Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế
22/05/2024 13:13 3.042 lượt xem
Tóm tắt: Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình đổi mới. Với chức năng đó, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Trên  địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các chương trình tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện. Đặc biệt, các chương trình tín dụng này đã tạo bước đệm giúp hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nâng cao đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Từ khóa: NHCSXH, tín dụng chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia, Thừa Thiên Huế.

1. Đặt vấn đề

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo các CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế; các cấp huyện cũng thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng quy chế hoạt động.

Việc thành lập Ban Chỉ đạo các CTMTQG các cấp đã giúp cho UBND các cấp trong việc chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; giúp UBND các cấp chỉ đạo xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện các CTMTQG; đôn đốc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các CTMTQG đối với các cấp, ngành, địa phương. Đồng thời, phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong Ban Chỉ đạo. Qua đó, giúp cho việc quản lý, chỉ đạo, điều hành và phối hợp triển khai thực hiện các CTMTQG đảm bảo hiệu quả, không chồng chéo.

 


Các chương trình vay vốn được NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế niêm yết công khai tại các điểm giao dịch

Ban Chỉ đạo các CTMTQG tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quy chế hoạt động và Chương trình công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo để làm cơ sở triển khai thực hiện. Thường xuyên triệu tập các thành viên Ban Chỉ đạo các CTMTQG của tỉnh tham gia các cuộc họp với Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG nhằm nắm bắt kịp thời các nội dung chỉ đạo của Trung ương, để triển khai chỉ đạo cho bộ phận tham mưu triển khai thực hiện.

Tổ chức bộ máy Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành ở địa phương triển khai tốt hơn nhiệm vụ được giao; các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động đôn đốc, tham mưu triển khai kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ của các CTMTQG.

Với vai trò là một trong những cấu phần quan trọng trong thực hiện các CTMTQG, các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần giải quyết nhu cầu căn bản, thiết yếu của đời sống người dân khu vực nông thôn. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã và đang góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kể cả vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới và hải đảo, cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp hơn, giá trị văn hóa được bảo tồn, an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, khoảng cách phát triển giữa nông thôn và đô thị từng bước được thu hẹp; góp phần bảo vệ và phát triển trồng rừng, phát triển hạ tầng nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Tín dụng chính sách xã hội đầu tư cho các CTMTQG tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2023

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang dịch chuyển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, kinh tế hằng năm tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, cũng chính tại vùng đất này luôn phải đối mặt với điều kiện thiên nhiên vô cùng phức tạp và khắc nghiệt do lũ lụt, hạn hán và dịch bệnh thường xuyên đe dọa, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh chung và đặc biệt là hộ nghèo, các đối tượng chính sách.

Trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành địa phương đã thực hiện nhiều chương trình nhằm nâng cao đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Một trong số đó là các chương trình hỗ trợ tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững cho người dân, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Để đạt được mục tiêu về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc cung cấp vốn cho các chương trình tại các khu vực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc tiếp cận tài nguyên, thúc đẩy sản xuất và phát triển nền kinh tế cộng đồng. Tín dụng chính sách xã hội không chỉ cung cấp nguồn vốn mà còn đồng hành với hộ vay vốn trong việc tư vấn, định hướng và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo ra các mô hình kinh doanh hiệu quả, bền vững.

2.1. Chất lượng đầu tư tín dụng cho các CTMTQG tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2023

Tình hình tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, chất lượng tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện CTMTQG trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 -2023 ổn định. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thông qua NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2021 - 2023) đều tăng. Năm 2021, tổng nguồn vốn đạt 3.240,6 tỉ đồng, đến năm 2023 tăng lên 4.383,4 tỉ đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn vốn chủ yếu là từ nguồn vốn Trung ương.

Doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến rất tốt trong giai đoạn 2021 - 2023. Năm 2021, tổng doanh số cho vay là 1.358.573 triệu đồng, năm 2022 tăng lên 1.943.716 triệu đồng, tăng 584.588 triệu đồng, tăng 30,07% so với năm 2021. Năm 2023, doanh số cho vay đạt 1.875.269 triệu đồng. Năm 2023 là năm tập trung khôi phục tình hình kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, Chính phủ phải bố trí vốn cho nhiều chương trình khác nhau; tuy nhiên, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt bố trí nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hình 1: Dư nợ theo ngành nghề tại các xã xây dựng nông thôn mới 
                      

Dư nợ tín dụng của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 là 3.234,3 tỉ đồng; năm 2022 là 3.798,8 tỉ đồng, tăng 14,86% so với năm 2021; năm 2023 là 4.375,4 tỉ đồng, tăng 13,18 % so với năm 2022. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội chiếm trên 99% trong cả 3 năm; dư nợ cho vay trực tiếp chỉ chiếm dưới 1% tổng dư nợ tín dụng chính sách; dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng tăng, chứng minh khả năng liên kết, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển.

