Tín dụng chính sách: Bà đỡ cho phụ nữ nghèo giương cao ngọn cờ bình đẳng giới
08/03/2023 941 lượt xem
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về tỉ lệ phụ nữ được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, song, thực chứng hoạt động hơn 20 năm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam cho thấy, đây là một điểm tựa hữu hiệu giúp giải quyết được hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới đó là tạo việc làm và phát triển kinh tế cho phụ nữ.
 
Tăng cường quyền tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
 
Bà Tạ Thị Tấm, sinh năm 1964, cư ngụ tại ấp Xẻo Mắm, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có gia cảnh nghèo khó khi không có đất đai để sản xuất. Thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào đánh bắt thủy sản tự nhiên. Cùng với con cái dần lớn lên thì nguồn lợi thủy sản cũng ngày càng ít, cuộc sống càng thêm khó khăn, gia đình lúc nào cũng thuộc diện hộ nghèo của xã. Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, bà đã tận dụng các sản phẩm cây đước ở địa phương để vót đũa bán. Chất lượng đũa tốt nên lượng khách hàng ngày càng nhiều đòi hỏi cần nguồn vốn để mua nguyên liệu sản xuất. Nhưng vay mượn khắp nơi đều không có kết quả. Cho đến năm 2013, khi đem khó khăn đó trao đổi với Trưởng ấp và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Viên An, bà Tấm được hướng dẫn gia nhập vào tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của NHCSXH huyện Ngọc Hiển và được bình xét vay vốn chương trình hộ nghèo với số tiền 30 triệu đồng để mua nguyên liệu phục vụ cho việc làm đũa đước. Nhờ quy mô mở rộng, năm 2018, gia đình bà đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định, hoàn trả nguồn vốn cho ngân hàng đúng hạn. Năm 2019, một lần nữa gia đình bà đã được NHCSXH cho vay từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn với số tiền 50 triệu đồng để đầu tư mua máy làm đũa và thành lập cơ sở sản xuất đũa đước Chí Nguyện. Cuối năm 2021, cơ sở sản xuất đũa đước Chí Nguyện đã được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) 3 sao. Hiện tại, hằng tháng, cơ sở Chí Nguyện của bà Tấm bán ra thị trường hơn 30.000 đôi đũa thành phẩm. Thu nhập bình quân hằng tháng sau khi trừ chi phí còn dành dụm được khoảng 10 triệu đồng... Không những thế, cơ sở của bà Tấm còn tạo ra cơ hội việc làm cho 06 lao động là chị em nhàn rỗi tại địa phương với thu nhập trung bình khoảng 150 nghìn đồng/ngày. 
 
Còn với chị Bùi Thị Tuyết Nhung, Giám đốc Hợp tác xã Best One, có địa chỉ tại phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, sự đồng hành của NHCSXH giúp chị hiện thực hóa Dự án khởi nghiệp sáng tạo với ước mơ “hô biến” những vùng đất nhiễm mặn ven biển thành những rừng cây nhàu vừa giúp chắn gió vừa mang lợi nhuận về cho bà con nông dân, đặc biệt là phụ nữ, hướng tới xuất khẩu. Chị kể, sau 02 năm thử nghiệm và phát triển sản phẩm, tháng 11/2021, chị quyết định thành lập Hợp tác xã Best One, tập trung sản xuất, chế biến nhàu lát khô, bột nhàu, trà nhàu túi lọc, viên nhàu, nhàu tươi ngâm mật ong, nước cốt nhàu, nước cốt nhàu vị dứa, rượu nhàu, muối chườm thảo dược cung cấp cho thị trường. Trong đó, sản phẩm “Bột Nhàu” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao. Song đây cũng là thời điểm dịch Covid-19 vẫn lan trên diện rộng. Khó khăn chồng chất, tiêu thụ giảm, nguồn vốn cạn kiệt, tiền hàng khách chưa kịp trả, nhiều lúc chị Nhung đã nghĩ phải dừng sản xuất lại một thời gian. Chính vì vậy, việc được NHCSXH thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam xem xét cho vay 100 triệu đồng vào cuối năm 2021 đã trở thành một nguồn lực lớn cho chị Nhung duy trì được sản xuất và tạo việc làm cho 08 lao động với mức lương bình quân 5,5 triệu đồng/tháng. Đồng thời, nguồn vốn này đang tiếp sức cho chị Nhung đi xa hơn trên con đường phát triển của mình như hỗ trợ người dân giống và phân bón mở rộng diện tích trồng nhàu; liên kết với các làng nghề để tạo chuỗi du lịch trải nghiệm cho khách du lịch đến tham quan vườn nhàu, thăm cơ sở sản xuất, làng nghề mắm, nghề làm chiếu cói…



