Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
19/06/2024 405 lượt xem
Tóm tắt: Kinh doanh bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đề cao trách nhiệm xã hội đang là xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Để đánh giá và đo lường các yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp, bộ tiêu chuẩn quốc tế ESG ra đời, dần dần được áp dụng để đánh giá toàn diện về doanh nghiệp và trở thành công cụ hữu hiệu để đánh giá doanh nghiệp trên ba góc độ: Môi trường - E (Environmental), xã hội - S (Social) và quản trị - G (Governance). Đặc biệt hơn, qua nghiên cứu, biến số về điểm ESG cũng có mối tương quan cao khi tích hợp vào mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại một số quốc gia phát triển như Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc… từ đó, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hành ESG tích cực có khả năng tiếp cận tín dụng tốt hơn để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh bền vững. Trên thực tế hiện nay tại Việt Nam, các công cụ đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp về khía cạnh tài chính và bảo vệ môi trường chưa được phát triển đầy đủ. Các mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chưa được tích hợp dữ liệu để đánh giá doanh nghiệp dưới góc độ môi trường, xã hội và quản trị, do đó, gắn với xu hướng phát triển kinh doanh bền vững, bài viết nghiên cứu thực trạng và triển vọng ứng dụng điểm ESG vào mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết cho hoạt động này. 
 
Từ khóa: Xếp hạng tín dụng, ESG, thông tin tín dụng, điểm ESG.
 
APPLYING ESG TO BUSINESS CREDIT RATING IN VIETNAM
 
Abstract: Sustainable business associated with environmental protection and emphasizing social responsibility is becoming an inevitable trend in many countries around the world. To evaluate and measure factors related to a business's sustainable development activities, the international ESG standards were introduced, gradually being applied to comprehensively evaluate businesses from three perspectives: Environmental - E, Social - S, Governance - G. Researches show that ESG scores also have a high correlation when integrated into the business credit rating model in some developed countries such as the United States, Sweden, Finland, South Korea…, thereby supporting businesses which practice ESG positively have better access to credit for sustainable production and business activities. In Vietnam, tools for assessing the credibility of businesses regarding financial aspects and environmental protection have not been fully developed. Business credit rating models have not integrated data to evaluate businesses from the environmental, social, governance perspectives. Aligned with the trend of sustainable business development, this article assess the current situation, prospects of applying ESG scores to business credit rating model in Vietnam, thereby proposing some recommendations for this activity.
 
Keywords: Credit rating, ESG, credit information, ESG score.
 
1. Giới thiệu về ESG 
 
Năm 2015, 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã nhất trí, phấn đấu đạt được 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỉ1. Các mục tiêu này được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỉ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỉ diễn ra từ ngày 06/9/2000 đến ngày 08/9/2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Tiếp theo đó, từ tháng 9/2013, các quốc gia đã khởi động tiến trình xây dựng Chương trình nghị sự phát triển của Liên hợp quốc sau năm 2015, xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững chính thức được thông qua ngày 25/9/2015 tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc với sự tham dự của 193 nước thành viên. Chương trình Nghị sự 2030 có độ bao phủ chính sách phổ quát, rộng lớn, toàn diện, với mục tiêu hoàn tất công việc dang dở của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ và Chương trình Nghị sự 21 không để ai bị bỏ lại phía sau. Theo đó, ESG là một trong những khuôn khổ liên quan hỗ trợ triển khai các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. 
 
Thuật ngữ ESG được đề cập lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán vào những năm 1990 và xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo của Liên hợp quốc có tên “Who care wins”2 năm 2003. Về cơ bản, ESG là một khuôn khổ giúp cho các bên liên quan hiểu được một tổ chức đang kiểm soát rủi ro và cơ hội liên quan đến các vấn đề phát triển bền vững như thế nào; đồng thời, ESG cũng có thể được sử dụng như một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững của một doanh nghiệp. 
 
Bộ tiêu chuẩn ESG là cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo các tiêu chí về phát triển bền vững và tác động đối với xã hội. Những bên có liên quan đến doanh nghiệp, từ cơ quan quản lí nhà nước, đối tác kinh doanh, ngân hàng, nhà đầu tư đến khách hàng, cộng đồng xã hội sẽ sử dụng báo cáo và chỉ số ESG như tài liệu tham chiếu quan trọng để đánh giá và đưa ra được các quyết định kinh doanh. Cụ thể, nội hàm của ESG đề cập đến 3 yếu tố cốt lõi:
 
Môi trường: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như tác động từ biến đổi khí hậu và phát thải carbon, quản lí nước và chất thải gây ô nhiễm, khai thác tài nguyên từ rừng…
 
Xã hội: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề xã hội như sự hài lòng của khách hàng, tính đa dạng, công bằng, hòa nhập của người lao động, quyền riêng tư của người lao động, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cung cấp giáo dục, nâng cao kĩ năng cho người lao động, sự bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu cũng như khả năng tiếp cận nghề nghiệp/việc làm…
 
Quản trị: Nhóm tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động của tổ chức như vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp, tuân thủ pháp luật và quy định, minh bạch về thông tin, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…
 
2. Ứng dụng ESG trong hoạt động xếp hạng doanh nghiệp trên thế giới 
 
2.1. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng 
 
Hệ thống tài chính - ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế sẽ là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực không thể thiếu trong quá trình huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Cam kết ESG trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được xem là một trong những xu hướng trên trên thế giới, đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thông qua các nguyên tắc như: Nguyên tắc hoạt động Ngân hàng có trách nhiệm của Liên hợp quốc (UN PRB) năm 2019, Thỏa thuận khí hậu Paris (COP21), Nguyên tắc UNEP FI về Tài chính tác động tích cực, Hướng dẫn chung về môi trường, sức khỏe và an toàn (EHS) của Ngân hàng Thế giới (World Bank)... Các nguyên tắc trên đều hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng gắn hiệu quả hoạt động của tổ chức với lợi ích môi trường - xã hội.
 