Việc ủy thác một số nội dung, công việc qua 4 tổ chức chính trị - xã hội trong quy trình cho vay đã tạo ra một động lực lớn để cả xã hội cùng tham gia vào quản lí, đầu tư vốn để thực hiện các CTMTQG, thực hiện xã hội hóa, công khai hóa các chế độ, chính sách tín dụng ưu đãi tới các đối tượng thụ hưởng. Dư nợ tại các tổ chức chính trị - xã hội ủy thác, quản lí ngày một tăng. Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực phối hợp với NHCSXH trong công tác tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực quản lí, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thời gian qua, chất lượng tín dụng đã có sự chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ nợ quá hạn qua các năm tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều hướng giảm, nguy cơ rủi ro mất vốn thấp. Năm 2021, nợ quá hạn là 0,086%; năm 2022 là 0,046%, tương ứng giảm 0,04%; năm 2023, nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 0,045%, tương ứng giảm 0,001%. Tuy nhiên, nếu xét theo số tuyệt đối thì nợ quá hạn năm 2023 tăng so với năm 2022 là 233 triệu đồng, đây là điều mà Ban lãnh đạo NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND cấp xã và các tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) cần có giải pháp phối hợp chặt chẽ nhằm hạn chế chuyển nợ quá hạn.

Tỉ lệ nợ khoanh qua các năm có chiều hướng tăng, do trong quá trình sử dụng vốn vay khách hàng bị gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan. Năm 2021, tỉ lệ khoanh nợ là 0,014%; năm 2022 là 0,039%; năm 2023 là 0,04%. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quản lí và xử lí nợ tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện kịp thời, các khách hàng bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, đủ điều kiện đều được lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ theo đúng quy định.

2.2. Những kết quả đạt được của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện CTMTQG trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ nhất, vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên cho vay đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung huy động được nguồn lực để cho vay đến các đối tượng thụ hưởng chính sách, các chương trình tín dụng của NHCSXH triển khai giúp người dân tiếp cận dễ dàng, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được giao, tạo điều kiện giúp trên 117.241 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được vay vốn với doanh số cho vay trên 5.178 tỉ đồng (giai đoạn 2021 - 2023).

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt trên 16%. Hiện nay, có trên 365 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Nhờ tiếp cận các chương trình tín dụng của NHCSXH, nhiều người nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn có điều kiện phát triển kinh tế để thoát nghèo. Tín dụng chính sách xã hội góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm, cụ thể: Năm 2021, tỉ lệ hộ nghèo là 4,93%; năm 2022 giảm còn 3,56%; năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo còn 2,27%, giảm 2,66% so với năm 2021. Kết quả này cho thấy, các chương trình tín dụng chính sách đã được triển khai hiệu quả, góp phần gia tăng cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình là hộ nghèo, đối tượng chính sách, hộ dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới... góp phần thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng kéo dài cho những đối tượng này.

Thứ ba, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện những mục tiêu cơ bản nhất trong các CTMTQG như giúp hộ nghèo vươn lên, tăng thu nhập, thoát nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người dân với nhu cầu, mục đích của mình sẽ được tiếp cận các nhu cầu sinh hoạt cơ bản như nhà ở, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường. Nhiều hộ gia đình nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách được hỗ trợ xây nhà ở, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, giúp đời sống của họ bớt khó khăn... từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ gia đình nói riêng và góp phần giúp địa phương đạt được những tiêu chí cơ bản về xây dựng nông thôn mới nói chung.

Các chương trình tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH đã góp phần thực hiện các mục tiêu tổng quát và cụ thể của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, thiếu đất sản xuất, chuyển đổi nghề. Trong giai đoạn 2021 - 2023, vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng lên, tỉ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm dần.

