tiền rút này từ 20 - 40%/năm tùy từng ngân hàng. Bên cạnh đó, khi chủ thẻ sử dụng để thanh toán các giao dịch bằng ngoại tệ tại nước ngoài sẽ phải chịu thêm phí chuyển đổi ngoại tệ và phí xử lí giao dịch nội tệ tại nước ngoài. 
 
Thứ hai, khả năng vỡ nợ cao. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế gần đây, nhiều người đang bấp bênh trong nợ nần không thể vượt qua, mất thu nhập do bị sa thải và những trở ngại tài chính khác. Người tiêu dùng trở nên áp lực quá mức khi họ gánh nhiều khoản nợ hơn mức họ thực sự có thể chi trả. Khi khách hàng sử dụng hai, ba, hoặc nhiều thẻ tín dụng và nghĩ rằng họ sẽ chỉ có một số dư nhỏ trong bộ nhớ đệm mà không thực sự tính tổng chi phí. Họ có thể thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu nhưng tổng số nợ của họ lại tăng lên. Nếu khách hàng không thực hiện được những khoản thanh toán tối thiểu và nợ ngày càng tăng mạnh thì toàn bộ ngân sách của khách hàng có thể sụp đổ, dẫn đến trường hợp nợ xấu, giảm uy tín trong sử dụng thẻ tín dụng (Banking Systems, 2011).
 
Thứ ba, lãi suất cao. Khi sử dụng thẻ tín dụng, thường phát sinh những loại lãi suất sau: Lãi suất khi rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng tại ATM (mức lãi suất từ 20 - 40%/năm), lãi suất khi mua trả góp bằng thẻ tín dụng (từ 0 - 10%/năm), lãi suất khi chỉ thanh toán số dư nợ tối thiểu (lãi suất từ 20 - 40%/năm) và lãi suất khi không thanh toán dư nợ đầy đủ, đúng hạn (bao gồm lãi suất từ 20 - 40% và phí phạt trả chậm khoảng 5% trên tổng dư nợ).
 
4. Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng
 
Bên cạnh những mặt tích cực, khi sử dụng thẻ tín dụng người tiêu dùng cũng có thể gặp phải một số rủi ro như chi tiêu quá mức so với khả năng thu nhập của mình hoặc là cơ hội cho các hành vi gian lận từ thẻ tín dụng.
 
4.1. Rủi ro đến từ sự thiếu hiểu biết của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng 
 
Thẻ tín dụng tồn tại các khoản lãi suất cao cùng một số loại phí khác nhau. Khoản tiền được cấp trong thẻ tín dụng thực chất là một khoản vay ngân hàng đặc thù, với lãi suất cao hơn nhiều lần các khoản vay bình thường, kèm theo các điều khoản phạt trả chậm và lãi chồng lãi rất cao. Nghĩa là, khoản vay này cứ tăng lên mỗi ngày và tích lũy thành một món nợ khổng lồ với chủ thẻ nếu chủ thẻ không thanh toán nợ đúng hạn. Ngoài ra, còn có chi phí khác như phí sử dụng thường niên, phí rút tiền mặt và tỉ giá hối đoái quy đổi (nếu dùng thẻ ở nước ngoài). Tác động của việc chi tiêu quá mức đối với tài chính cá nhân có thể là thảm họa. Nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra hoặc tình huống thay đổi, chẳng hạn như mất việc làm, một số người tiêu dùng sẽ đột nhiên gặp rắc rối thực sự. Hiệu ứng quả cầu tuyết có thể xảy ra khi áp dụng các khoản phí trễ hạn, lãi suất phạt và các khoản phí khác. 
 
Bên cạnh đó, nếu người tiêu dùng hình thành thói quen chi tiêu vượt quá khả năng tài chính, các khoản lãi sẽ tích lũy ngày qua ngày, tháng qua tháng và trở thành món nợ khổng lồ cho chủ thẻ. Chủ thẻ tín dụng khi không thể trả được nợ cho ngân hàng sẽ đối mặt với khả năng bị kiện tụng, bị tuyên phá sản hoặc tìm đến những nguồn vay nặng lãi phi pháp để giải quyết hậu quả. 
 