Để hiện thực hóa cam kết ESG, một số tổ chức tài chính thế giới đã công bố các chính sách liên quan như: (1) Ngân hàng OCBC Singapore - Ngân hàng Đông Nam Á đầu tiên tuyên bố sẽ không tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than mới và đưa ra cam kết tài trợ 7,02 tỉ USD đối với danh mục tài chính bền vững vào năm 2022; (2) Ngân hàng Standard Chartered Asia cam kết tài trợ 75 tỉ USD cho các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có 35 tỉ USD được phân bổ cụ thể cho lĩnh vực công nghệ sạch và năng lượng tái tạo; 40 tỉ USD còn lại dành cho cơ sở hạ tầng bền vững... Các chuyên gia nhận định, thông qua các hoạt động tài chính, tín dụng, đầu tư và quản trị, các tổ chức tín dụng có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn với sự thịnh vượng của cộng đồng cũng như bảo vệ môi trường.
 
2.2. Trong hoạt động xếp hạng doanh nghiệp
 
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến chỉ số xếp hạng ESG (ESG Score) hơn là chỉ số xếp hạng tín dụng thông thường và lựa chọn này đã trở thành xu hướng thay đổi tất yếu. Chính vì vậy, để thích ứng với những thay đổi về khẩu vị đầu tư, các doanh nghiệp cũng đã có những định hướng thay đổi, xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về môi trường, xã hội và quản trị. Một số công cụ xếp hạng doanh nghiệp uy tín trên thế giới như S&P Global, MSCI (Morgan Stanley Capital International), Moody’s đã nghiên cứu và xây dựng phương pháp chấm điểm ESG cho doanh nghiệp. Dưới đây, tác giả giới thiệu một số nhà cung cấp dữ liệu ESG, điểm ESG uy tín trên thế giới và tập trung phân tích một số phương pháp xếp hạng ESG tiêu biểu. 
 
Một số nhà cung cấp dữ liệu ESG và điểm ESG uy tín trên thế giới

Chỉ số xếp hạng ESG của MSCI Chỉ số xếp hạng ESG của MSCI do Viện nghiên cứu ESG của MSCI - một trong những công ty xếp hạng lớn nhất trên thế giới xây dựng. Chỉ số xếp hạng ESG của MSCI đã công bố cho 14.000 công ty, 650.000 cổ phiếu và chứng khoán có thu nhập cố định.  

 
Chỉ số xếp hạng ESG của Công ty Sustainalytics 
 
Sustainalytics là nhà cung cấp dữ liệu và xếp hạng ESG với hơn 350 chuyên gia, cung cấp xếp hạng ESG của hơn 40.000 doanh nghiệp tại 172 quốc gia trên thế giới. Sustainalytics là công ty con của Morningstar - một trong những nhà cung cấp dữ liệu thị trường chứng khoán lớn nhất trên thế giới. Chỉ số xếp hạng ESG của Sustainalytics đo lường về kết quả triển khai về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp trong phạm vi toàn cầu. Sustainalytics xếp hạng hơn 13.000 cổ phiếu quốc tế ở khắp các quốc gia trên thế giới. Chỉ số xếp hạng ESG của Sustainalytics được xây dựng dựa trên cả dữ liệu ESG định lượng và phân tích định tính, phân tích bao phủ nhiều lĩnh vực bao gồm quản trị, tác động môi trường, đóng góp xã hội và kết quả tài chính để cung cấp góc nhìn tổng thể về hồ sơ ESG của doanh nghiệp.
 
Điểm ESG của Bloomberg3 
 
Điểm ESG của Bloomberg là một hệ thống dữ liệu cung cấp thông tin ESG của hơn 11.800 doanh nghiệp tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Dữ liệu về ESG bao gồm các chủ đề về biến đổi khí hậu, nguồn nhân lực, quyền của cổ đông. 
 
Chỉ số xếp hạng ESG của Moody’s
 
Tập đoàn Moody’s ESG Solutions là một công ty con của Tập đoàn Moody’s toàn cầu, là một trong những đơn vị xếp hạng tín dụng lớn nhất trên thế giới. Phạm vi kinh doanh của Tập đoàn Moody’s ESG Solutions là cung cấp chỉ số xếp hạng ESG, phân tích, xếp hạng mức độ phát triển bền vững, chứng nhận hoặc báo cáo rà soát tài chính toàn diện sử dụng các dữ liệu từ Moody’s. Tập đoàn Moody’s ESG Solutions hiện nay bao gồm công ty cung cấp dữ liệu về trách nhiệm môi trường, xã hội Vigeo Riris và công ty cung cấp dữ liệu khí hậu Four Twenty Seven, được sáp nhập từ năm 2019. Chỉ số xếp hạng ESG của Moody’s được thiết kế để các nhà đầu tư tra cứu các thông tin liên quan đến ESG của doanh nghiệp trên toàn bộ các ngành, lĩnh vực, quốc gia hoặc khu vực trên thế giới thông qua hơn 13.000 đánh giá về ESG. 
 