Giai đoạn 2021 - 2023, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các sở, ban, ngành địa phương phát động các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội như: Các mô hình về chăn nuôi, trồng trọt; các mô hình về kinh doanh thương mại hàng hóa… Thông qua các chương trình tính dụng chính sách, hàng trăm hộ nghèo đã vươn lên thoát khỏi ngưỡng nghèo nhờ vốn vay lãi suất ưu đãi để sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập từ NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, CTMTQG giảm nghèo bền vững đã được lồng ghép với chương trình kinh tế - xã hội khác như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao dân trí, xóa mù chữ nên vốn vay đã phát huy hiệu quả thiết thực. Đây chính là một trong những điều kiện và mục tiêu ưu tiên của Nhà nước nhằm góp phần ổn định đời sống cho người dân, giúp người dân có thể tìm ra những công việc phù hợp, góp phần giải quyết nhanh tình trạng thoát nghèo và không bị tái nghèo.

Thứ tư, vốn tín dụng chính sách xã hội tạo nguồn lực giúp địa phương khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với yêu cầu phát huy tinh thần tự lực, tự cường của hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ việc triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đã huy động được nhiều nguồn lực tài chính để cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, làm kinh tế hộ; nguồn vốn cho vay chủ yếu tập trung vào các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giúp cho họ ổn định sản xuất, tăng sản phẩm, tăng thu nhập, thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống.

Thứ năm, phương thức cho vay của NHCSXH chủ yếu thực hiện ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể nhận ủy thác; công tác phối hợp với NHCSXH trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã đi vào chiều sâu, chất lượng ủy thác, ủy nhiệm và chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố và nâng cao; hiệu quả sử dụng vốn, thu nhập của đoàn viên, hội viên và các đối tượng thụ hưởng tăng dần qua từng năm,... góp phần củng cố vững chắc hệ thống chính trị, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ sáu, cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Đồng thời, xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch và hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo xây dựng thực hiện kế hoạch triển khai định kì hằng năm; đề xuất các cơ chế chính sách; ưu tiên bố trí nguồn lực; tăng cường quản lí vốn tín dụng đúng mục đích, hiệu quả và thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

3. Một số khó khăn, tồn tại trong đẩy mạnh tín dụng chính sách xã hội phục vụ các CTMTQG trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội bổ sung hằng năm còn ít, trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm trong những năm qua tại tỉnh Thừa Thiên Huế là rất lớn, nhất là chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, tập trung nhiều nhất các đối tượng gồm: (i) Lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bị mất việc làm, nay trở về địa phương; (ii) Lao động sau đào tạo nghề thiếu vốn để tự tạo việc làm; (iii) Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn bổ sung từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hằng năm có tăng nhưng vẫn còn thấp so với bình quân toàn quốc và khu vực.

Thứ hai, một số chương trình tín dụng có mức cho vay chưa phù hợp với nhu cầu đầu tư và diễn biến giá cả thị trường do lạm phát tăng cao như: Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (hiện nay là 10 triệu đồng/công trình/hộ); chương trình cho vay nhà ở xã hội (mức cho vay tối đa 500 triệu đồng đối với xây dựng mới, sửa chữa nhà ở).

Thứ ba, nhiều hộ dân tộc thiểu số (không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo) tham gia vào các dự án phát triển sản xuất kinh doanh tại địa phương nhưng chưa có sự khuyến khích, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước về nguồn vốn, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, giao thông… Việc chỉ giới hạn đối tượng thụ hưởng chính sách cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị là hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 dẫn đến một bộ phận lớn người dân sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không được hỗ trợ vốn tín dụng chính sách kịp thời để tham gia các dự án phát triển của vùng miền. Do đó, chưa tạo động lực, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo sự chuyển biến đột phá trong vùng như mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Thứ tư, việc xác nhận đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi tại cấp xã đôi lúc còn gặp khó khăn và chưa kịp thời; nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh do tái nghèo; hộ mới tách ở riêng hoặc bị ốm đau, tai nạn đột xuất... nhưng chưa được bổ sung kịp thời vào danh sách để vay vốn.

Thứ năm, chính sách tín dụng ưu đãi với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm hỗ trợ cho các nhóm đối tượng yếu thế, còn nhiều khó khăn có điều kiện thoát nghèo bền vững. Hiện tại, thu nhập của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở một số xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn thấp. Tuy nhiên, theo kiến nghị của người dân, chưa có chính sách cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh đối với hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trong khi nhu cầu của đối tượng này rất lớn; chưa có chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để xây dựng, sửa chữa nhà ở, trong khi nhà ở là một tiêu chí đánh giá việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản khi điều tra, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo. Một bộ phận hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực đô thị rất cần nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng, lắp đặt các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, nhưng theo quy định, tín dụng chính sách xã hội đối với chương trình này chỉ thực hiện tại khu vực nông thôn.

