Đắk Lắk 10 năm bền bỉ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
11/07/2024 08:30 743 lượt xem
Đắk Lắk là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; có đường biên giới dài khoảng 73 km, giáp với Vương quốc Campuchia; diện tích tự nhiên là 13.125 km2, với 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện, trong đó có 2 huyện nghèo là M’Drắk, EaSúp và 4 xã biên giới. Toàn tỉnh Đắk Lắk có 130 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 54 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 71 xã khu vực I và 472 thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Dân số toàn tỉnh Đắk Lắk là hơn 2 triệu người với 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số có hơn 667 nghìn người, chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, tính đến cuối năm 2023, Đắk Lắk có tỉ lệ hộ nghèo là 9,15% với 46.091 hộ, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 19,7%; hộ cận nghèo là 6,8% với 34.285 hộ.
 
Thời gian qua, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ, nắng nóng, khô hạn diễn biến phức tạp nhưng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW) được ban hành, đã phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị trong tỉnh Đắk Lắk cùng chung tay giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
 
Tín dụng chính sách sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
 
“Tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội chưa thực sự ổn định, cơ cấu chưa hợp lí, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; chất lượng tín dụng chưa đồng đều. Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động tín dụng chính sách xã hội”1... Với thực tế đó, Chỉ thị số 40-CT/TW ra đời đã phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội.


Mô hình nuôi dê sinh sản và dê lấy thịt của anh Trần Văn Sinh, thôn 1, 
xã Cư Dliê Mnông, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã giúp gia đình có kinh tế ổn định

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016  của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 40-CT/TW và chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thông tin đầy đủ, kịp thời tới các tầng lớp nhân dân về chính sách tín dụng ưu đãi; chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
 
Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 30/6/2023 về tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Chỉ thị số 39-CT/TU) đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội. Chỉ thị số 39-CT/TU nêu rõ: 
 
"Xác định hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tại địa phương"… "Tiếp tục tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ các Quỹ tài chính ngoài ngân sách vào NHCSXH để tạo thêm nguồn vốn cho người dân vay, đặc biệt quan tâm nguồn vốn cho vay là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau"".
 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang triển khai thực hiện 21 chương trình tín dụng chính sách và các chương trình do địa phương ủy thác thực hiện. Tổng doanh số cho vay từ năm 2014 đến nay đạt hơn 14.943 tỉ đồng, với trên 485 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt gần 10.183 tỉ đồng. 
 
Đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt gần 7.745 tỉ đồng, tăng 4.744 tỉ đồng so với năm 2014, với hơn 169 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân một hộ dư nợ đạt gần 46 triệu đồng, tăng 28 triệu đồng so với năm 2014; người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp; dư nợ tập trung ở một số chương trình như: (i) Chương trình tín dụng hộ nghèo có dư nợ đạt hơn 1.709 tỉ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ, với hơn 37 nghìn hộ đang còn dư nợ; doanh số cho vay từ năm 2015 đến nay đạt gần 3.832 tỉ đồng với hơn 112 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn. Chương trình đã tập trung được nguồn lực của Nhà nước để cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống và từng bước vươn lên thoát nghèo, qua đó, đã giúp cho hơn 102 nghìn hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; (ii) Chương trình tín dụng hộ cận nghèo có dư nợ đạt hơn 1.435 tỉ đồng, chiếm 18,5% tổng dư nợ với hơn 30 nghìn hộ còn dư nợ; doanh số cho vay đạt hơn 2.980 tỉ đồng, với gần 82 nghìn lượt hộ cận nghèo được vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nguy cơ tái nghèo cho hộ cận nghèo; (iii) Chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo có dư nợ đạt hơn 815 tỉ đồng, chiếm 10,5% tổng dư nợ với hơn 18 nghìn hộ còn dư nợ; doanh số cho vay đạt gần 1.533 tỉ đồng với hơn 41 nghìn lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn; (iv) Chương trình cho vay giải quyết việc làm có dư nợ đạt hơn 1.213 tỉ đồng, chiếm 16,2% tổng dư nợ với gần 28 nghìn hộ còn dư nợ, doanh số cho vay đạt hơn 1.667 tỉ đồng với hơn 40 nghìn lượt khách hàng được vay vốn có việc làm, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; (v) Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có dư nợ đạt hơn 127 tỉ đồng, chiếm 1,6% tổng dư nợ với gần 3 nghìn khách hàng còn dư nợ; doanh số cho vay đạt hơn 289 tỉ đồng, với hơn 7 nghìn lượt khách hàng vay vốn, giải quyết gần 8 nghìn lượt học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; (vi) Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có dư nợ đạt gần 1.021 tỉ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ với gần 56 nghìn hộ còn dư nợ, doanh số cho vay đạt hơn 1.895 tỉ đồng với hơn 117 nghìn lượt hộ được vay vốn. Nguồn vốn đã giúp xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các mô hình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đạt chuẩn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới; (vii) Chương trình nhà ở xã hội có dư nợ đạt 129 tỉ đồng, chiếm hơn 1,6% tổng dư nợ với 397 khách hàng còn dư nợ, doanh số cho vay đạt hơn 157 tỉ đồng. Nguồn vốn này đã giúp cho 445 người được tiếp cận vốn vay để ổn định cuộc sống, cho thấy chính sách cho vay nhà ở xã hội đã đóng góp tích cực vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; (viii) Chương trình tín dụng đối với vùng khó khăn có dư nợ đạt hơn 956 tỉ đồng, chiếm 12,3% tổng dư nợ với hơn 24 nghìn hộ còn dư nợ, doanh số cho vay đạt hơn 2.146 tỉ đồng với gần 66 nghìn lượt hộ được vay vốn; góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng sản xuất gắn với thị trường, làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của các xã vùng khó khăn…
 
Đặc biệt, từ khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung nguồn lực tài chính của địa phương, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến ngày 30/4/2024, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt hơn 502,3 tỉ đồng, tăng 382 tỉ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, chiếm 6,5% tổng nguồn vốn, tỉ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 15,7%. Trong đó, nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác tăng 209 tỉ đồng, nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác tăng 173 tỉ đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh và UBND cấp huyện đã hỗ trợ cơ sở vật chất cho hoạt động NHCSXH với các trụ sở NHCSXH huyện có vị trí thuận lợi, khang trang, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. UBND các xã, thị trấn đều tạo điều kiện bố trí vị trí treo các nội dung công khai, địa điểm giao dịch và đảm bảo an toàn cho các phiên giao dịch vào ngày cố định hằng tháng trong khuôn viên UBND cấp xã. 
 
Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với NHCSXH và chính quyền địa phương đã giúp cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng được phát huy hiệu quả. Đến nay, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 184/184 xã, phường, thị trấn, 100% thôn, tổ dân phố trong toàn tỉnh, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời, giúp hơn 485 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, giúp gần 111 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 40 nghìn lao động (436 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); tạo điều kiện cho gần 8 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 230 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; hơn 7 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, gần 66 nghìn hộ gia đình tại vùng khó khăn vay vốn sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống từng bước vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ xây dựng gần 445 căn nhà ở xã hội, hơn 4,8 nghìn hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn được vay vốn. Với việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 17,83% năm 2016 xuống còn 6,34% cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020) và xuống còn 9,15% cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025); đến năm 2023 đã hoàn thành 78/152 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
 
Một chính sách của Đảng hợp với lòng dân
 
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp, tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác mà NHCSXH thực hiện đã phát huy vai trò, hiệu quả, trở thành một trong những chính sách quan trọng để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
 
Được NHCSXH giải ngân 100 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm, anh Trần Văn Sinh ở thôn 1, xã Cư Dliê Mnông, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã mua 20 con dê giống và làm chuồng với diện tích hơn 100 m2.
 