Điểm ESG của Công ty Dun & Bradstreet (D&B)
 
D&B là nhà cung cấp dữ liệu kinh doanh và phân tích toàn cầu, cung cấp những thông tin chi tiết về kết quả hoạt động, xu hướng và các yếu tố ESG của doanh nghiệp. Thông qua những phân tích về ESG, D&B cung cấp cho các doanh nghiệp góc nhìn chuyên sâu về kết quả triển khai phát triển bền vững so sánh với các doanh nghiệp tương tự trên toàn cầu. D&B cung cấp điểm ESG ở mức độ doanh nghiệp, phân tích lĩnh vực và đa dạng các loại thông tin khác để hỗ trợ doanh nghiệp nhận biết được những lĩnh vực trọng yếu cần phải cải thiện hoặc quản trị rủi ro. Ngoài ra, D&B còn cung cấp báo cáo nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ESG, tùy chỉnh theo từng ngành nghề cụ thể hoặc tùy chỉnh theo đặc điểm của từng quốc gia, đặc biệt cung cấp những công cụ phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tự kiểm tra, theo dõi và phân tích kết quả triển khai ESG tại doanh nghiệp. 
 
Một số phương pháp xếp hạng ESG tiêu biểu
 
Phương pháp xếp hạng ESG của MSCI
 
Mô hình xếp hạng ESG của MSCI cung cấp cho các nhà đầu tư đánh giá chuyên sâu về kết quả hoạt động của doanh nghiệp gắn với các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị. Phương pháp xếp hạng này hỗ trợ cho các nhà đầu tư phát hiện những rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các quyết định đầu tư có trách nhiệm. 
 
Phương pháp xếp hạng ESG được cấu thành bởi 3 cấu phần chính như sau:
 
- Vấn đề chính của từng ngành cụ thể: Quá trình xếp hạng bắt đầu bằng cách xác định các vấn đề chính trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể, sau đó được đánh trọng số dựa trên mức độ tác động tiềm ẩn đối với giá trị về dài hạn của doanh nghiệp. Thực hiện tìm kiếm cụ thể thông qua ứng dụng Bản đồ trọng yếu ngành về ESG (ESG Industry Materiality Map).
 
- Mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp: MSCI đánh giá mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với từng vấn đề chính, xem xét dựa trên cả hoạt động và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đó. Phương pháp đánh giá (về tiêu chuẩn mức độ ảnh hưởng theo chủ đề) cân nhắc các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, địa điểm và hoạt động kinh doanh. 
 
- Quản trị doanh nghiệp: Cấu phần cuối cùng đánh giá khả năng doanh nghiệp quản lí mức độ ảnh hưởng đối với các rủi ro và cơ hội về ESG. MSCI phân tích chính sách, bài học thực tiễn và các số liệu đánh giá hiệu suất để xác định điểm về quản trị doanh nghiệp.
 
Về khung xếp hạng, MSCI đưa ra mức xếp hạng từ AAA (tốt nhất) cho đến CCC (tệ nhất). Các doanh nghiệp với mức xếp hạng cao hơn chứng tỏ thực tiễn quản lí ESG mạnh mẽ và mức độ ảnh hưởng về rủi ro ESG thấp hơn. Cụ thể, AAA và AA: Đứng đầu trong ngành; A và BBB: Hiệu suất trung bình; BB và B: Tụt hậu so với các đối tượng khác; CCC: Thành tích thấp nhất.
 
Phương pháp xếp hạng ESG của Moody’s
 
Hiện tại, nghiên cứu về giải pháp ESG của Moody’s bao gồm khoảng 5.000 tổ chức phát hành được chia cho hơn 50 lĩnh vực. Do đó, các số liệu được dự đoán bằng cách sử dụng mô hình công cụ dự đoán điểm ESG được sử dụng nhằm mục đích mở rộng phạm vi phủ sóng của doanh nghiệp và bổ sung cho hệ thống hiện có. Để xây dựng mô hình công cụ dự đoán về điểm ESG, Moody’s đã tận dụng tất cả dữ liệu lịch sử doanh nghiệp đã được Moody’s đánh giá và cả các doanh nghiệp tiền thân trước đó (từ năm 2004 - 2020). Các mô hình được đào tạo và hiệu chỉnh trên bộ dữ liệu của hơn 100.000 công ty riêng lẻ trong phạm vi hơn 600 ngành trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mô hình dự đoán cho từng chỉ số ESG là sự kết hợp của các mô hình hồi quy riêng lẻ và mô hình học máy (Machine Learning - ML) thay thế khác nhau, được đào tạo trên tập dữ liệu thô, với các dự đoán được trích xuất và kết hợp để hình thành mô hình cuối cùng bằng các phương pháp tổng hợp. Các dự đoán của mô hình được hiệu chỉnh thêm để tạo điều kiện mở rộng mô hình, hỗ trợ đánh giá doanh nghiệp tại một số quốc gia mà các giải pháp ESG của Moody's chưa được giám sát chặt chẽ, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời cung cấp các dự đoán số liệu chi tiết hơn theo ngành và vị trí. Các mô hình công cụ dự đoán điểm ESG được sử dụng để tính toán điểm ESG và tạo ra các số liệu dự đoán có thể giải thích được và áp dụng cho bất kì doanh nghiệp nào có quy mô, địa điểm (trong 12.000 địa điểm) và ngành (trong danh sách NACE 4) đã biết. Theo nghiên cứu được công bố của Tiến sĩ Olga và các cộng sự4, mô hình công cụ dự đoán điểm ESG cho mỗi chỉ số trong 59 chỉ số mục tiêu (56 điểm ESG cộng với 3 chỉ số về dấu chân carbon - footprint) sẽ bao gồm các mô hình cơ sở riêng lẻ được kết hợp thành một, sử dụng các kĩ thuật tổng hợp để cung cấp ước lượng tốt nhất cho các chỉ số mục tiêu bằng nhiều yếu tố thúc đẩy khác nhau. Cấu trúc này cho phép dự đoán linh hoạt hơn, ổn định hơn và ít nhạy cảm hơn dữ liệu khi so sánh với các mô hình độc lập.
 