Chị Tạ Thị Tấm, chủ cơ sở sản xuất đũa đước Chí Nguyện 
đang phân loại đũa để bán ra thị trường
 
Hiện sản phẩm của Hợp tác xã Best One đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính trên cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... “Vừa qua, sản phẩm nước cốt nhàu vị dứa đã được giới thiệu đến thị trường Hàn Quốc, đó là vinh dự của cơ sở Best One, nó như chắp thêm đôi cánh cho các sản phẩm bay xa ra thị trường quốc tế” chị Nhung tâm sự.
 
Hiểu rõ công năng của tín dụng chính sách 20 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, các cấp Hội luôn xác định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ và đặc biệt là thực hiện các tiêu chí trong Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào giúp phụ nữ nghèo và hỗ trợ phụ nữ sinh kế, khởi nghiệp thành công. Đồng thời, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả thông qua các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực trong sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề, tạo việc làm, kết nối tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ, tư vấn thành lập và vận động tham gia các mô hình sinh kế, mô hình phát triển kinh tế do Hội Liên hiệp Phụ nữ, các cấp, các ngành, các tổ chức hỗ trợ thành lập; lồng ghép với 03 chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, tham gia thực hiện, đặc biệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” với rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển, nhân rộng; từ đó, góp phần giúp hội viên, phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. 
 
Nhìn lại thời điểm khởi đầu thực hiện hoạt động ủy thác từ năm 2003, với dư nợ do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quản lí là gần 2,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 33,8% tổng vốn ủy thác, cho gần 930 ngàn hộ vay thông qua 67.949 tổ TK&VV. Cùng với sự nỗ lực của các cấp Hội và sự đồng hành của NHCSXH, dư nợ ủy thác luôn tăng trưởng, bình quân hằng năm đạt 21,8%/năm, với chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Tính đến ngày 31/12/2022, các cấp Hội quản lí gần 108 nghìn tỉ đồng, chiếm 38,35% tổng dư nợ ủy thác, tăng 38,2 lần so với thời điểm ban đầu, cho gần 2,5 triệu hộ vay vốn thông qua 62.299 tổ TK&VV; 99,98% số tổ TK&VV có tổ viên tham gia gửi tiền với số dư 5.823 tỉ đồng; tỉ lệ hoàn trả của Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn đạt trên 99,2%. 
 
Nhìn lại 20 năm thực hiện vai trò ủy thác cho vay tín dụng chính sách xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đánh giá: “Thông qua hoạt động ủy thác đã tạo điều kiện để Hội phát triển vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ cán bộ Hội các cấp không ngừng nâng cao năng lực, đổi mới phương thức hoạt động đi vào thực chất, chăm lo ngày càng tốt hơn cho hội viên, phụ nữ theo đúng chủ trương của Đảng. Hội viên, phụ nữ có cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tăng cơ hội làm ăn, phát triển kinh tế, tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, tại những địa phương còn nhiều khó khăn, tín dụng chính sách xã hội có vị trí quan trọng trong việc góp phần nâng cao vị thế của chị em phụ nữ trong xã hội, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng”.  
 
Tuy nhiên 2,5 triệu hộ vay vốn chưa phản ánh hết số phụ nữ được tiếp cận vốn tín dụng ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ bởi các hội khác là Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cũng tham gia ủy thác cho vay từ NHCSXH cho các hội viên và cũng có đối tượng vay là phụ nữ. Chưa kể, các chính sách tín dụng này có tác động lan tỏa lớn khi nhiều phụ nữ còn được thụ hưởng gián tiếp lợi ích từ tín dụng chính sách thông qua việc cho vay học sinh, sinh viên, vay vốn giảm nghèo, tạo việc làm cho gia đình và cộng đồng. Đây là một thành tựu lớn của Chính phủ, NHCSXH cùng toàn thể hệ thống chính trị - xã hội trong công tác giảm nghèo và tăng cường bình đẳng giới cho phụ nữ trong 20 năm qua.
 
Báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ chủ trì cũng đã khẳng định các nỗ lực và thành tích của Việt Nam. Theo bà Irene Ohler, Chủ tịch Ban Phụ nữ trong vai trò lãnh đạo (Women in Leadership Committee) của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) và nhà sáng lập của tổ chức Lightpath Leadership (là công ty tư vấn phát triển năng lực lãnh đạo), các chương trình chính sách về bình đẳng giới của Chính phủ Việt Nam đã được xây dựng rất toàn diện, kịp thời. Và khi nói về bình đẳng giới tại Việt Nam, bà cho rằng, có nhiều tin vui và thành tựu.
 
Đưa yếu tố giới thành một tiêu chí xây dựng và thực thi chính sách
 
Tuy nhiên, Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 cũng chỉ ra “Bất chấp những tiến bộ đối với phụ nữ trong khung pháp lí về lao động và doanh nghiệp trong 05 năm qua, ở Việt Nam cũng như các nơi khác, nền kinh tế vẫn là “một cơ cấu mang yếu tố giới”. Các khuôn mẫu giới đều ảnh hưởng tới sự tham gia nền kinh tế của phụ nữ, phụ nữ vẫn phải đối mặt với những rào cản pháp lí và xã hội để có thể tham gia bình đẳng với nam giới. Những yếu tố như trách nhiệm chăm sóc và sự tham gia nhiều hơn trong các phân khúc “giản đơn”, linh hoạt hơn nhưng mức lương thấp hơn trên thị trường lao động đã và đang làm suy yếu vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế và khả năng phục hồi trong tương lai của họ. Báo cáo cũng cho thấy, số liệu hiện có cũng xác nhận rằng các hình thức phân biệt đối xử đan xen và bất lợi đã làm tăng thêm những khó khăn mà một số nhóm phụ nữ phải đối mặt, như phụ nữ khuyết tật, phụ nữ di cư, phụ nữ dân tộc thiểu số và những người sống ở nông thôn, các bà mẹ đơn thân, cũng như phụ nữ lớn tuổi và người già. Những nhóm phụ nữ này thường phải đối mặt với những rào cản nặng nề hơn đối với các cơ hội và lợi ích thấp hơn từ việc tham gia thị trường lao động của họ.


Với sự đồng hành của NHCSXH đã giúp chị Tuyết Nhung, Giám đốc Hợp tác xã Best One hiện thực hóa Dự án khởi nghiệp sáng tạo từ cây nhàu đem lại lợi nhuận cho bà con nông dân, đặc biệt là phụ nữ nghèo
 
“Cần tiếp tục nhận thức đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Chúng ta còn nhiều việc phải làm để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người phụ nữ, để phụ nữ có cơ hội, điều kiện đóng góp cho xã hội, cho đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau; cùng giải quyết và cùng có trách nhiệm trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Phụ nữ Việt Nam, chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội”, tổ chức ngày 15/10/2022. 
 
Với 08 mục tiêu cụ thể tại mục tiêu số 5 về “Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái”, trong 17 mục tiêu phát triển bền vững tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, mục tiêu 5.7 nêu rõ: “Đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số có quyền bình đẳng với các nguồn lực kinh tế, được tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên phù hợp với pháp luật quốc gia”. 
 
Tại diễn đàn trực tuyến do Tổ chức Lao động thế giới (ILO) tổ chức nhằm đánh giá các tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19, Tổng Thư kí Liên hợp quốc Antonio Guterres đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn mà phụ nữ phải đối mặt do tỉ lệ thất nghiệp trong nhóm đối tượng này ngày càng cao, trong khi họ phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm gia đình và xã hội. Tổng Thư kí Liên hợp quốc cảnh báo, “nếu không có hệ thống an sinh xã hội đủ mạnh và nhiều cơ hội việc làm thì nhiều phụ nữ sẽ không có cơ hội được đi làm trở lại sau đại dịch”.
 
Để bảo vệ những thành quả đó, Ngân hàng Thế giới (WB) kêu gọi các quốc gia tiếp tục tăng cường quyền kinh tế của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ khẳng định tiếng nói trong lĩnh vực kinh tế. Giới chuyên gia cho rằng, trước hết, những rào cản mang tính cấu trúc phải được dỡ bỏ để giúp phụ nữ tham gia đầy đủ và có ý nghĩa hơn vào các hoạt động kinh tế. Cộng đồng quốc tế cần triển khai những chính sách giúp nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn vốn và thị trường cho phụ nữ, thúc đẩy nữ giới tham gia lực lượng lao động, nâng cao cơ hội cho phụ nữ nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, đồng thời hỗ trợ giáo dục, đào tạo và phát triển kĩ năng cho nữ giới. 
 