Với sự cần cù, chịu khó, qua 2 năm chăn nuôi, đến nay tổng đàn dê của anh Trần Văn Sinh đã tăng lên 40 con. Định kì, gia đình anh Trần Văn Sinh bán dê thịt để trang trải chi phí, cộng thêm thu nhập từ bán phụ phẩm khác, kinh tế gia đình đỡ khó khăn hơn do thu nhập dần ổn định. Anh Trần Văn Sinh tâm sự: “Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách được vay từ NHCSXH và sự quan tâm của chính quyền địa phương mà kinh tế gia đình ngày một ổn định, nhất là không phải đi “vay nóng” của tín dụng đen ngoài xã hội nên rất an tâm về tư tưởng, phấn đấu làm ăn, tạo việc làm và tăng thu nhập gia đình”.  
 
Trường hợp gia đình ông Y Hlut Ayun ở buôn Sah A, xã Ea Tul, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk có cuộc sống rất khó khăn, do đó, gia đình bàn bạc và thống nhất để ông Y Hlut Ayun đi lao động nước ngoài, nhưng số tiền chi phí quá lớn, gia đình không đủ khả năng để chi trả. Thông qua NHCSXH có chương trình cho vay đi lao động nước ngoài, năm 2022, ông Y Hlut Ayun đã được vay 99 triệu đồng để đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Với thu nhập được hơn 20 triệu đồng/tháng, số tiền này đã giúp ông đảm bảo được cuộc sống cho bản thân tại đất khách và còn tích lũy tiền gửi về cho gia đình để trả nợ món vay theo đúng phân kì trên hợp đồng vay vốn, đồng thời giúp đỡ gia đình giảm được khó khăn và có điều kiện sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống.
 
Tại huyện Cư M'gar, chương trình tín dụng nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP cũng được chú trọng đẩy mạnh. Một trong những hộ điển hình được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ chương trình nhà ở xã hội là anh Nguyễn Lê Mai ở thôn Tiến Thịnh, xã Quảng Tiến, huyện Cư M'gar, công tác tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Cư M'gar, vợ anh cũng là giáo viên, gia đình có hai con nhỏ. Anh Nguyễn Lê Mai cho biết: “Lương giáo viên của hai vợ chồng thấp nên không đủ tiền xây nhà. Khi được thông tin về chương trình vay nhà ở xã hội, tôi tìm hiểu và được cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Cư M'gar hướng dẫn làm hồ sơ rất nhiệt tình. Kết quả là tôi được vay 500 triệu đồng để làm nhà từ tháng 8/2023, thời gian vay 22 năm, hình thức trả giống với trả góp. Giờ gia đình tôi đã có nhà, với diện tích 110 m2, mỗi tháng tôi chỉ trả cả gốc lẫn lãi 4 triệu đồng”.



Bà Lò Thị Kim Nguyệt, buôn Krái, xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk chăm sóc nong dâu tằm được đầu tư nhờ vốn vay từ NHCSXH
 
Gia đình bà Lò Thị Kim Nguyệt, ở buôn Krái, xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk những năm 2020 trở về trước thuộc hộ cận nghèo, gia đình gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn để phát triển kinh tế. 
 
Năm 2021, nhờ sự tư vấn, giúp đỡ của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Tổ tiết kiệm và vay vốn của buôn Krái, gia đình bà Lò Thị Kim Nguyệt được vay số tiền 30 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH huyện Lắk. Với số vốn được vay này cộng thêm ít vốn tích lũy, gia đình bà đã mạnh dạn đầu tư vào trồng dâu, nuôi tằm nhả tơ. Qua 3 năm dồn hết công sức vào việc trồng dâu, nuôi tằm, đến nay, mô hình này đã đem lại hiệu quả cao, thu nhập hằng năm trừ các khoản chi phí thu về cho gia đình bà Lò Thị Kim Nguyệt hơn 150 triệu đồng/năm.
 
Với kinh nghiệm có được, bà Lò Thị Kim Nguyệt đã chia sẻ, hỗ trợ chị em trong buôn Krái về kĩ thuật nuôi tằm và thu kén. Hiện tại, đã có 23 chị em trong buôn Krái cũng được vay vốn từ NHCSXH và tham gia trồng dâu, nuôi tằm, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình đồng thời phát triển nghề “trồng dâu, nuôi tằm”. Bà Lò Thị Kim Nguyệt phấn khởi chia sẻ: “Với việc sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả đã giúp cho gia đình tôi nói riêng cũng như các hộ gia đình khác ở xã Nam Ka không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới trên quê hương”.
 