3. Ứng dụng ESG trong đánh giá tín dụng tại Việt Nam
 
3.1. Thuận lợi trong việc ứng dụng ESG tại Việt Nam
 
Một là, hành lang pháp lí về thực hành ESG nói chung và trong lĩnh vực tài chính nói riêng tương đối đầy đủ 
 
Sau ảnh hưởng nặng nề và kéo dài của dịch bệnh Covid-19, tầm quan trọng của phát triển bền vững và công bố thông tin về ESG càng được khẳng định trên thế giới và tại Việt Nam. Các quy định về thực hành ESG nói chung và trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng đã được Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và ban hành. 
 
Đối với các khía cạnh môi trường, xã hội, quản trị, Chính phủ đã ban hành một số Luật, quy định nổi bật như: Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 (Chương V), Luật Bảo vệ người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định về bảo vệ người tiêu dùng và bảo mật thông tin, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/01/2019 (Chương III) về quản trị công ty áp dụng công ty đại chúng, Nghị quyết số 136/NQ-CP 2020 ngày 25/9/2020 nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các ngành, các cấp và các địa phương từ nay đến năm 2030; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025…; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam…
 
Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, các quy định về ESG được ban hành khá sớm so với các lĩnh vực khác với các quy định triển khai về tín dụng xanh bắt đầu xuất hiện từ năm 2015. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong số 38 nền kinh tế thị trường mới nổi đã khởi xướng các cải cách ngân hàng quan trọng để thúc đẩy phát triển và chống biến đổi khí hậu vào năm 2019. Khuôn khổ pháp lí để thực hiện cam kết ESG được thể hiện thống nhất trong nhiều văn bản, chính sách của Chính phủ và các bộ, ban, ngành đưa ra, bao gồm: Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam; Bộ hướng dẫn cách thức phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu phát triển bền vững; Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội năm 2018...
 
Như vậy, thông qua hệ thống khuôn khổ pháp lí liên quan đến phát triển bền vững, tăng cường thúc đẩy tài chính, tín dụng xanh, các chủ trương, định hướng của Chính phủ và NHNN đã được thể hiện bao quát và đầy đủ, từ đó tạo cơ sở pháp lí đẩy mạnh thực hành ESG hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam và trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. 
 
Hai là, khả năng đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
 
Hiện tại, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là đơn vị đã được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp độc lập theo Quyết định số 1253/QĐ-NHNN ngày 21/6/2006 của Thống đốc NHNN. Từ năm 2006 đến nay, mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại CIC đã được nghiên cứu, xây dựng, kiểm tra định kì với phương pháp tiên tiến, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, CIC đang quản lí kho dữ liệu về doanh nghiệp tương đối đầy đủ, bao gồm 1.500.000 hồ sơ doanh nghiệp được thu thập từ nhiều nguồn: Tổ chức tín dụng (TCTD), cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp, Tổng cục Thuế... Với lợi thế về nguồn dữ liệu tập trung, cơ sở pháp lí đầy đủ, kinh nghiệm thực tiễn gần 20 năm triển khai, hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại CIC đã có những bước phát triển vững chắc, cung cấp nguồn thông tin doanh nghiệp đầy đủ, tin cậy cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp tại Việt Nam.
 
Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II, hầu hết các TCTD tại Việt Nam đã xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ để phục vụ công tác quản trị rủi ro. Trong quá trình xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, bên cạnh nguồn dữ liệu thu thập từ khách hàng, các TCTD có sự hỗ trợ từ phía CIC với việc cung cấp các gói dữ liệu đầy đủ để xây dựng, kiểm định mô hình hoặc cung cấp kết quả xếp hạng tín dụng để tham chiếu nên hầu hết các mô hình này đều hoạt động ổn định, có độ tin cậy cao. Đồng thời, một số TCTD đã triển khai các gói tín dụng xanh cũng như nghiên cứu, xem xét đưa yếu tố ESG trong đánh giá, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp trước khi cấp tín dụng.
 
Sự ra đời và phát triển của các đơn vị xếp hạng tín dụng tại Việt Nam là bước đi quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, minh bạch hóa thị trường tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đánh giá/xếp hạng doanh nghiệp theo ESG sau này khi có nguồn dữ liệu đầy đủ về ESG.
 
Ba là, mức độ sẵn sàng thực hành và triển khai ESG của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức tài chính ở mức cao
 
Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong tư duy quản trị về phát triển bền vững và đưa ESG vào trong chiến lược kinh doanh. Ngày 18/7/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố danh sách 20 doanh nghiệp hàng đầu từ rổ chỉ số VN100 đã có nhiều hoạt động điển hình về phát triển bền vững như Tập đoàn Masan (hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,  kinh doanh hàng tiêu dùng và bán lẻ) đã xây dựng hệ thống xử lí nước thải tại các nhà máy ở Bình Dương, Nghệ An, Hải Dương, thay thế nylon bằng 100% túi tự hủy sinh học trong hệ thống WinMart và WinMart+; Công ty cổ phần Thành Thành Công, Biên Hòa đã chuyển đổi mô hình canh tác hữu cơ và tối ưu hóa giá trị cây mía khi tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất. 
 