Thứ sáu, người dân thuộc vùng khó khăn khi được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới không còn được thụ hưởng chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, phần nào làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục đầu tư sản xuất của những hộ này.

Thứ bảy, chưa có dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự án trồng vùng dược liệu nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai, tuy nhiên tiến độ triển khai dự án còn chậm.     

4. Giải pháp phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

4.1. Tăng cường công tác huy động nguồn vốn thực hiện tín dụng chính sách xã hội

Việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội sẽ thông qua các đơn vị đầu mối là NHCSXH cấp tỉnh, huyện, đối với cấp xã sẽ thông qua các Tổ TK&VV. Cùng với việc xây dựng kế hoạch vốn hằng năm, phải cân đối các nguồn ngân sách thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội; đồng thời, NHCSXH Thừa Thiên Huế cần phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tiếp tục huy động các nguồn vốn dưới hình thức nhận ủy thác, tiền gửi tự nguyện không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp, tiền gửi tiết kiệm từ tổ chức và cá nhân; tranh thủ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng, vốn quyên góp, ủng hộ, tiền gửi không kì hạn của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, quan tâm bổ sung tăng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để đầu tư cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Phối hợp các sở, ban, ngành địa phương tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng Đề án chuyển nguồn vốn ủy thác địa phương sang để cho vay phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

4.2. Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện các CTMTQG

Trên cơ sở kế hoạch tín dụng được giao thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện các CTMTQG, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần đảm bảo 100% các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đều được tiếp cận vốn tín dụng chính sách của Chính phủ. Quá trình cho vay cần chú trọng giải ngân phù hợp với thời vụ sản xuất, công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kiến thức làm ăn cho hộ vay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, chuyển giao khoa học công nghệ để sử dụng hiệu quả vốn vay trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

NHCSXH Thừa Thiên Huế cần tuân thủ và giám sát chặt chẽ quy trình cho vay ngay từ bước kiểm tra, thẩm định trước khi cho vay để đảm bảo các khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn có tư liệu sản xuất và phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, có năng lực hoàn trả nợ vay và có thái độ thiện chí, tích cực trong việc vay và trả nợ. Bên cạnh đó, việc bắt buộc các đối tượng vay vốn phải là thành viên trong tổ TK&VV nằm trên tất cả các xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích giám sát việc sử dụng vốn vay, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ nghèo trong sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình cho vay, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ TK&VV nhằm tạo thành mạng lưới kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ, nhiều cấp cùng tham gia quản lí công tác cho vay, giám sát đối tượng vay vốn, nguồn vốn cho vay, nợ vay, tiền lãi và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế cũng như hỗ trợ người vay về kỹ thuật sản xuất. Cán bộ tín dụng được giao theo dõi địa bàn cần phải thường xuyên sâu sát các tổ TK&VV để đôn đốc các hộ vay trả lãi và nợ gốc đến hạn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguy cơ nợ quá hạn, nắm bắt diễn biến dư nợ, nợ quá hạn để có giải pháp thu hồi.

4.3. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Tổ TK&VV

Các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện cần thường xuyên phối hợp với Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã định kì hằng tháng kết hợp với việc họp giao ban tại điểm giao dịch xã để tập huấn, hướng dẫn Ban quản lí Tổ TK&VV về các thủ tục, hồ sơ vay vốn NHCSXH theo từng chương trình, đối tượng được vay... để Ban quản lí Tổ TK&VV nắm rõ, thành thạo các quy định, quy trình và hướng dẫn lại cho thành viên vay vốn về hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của hộ vay.

4.4. Nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội

Các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục thực hiện tốt các nội dung công việc nhận ủy thác với NHCSXH, làm cầu nối giữa ngân hàng với người dân, giúp ngân hàng thông tin các chính sách tín dụng đang thực hiện đến người dân. Duy trì thường xuyên lịch giao ban giữa NHCSXH với lãnh đạo tổ chức hội nhận ủy thác, trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức nhận ủy thác, rút ra các kết quả đạt được, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.

