Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng
10/06/2024 15:17 882 lượt xem
Sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tham mưu cấp ủy, chính quyền huy động nguồn lực, tạo lập nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn ưu đãi được triển khai rộng khắp trên địa bàn huyện Lắk đã giúp nhiều người nghèo, đối tượng chính sách có việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 
Cả hệ thống chính trị chăm lo cho người nghèo
 
Huyện Lắk nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1998. Đây là huyện ATK, khu căn cứ cách mạng H10 có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với truyền thống cách mạng, son sắt với Đảng, với Bác Hồ. Huyện Lắk có 63% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người M’Nông, Ê Đê và một số đồng bào dân tộc phía Bắc vào lập nghiệp sau ngày giải phóng. 
 

Cán bộ NHCSXH huyện Lắk luôn tận tình phục vụ nhân dân
 
Sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lắk (Huyện ủy) chủ trương xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Với sự vào cuộc đầy trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai đồng bộ các chương trình, dự án hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, qua đó, tỉ lệ hộ nghèo ở huyện Lắk giảm nhanh qua từng năm.
 
Ông Bùi Quang Tuyên - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lắk cho biết, Phòng giao dịch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội để cung cấp thông tin chính xác, phản ánh kịp thời các hoạt động triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW; các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước; hướng dẫn tiêu chí bình xét đối tượng vay vốn, thủ tục vay vốn, phối hợp lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội khác nhằm nâng cao hiệu quả vốn vay, giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo. Từ đó đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện. Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao
 
Đặc biệt, nguồn vốn ủy thác của địa phương được cấp ủy, chính quyền quan tâm, hằng năm ưu tiên dành một phần ngân sách chuyển ủy thác sang NHCSXH để cho vay. Mô hình tổ chức và phương thức quản lí phù hợp với thực tiễn cơ sở, huy động được nhiều nguồn lực, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
 
Chỉ thị số 40-CT/TW mang đến “luồng sinh khí mới”, thúc đẩy mạnh mẽ tư duy và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự chủ động trong việc phối hợp triển khai có hiệu quả, đưa hoạt động tín dụng chính sách xã hội ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Lắk ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo các phòng, ban, ngành địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện, đảm bảo đúng theo tinh thần, chủ trương của Đảng “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Do đó, quy mô hoạt động tín dụng chính sách ở huyện Lắk không ngừng mở rộng, chất lượng tín dụng được nâng lên toàn diện.
 
Từ khi có chủ trương bổ sung các đồng chí Chủ tịch UBND xã tham gia vào Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) cấp huyện đã góp phần nâng cao sức mạnh trong chỉ đạo, điều hành, từ đó triển khai các chính sách tín dụng kịp thời đến người dân; khắc phục hiệu quả các tồn tại so với trước đây. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ 11 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn trong huyện để NHCSXH tổ chức giao dịch an toàn, bảo đảm mục tiêu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu đều được giải quyết cho vay và được tiếp cận đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
 
Thông qua hoạt động tín dụng chính sách góp phần giúp người dân trên địa bàn huyện Lắk bám đất, bám làng, phát triển sản xuất, thay đổi nhận thức để vươn lên thoát nghèo và xây dựng nông thôn mới. Các chương trình tín dụng chính sách đã tác động tích cực đến vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép với công tác khuyến nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi để tăng năng suất, tăng thu nhập. Đồng thời, thông qua hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho chính quyền các cấp gần và sát dân hơn; giúp cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vốn vay từ NHCSXH tập hợp được nhiều đoàn viên, hội viên. 
 
Hiệu quả thực chất từ đồng vốn nhân văn 
 
Theo đồng chí Nguyễn Anh Tú - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lắk, Huyện ủy, UBND huyện luôn dành sự quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, góp phần đẩy nhanh các chương trình cho vay đến các đối tượng thụ hưởng. Hằng năm, huyện đều cân đối, bố trí vốn chuyển sang Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lắk để bổ sung nguồn vốn, nâng tổng số vốn ngân sách địa phương ủy thác đến nay đạt trên 18,714 tỉ đồng. Tổng dư nợ qua 13 chương trình tín dụng chính sách tại địa phương đạt hơn 562 tỉ đồng, giúp 10.762 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi vay vốn phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững qua từng giai đoạn.
 