Theo Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 do PwC thực hiện, 80% doanh nghiệp được khảo sát đã đặt ra cam kết hoặc đang lên kế hoạch sớm thực hành ESG trong vòng 2 - 4 năm tới, trong đó, khoảng 57% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG, 40% doanh nghiệp tư nhân/gia đình được khảo sát đã đặt ra các cam kết ESG. Khi các doanh nghiệp đã sẵn sàng thực hành ESG, các đơn vị cấp tín dụng tại Việt Nam (ví dụ các Quỹ đầu tư, các TCTD…) đã dành nhiều sự quan tâm và có định hướng rõ ràng về việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, xã hội. Riêng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, khảo sát của PwC cho thấy, 88% đơn vị được hỏi đã hoặc có kế hoạch thực hiện các cam kết ESG. 
 
Bốn là, tín hiệu khả quan về tăng trưởng tín dụng xanh ở Việt Nam 
 
Theo báo cáo của NHNN, năm 2022, dư nợ đối với các dự án xanh đạt hơn 500 nghìn tỉ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 12,96% so với cuối năm 2021 và gấp 3 lần so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng của tín dụng xanh luôn ở mức cao, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sạch (31%), năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (46%), mức tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh bình quân đạt 22,97%. Tổng giá trị dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 2.359 nghìn tỉ đồng, chiếm hơn 20% dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 27,69% so với cuối năm 2021, với hơn 1,2 triệu món vay (NHNN, 2023).
 
Năm là, ban hành Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bền vững
 
Ngày 12/12/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn cơ chế tổ chức thực hiện “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025”. Theo đó, Thông tư đã quy định Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bền vững gồm các tiêu chí được cụ thể hóa và lượng hóa theo thang điểm, trọng số để đánh giá mức độ áp dụng mô hình kinh doanh bền vững trong doanh nghiệp theo quy định. Bộ công cụ bao gồm các nhóm tiêu chí cụ thể hóa theo từng mô hình kinh doanh bền vững: Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn; Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bao trùm; Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng ESG. Trong Bộ công cụ, các tiêu chí được lượng hóa theo thang điểm, có trọng số, có phương pháp đánh giá cụ thể phù hợp với thực tế, không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cung cấp những tiêu chí giúp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, đồng thời tạo tiền đề cho việc minh bạch, rõ ràng tiêu chí đánh giá điểm/xếp hạng tín dụng theo ESG.
 
3.2. Rào cản trong việc thực hành ESG tại Việt Nam
 
Thứ nhất, chưa có nguồn dữ liệu tập trung về doanh nghiệp ESG
 
Dữ liệu về ESG được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo phát triển bền vững, báo cáo tài chính, tin tức báo chí, truyền thông và thông qua hồ sơ pháp lí được công bố công khai. Bên cần sử dụng dữ liệu để đánh giá có thể mua dữ liệu từ các nhà cung cấp dữ liệu hoặc thông qua bên thứ ba, đồng thời có thể thực hiện nghiên cứu của riêng mình để bổ sung thêm dữ liệu. Hiện tại, một số nguồn cơ sở dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp tại NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thuế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam… đều chưa tích hợp nguồn thông tin liên quan đến ESG.  
 
Từ khía cạnh các doanh nghiệp, là chủ thể trực tiếp đóng góp vào kho dữ liệu ESG trong tương lai, việc hiểu rõ dữ liệu, cách thức thực hiện báo cáo số liệu vẫn là một rào cản lớn. Hiện nay chưa có một tiêu chuẩn thống nhất về yêu cầu thực thi ESG khiến các đơn vị gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, công bố thông tin, thực hiện báo cáo ra bên ngoài. Theo khảo sát về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 do PwC thực hiện, có tới 71% doanh nghiệp chưa hoặc chỉ mới bắt đầu hiểu các dữ liệu ESG cần thiết. Đối với những đơn vị đã thu thập dữ liệu ESG, 47% cho biết, chưa bắt đầu hoặc hiểu biết hạn chế về các yêu cầu cho báo cáo bên ngoài, chỉ 28% cảm thấy tự tin hiểu biết với các yêu cầu dữ liệu phục vụ báo cáo bên ngoài. Khi được hỏi tổ chức đang ở giai đoạn nào trong việc công bố báo cáo ESG, có tới 70% tổ chức không có hoặc rất ít khi cung cấp báo cáo ESG ra bên ngoài. 
 
Thứ hai, thiếu các hướng dẫn cụ thể về các khung/khuôn khổ dữ liệu trong mô hình xếp hạng theo ESG

Hiện tại, trừ các quy định chung về hoạt động xếp hạng tín dụng, vẫn còn thiếu các quy định và hướng dẫn từ cơ quan quản lí trong việc tích hợp, sử dụng dữ liệu ESG vào mô hình xếp hạng tín dụng để đánh giá doanh nghiệp. Đây là một phần nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp chưa chú trọng triển khai ESG, đồng thời các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính và dịch vụ xếp hạng tín dụng/tín nhiệm doanh nghiệp chưa có động lực để thực hiện tích hợp ESG trong các mô hình xếp hạng/đánh giá 
doanh nghiệp.  
 