4.2. Rủi ro đến từ thanh toán điện tử
 
Toàn cầu hóa và việc sử dụng Internet ngày càng tăng để mua sắm trực tuyến đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các giao dịch thẻ tín dụng trên toàn thế giới. Do đó, sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng giao dịch thẻ tín dụng đã dẫn đến sự gia tăng các hoạt động lừa đảo. Gian lận thẻ tín dụng là một thuật ngữ có phạm vi rộng để chỉ hành vi trộm cắp và gian lận được thực hiện bằng cách sử dụng thẻ tín dụng làm nguồn tiền lừa đảo trong một giao dịch nhất định (Raj và Portia, 2011). Những kẻ lừa đảo thẻ tín dụng sử dụng rất nhiều kĩ thuật để thực hiện hành vi lừa đảo, đánh cắp mã pin, hoặc chi tiết thông tin thẻ tín dụng để thực hiện bất kì giao dịch mà không có sự cho phép của chủ thẻ; trong thời gian ngắn đã có thể kiếm được rất nhiều tiền mà không gặp nhiều rủi ro, thậm chí có thể phải mất vài tuần tội phạm mới bị phát hiện. Dù không phải là người thực hiện giao dịch nhưng chủ thẻ lại là người chịu thiệt trong các hoạt động gian lận thẻ tín dụng này. Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission - FTC) vào cuối năm 20233, có khoảng 426.000 trường hợp gian lận thẻ tín dụng trong năm. Con số này tuy có giảm 5% so với năm 2022 nhưng vẫn cao hơn 53% so với năm 2019 (có 278.000 trường hợp gian lận thẻ tín dụng trong năm 2019). FTC chia lừa đảo thẻ tín dụng thành hai loại gồm: Lừa đảo tài khoản mới và lừa đảo tài khoản hiện hành. Trong đó, trường hợp lừa đảo các tài khoản mới chiếm tới khoảng 90% (381.122 trường hợp vào năm 2023). Đáng chú ý, theo thống kê của FTC, việc đánh cắp danh tính có dấu hiệu tăng mạnh trong năm 2023. Khi phân loại theo độ tuổi, báo cáo của FTC cho thấy người ở độ tuổi học tập và làm việc (từ 20 đến 59 tuổi) là nhóm có nhiều trường hợp bị đánh cắp danh tính nhất. Trong đó, năm 2023, độ tuổi từ 20 - 29 có tới 203.135 trường hợp so với 71.900 trường hợp năm 2022; độ tuổi từ 30 - 39 có 333.102 trường hợp so với 122.246 trường hợp năm 2022; 239.313 trường hợp ở độ tuổi từ 40 - 49 so với 84.604 năm 2022; và tăng mạnh ở độ tuổi từ 50 - 59 là 160.963 trường hợp so với 53.438 trường hợp năm 2022.
 
4.3. Rủi ro về mạo nhận danh tính
 
Vào năm 2023, người đàn ông tên Emmanuel Yirenkyi đã nhận tội trước thẩm phán Robert B.Kugler tại Tòa án Liên bang Camden, Hoa Kỳ về tội danh lừa đảo ngân hàng và gian lận thiết bị truy cập. Theo tài liệu được cung cấp, Yirenkyi đã âm mưu với Misty Sarfo-Adu, Eugene Koranteng và những người khác để thực hiện hành vi lừa đảo ngân hàng bằng cách sử dụng séc trắng có chứa tên và thông tin tài khoản khách hàng uy tín của một công ty thẻ tín dụng. Sau đó, bọn chúng dùng séc này sử dụng cho việc thanh toán. Ở một vụ khác, Yirenkyi và Sarfo-Adu sử dụng thẻ tín dụng của một chủ tài khoản mà không có sự cho phép của chủ thẻ; điều này đã khiến công ty thẻ tín dụng thiệt hại hơn 150.000 USD. Mặc dù các tổ chức tín dụng đã đưa ra các chiến lược nghiêm ngặt như bảo mật mã PIN dành riêng cho giao dịch của khách hàng bằng số điện thoại di động đã đăng kí để khắc phục rủi ro, tuy nhiên, rủi ro của thẻ tín dụng là khó tránh khỏi. Do đó, bản thân người dùng thẻ tín dụng cần trang bị đủ thông tin về thẻ tín dụng để tối ưu hóa việc sử dụng và cả việc hạn chế những rủi ro phát sinh. 
 