Năm 2023, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lắk đã giải ngân 123 tỉ đồng cho hơn 2.800 lượt khách hàng vay vốn, tổng dư nợ đạt hơn 530 tỉ đồng, với 10.700 khách hàng còn dư nợ, tỉ lệ tăng trưởng đạt 9,8%. Nguồn vốn cho vay tín dụng chính sách từ NHCSXH huyện đã tạo điều kiện cho trên 3.993 lượt hộ nghèo, 2.343 lượt hộ cận nghèo và 1.069 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, tạo ra sản phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nguồn vốn cho vay đã giúp cho 2.583 lượt hộ gia đình ở nông thôn được vay vốn đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 460 lao động được vay vốn tạo việc làm; 2.075 hộ gia đình sinh sống ở vùng khó khăn được vay vốn. Qua đó đã tạo điều kiện để người dân có nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.
 
Cùng với đó, triển khai thực hiện cho vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho 21 hộ với số tiền 1,31 tỉ đồng; giải ngân 590 triệu đồng cho 7 trường hợp chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
 

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân huyện Lắk nuôi tằm cho thu nhập ổn định
 
Gia đình ông Y Phơi Lưk, buôn Cũa Tắk, xã Yang Tao, huyện Lắk từng là hộ nghèo lâu năm, bởi đất sản xuất ít, nghề nghiệp không ổn định. Nhờ được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH mà gia đình ông đã vươn lên thoát khỏi hộ nghèo. Đầu năm nay, ông tiếp tục được vay 100 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ cận nghèo. Đây là một trong 10 hộ được vay vốn với mức cao nhất trên địa bàn huyện. Với số tiền này, ông Y Phơi Lưk đã mua 11 con bò về nuôi. Ông cho biết, nhờ có nguồn cỏ ổn định nên bò nhanh lớn, thu nhập phụ từ chăn nuôi giúp ông có tiền trả lãi hằng tháng. Thời gian tới, khi bò sinh sản, tăng đàn, ông sẽ bán một phần để trả nợ và tăng thêm quy mô chăn nuôi. Còn gia đình anh Lương Văn Mau, buôn Thái, xã Bông Krang, huyện Lắk cũng là một trong những hộ được hưởng lợi từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Gia đình anh có 9 sào đất, nhưng lâu nay trồng cây gì cũng cho thu nhập thấp. Năm 2023, gia đình anh vay 40 triệu đồng theo Chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. Anh Lương Văn Mau đã dùng vốn đầu tư trồng dâu nuôi tằm. Nhờ nghề mới này, mỗi tháng gia đình anh thu nhập được khoảng 12 triệu đồng. Sắp tới, anh dự định tiếp tục mở rộng quy mô để tăng thêm thu nhập. 
 
Đối với hộ gia đình anh Cù Ngọc Út ở buôn Dơng Yang, xã Yang Tao là trường hợp được nhận gói tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, giữa năm 2023, anh được vay 100 triệu đồng, số tiền này đã giúp anh hòa nhập với cộng đồng, tự tạo việc làm, sinh kế cho bản thân, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
 
Ông Nay Y Phú - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lắk cho biết, những năm trước đây, huyện Lắk nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Nhưng với nỗ lực lớn, quyết tâm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống, tháng 3/2022, huyện Lắk chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo. Đây là thành quả của cả hệ thống chính trị đồng lòng, vượt lên gian khó mà có được, rất đáng trân trọng. 
 
Có thể khẳng định, đồng vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế bền vững không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên quê hương huyện Lắk anh hùng mà hơn cả là vì sự phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội; huy động được nguồn vốn tăng trưởng nhanh, nợ quá hạn thấp, dòng vốn tín dụng chính sách đã và đang chảy đều đặn, thấm sâu trong lòng đất, nảy mầm, sinh sôi trên những vùng đất dọc dòng sông Krông Ana...
 
Ông Bùi Quang Tuyên - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lắk nêu quyết tâm: Thời gian tới, Phòng giao dịch huyện Lắk tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, bảo đảm 100% người nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu đều được vay vốn. Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ. Đặc biệt, đơn vị chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát dân với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”.