Cuối năm 2023, tuy Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh bền vững nhưng việc tích hợp/áp dụng các chỉ tiêu từ Bộ công cụ này trong mô hình xếp hạng ESG vẫn còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ. Cụ thể, cần quy định khung thống nhất cùng các văn bản hướng dẫn cụ thể việc ứng dụng Bộ công cụ trong mô hình xếp hạng. Một số nội dung như: Mức độ ưu tiên của các số liệu dựa trên tính trọng yếu về mặt tài chính; mức độ trọng yếu tài chính của ESG khác nhau giữa các ngành nói chung, giữa các yếu tố cụ thể trong từng phạm vi E, S và G nói riêng; trọng số tương đối của các số liệu theo tính trọng yếu tài chính, để giúp định hình và đánh giá điểm ESG… cần được nghiên cứu, quy định và có hướng dẫn cụ thể. Theo phỏng vấn của PwC, 73% doanh nghiệp dịch vụ tài chính chia sẻ rằng họ gặp khó khăn trong việc tích hợp các yếu tố ESG vào khung rủi ro hiện hữu, 53% đơn vị gặp khó khăn trong quá trình triển khai do chưa có các quy định chính thức và rõ ràng.
 
Thứ ba, vẫn còn khoảng cách từ cam kết đến thực hành ESG
 
Tương tự như các công cuộc chuyển đổi khác, những bước đầu tiên trên hành trình thực hành ESG sẽ gặp rất nhiều rào cản, ngay cả các doanh nghiệp tiên phong thực hiện. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhận ra giá trị của ESG và mức độ cam kết thực hành ở mức cao nhưng để có thể triển khai và áp dụng thành công ESG vẫn còn một quãng đường rất dài.
 
Để có thể thực hành ESG, các doanh nghiệp cần khung quản trị mạnh mẽ, tuy nhiên, theo khảo sát của PwC, mặc dù 49% doanh nghiệp cho biết đã thiết lập cơ cấu quản trị các vấn đề ESG, chỉ có 24% doanh nghiệp cho biết họ đã có cơ cấu quản trị rõ ràng với các cam kết, nghĩa vụ, vai trò, trách nhiệm cũng như KPI về ESG được xác định cụ thể… Trong khi đó, 23% doanh nghiệp báo cáo rằng chưa có bất kì cấu trúc quản trị ESG nào. Đồng thời, hội đồng quản trị cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ưu tiên thực hành cam kết ESG, tuy nhiên, theo PwC, các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ lãnh đạo cấp cao (trực tiếp lãnh đạo ESG hoặc giám đốc phát triển bền vững) để thúc đẩy thực hiện các cam kết ESG. Chỉ 35% doanh nghiệp được hỏi chia sẻ rằng có sự tham gia tích cực của Ban lãnh đạo vào chương trình ESG, việc doanh nghiệp có lãnh đạo riêng phụ trách ESG vẫn còn hạn chế (chỉ 22%). Ngoài ra, việc xác định mục tiêu và chỉ số ESG cũng là một rào cản cho doanh nghiệp khi thực hành ESG, chỉ có 28% doanh nghiệp có một bộ thước đo chỉ số rủi ro toàn diện. 
 
4. Một số kiến nghị, đề xuất 
 
Để tích hợp thành công điểm ESG vào mô hình xếp hạng tín dụng hiện tại, nguồn dữ liệu đầy đủ và ổn định về điểm ESG là một trong những tiêu chí quan trọng cần chú ý. Nguồn cơ sở về dữ liệu liên quan đến việc sử dụng bộ chỉ số ESG để đánh giá về mức độ thực hành ESG đã được một số bộ, ngành xây dựng và có lộ trình triển khai cụ thể, tuy nhiên cần có thời gian để làm giàu dữ liệu và nâng cao chất lượng dữ liệu; trong đó, các yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với việc đẩy mạnh thực hành và công bố báo cáo thực hành ESG tại chính các doanh nghiệp. Một số kiến nghị, đề xuất về đẩy mạnh thực hành ESG, tạo tiền đề tích hợp điểm ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp bao gồm:
 
4.1. Đối với Chính phủ 
 
(i) Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về ESG 
 
Trong số 20% doanh nghiệp còn lại chưa cam kết ESG, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một phần nguyên nhân khiến các doanh nghiệp này chưa muốn thực hành ESG xuất phát từ việc các đơn vị thiếu kiến thức về ESG, hoặc có quá nhiều thông tin ESG song chưa rõ ràng. Để có thể triển khai, áp dụng ESG một cách hiệu quả, toàn diện, Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước cần đẩy mạnh truyền thông về ESG trên nhiều kênh khác nhau, xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp về ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững; đồng thời, cần đẩy mạnh xây dựng và triển khai các chính sách về bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lí về ESG để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lí về kinh doanh bền vững. 
 
(ii) Ban hành chính sách, quy định hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hành ESG 
 
Hiện tại, đã có một số quy định về việc công bố ESG, tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng với các công ty lớn, niêm yết trên sàn chứng khoán. Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu về thị trường hiện nay đặc biệt là các thị trường xuất khẩu châu Âu…, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có doanh thu nhỏ hơn nhưng cũng rất quan tâm, mong muốn áp dụng thực hành ESG vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn lực để đầu tư công nghệ, hệ thống quản lí, nhân lực và việc không có những quy định rõ ràng về triển khai ESG cũng là vấn đề khiến các doanh nghiệp e ngại. Do đó, bên cạnh việc ban hành các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức triển khai ESG đối với các doanh nghiệp, bộ tiêu chuẩn rõ ràng, thống nhất về thông tin công bố, Chính phủ có thể xem xét cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong việc triển khai này để các doanh nghiệp có động lực thực hiện.
 