Đặc biệt, với một quốc gia có tỉ lệ nữ chiếm 50,2% dân số với 48,32 triệu người như Việt Nam, để đẩy nhanh tiến trình thực thi bình đẳng giới cần phải có sự chung tay của toàn hệ thống chính trị - xã hội từ việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế, tạo việc làm trong đó có yếu tố giới; dành nhân lực và vật lực cho công tác giới, trong đó cần phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác, các chuỗi sản xuất cung ứng, ưu tiên sự tham gia của phụ nữ với các chính sách ưu đãi; tuyên truyền để tạo nhận thức hiểu biết tham gia của cộng đồng cũng như giám sát việc thực thi các chính sách về giới. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ không chỉ giới hạn từ ngân sách mà kêu gọi từ các tổ chức quốc tế, định chế tài chính, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, để họ có việc làm và kinh tế từ đó gia tăng sự bình đẳng giới.
 
Riêng với NHCSXH, cần xây dựng cơ chế tạo lập nguồn vốn ổn định, bền vững cho NHCSXH; đảm bảo nguồn vốn cho vay hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều; bổ sung thêm vốn cho vay giải quyết việc làm; tạo nguồn vốn cho vay khởi nghiệp và ưu tiên dành nguồn vốn cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ nghèo, dễ bị tổn thương. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn vốn giảm nghèo phát triển kinh tế, đặc biệt là các chương trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới đang trở thành một xu hướng mới.
 
NHCSXH cũng cần trình Chính phủ và các bộ, ngành điều chỉnh, nâng mức cho vay tối đa ở một số chương trình tín dụng phù hợp với yêu cầu thực tế như: Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn lên 20 triệu đồng/công trình; cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn lên 100 triệu đồng/hộ không phải đảm bảo tiền vay. Mở rộng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân nói chung trong đó có phụ nữ thông qua việc nghiên cứu bổ sung, mở rộng đối tượng được thụ hưởng là những hộ có mức sống trung bình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được vay vốn tín dụng chính sách xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Bên cạnh đó, NHCSXH cần quan tâm hơn nữa, khuyến khích thành viên vay vốn tham gia vào các mô hình theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, đa dạng các sản phẩm về giáo dục tài chính nhằm góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đối với các đối tượng của NHCSXH cũng như giới. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các chương trình tín dụng, các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
 
Các cấp ủy, chính quyền địa phương cần thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tăng cường bổ sung ngân sách ủy thác qua NHCSXH cho vay các đối tượng chính sách trong đó có lồng ghép câu chuyện bình đẳng giới. Đồng thời, cần tập trung các chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ phụ nữ yếu thế từ ngân sách về một đầu mối NHSXCH để tạo nguồn lực cho vay tối ưu hóa nguồn lực tín dụng, tránh chồng chéo. 
 