Mai Chi (Hà Nội)
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
06/09/2024 08:15 144 lượt xem
Với vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, người dân, hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn  tiếp theo
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn tiếp theo
01/09/2024 08:50 354 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có sứ mạng thực thi công cụ tín dụng chính sách để hiện thực hóa mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
29/08/2024 14:33 536 lượt xem
Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (Nghị định số 100/2024/NĐ-CP), từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công  nghệ cao
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công nghệ cao
26/08/2024 08:08 617 lượt xem
Từ đầu năm 2024 đến nay, cán bộ, giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ngăn chặn hàng trăm vụ việc tội phạm lừa đảo công nghệ cao, hỗ trợ bảo vệ hơn 12 tỉ đồng tài sản của khách hàng.
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
23/08/2024 16:43 691 lượt xem
Từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, chăm lo các đối tượng yếu thế, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế địa phương
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế địa phương
20/08/2024 17:23 736 lượt xem
Thanh Hóa là tỉnh ven biển cực Bắc vùng Bắc Trung Bộ; nằm trong khu vực ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh phía Bắc nước Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ.
Nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới
Nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới
19/08/2024 08:00 609 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sau gần 30 năm hoạt động, đang ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam.
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
16/08/2024 21:15 564 lượt xem
Cùng chung sức với người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống ngân hàng tỉnh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 theo sự chỉ đạo, điều hành của NHNN và UBND tỉnh.
Rộng mở đường đi tới hạnh phúc
Rộng mở đường đi tới hạnh phúc
15/08/2024 07:52 2.087 lượt xem
Hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập. Việc thực hiện tốt chính sách xã hội, trong đó có tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp quan trọng để bảo đảm hạnh phúc cho nhân dân.
Agribank tiếp sức ngành hàng thủ công mĩ nghệ làm từ cây lục bình
Agribank tiếp sức ngành hàng thủ công mĩ nghệ làm từ cây lục bình
12/08/2024 08:16 470 lượt xem
Từng được xem là loại cây cản trở giao thông đường thủy, nhưng nhiều năm nay cây lục bình đã góp phần cải thiện đáng kể kinh tế cho người dân ở tỉnh Đồng Tháp.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024
05/08/2024 14:55 794 lượt xem
Cùng với sự phát triển kinh tế địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2024, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong việc triển khai các chính sách của Chính phủ, NHNN và UBND tỉnh.
Quyết tâm làm sạch tài khoản, tăng cường an ninh, bảo mật trong sử dụng thẻ
Quyết tâm "làm sạch" tài khoản, tăng cường an ninh, bảo mật trong sử dụng thẻ
02/08/2024 20:28 742 lượt xem
Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 17/2024/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Thông tư số 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng tăng trưởng tích cực, góp phần phát triển kinh tế tỉnh An Giang
Tín dụng ngân hàng tăng trưởng tích cực, góp phần phát triển kinh tế tỉnh An Giang
31/07/2024 08:05 656 lượt xem
Trong 7 tháng đầu năm 2024, NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang đã thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp với thực tế địa phương và diễn biến thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trong nước...
Hiệu quả tín dụng chính sách trên vùng đất cách mạng Tây Ninh
Hiệu quả tín dụng chính sách trên vùng đất cách mạng Tây Ninh
30/07/2024 08:13 545 lượt xem
Gần nửa thế kỷ sau ngày thống nhất đất nước, mảnh đất chiến khu Tây Ninh đầy bom đạn năm nào, nay đã thay da đổi thịt. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã cùng nhau vượt qua bao khó khăn, quyết tâm thực hiện thành công các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tạo lực cho doanh nghiệp phát triển
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tạo lực cho doanh nghiệp phát triển
29/07/2024 09:05 523 lượt xem
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Agribank Tuyên Quang) luôn đóng vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.500

80.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.500

80.500

Vàng SJC 5c

78.500

80.520

Vàng nhẫn 9999

77.250

78.550

Vàng nữ trang 9999

77.150

78.150


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,680 25,050 26,865 28,339 31,919 33,277 166.59 176.32
BIDV 24,715 25,055 27,100 28,350 32,343 33,287 168.25 176.53
VietinBank 24,695 25,035 27,117 28,317 32,408 33,418 167.81 175.56
Agribank 24,700 25,050 27,024 28,258 32,139 33,263 167.38 175.81
Eximbank 24,700 25,130 27,103 28,113 32,263 33,415 169.08 175.43
ACB 24,670 25,030 27,094 28,034 32,350 33,337 168.31 175.02
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?