4.2. Đối với NHNN
 
NHNN cần hoàn thiện quy định liên quan để thúc đẩy việc đánh giá/xếp hạng doanh nghiệp ESG theo hướng:
 
(i) Thúc đẩy, phát triển các sản phẩm tín dụng xanh
 
NHNN có thể phối hợp với các bộ, ngành ở Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lí cụ thể về tín dụng xanh cũng như các gói tín dụng hỗ trợ tín dụng xanh, các dự án có tác động đến môi trường, xây dựng các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành, lĩnh vực xanh. Các TCTD/quỹ tài chính có thể sử dụng các tiêu chuẩn này để thực hiện hoạt động xếp hạng/đánh giá khách hàng khi cấp tín dụng xanh.
 
(ii) Khuyến khích TCTD đưa ESG vào tiêu chí đánh giá doanh nghiệp trước khi cấp tín dụng
 
Quy định này là động lực để các TCTD có căn cứ xem xét ESG thành một tiêu chí để chủ động quản trị rủi ro, xây dựng các gói tín dụng ưu đãi đối với các đơn vị triển khai ESG cũng như thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp có động lực phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững nếu như muốn tiếp cận tín dụng. 
 
(iii) Ban hành bộ khung tiêu chuẩn về việc báo cáo ESG, nguyên tắc tích hợp ESG trong mô hình xếp hạng tín dụng/đánh giá khách hàng
 
NHNN có thể cân nhắc việc hợp tác với các cơ quan quản lí, các công ty kế toán và các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn để phát triển các khung ESG thống nhất phù hợp với ngành Ngân hàng để tăng tính minh bạch và khả năng so sánh của dữ liệu ESG. Đồng thời, NHNN cũng cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về việc sử dụng danh mục chỉ tiêu ESG sử dụng trong mô hình xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó, việc tăng cường hoạt động kiểm toán và kiểm soát nội bộ cũng đóng vai trò thiết yếu để đảm bảo tính tuân thủ trong hoạt động báo cáo. 
 
4.3. Đối với CIC
 
Với vai trò là một đơn vị đầu mối trực tiếp triển khai hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của NHNN, CIC cần chủ động nghiên cứu thực tế triển khai hoạt động xếp hạng/đánh giá doanh nghiệp tại ESG tại các công ty xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới, từ đó: Chuẩn bị về mặt công nghệ, nguồn nhân lực sẵn sàng cho việc triển khai hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo ESG khi có nguồn dữ liệu ESG; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các bộ, ngành để thu thập nguồn thông tin về ESG của doanh nghiệp; chủ động tham mưu, đề xuất với NHNN trong việc xây dựng văn bản pháp lí liên quan đến trao đổi/thu thập thông tin, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng.
 
Nhìn chung, thực hành ESG tại Việt Nam hiện đang ở giai đoạn phát triển bước đầu, nhận thức của các bên tham gia vẫn còn nhiều hạn chế, khuôn khổ pháp lí, thước đo đánh giá vẫn chưa đạt được thông lệ chung nhất quán trên toàn cầu và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Để có thể phát triển thực hành ESG nói chung, hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo tiêu chí ESG nói riêng cần sự nỗ lực, chung tay từ phía cộng đồng doanh nghiệp, TCTD cũng như Chính phủ, các cơ quan 
quản lí.

1 Millennium Development Goals (MDGs)
2 https://www.unepfi.org/fileadmin/events/2004/stocks/who_cares_wins_global_compact_2004.pdf
3 Tên đầy đủ Bloomberg ESG Disclosure Scores,
https://www.moodysanalytics.com/whitepapers/pa/2022/using_esg_score_predictor_a_methodological_framework_to_estimate_esg_scores
https://www.pwc.com/vn/vn/publications/2022/pwc-vietnam-esg-readiness-2022-

Tài liệu tham khảo:
 
1. OECD (2020), “ESG investing: Practices, progress and challeges”, https://www.oecd.org/finance/ESG-Investing-Practices-Progress-Challenges.pdf 
2. PwC (2022), “Từ tham vọng đến hành động, Báo cáo về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022”, https://www.pwc.com/vn/vn/publications/2022/pwc-vietnam-esg-readiness-2022-vn.pdf
3. ESG Analytics (2023), “Top 10 ESG Data Vendors”, https://www.esganalytics.io/insights/top-10-esg-data-vendors
4. KMPG (2023), “ESG data and ratings”, https://kpmg.com/xx/en/home/insights/2023/03/esg-data-and-ratings.html
5. Know ESG (2023), “Understanding the MSCI ESG Rating Methodology: A Comprehensive Guide”, https://www.knowesg.com/investors/understanding-the-msci-esg-rating-methodology-a-comprehensive-guide
6. Nguyễn Minh Sáng (2024), “Những thách thức trong việc đạt được các mục tiêu ESG và một số khuyến nghị cho các ngân hàng tại Việt Nam”, https://tapchinganhang.gov.vn/nhung-thach-thuc-trong-viec-dat-duoc-cac-muc-tieu-esg-va-mot-so-khuyen-nghi-cho-cac-ngan-hang-tai-vi.html
6. NHNN (2023), “Ngành Ngân hàng tham gia thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?
7. The Impact Investor (2023), “9 Best ESG Rating Agencies - Who Gets to Grade?”, https://theimpactinvestor.com/esg-rating-agencies/vn.pdf
 