4.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội

NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự; nhân viên được tuyển dụng phải có kiến thức, chuyên môn và kỹ năng làm việc. Đồng thời, cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ NHCSXH và các cán bộ kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

4.6. Mở rộng đối tượng vay vốn và nâng mức cho vay

Đối tượng thụ hưởng các CTMTQG dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số được ban hành với mục tiêu rõ ràng, cơ bản phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội trong từng thời kì. Ngoài đối tượng chung là hộ dân tộc thiểu số nghèo, đối tượng cho vay cần được mở rộng đến hộ cận nghèo là người dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo không phải là dân tộc thiểu số sống tại vùng đặc biệt khó khăn... được vay vốn hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề. Mục đích vay cũng cần đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo nói chung và hộ nghèo dân tộc thiểu số nói riêng, kịp thời hỗ trợ khó khăn cho người dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng... Thời gian vay vốn được linh hoạt tùy thuộc vào mục đích, nội dung vay; lãi suất đa dạng được điều chỉnh theo từng thời kì tùy theo mục đích, đối tượng vay vốn; thời gian ân hạn ưu đãi, phù hợp giúp thúc đẩy nhu cầu vay vốn đầu tư của đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với đó, cần nâng mức vay theo từng giai đoạn nhằm phù hợp với giá cả thị trường để đáp ứng nhu cầu thực tế khi vay vốn, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện định hướng chính sách đối với CTMTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2025 - 2030.

Việc xây dựng một chiến lược truyền thông toàn diện và hiệu quả là cực kì cần thiết, do đó, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung vào nhóm giải pháp về truyền thông thúc đẩy và tận dụng tối đa vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện các CTMTQG tại Thừa Thiên Huế.

4.7. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện các CTMTQG

Tiếp tục thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành các cấp điều tra, rà soát cho vay kịp thời các đối tượng của CTMTQG có nhu cầu vay vốn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động của Tổ TK&VV và tình hình sử dụng vốn của người vay.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tập trung ưu tiên nguồn lực, bố trí đủ, kịp thời nguồn vốn ngân sách địa phương dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện hiệu quả hơn các CTMTQG phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bố trí đủ nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương cho các hộ nghèo vay vốn sửa chữa nhà ở. Theo đó, đến năm 2030, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm 15%/tổng nguồn vốn tại NHCSXH.

4.8. Nhóm giải pháp khác

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của NHCSXH, của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp cũng như của các tổ chức hội, đoàn thể làm dịch vụ ủy thác, kịp thời phát hiện và xử lí những biểu hiện sai sót nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần phát động thực hiện mạnh mẽ, có chất lượng các phong trào thi đua theo tháng, quý, năm; có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực làm việc hết mình hơn nữa trong đội ngũ nhân viên; đồng thời, kiên quyết áp dụng các hình thức kỉ luật thích ứng đối với những nhân viên vi phạm quy chế làm việc, đạo đức nghề nghiệp.

Tóm lại, NHCSXH Thừa Thiên Huế cần thực hiện tốt các giải pháp nêu trên để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, trên cơ sở đó nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng chính sách, củng cố mối quan hệ vững chắc giữa ngân hàng và khách hàng là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách, qua đó khẳng định NHCSXH thực sự là người bạn đồng hành trong chiến lược thoát nghèo của các đối tượng chính sách.

Tài liệu tham khảo:

1. Ban Chấp hành Trung ương (2014), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
2. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 của Quốc hội và Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
4. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
5. Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
6. Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
7. Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025.
8. Quyết định số 576/QĐ-LĐTBXH ngày 18/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
9. Quyết định số 125/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
10. Quyết định số 71/QĐ-LĐTBXH ngày 19/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.
11. Quyết định số 134/QĐ-LĐTBXH ngày 31/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.
12. Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Thị Thùy Phương (2014), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay: Trường hợp các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 19 (29), trang 87 - 94.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
https://baochinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-102288263.htm
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10-nam-2021-2030-3735

15. NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2021 - 2023.
16. Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.
17. TS. Trần Hữu Ý và cộng sự (2017), Nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH đối với đồng bào dân tộc thiểu số, NHCSXH Việt Nam.
18. Thông tư số 05/2022/TT-BNNPNT ngày 25/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
19. Nguyễn Ngọc Tuấn và cộng sự (2022), Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trong việc thực hiện CTMTQG về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
20. Hoàng Việt Hùng và cộng sự (2021), Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Đề tài cấp chi nhánh, NHCSXH tỉnh Lào Cai, Mã số: DKH04B-2020.
21. Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2019), Giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH trong việc góp phần thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Đề tài cấp chi nhánh, NHCSXH Lâm Đồng, Mã số DKH03B-2019.
22. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2022), Báo cáo tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.
23. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2023), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2023.
24. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2023), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2023.
25. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2023), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núitrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2023.
26. Ngoài ra, còn tham khảo về hiệu quả của TDCS đối với các CTMTQG như nghiên cứu của Đào Thái Hòa và cộng sự (2019) tại Đắk Lắk, Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2019) tại Lâm Đồng, Hoàng Việt Hùng và cộng sự (2021) thực hiện tại Lào Cai, Nguyễn Ngọc Tuấn và cộng sự (2022) thực hiện tại Kon Tum, Võ Thị Minh Thảo và cộng sự (2022) thực hiện tại Bình Thuận,..