Các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục đồng hành với NHCSXH trong triển khai tín dụng chính sách xã hội góp phần đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Ngọc Phương
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tín dụng Agribank chi nhánh An Giang hỗ trợ chuyển đổi kinh tế nông nghiệp
Tín dụng Agribank chi nhánh An Giang hỗ trợ chuyển đổi kinh tế nông nghiệp
29/03/2023 131 lượt xem
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra. Qua đó, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của người nông dân trên nhiều phương diện.
Agribank - 35 năm vì sự nghiệp “Tam nông”
Agribank - 35 năm vì sự nghiệp “Tam nông”
23/03/2023 394 lượt xem
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng hành với “Tam nông”, đặc biệt với nông nghiệp, trụ đỡ của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã trở thành ngân hàng chủ lực và thực hiện xuất sắc sứ mệnh của mình kể từ khi được thành lập.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội
23/03/2023 395 lượt xem
Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã làm tốt công tác ủy thác cho vay; chuyển tải và quản lí hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đến hàng triệu đoàn viên, thanh niên, qua đó, giúp các đoàn viên, thanh niên nghèo trên cả nước có nhu cầu được vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, vượt khó, thoát nghèo; được thụ hưởng sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo, tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống.
Khách hàng gửi trọn niềm tin  và đồng hành cùng với Agribank
Khách hàng gửi trọn niềm tin và đồng hành cùng với Agribank
08/03/2023 924 lượt xem
Năm 2022, hoạt động tiền tệ - kho quỹ trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo an toàn tài sản, đóng góp tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả. Đặc biệt, toàn hệ thống Agribank đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 27.651 món với tổng số tiền trên 103 tỉ đồng; trong đó, trả lại cho khách hàng cá nhân gồm 26.448 món với số tiền trên 100,984 triệu đồng, trả lại cho khách hàng pháp nhân 1.203 món với số tiền trên 2,305 triệu đồng.
Tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất nắng và gió
Tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất nắng và gió
24/02/2023 1.319 lượt xem
Ninh Thuận - vùng đất nắng và gió thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Tổ quốc; nơi đây vẫn còn nhiều hộ dân nghèo cần có sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước để phát triển sản xuất, kinh doanh. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, tín dụng chính sách xã hội đã được tập trung huy động, giải ngân hiệu quả góp phần quan trọng để Ninh Thuận tạo bước đột phá lớn, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.
Chính sách đầu tư của Agribank trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Chính sách đầu tư của Agribank trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
24/02/2023 1.280 lượt xem
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lựa chọn cần thiết tất yếu cho phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững và hiệu quả. Đóng góp cho một nền nông nghiệp sạch, có giá trị, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang khẳng định vai trò to lớn, chủ động trong đầu tư vốn, tư vấn và nhiều hỗ trợ đa dạng, thiết thực khác.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Trị tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế
22/02/2023 1.923 lượt xem
Năm 2022, nền kinh tế tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến tích cực: 14/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đã được thực hiện hoàn thành, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng 7,17% so với năm 2021 và 08 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hải Dương tiếp tục góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hải Dương tiếp tục góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
16/02/2023 621 lượt xem
Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đạt được nhiều kết quả tích cực: Kinh tế có sự phục hồi rõ nét, hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh trở lại hoạt động bình thường. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng khoảng 9%, cao thứ 27/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; thu ngân sách nhà nước vượt 30% dự toán năm; là một trong năm tỉnh, thành phố trong cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Kết quả trên là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
Tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên giá trị tài sản bảo đảm
Tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên giá trị tài sản bảo đảm
16/02/2023 702 lượt xem
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn trong hệ thống các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam nên nhu cầu về vốn luôn cấp thiết. Để đáp ứng được điều kiện vay vốn thì doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có tài sản thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm.
Hậu Giang: Cần thêm những trợ lực tín dụng chính sách mới
Hậu Giang: Cần thêm những trợ lực tín dụng chính sách mới
15/02/2023 209 lượt xem
Hậu Giang hôm nay đã khác xưa khi dòng vốn tín dụng chính sách xã hội trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Một vùng sông nước vốn từng là “thế khó” trong phát triển kinh tế giờ lại trở thành lợi thế phát triển nhiều mô hình sản xuất nông sản, hàng hóa, giúp người dân vươn lên thoát nghèo thậm chí làm giàu trên chính quê hương mình.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lí nợ xấu, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế
13/02/2023 298 lượt xem
Nợ xấu luôn tồn tại song song với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) và là điều không tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào cũng như ở Việt Nam.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hệ thống ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương
08/02/2023 318 lượt xem
Năm 2022 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025 và trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước có nhiều biến động khó lường, áp lực lạm phát tăng cao,... tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn, thách thức trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống ngân hàng Bình Dương đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Hệ thống ngân hàng Bình Dương đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh
02/02/2023 607 lượt xem
Trong điều kiện vẫn còn những khó khăn nhất định sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những thách thức từ bên ngoài như tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; lạm phát, lãi suất ở mức cao và xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia dẫn đến tăng trưởng suy giảm, nguy cơ suy thoái kinh tế.
Hệ thống ngân hàng góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hệ thống ngân hàng góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
01/02/2023 427 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng, an ninh lương thực và kinh tế - xã hội.
Blockchain và ứng dụng trong hoạt động tài chính - ngân hàng
Blockchain và ứng dụng trong hoạt động tài chính - ngân hàng
27/01/2023 1.480 lượt xem
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) được xem là chìa khóa trong việc chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai trong làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Blockchain có tiềm năng cách mạng hóa các dịch vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.170

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.150

Vàng SJC 5c

66.450

67.170

Vàng nhẫn 9999

54.950

55.950

Vàng nữ trang 9999

54.850

55.550


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.280 23.650 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.335 23.635 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.290 23.650 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.310 23.670 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.250 23.630 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.280 23.785 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.315 23.660 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.310 23.910 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.350 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,00
5,10
5,10
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,40
5,50
5,60
7,40
7,50
7,70
7,90
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,30
7,30
7,30
7,30
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,30
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?