Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
16/07/2024 08:40 5.130 lượt xem
Tóm tắt: “Lãi suất là công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng chúng” - đây là phát biểu của nhà kinh tế học người Pháp A. Poial. Chính vì tính hai mặt của lãi suất, Nhà nước vô cùng thận trọng trong việc sử dụng công cụ kinh tế này. Bởi lẽ, lãi suất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định và góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ, tạo ra sự kích thích cần thiết để phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia và ngược lại. Do đó, lãi suất là chủ đề thu hút sự quan tâm của không chỉ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn mà còn là chủ đề được các nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, kinh tế... quan tâm nghiên cứu. Từ việc phân tích về lãi suất hiện hành tại Việt Nam, bài viết gợi mở vấn đề thảo luận về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.  
 
Từ khóa: Công ty tài chính, hoạt động cho vay, mức giới hạn trần, quy định lãi suất. 
 
INTEREST RATE ACCORDING TO VIETNAM’S LAWS AND CONSIDERATIONS ABOUT “THE CEILING LIMIT”  IN LENDING ACTIVITIES OF FINANCIAL COMPANIES
 
Abstract: “Interest rates are a positive tool in economic development and at the same time a restraining tool for that development, depending on the wisdom or foolishness in using them” - this is a statement by French economist named A. Poial. Because of the duality of interest rates, it can be seen that the State is extremely cautious in using this economic tool. Actually, interest rates play a particularly crucial role in stabilizing and contributing to perfecting monetary policy, creating the necessary stimulus to develop each country’s economy and vice versa. Therefore, interest rates are a topic that attracts the attention of not only individuals and organizations in need of loans but also policymakers, legislators, economists, etc. From the analysis of current interest rates in Vietnam, the article suggests a discussion about the “ceiling limit” in lending activities of financial companies.
 
Keywords: Financial companies, lending activities, ceiling limits, interest rate regulations.
 
1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về lãi suất

Lãi suất có thể được hiểu là khoản tiền phải trả cho một khoản vay. Đây là quan hệ mua, bán quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định của các chủ thể trong xã hội. Tuy pháp luật đề cao quyền tự do thỏa thuận trong các giao dịch dân sự nhưng không đồng nghĩa với việc “thả trôi” sự tự do quyết định lãi suất ấy cho các bên trong quan hệ “mua, bán quyền sử dụng vốn” này mà có sự can thiệp cần thiết và phù hợp với chính sách tiền tệ của từng quốc gia.
 
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, lãi suất được quy định tập trung ở pháp luật dân sự và pháp luật ngân hàng, cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015 và hiện tại Quốc hội đã ban hành Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024, có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2024.
 
Theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay, Bộ luật Dân sự “là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự”1. Trong khi đó, Luật Các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành là luật chuyên ngành. Xét về nguyên tắc áp dụng pháp luật, cần xác định đúng quan hệ pháp luật để có sự vận dụng đúng đắn. Do đó, dù rằng Bộ luật Dân sự và Luật Các TCTD đều có các quy định về lãi suất nhưng đối tượng điều chỉnh của mỗi văn bản là không đồng nhất với nhau. Cụ thể, Bộ luật Dân sự quy định về lãi suất áp dụng cho các hợp đồng vay tài sản nói chung và pháp luật ngân hàng quy định về lãi suất áp dụng đối với hợp đồng tín dụng nói riêng.
 
Tùy thuộc vào chính sách tiền tệ quốc gia về nhu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế qua các thời kỳ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ điều tiết công cụ lãi suất khác nhau. Sự phân biệt quy định về lãi suất thể hiện rõ nét kể từ thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005 và Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 
 
Khi nghiên cứu về lãi suất, có nhiều cách phân loại lãi suất khác nhau, một trong cách thức phân loại lãi suất là dựa vào thời hạn áp dụng lãi suất. 
 
Theo đó, lãi suất được chia thành ba loại, gồm: (i) Lãi suất cho vay trong hạn; (ii) Lãi suất nợ quá hạn (hay còn gọi là lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc); (iii) Lãi suất để tính lãi chậm trả (hay còn gọi là lãi suất áp dụng đối với dư nợ lãi quá hạn).
 
