Hiệu quả về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
11/12/2024 09:50 232 lượt xem
Nằm ở cửa ngõ phía Tây Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên gần 4.600 km2, dân số trên 90 vạn người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 75%, bao gồm Mường, Kinh, Tày, Dao, Mông... Hòa Bình có 9 huyện và 1 thành phố với 151 xã, phường, thị trấn, trong đó, có 1 huyện nghèo, 145 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 507 thôn, xóm đặc biệt khó khăn.
 
Những năm qua, Hòa Bình luôn coi giảm nghèo là một trong những mục tiêu phát triển của tỉnh, huy động trí tuệ, sức lực của cả hệ thống chính trị vào cuộc; trong đó, xác định tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), hoạt động tín dụng chính sách xã hội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Hòa Bình cũng không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
 
Cả hệ thống chính trị vào cuộc
 
Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Công văn số 641-CV/TU ngày 11/3/2015 về việc thực hiện Chỉ thị số 40 và Kết luận số 211-KL/TU ngày 09/7/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 thống nhất lãnh đạo và yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40, Kết luận số 06-KL/TW nhằm nâng cao nhận thức của người đứng đầu tổ chức, cơ sở Đảng, chính quyền địa phương và cán bộ, đảng viên, nhân dân về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội cũng như trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Cùng với đó, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình đã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành, Chi nhánh NHCSXH tỉnh tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, qua đó làm thay đổi rõ nét nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội. Toàn tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện công tác truyền thông về tín dụng chính sách xã hội một cách đồng bộ, hiệu quả với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị... Đặc biệt, tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, NHCSXH đều niêm yết công khai, cập nhật kịp thời các nội dung về tín dụng chính sách để nhân dân dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ NHCSXH đều có trách nhiệm và luôn làm tốt vai trò là một tuyên truyền viên, giúp người dân và các tổ chức liên quan hiểu về hoạt động tín dụng chính sách cũng như cập nhật kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội.
 
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã chuyển tải kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng, phủ kín đến 100% thôn, xóm, bản, làng toàn tỉnh Hòa Bình và ngày càng phát huy hiệu lực, hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, đẩy lùi tín dụng đen, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
 
Hiện nay, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hòa Bình quản lý, thực hiện cho vay 20 chương trình tín dụng chính sách. Trong 10 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 125.400 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho trên 65.900 lao động, giúp 1.624 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ trên 31.900 học sinh, sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập; mua hơn 1.000 máy tính, thiết bị học trực tuyến; đầu tư xây dựng trên 227.000 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn và trên 21.500 căn nhà cho người nghèo; hỗ trợ vốn mua/thuê mua 572 căn nhà ở xã hội, 26 doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 được vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1.500 lượt người lao động... góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 từ 31,51% xuống 12,26%; giai đoạn 2016 - đến nay từ 24,38% xuống còn 9,2%.
 
Câu chuyện về những gương thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách tại huyện 30a
 
Đà Bắc là huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình và là 1/74 huyện nghèo của cả nước. Ông Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: “Đà Bắc chỉ cách thành phố Hòa Bình 30 km nhưng lại là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Tỉ lệ dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn huyện chiếm tới 91%; huyện Đà Bắc có 12 xã thuộc vùng khó khăn, 89 thôn, xóm đặc biệt khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo chiếm 25,7%, hộ cận nghèo chiếm 24,6%. Điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, do đó, trong những năm qua Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND huyện đã tìm nhiều giải pháp, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo. Với việc thực hiện Chỉ thị số 40, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc đã cơ bản khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm, góp phần ngăn chặn "tín dụng đen"; nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, làm thay đổi nhận thức, tư duy, phương thức sản xuất, kinh doanh của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện”.
 
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Vương Thị Thoa ở xóm Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vào những ngày cuối thu, tiết trời mát mẻ,  những tia nắng vàng lấp lánh trên mặt nước sông Đà, nơi có bè cá của gia đình chị Thoa đang được nuôi thả cẩn thận, kỹ lưỡng chờ ngày thu hoạch. Từng con cá to, chắc, khỏe nhảy tung lên khỏi mặt nước rồi lại rơi mình xuống quẫy theo đàn. 
 