5. Bài học kinh nghiệm cho giới trẻ sử dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là một công cụ hỗ trợ thanh toán tiện lợi, dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng, nhưng cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Sử dụng thẻ tín dụng có nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu không hiểu biết rõ về cách sử dụng và kiểm soát không đúng cách sẽ dẫn đến những rủi ro về tài chính. Từ những minh chứng thực tế cho thấy, những ưu điểm nổi trội của thẻ nếu không cẩn thận, khách hàng dễ lấn sâu vào nợ nần. Là giới trẻ, những người được trang bị kiến thức tài chính cần rút ra một số bài học nhằm tránh gặp phải những rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng, cụ thể:
 
Thứ nhất, đặt ra giới hạn cho việc sử dụng thẻ tín dụng và chi trả các khoản thanh toán đúng hạn. Bản chất của thẻ tín dụng cho phép người dùng chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân dựa trên hạn mức được ngân hàng cấp như một khoản vay. Do đó, cần xác định rõ các chi tiêu mà bản thân sẽ sử dụng thẻ tín dụng và có kế hoạch cụ thể để thanh toán các khoản chi tiêu đầy đủ, đúng hạn hằng tháng, tránh việc phát sinh lãi suất trả chậm. Cần chú ý phải thanh toán toàn bộ số dư nợ phát sinh trong kì chứ không phải chỉ thanh toán một khoản nhất định. Chủ thể nên thanh toán trước hạn từ 1 - 2 ngày để tránh việc quá hạn thanh toán.
 
Thứ hai, nhận thức rõ ràng về khả năng tài chính của bản thân. Việc này là vô cùng quan trọng vì ngân hàng - nơi cấp thẻ tín dụng cho khách hàng và luôn có xu hướng khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của họ, từ đó khách hàng sẽ hình thành một thói quen xấu trong chi tiêu hay tệ hơn là có những suy nghĩ sai lệch về khả năng tài chính của bản thân. Cụ thể hơn, để hiểu rõ về khả năng tài chính của bản thân, cần thiết lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể (ăn uống, sinh hoạt, giải trí…) dựa trên thu nhập hằng tháng của mình. Từ đó, giới trẻ sẽ hiểu rõ về khả năng tài chính để tránh cám dỗ mà thẻ tín dụng mang lại.
 
Thứ ba, thường xuyên kiểm tra sao kê thẻ tín dụng để kiểm soát các khoản giao dịch phát sinh trong tháng, từ đó phát hiện những giao dịch bất thường. Đồng thời, khi không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng thì cần liên hệ với ngân hàng để đóng tài khoản.
 
Thứ tư, nên cẩn trọng với gian lận thẻ tín dụng: Gian lận thẻ tín dụng là một trong những mối rủi ro thường gặp đối với những người sử dụng. Người sở hữu thẻ tín dụng cần bảo mật thật kĩ số thẻ, mã xác minh CSC/CVC. Khi thực hiện các giao dịch thanh toán, chủ thẻ cần kiểm soát thật kĩ hóa đơn trước khi kí xác nhận. Không nên cung cấp thông tin của thẻ lên mạng xã hội hay tại các sàn thương mại điện tử không rõ nguồn gốc. Liên hệ với ngân hàng yêu cầu khóa thẻ trong tình huống xấu nhất. Cần kiểm tra sao kê, quản lí chi tiêu hiệu quả, tránh trường hợp bị lừa đảo, mất tiền. Kiểm tra thời hạn thanh toán, thanh toán đúng hạn, tránh bị phạt chậm trả. Kiểm soát giao dịch, đăng kí nhận thông báo khi có phát sinh giao dịch.
 

1 https://thitruongtaichinhtiente.vn/tang-truong-
the-tin-dung-noi-dia-gop-phan-pho-cap-tai-chinh-toan-dien-va-han-che-tin-dung-den-59087.html
2 Identity Theft and Credit Card Fraud Statistics for 2024, The Motley Fool.
3 District of New Jersey, Camden County Man Admits Conspiring to Commit Bank Fraud and Credit Card Fraud, United States Department of Justice.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Britanica Group (1998). Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica, Inc.
2. Center for Financial Training (2009). Banking Systems, Cengage Learning, Boston.
3. Chahal, H., Kaur Sahi, G., & Rani, A. (2014). Moderating role of perceived risk in credit card usage and experience link. Journal of Indian Business Research, 6(4), 286-308. https://doi.org/10.1108/JIBR-06-2014-0034
4. Chakravorti, S., & To, T. (2007). A theory of credit cards. international Journal of industrial organization, 25(3), 583-595. https://doi.org/10.1016/j.ijindorg.2006.06.005
5. Chaudhary, K., Yadav, J., & Mallick, B. (2012). A review of fraud detection techniques: Credit card. International Journal of Computer Applications, 45(1), 39-44.
6. Hogarth, J. M., Hilgert, M. A., & Kolodinsky, J. M. (2004). Consumers’ resolution of credit card problems and exit behaviors. Journal of Services Marketing, 18(1), 19-34. https://doi.org/10.1108/08876040410520681
7. IIF (2012), “Final report on market best practices: principles of conduct and best practice recommendations”, available at www.iif.com
8. Nguyễn Văn Tiến (2009). Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Nilson Report, 2023. https://nilsonreport.com/research/ 
10. Planners, t. T. T. F. (2002). Credit card fees and traps: Twelve things that financial planners need to know. Planning strategies, 10.
11. Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
12. Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 07/12/2021 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
13. Raj, S. B. E., & Portia, A. A. (2011). Analysis on credit card fraud detection methods. 2011 International Conference on Computer, Communication and Electrical Technology (ICCCET).
14. United States Attorney (2023). Camden County Man Admits Conspiring to Commit Bank Fraud and Credit Card Fraud, available at: District of New Jersey. New York Man Admits Credit Card Fraud United States Department of Justice.
15. Jack Caporal., Lyle Daly (2024). Identity Theft and Credit Card Fraud Statistics for 2024. The Motley Fool Ascent Research.
16. Minh Đức (2024). Tăng trưởng thẻ tín dụng nội địa góp phần phổ cập tài chính toàn diện và hạn chế tín dụng đen. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ.