ThS. Cao Văn Bình 
Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
01/07/2024 284 lượt xem
Mục tiêu của bài viết này là phân tích và đánh giá thực trạng an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm an toàn vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản. Qua đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lí nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
27/06/2024 325 lượt xem
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và nghiên cứu định lượng qua việc chạy mô hình hồi quy Logistic nhị phân (Binary Logistic Regression) để đánh giá tác động từ truyền thông chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tới người tiêu dùng.
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/06/2024 384 lượt xem
Có nhiều mô hình thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại các ngân hàng trên thế giới, bao gồm mô hình tập trung, phân tán, thuê ngoài và các mô hình thanh toán khác.
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
19/06/2024 494 lượt xem
Phát huy vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí trong cả nước và đội ngũ những người làm báo quan tâm, chăm lo, thực hiện; từng bước đề ra nhiều nội dung, giải pháp, phương thức, phát huy hiệu quả vai trò của báo chí cách mạng.
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
17/06/2024 403 lượt xem
Là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống tài chính, các ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc chuyển vốn từ bên thừa sang bên thiếu vốn.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
13/06/2024 601 lượt xem
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua trước trả sau của Gen Z
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua trước trả sau của Gen Z
11/06/2024 676 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau - MTTS (Buy Now Pay Later - BNPL) dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai nhờ những tiện ích nó mang lại cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Gen Z.
Ảnh hưởng của bất ổn kinh tế đến chi phí vay ngân hàng
Ảnh hưởng của bất ổn kinh tế đến chi phí vay ngân hàng
10/06/2024 485 lượt xem
Sử dụng dữ liệu từ 3.321 ngân hàng tại 113 quốc gia trong giai đoạn 2001 - 2022, nghiên cứu này phân tích tác động của bất ổn kinh tế đến chi phí vay ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất ổn kinh tế làm tăng chi phí vay ngân hàng, xác nhận rằng việc ngân hàng tăng chi phí cho vay để bù đắp rủi ro có thể gặp phải trong giai đoạn bất ổn kinh tế tăng cao.
Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ  ngân hàng số
Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng số
05/06/2024 548 lượt xem
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng số.
Tài chính toàn diện và hiệu quả của chính sách tiền tệ: Phân tích thực nghiệm ở Việt Nam
Tài chính toàn diện và hiệu quả của chính sách tiền tệ: Phân tích thực nghiệm ở Việt Nam
03/06/2024 759 lượt xem
Bài viết sử dụng một mô hình đơn giản để phân tích mối quan hệ giữa tài chính toàn diện (Financial Inclusion - FI) và chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2023.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
30/05/2024 910 lượt xem
Để đảm bảo phát triển bền vững kinh tế biển, cần có chiến lược khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho tài chính xanh, tín dụng xanh trong các ngân hàng tại Việt Nam
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho tài chính xanh, tín dụng xanh trong các ngân hàng tại Việt Nam
23/05/2024 1.042 lượt xem
Bài viết đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tài chính tín dụng xanh tại Việt Nam. Đối với hệ thống pháp luật, các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành, lĩnh vực xanh vẫn chưa được thống nhất để có thể áp dụng chung trên cả nước.
Bức tranh vĩ mô toàn cầu những tháng đầu năm 2024: Động lực bứt phá khỏi những giới hạn
Bức tranh vĩ mô toàn cầu những tháng đầu năm 2024: Động lực bứt phá khỏi những giới hạn
21/05/2024 1.234 lượt xem
Bối cảnh vĩ mô toàn cầu những tháng đầu năm 2024 là một bức tranh phức tạp, đan xen giữa những bất ổn còn dai dẳng và những triển vọng mới tích cực...
Các bước chuẩn bị để đàm phán hợp đồng trong kinh doanh
Các bước chuẩn bị để đàm phán hợp đồng trong kinh doanh
17/05/2024 2.176 lượt xem
Đàm phán hợp đồng trong hoạt động kinh doanh là một quy trình gồm nhiều bước trong đó có bước chuẩn bị đàm phán. Đây là một bước có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả của đàm phán trong nhiều trường hợp. Phạm vi các bước chuẩn bị khá rộng và có thể thay đổi theo từng hợp đồng cần đàm phán. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến giai đoạn này có thể áp dụng chung cho phần lớn các hợp đồng, trong đó có cả các hợp đồng được xác lập trong lĩnh vực ngân hàng.
Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
15/05/2024 1.135 lượt xem
Tài chính toàn diện ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển, ổn định kinh tế của mỗi quốc gia. Nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) trên các góc độ: Nhà cung cấp dịch vụ (NHCSXH); người sử dụng dịch vụ (khách hàng của NHCSXH) và một số nhân tố khác.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

74.980

76.980

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

74.980

76.980

Vàng SJC 5c

74.980

77.000

Vàng nhẫn 9999

74.000

75.600

Vàng nữ trang 9999

73.900

74.900


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,221 25,471 26,605 28,064 31,481 32,819 156.24 165.36
BIDV 25,251 25,471 26,786 28,052 31,719 32,813 156.92 165.09
VietinBank 25,251 25,471 26,773 28,068 31,886 32,896 158.15 165.95
Agribank 25,270 25,471 26,744 28,047 31,626 32,796 157.51 165.28
Eximbank 25,210 25,471 26,827 27,748 31,813 32,808 158.51 163.96
ACB 25,230 25,471 26,819 27,739 31,881 32,842 157.91 164.14
Sacombank 25,263 25,471 27,040 27,801 32,059 32,769 159.46 164.47
Techcombank 25,277 25,471 26,665 28,022 31,468 32,803 154.21 166.62
LPBank 25,011 25,471 26,667 28,248 31,936 32,833 157.42 168.06
DongA Bank 25,270 25,471 26,840 27,700 31,780 32,830 156.40 164.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?