1.1. Quy định về lãi suất cho vay trong hạn
 
Lãi suất cho vay trong hạn là mức lãi suất do các bên thỏa thuận áp dụng trong thời hạn cho vay. Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác...”. Quy định này đặt ra một mức “trần” lãi suất trong hợp đồng vay, hạn chế được tình trạng bên cho vay áp đặt một mức lãi suất quá cao cho bên vay với lợi thế nắm giữ tài sản vay. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn cho phép có trường hợp ngoại lệ, vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay nếu trong trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Việc quy định mức lãi suất tối đa được thỏa thuận trong hợp đồng dân sự không phụ thuộc vào mức lãi suất cơ bản của NHNN quy định. Mức lãi suất này theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 có mục đích giảm thiểu sự chênh lệch về mức lãi suất trong các hợp đồng dân sự thông dụng với các hợp đồng tín dụng, bình đẳng hóa giữa các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch vay tài sản2, tạo thế cân bằng cho các bên khi thực hiện giao dịch này.
 
Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng dự liệu trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và khi có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định là 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 tại thời điểm trả nợ3. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định áp dụng lãi suất của NHNN tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Một vấn đề cần lưu ý, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lãi suất không chỉ trong “quan hệ vay”4 mà còn ở cả “quan hệ dân sự khác”5. Do đó, cần xem xét chính xác quan hệ pháp luật để áp dụng quy định tương ứng một cách phù hợp. 
 
Đối với các hợp đồng tín dụng chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng, lãi suất cho vay được quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Các TCTD năm 2024, vì hiện tại, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các TCTD năm 2024 đang trong giai đoạn được ban hành, trong đó một số văn bản đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 theo lộ trình của Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 29/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Các TCTD số 32/2024/QH15. Do đó, việc tiếp tục kế thừa quy định không mâu thuẫn với Luật Các TCTD năm 2024 như quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Thống đốc NHNN vẫn được áp dụng. Theo đó, “trường hợp khách hàng được TCTD đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn”. 
 
Như vậy, khác với hợp đồng thông thường, mức lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng không ràng buộc một mức trần cố định. 
 
Theo đó, NHNN xác định rõ quan điểm áp dụng lãi suất thỏa thuận theo quy định tại khoản 3 Điều 90 và khoản 2 Điều 100 Luật Các TCTD năm 2024 đối với hợp đồng tín dụng và không chịu sự điều chỉnh về lãi suất theo quy định của Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 20156. Đồng thời, tại Điều 7 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm cũng giúp các tòa án, trọng tài được thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng. 
 
Hợp đồng vay (gồm cả hợp đồng tín dụng và hợp đồng dân sự thông thường) luôn có một thời hạn cho vay nhất định. Trường hợp bên có nghĩa vụ không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng và không được giãn nợ bởi bên có quyền hay không được TCTD chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì bên có quyền/TCTD được quyền chuyển sang nợ quá hạn. Trong trường hợp này, phát sinh lãi suất nợ quá hạn và lãi suất tính lãi chậm trả. 
 
1.2. Quy định pháp luật về lãi suất nợ quá hạn (hay còn gọi là lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc)
 
Lãi suất nợ quá hạn được đặt ra khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo thỏa thuận và được áp dụng với trường hợp nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả. Đây là loại biện pháp khắc phục liên quan đến trách nhiệm tài chính của bên vi phạm. Biện pháp khắc phục này thường được so sánh với bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Có quan điểm cho rằng, lãi suất nợ quá hạn có tính chất tương đồng với phạt vi phạm hơn là bồi thường thiệt hại vì tính chất định trước của cả hai biện pháp này7. Theo tác giả, lãi suất nợ quá hạn là một chế định được pháp luật quy định có tính chất độc lập với chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. 
 
Thông thường, lãi suất quá hạn thường cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay trong hạn. Trong quan hệ dân sự, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định: “Trường hợp khoản nợ vay vì bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”8. Các quy định trên có sự kế thừa theo hướng tương tự như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. 
 