 

Phạm Hương Giang
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -  hiện đại hóa
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
04/10/2024 07:55 693 lượt xem
Trong hơn 18 năm qua, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; trong đó, phần lớn là trái phiếu do VDB phát hành được Chính phủ bảo lãnh đã trở thành công cụ nợ quan trọng trên thị trường vốn, góp phần đa dạng hóa các loại công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán, gia tăng quá trình tích lũy tài chính, thúc đẩy phát triển thị trường vốn, đặc biệt là vốn dài hạn.
Tín dụng học sinh, sinh viên: Tiếp sức xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao quốc gia
Tín dụng học sinh, sinh viên: Tiếp sức xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao quốc gia
27/09/2024 08:50 979 lượt xem
Qua 17 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV, đã có trên 3,9 triệu lượt HSSV được vay hơn 80 nghìn tỉ đồng để trang trải chi phí học tập. Nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ tạo chỗ dựa, niềm tin cho HSSV nghèo mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia.
Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
27/09/2024 08:46 915 lượt xem
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”...
Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
26/09/2024 08:56 981 lượt xem
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội
26/09/2024 08:13 984 lượt xem
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW), toàn hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực vào cuộc
Ngành Ngân hàng tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Ngành Ngân hàng tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
25/09/2024 13:23 783 lượt xem
Trước những thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tàn phá, Đảng, Nhà nước đã có nhiều quan tâm, chỉ đạo; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt để ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Nâng cao nhận thức người gửi tiền về bảo hiểm tiền gửi
Nâng cao nhận thức người gửi tiền về bảo hiểm tiền gửi
14/09/2024 18:31 784 lượt xem
Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng.
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
06/09/2024 08:15 1.103 lượt xem
Với vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, người dân, hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn  tiếp theo
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn tiếp theo
01/09/2024 08:50 1.390 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có sứ mạng thực thi công cụ tín dụng chính sách để hiện thực hóa mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
29/08/2024 14:33 1.510 lượt xem
Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (Nghị định số 100/2024/NĐ-CP), từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công  nghệ cao
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công nghệ cao
26/08/2024 08:08 1.009 lượt xem
Từ đầu năm 2024 đến nay, cán bộ, giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ngăn chặn hàng trăm vụ việc tội phạm lừa đảo công nghệ cao, hỗ trợ bảo vệ hơn 12 tỉ đồng tài sản của khách hàng.
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
23/08/2024 16:43 1.022 lượt xem
Từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, chăm lo các đối tượng yếu thế, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế địa phương
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế địa phương
20/08/2024 17:23 921 lượt xem
Thanh Hóa là tỉnh ven biển cực Bắc vùng Bắc Trung Bộ; nằm trong khu vực ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh phía Bắc nước Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ.
Nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới
Nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới
19/08/2024 08:00 830 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sau gần 30 năm hoạt động, đang ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam.
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
16/08/2024 21:15 686 lượt xem
Cùng chung sức với người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống ngân hàng tỉnh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 theo sự chỉ đạo, điều hành của NHNN và UBND tỉnh.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.600

83.000

Vàng nữ trang 9999

81.550

82.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết

(Cập nhật trong ngày)

Ngân hàng

KKH

1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Vietcombank

0,10

0,20

0,20

-

1,60

1,60

1,90

2,90

2,90

4,60

4,70

BIDV

0,10

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,70

VietinBank

0,10

0,20

0,20

0,20

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

ACB

0,01

0,50

0,50

0,50

2,30

2,50

2,70

3,50

3,70

4,40

4,50

Sacombank

-

0,50

0,50

0,50

2,80

2,90

3,20

4,20

4,30

4,90

5,00

Techcombank

0,05

-

-

-

3,10

3,10

3,30

4,40

4,40

4,80

4,80

LPBank

0.20

0,20

0,20

0,20

3,00

3,00

3,20

4,20

4,20

5,30

5,60

DongA Bank

0,50

0,50

0,50

0,50

3,90

3,90

4,10

5,55

5,70

5,80

6,10

Agribank

0,20

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

Eximbank

0,10

0,50

0,50

0,50

3,10

3,30

3,40

4,70

4,30

5,00

5,80


Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?