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tín dụng chính sách xã hội đã thẩm thấu vào cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách, qua đó khẳng định Chỉ thị số 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, “ý Đảng hợp lòng dân”, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước. Tín dụng chính sách xã hội được thực hiện thông qua NHCSXH đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát được tăng cường. Quy mô tăng trưởng tín dụng không ngừng mở rộng, số lượt người được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi ngày một nhiều hơn, chất lượng tín dụng được nâng cao. Vốn tín dụng chính sách cũng đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn 
 
Đắk Lắk; giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, do đó, đã từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và ổn định tình hình chính trị - xã hội tại tỉnh Đắk Lắk.
 
1 Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Phúc Tiên
NHCSXH
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Đảm bảo hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng được an toàn, hiệu quả
Đảm bảo hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng được an toàn, hiệu quả
06/12/2024 10:15 86 lượt xem
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung).
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
05/12/2024 20:31 134 lượt xem
Theo Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 của Thống đốc NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng, kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng...
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
27/11/2024 13:25 474 lượt xem
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng và là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia.
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo
26/11/2024 10:30 549 lượt xem
Cuộc sống của nhiều người dân tại các miền quê trên cả nước đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
26/11/2024 08:58 495 lượt xem
Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ
25/11/2024 14:30 153 lượt xem
Thời gian qua, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi (cơn bão số 3) và hoàn lưu sau bão. Mặc dù các hộ dân bị mất trắng toàn bộ vốn liếng, tài sản nhưng gần như đa số đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
22/11/2024 08:05 305 lượt xem
Trong những năm qua, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tín dụng chính sách nâng cao cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù
Tín dụng chính sách nâng cao cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù
14/11/2024 08:54 635 lượt xem
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng trong việc phát triển “Tam nông” - Thực trạng và giải pháp
Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng trong việc phát triển “Tam nông” - Thực trạng và giải pháp
14/11/2024 08:12 600 lượt xem
“Tam nông” là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và coi trọng từ xưa tới nay. Trong thời gian qua, rất nhiều nghị quyết, quyết định đã được Đảng và Nhà nước ban hành để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12/11/2024 14:17 627 lượt xem
Bắc Ninh là tỉnh luôn tích cực đi đầu trong việc quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).
Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
12/11/2024 08:15 292 lượt xem
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) có vai trò quan trọng, đã và đang tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tín dụng chính sách: “Bậc thang” để người dân tộc thiểu số thoát nghèo
Tín dụng chính sách: “Bậc thang” để người dân tộc thiểu số thoát nghèo
28/10/2024 08:00 850 lượt xem
Trong những năm gần đây, đường lên các bản làng xa xôi đã bớt khó khăn, người dân đi lại thuận tiện hơn khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Nuôi dưỡng khát khao làm giàu trên quê hương của các đối tượng chính sách
Nuôi dưỡng khát khao làm giàu trên quê hương của các đối tượng chính sách
24/10/2024 10:33 996 lượt xem
Không cam chịu cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" với thu nhập bấp bênh, nhiều người dân đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), biến những ước mơ làm giàu trên quê hương thành hiện thực.
Agribank đồng hành cùng Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2024
Agribank đồng hành cùng Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2024
18/10/2024 08:29 838 lượt xem
Với tỉ trọng cho vay “Tam nông” trong những năm qua luôn ở mức 65 - 70% tổng dư nợ, chiếm thị phần lớn nhất tín dụng nông nghiệp tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành trên chặng đường phát triển.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -  hiện đại hóa
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
04/10/2024 07:55 2.358 lượt xem
Trong hơn 18 năm qua, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; trong đó, phần lớn là trái phiếu do VDB phát hành được Chính phủ bảo lãnh đã trở thành công cụ nợ quan trọng trên thị trường vốn, góp phần đa dạng hóa các loại công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán, gia tăng quá trình tích lũy tài chính, thúc đẩy phát triển thị trường vốn, đặc biệt là vốn dài hạn.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?