1.3. Quy định pháp luật về lãi suất để tính lãi chậm trả (hay còn gọi là lãi suất áp dụng đối với dư nợ lãi quá hạn)
 
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015 và Thông tư số 39/2016/TT-NHNN chính thức cho phép bên cho vay áp dụng lãi suất để tính lãi chậm trả khi bên đi vay không trả đúng hạn tiền lãi. Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định lãi suất chậm trả đối với số tiền lãi được giới hạn là không quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Dường như quy định này nhằm hướng tới việc hỗ trợ các TCTD hạn chế nguy cơ rủi ro khi cho vay những khoản vay có giá trị lớn và dài hạn, gia tăng tính an toàn trong hoạt động cho vay, góp phần bình ổn và duy trì hoạt động của bên cho vay. Xét ở khía cạnh bên đi vay, quy định này mang tính “khắt khe”, tăng thêm gánh nặng trả nợ (bên cạnh khoản nợ gốc, lãi trên nợ gốc đến hạn và quá hạn thì bên đi vay còn trả cả khoản lãi đối với lãi chậm trả). 
 
Thực tế, việc phân loại các loại lãi suất tùy vào từng tiêu chí khác nhau, dựa vào thời hạn áp dụng lãi suất, tác giả phân loại theo các loại lãi suất như phân tích trên. Tựu chung lại, qua các nội dung được đề cập trên, có thể thấy rằng Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2023/TT-NHNN đảm bảo tính minh bạch về lãi suất cho vay và phương pháp tính toán từng loại lãi suất. 
 
2. Vấn đề quy định “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của công ty tài chính

Như phân tích ở trên, quy định pháp luật đối với lãi suất có sự khác nhau giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Các TCTD năm 2024 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Có nhiều quan điểm về việc: Có cần quy định trần lãi suất đối với hoạt động cho vay của công ty tài chính hay không? Đối với vấn đề mức giới hạn trần được nêu trên, có hai luồng quan điểm rất rõ ràng. Cụ thể: (i) Bên ủng hộ việc cần phải quy định mức giới hạn trần như mức trần mà Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định; (ii) Bên không ủng hộ việc quy định mức giới hạn trần và ủng hộ lãi suất thỏa thuận theo quy định của Luật Các TCTD năm 2024.
 
Trước khi đưa ra quan điểm về vấn đề này, cần có cái nhìn bao quát và đầy đủ về hoạt động cho vay của công ty tài chính, lý do quy định hiện hành lại cho phép “lãi suất thỏa thuận” hoạt động cho vay của công ty tài chính với khách hàng mà không áp dụng mức trần như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. 
 
Thứ nhất, phạm vi hoạt động của công ty tài chính, cụ thể theo Luật Các TCTD năm 2024 chia thành công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành. Theo đó, khoản 12 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2024 quy định công ty tài chính chuyên ngành “là loại hình TCTD phi ngân hàng có hoạt động chính thuộc một trong các lĩnh vực bao thanh toán, tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính” theo quy định của Luật Các TCTD năm 2024; khoản 13 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2024 quy định công ty tài chính tổng hợp “là loại hình TCTD phi ngân hàng thực hiện các hoạt động theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này”. Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Chương 5 (hoạt động của công ty tài chính tổng hợp) và Mục 4 Chương 5 (hoạt động của công ty tài chính chuyên ngành) Luật Các TCTD năm 2024, một điều có thể nhận thấy phạm vi hoạt động của các công ty tài chính hẹp hơn nhiều so với hoạt động của các ngân hàng thương mại (Mục 2 Chương 5 Luật Các TCTD năm 2024). Trong khi các ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi của cá nhân, phạm vi hoạt động đa dạng, các công ty tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức, giới hạn phạm vi hoạt động và nguồn vốn hoạt động chủ yếu là đi vay của TCTD khác, phát hành trái phiếu, chi phí vốn của công ty tài chính cao hơn chi phí vốn của ngân hàng. 
 
Thứ hai, hoạt động thu được lợi nhuận chủ yếu của công ty tài chính là hoạt động cho vay. Lãi suất hiện hành của hoạt động cho vay giữa khách hàng với công ty tài chính là lãi suất thỏa thuận, vay đa phần bằng tín chấp, khách hàng vay là những người có thu nhập trung bình thấp. Do đó, rủi ro thu hồi nợ cao hơn nhiều so với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Việc quy định lãi suất thỏa thuận có thể cao hơn mức 20%/năm so với lãi suất của hợp đồng vay của Bộ luật Dân sự năm 2015 để bù đắp những khoản vay mà khách hàng không thanh toán được.
 