TS. Đỗ Thị Hà Thương, Nguyễn Thanh Vinh, Nguyễn Minh Thư, Đinh Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Minh Trí 
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
06/09/2024 11:22 158 lượt xem
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ, thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước mà còn bởi các sự kiện và chính sách quốc tế.
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
30/08/2024 08:01 546 lượt xem
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng số là xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đứng trước xu thế phát triển tất yếu này, các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thay đổi nhận thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
29/08/2024 09:21 491 lượt xem
Việc Việt Nam được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường góp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp tháo gỡ nhiều trở ngại và rào cản, tạo sự bình đẳng và giảm thiểu các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước khác đối với Việt Nam trong các mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư.
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
28/08/2024 11:00 550 lượt xem
Bài viết này tổng hợp một số nghiên cứu kinh tế để xác định tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế trong trung hạn và dài hạn.
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
26/08/2024 09:22 638 lượt xem
Nghiên cứu này đánh giá tác động Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp.
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
16/08/2024 07:06 848 lượt xem
Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), đưa ra những phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm tiến bộ cũng như những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14/08/2024 08:09 973 lượt xem
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Một cách tổng quát, mô hình kinh doanh mô tả cách một doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị (Osterwalder và Pigneur, 2010).
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
08/08/2024 07:50 1.088 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau không chỉ là dịch vụ mới nổi tại Việt Nam mà còn là một xu hướng toàn cầu, có nguồn gốc từ sự phát triển của công nghệ thanh toán và tín dụng tiêu dùng.
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
02/08/2024 08:09 1.006 lượt xem
Bài viết tìm hiểu khái niệm “tăng trưởng xanh”, Bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh, các thành tựu đã đạt được cũng như khó khăn phải đối mặt, từ đó đưa ra khuyến nghị đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh hướng đến kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
31/07/2024 08:15 991 lượt xem
Bài viết nghiên cứu chính sách lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước và thực trạng vận hành chính sách đó trong việc xác định lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
29/07/2024 14:02 1.053 lượt xem
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường đầu tiên phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối dòng tiền, đảm bảo duy trì giá trị đồng tiền và phòng, chống rửa tiền. Bài viết phân tích thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng giai đoạn 2018 - 2023, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với sự phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 08:35 2.832 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/07/2024 08:30 1.258 lượt xem
Sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống...
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
22/07/2024 08:10 397 lượt xem
Ngày nay, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu, phát triển ngày càng sâu rộng trên thế giới, ngày càng có nhiều nước tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã được ký kết.
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
19/07/2024 11:50 427 lượt xem
Dựa trên bộ dữ liệu phức hợp mới được cập nhật, bài viết này đề xuất mô hình học máy nhằm phát hiện tin nhắn rác giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro mà người dùng thiết bị di động đang phải đối mặt, đặc biệt là rủi ro liên quan đến vấn đề tài chính.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.500

80.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.500

80.500

Vàng SJC 5c

78.500

80.520

Vàng nhẫn 9999

77.250

78.550

Vàng nữ trang 9999

77.150

78.150


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,680 25,050 26,865 28,339 31,919 33,277 166.59 176.32
BIDV 24,715 25,055 27,100 28,350 32,343 33,287 168.25 176.53
VietinBank 24,695 25,035 27,117 28,317 32,408 33,418 167.81 175.56
Agribank 24,700 25,050 27,024 28,258 32,139 33,263 167.38 175.81
Eximbank 24,700 25,130 27,103 28,113 32,263 33,415 169.08 175.43
ACB 24,670 25,030 27,094 28,034 32,350 33,337 168.31 175.02
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?