Cán bộ NHCSXH kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay nuôi thả cá trên hồ sông Đà của gia đình chị Vương Thị Thoa
 
Chị Thoa cho biết, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo của xã với 5 nhân khẩu gồm hai vợ chồng và ba người con. Không may mắn, con gái đầu của anh chị tật nguyền, không có khả năng chăm sóc bản thân nên cuộc sống gia đình đã khó lại càng thêm khó. Cuộc sống mưu sinh của cả gia đình chị chỉ trông chờ vào mớ tôm, con tép đánh bắt được trên dòng sông Đà đem ra chợ bán hằng ngày. Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc, anh chị đã bàn bạc, thống nhất mua lưới, làm lồng cá, mua cá giống để nuôi thả. Đến nay, sau 3 năm miệt mài, kiên trì vừa thả nuôi, vừa tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cá, bè cá của gia đình chị Thoa tổng cộng đã có 20 lồng cá với đa dạng các giống loài như cá lăng, cá chiên, cá trắm đen, cá chép, cá rô phi… Từ khi nuôi cá lồng, gia đình chị Thoa đã bớt khó khăn hơn. Chị nhẩm tính, nếu thời tiết thuận lợi, ôn hòa, nhà chị sẽ thoát nghèo trong 1 - 2 năm tới. 
 
Vợ chồng chị Phùng Mỹ Só, người dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và anh Đinh Thanh Hậu, dân tộc Mường ở xóm Doi, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc thuộc diện hộ nghèo của xã. Chị Só kể: Chị và anh Hậu quen biết nhau ở Điện Biên khi anh lên tìm kiếm việc làm. Sau một năm, anh chị quyết định xây dựng hạnh phúc gia đình trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Do đó, anh Hậu đã thưa với bố mẹ chị Só cho phép hai vợ chồng trở về quê anh ở huyện Đà Bắc lập nghiệp, làm ăn sinh sống. Với số tiền 50 triệu đồng vốn vay NHCSXH huyện Đà Bắc từ chương trình giải quyết việc làm, gia đình chị đã đầu tư nuôi bò sinh sản. Nhờ cần cù, chịu khó chăm sóc cùng với sự ham học hỏi, vận dụng các kiến thức về chăn nuôi, từ 2 con bò ban đầu, đến nay đàn bò đã phát triển lên 8 con. Chị Só phấn khởi chia sẻ: “Gia đình tôi vừa bán 2 con bò để sửa lại ngôi nhà cho khang trang và sắm thêm chiếc xe máy để thuận tiện cho việc đi lại”.
 
Ngoài ra, gia đình chị còn được vay 20 triệu đồng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để làm công trình nước sạch, cải tạo nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn. 
 
Anh Nguyễn Đức Hợp, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) xóm Doi, xã Hiền Lương cho biết, Tổ TK&VV do anh quản lý có 59 tổ viên với tổng dư nợ hơn 4,4 tỉ đồng, bao gồm các chương trình vay vốn của NHCSXH huyện Đà Bắc như: Chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, đã có nhiều hộ gia đình ở xóm Doi thoát nghèo; dự kiến trong năm 2024 sẽ có thêm 8 hộ thoát nghèo. 
 
Hằng năm, Tổ TK&VV đều thực hiện tốt công tác bình xét đối tượng để lựa chọn chương trình cho vay, nhờ đó, có thêm nhiều tổ viên vay vốn như các trường hợp hộ ông Sa Văn Chí được vay 50 triệu đồng, ông Nguyễn Văn Đình được vay 90 triệu đồng từ NHCSXH để đóng lồng nuôi cá cho công việc và thu nhập ổn định. Quá trình sử dụng vốn của bà con luôn được Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát để bảo đảm nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; định kỳ đôn đốc các hộ trả lãi, gốc đúng hạn; tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ, để hình thành thói quen tiết kiệm trong cuộc sống, giảm bớt tiền gốc khi đến thời hạn trả nợ. 
 
Tính đến ngày 31/10/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Đà Bắc đạt 630.368 triệu đồng, tăng 450.840 triệu đồng so với năm 2014; tổng số tiền đã giải ngân đạt 490.533 tỉ đồng, cho 37.875 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đặc biệt, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn và thôn, xóm trên địa bàn toàn huyện nghèo Đà Bắc; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, góp phần giúp 3.205 hộ gia đình thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 1.690 lao động; giúp 168 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi lao động theo hợp đồng; 266 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 7.220 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, 899 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách… 
 
Nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội ngày càng lớn mạnh
 
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Hòa Bình đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tập trung chuyển các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước về một đầu mối là NHCSXH để thực hiện quản lý và cho vay; ưu tiên phân bổ nguồn vốn tín dụng chính sách đến các địa bàn vùng khó khăn, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và từng địa phương. Cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, HĐNH, UBND các cấp đã quan tâm, bố trí ngân sách, chuyển vốn ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, nguồn vốn tín dụng chính sách thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.
 