Hiện nay, mức lãi suất cho vay tín chấp của các công ty tài chính dao động từ 16%/năm - 30%/năm (theo dư nợ giảm dần)9, đây là mức lãi suất trong hạn. Trường hợp quá hạn, nghĩa là bên vay vi phạm thời hạn trả nợ mới bị áp dụng mức lãi suất quá hạn. Khi đó, nghĩa vụ thanh toán mới là gánh nặng cho bên vay. Do vậy, mức lãi vay trong hạn này như là phần dự trù bù đắp rủi ro cho việc mất khả năng thanh toán của bên có nghĩa vụ vì vay tín chấp tỉ lệ rủi ro cho công ty tài chính là rất lớn.
 
Thứ ba, lãi suất hoạt động cho vay là thỏa thuận giữa khách hàng với công ty tài chính. Tuy nhiên, NHNN có sự kiểm soát bằng việc dần hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng bao gồm cả hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động cho vay, lãi suất cho vay của TCTD đối với khách hàng. Ngoài Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 06/2023/TT-NHNN, Thống đốc NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng và Thông tư số 18/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN, công ty tài chính có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các loại phí, phương pháp tính lãi; các hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Việc thanh tra, xử lý vi phạm cũng được quy định cụ thể trong trường hợp vi phạm trong hoạt động cho vay của công ty tài chính. Vậy nên, khung pháp lý để kiểm soát của NHNN là cơ bản đầy đủ, bao quát đối với hoạt động cho vay của công ty tài chính. 
 
Thứ tư, xét về góc độ kinh tế như phân tích ở điểm thứ hai trên, nếu đặt ra giới hạn trần lãi suất đối với hoạt động cho vay của các công ty tài chính, một điều chắc chắn rằng hoạt động của 16 công ty tài chính hiện nay tại Việt Nam10 sẽ gặp không ít khó khăn và khả năng duy trì hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn thu chính của các công ty này là từ hoạt động cho vay tiêu dùng. 
 
Thứ năm, có thể thấy rằng đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình TCTD là khác nhau, nếu “áp trần” lãi suất đối với hoạt động cho vay của công ty tài chính, thì cũng nên cân nhắc, xem xét đối với các loại hình TCTD khác. 
 
Từ những phân tích trên, theo tác giả, hoạt động cho vay của công ty tài chính không phải chịu sự giới hạn mức lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 với mức 20%/năm như các hợp đồng vay dân sự thông thường khác vì bản chất quan hệ pháp luật là khác nhau, đối tượng khác nhau nên nếu viện dẫn nguyên tắc “bình đẳng” của pháp luật dân sự và áp dụng không khéo léo vào các quan hệ có tính chất đặc thù, vô hình trung sẽ dẫn đến sự “cào bằng” giữa các chủ thể trong các quan hệ pháp luật.
 
Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét lại về việc lãi suất thỏa thuận như hiện nay của các hợp đồng vay của công ty tài chính. Bởi những lý do sau:
 
Thứ nhất, việc tự do thỏa thuận lãi suất mục đích để bù đắp rủi ro khi không thu hồi được các khoản vay của các công ty tài chính là phù hợp; nhưng cần xem xét mức giới hạn của lãi suất hợp lý để tránh trường hợp lợi dụng sự “tự do” mà Luật Các TCTD “trao”, làm mất đi sự cân bằng vị thế trong hợp đồng vay giữa khách hàng và công ty tài chính vì khách hàng khi đó là người đang có nhu cầu tài chính, có thể sẽ “buộc” phải chấp nhận mức lãi suất quá cao và không phải khách hàng nào cũng là người am hiểu quy định pháp luật bởi khi đọc các quy định Bộ luật Dân sự năm 2015, khách hàng sẽ “nhầm tưởng” dù giao kết hợp đồng vay của công ty tài chính với mức lãi suất này nhưng mức vượt quá 20%/năm cũng sẽ bị vô hiệu vì không theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Thực tiễn có rất nhiều trường hợp người vay tiêu dùng của các công ty tài chính lầm tưởng điều này. 
 
Thứ hai, dù hiện nay khung pháp lý về hoạt động cho vay của công ty tài chính được NHNN ban hành khá đầy đủ nhưng việc thực hiện không đảm bảo. Như đề cập trên, các công ty tài chính phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ, đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các loại phí, phương pháp tính lãi... theo quy định của Thông tư số 18/2019/TT-NHNN nhưng khảo sát website của 16 công ty tài chính hiện nay, đa phần không thực hiện nghiêm túc quy định này. 
 
Thứ ba, ngoài lãi suất, các công ty tài chính còn đặt ra các loại phí, bảo hiểm khoản vay mà chính các khoản này làm gia tăng nghĩa vụ khá lớn cho bên vay. Dù NHNN đã “tuýt còi” về vấn đề này11 nhưng cần xử lý rốt ráo với chế tài đủ mạnh để tránh việc áp dụng “trá hình” làm tăng gánh nặng cho người vay. 
 
Thực chất, trong quan hệ vay giữa công ty tài chính và khách hàng, đa phần khách hàng là người có thu nhập trung bình thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Do đó, việc để lãi suất tự do mà không có một điểm khống chế có thể sẽ khiến hoạt động cho vay này vô tình biến tướng thành “vay nặng lãi” được pháp luật bảo hộ. 
 
3. Kết luận
 
Tóm lại, sau khi phân tích từ cả góc độ kinh tế về hoạt động của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng, nhìn nhận từ góc độ bên vay, để dung hòa lợi ích của cả bên vay và công ty tài chính, tác giả cho rằng, việc áp mức trần lãi suất hoạt động cho vay là cần thiết nhưng không áp dụng “trùng” với mức trần mà Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hiện nay cho các hợp đồng vay dân sự thông thường mà có thể dao động cao hơn để đảm bảo không gây khó khăn trong hoạt động của các công ty tài chính, đồng thời không “thả nổi” sự tự do thỏa thuận lãi suất cho các công ty tài chính quyết định nhằm bảo vệ lợi ích của bên vay.
 
1 Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015.
2 Phạm Thị Hồng Đào, “Lãi suất theo quy định của pháp luật”, Bộ Tư pháp, https://nhiettam.vn/lai-suat-theo-quy-dinh-cua-phap-luat
3 Khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
4 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015.
5 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 viện dẫn đến Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
6 Điều 15 - Lãi suất cho vay theo giải đáp của NHNN tại Công văn số 1576/NHNN-CSTT.
7 Trương Nhật Quang, Pháp luật về hợp đồng, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội 2020, trang 639.
8 Điểm c khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. 
9 Viettel Money, So sánh lãi suất vay tại các ngân hàng và các công ty tài chính, https://viettelmoney.vn/so-sanh-lai-suat-vay/?utm_term=seo31335&utm_source=web&utm_medium=seo&utm_campaign=seo
10 SBV (2024), Danh sách thống kê các công ty tài chính của NHNN tính đến ngày 31/12/2023. webcenter/portal/m/menu/fm/htctctd/tctdpnh/cttc?, truy cập ngày 24/02/2024. 
11 Công văn số 7928/NHNN-TTGSNH ngày 30/10/2020 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN về việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý. 

Tài liệu tham khảo:
 
1. Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Luật Các TCTD năm 2024.
3. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2006. 
4. Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.
5. Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017.
6. Thông tư số 18/2019/TT-NHNN ngày 04/11/2019.
7. Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019.
8. Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023.
9. Phạm Thị Hồng Đào, “Lãi suất theo quy định của pháp luật”, Bộ Tư pháp, https://nhiettam.vn/lai-suat-theo-quy-dinh-cua-phap-luat/., truy cập ngày 24/02/2023. 
10. Trương Nhật Quang (2020), Pháp luật về hợp đồng, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội. 

ThS. Lê Thị Khánh Linh
Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
04/12/2024 08:38 253 lượt xem
Mục tiêu nghiên cứu trong bài viết này về mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp theo phương pháp tiếp cận định lượng, trên cơ sở kết quả thu được, bài viết đưa ra một số khuyến nghị.
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
03/12/2024 08:26 191 lượt xem
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là tài sản dự trữ quốc tế được Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) tạo ra nhằm bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên...
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
28/11/2024 08:54 571 lượt xem
Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
27/11/2024 11:42 474 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam.
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
25/11/2024 09:52 483 lượt xem
Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 734 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 1.080 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 945 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 1.127 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.505 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 1.241 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 6.572 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 9.653 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 3.251 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.690 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?