Đến ngày 30/10/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đạt 5.148 tỉ đồng, tăng 3.279,7 tỉ đồng (175,5%) so với năm 2014. Trong đó, nguốn vốn Trung ương là 4.503,5 tỉ đồng, tăng 2682,2 tỉ đồng (147,2%) so với năm 2014, chiếm 87,5% tổng nguồn vốn; nguồn vốn huy động tại địa phương là 442,8 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH các cấp đạt 201,6 tỉ đồng, chiếm 4%/tổng nguồn vốn; tăng 195,6 tỉ đồng, tăng gấp 32,2 lần so với trước khi có Chỉ thị số 40. Nguồn vốn nhận ủy thác cấp tỉnh là 76,1 tỉ đồng, nguồn vốn nhận ủy thác cấp huyện 125,5 tỉ đồng, bình quân mỗi đơn vị cấp huyện chuyển sang trên 14,8 tỉ đồng. 
 
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tính đến ngày 30/10/2024 đạt 5.129,3 tỉ đồng; tăng 3.266,2 tỉ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40, với 100.993 khách hàng còn dư nợ.
 
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được tập trung đầu tư cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, trong đó, ưu tiên đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giáo dục - đào tạo, chú trọng đầu tư vốn đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, gắn việc đầu tư nguồn vốn với công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
 
Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ
 
Từ vùng sâu, vùng xa đến rẻo núi cao, trong suốt 20 năm hoạt động, những cán bộ “áo hồng” của NHCSXH tỉnh Hòa Bình luôn nỗ lực, bền bỉ, mang sứ mệnh “ngân hàng vì người nghèo”, miệt mài chở dòng vốn tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ đến với người nghèo, dân tộc thiểu số; thực hiện tốt với mong muốn đồng vốn phát huy được hiệu quả, giúp bà con thoát nghèo bền vững, có cuộc sống ấm no, con em của họ có thể tiếp tục tới trường để có tương lai tươi sáng hơn. 
 
Thấm nhuần phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã thực hiện cho vay, thu nợ, thu tiết kiệm dân cư tại xã; hoạt động giao dịch xã vào một ngày cố định hằng tháng; các chủ trương, chính sách tín dụng, danh sách hộ vay được công khai tại 151 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, qua đó, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn dễ dàng nắm bắt chủ trương, chính sách tín dụng, nhanh chóng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Việc trả nợ, nhận tiền vay hoặc giải quyết, xử lý các công việc liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách ngay tại trụ sở UBND cấp xã, giúp người vay tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận tín dụng ưu đãi. Đây cũng là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính và là đặc thù riêng của NHCSXH, thể hiện tinh thần phục vụ tận tụy, trách nhiệm của cán bộ NHCSXH đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
 
Chỉ thị của “Ý Đảng - Lòng Dân”, tạo sức mạnh trong công cuộc giảm nghèo bền vững
 
Trong 10 năm qua, Chỉ thị số 40 đã trở thành “kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, NHCSXH tỉnh không chỉ là cầu nối giải ngân tín dụng của Chính phủ mà còn là đòn bẩy thúc đẩy mối liên kết, gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền và người dân trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình.


Chỉ thị số 40 là giải pháp đúng đắn, thiết thực, mang tính đột phá, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội; qua đó, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân. Đây thực sự là Chỉ thị của “Ý Đảng -
Lòng Dân”.
 
Ông Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc NHCSXH 
Chi nhánh tỉnh Hòa Bình khẳng định
 
 
Ông Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hòa Bình cho biết, Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06-KL/TW đã làm thay đổi sâu sắc nhận thức, hành động của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ngày càng xác định rõ vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội, nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện, triển khai tín dụng chính sách; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Đặc biệt, nguồn thu từ ngân sách của tỉnh Hòa Bình không cao nhưng hằng năm tỉnh ưu tiên bố trí 50 tỉ đồng ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho các chương trình tín dụng chính sách gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển các ngành, nghề, lĩnh vực là thế mạnh của địa phương, tạo việc làm, cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hạn chế việc cho vay nặng lãi, tín dụng đen, tăng cường ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
 
Những kết quả mà NHCSXH tỉnh Hòa Bình đạt được qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 đã mang đến một bức tranh với gam màu sáng trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy những đóng góp quan trọng của NHCSXH trong công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương, góp phần quan trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất và hạn chế tín dụng đen trên địa bàn. Đặc biệt, những kết quả đó là nền tảng để NHCSXH tỉnh Hòa Bình vững bước trên con đường phát triển, phát huy vai trò, sứ mệnh của “ngân hàng vì người nghèo”, bảo đảm “không ai bị bỏ lại phía sau” trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Chi Mai (NHNN)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
11/12/2024 08:48 215 lượt xem
Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, đặc biệt với khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
Đảm bảo hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng được an toàn, hiệu quả
Đảm bảo hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng được an toàn, hiệu quả
06/12/2024 10:15 458 lượt xem
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung).
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
05/12/2024 20:31 386 lượt xem
Theo Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 của Thống đốc NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng, kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng...
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
27/11/2024 13:25 719 lượt xem
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng và là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia.
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo
26/11/2024 10:30 739 lượt xem
Cuộc sống của nhiều người dân tại các miền quê trên cả nước đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
26/11/2024 08:58 549 lượt xem
Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ
25/11/2024 14:30 170 lượt xem
Thời gian qua, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi (cơn bão số 3) và hoàn lưu sau bão. Mặc dù các hộ dân bị mất trắng toàn bộ vốn liếng, tài sản nhưng gần như đa số đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
22/11/2024 08:05 345 lượt xem
Trong những năm qua, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tín dụng chính sách nâng cao cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù
Tín dụng chính sách nâng cao cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù
14/11/2024 08:54 683 lượt xem
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng trong việc phát triển “Tam nông” - Thực trạng và giải pháp
Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng trong việc phát triển “Tam nông” - Thực trạng và giải pháp
14/11/2024 08:12 652 lượt xem
“Tam nông” là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và coi trọng từ xưa tới nay. Trong thời gian qua, rất nhiều nghị quyết, quyết định đã được Đảng và Nhà nước ban hành để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12/11/2024 14:17 669 lượt xem
Bắc Ninh là tỉnh luôn tích cực đi đầu trong việc quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).
Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
12/11/2024 08:15 328 lượt xem
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) có vai trò quan trọng, đã và đang tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tín dụng chính sách: “Bậc thang” để người dân tộc thiểu số thoát nghèo
Tín dụng chính sách: “Bậc thang” để người dân tộc thiểu số thoát nghèo
28/10/2024 08:00 870 lượt xem
Trong những năm gần đây, đường lên các bản làng xa xôi đã bớt khó khăn, người dân đi lại thuận tiện hơn khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Nuôi dưỡng khát khao làm giàu trên quê hương của các đối tượng chính sách
Nuôi dưỡng khát khao làm giàu trên quê hương của các đối tượng chính sách
24/10/2024 10:33 1.023 lượt xem
Không cam chịu cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" với thu nhập bấp bênh, nhiều người dân đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), biến những ước mơ làm giàu trên quê hương thành hiện thực.
Agribank đồng hành cùng Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2024
Agribank đồng hành cùng Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2024
18/10/2024 08:29 875 lượt xem
Với tỉ trọng cho vay “Tam nông” trong những năm qua luôn ở mức 65 - 70% tổng dư nợ, chiếm thị phần lớn nhất tín dụng nông nghiệp tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành trên chặng đường phát triển.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,900

86,400

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,900

86,400

Vàng SJC 5c

83,900

86,420

Vàng nhẫn 9999

83,800

85,200

Vàng nữ trang 9999

83,700

84,800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,135 25,465 26,027 27,454 31,577 32,919 161.35 170.73
BIDV 25,165 25,465 26,263 27,474 31,985 32,928 162.63 170.43
VietinBank 25,163 25,465 26,289 27,489 32,040 33,050 163.49 171.24
Agribank 25,200 25,465 26,164 27,368 31,768 32,862 163.10 170.96
Eximbank 25,130 25,465 26,230 27,209 31,854 32,999 164.16 170.29
ACB 25,140 25,465 26,261 27,163 31,980 32,946 163.95 170.43
Sacombank 25,180 25,465 26,264 27,237 31,900 33,063 164.14 171.19
Techcombank 25,171 25,465 26,090 27,433 31,604 32,944 160.58 173.08
LPBank 25,170 25,465 26,530 27,422 32,250 32,919 165.14 172.23
DongA Bank 25,210 25,465 26,270 27,140 31,920 32,860 162.30 169.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?