Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
26/07/2024 13:20 361 lượt xem
Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) năm 2012 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Sau 12 năm thi hành, Luật BHTG năm 2012 đã góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền. Đây cũng là chặng đường đủ dài ghi nhận những hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG tại Việt Nam.

Những kết quả triển khai Luật BHTG năm 2012

Với hơn một thập kỷ đi vào cuộc sống, Luật BHTG năm 2012 đã tạo hành lang pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) thực hiện các nghiệp vụ BHTG như: Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra để báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấn chỉnh, xử lý các sai sót tại các tổ chức tham gia BHTG; truyền thông chính sách BHTG nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin công chúng, góp phần giảm thiểu rủi ro đe dọa an toàn hệ thống các TCTD; chi trả BHTG cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.

Hoạt động BHTG những năm qua đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các TCTD. Hiện nay, DIV đang bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền tại 1.279 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm 96 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.178 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô.

Với việc triển khai có hiệu quả các quy định tại Luật BHTG năm 2012, hệ thống các TCTD đã và đang được lành mạnh hóa với sự tham gia tích cực của DIV trong quá trình tái cơ cấu TCTD thời gian qua. Đặc biệt, DIV luôn chú trọng chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Đến hết tháng 6/2024, tổng nguồn vốn của DIV đạt hơn 117 nghìn tỉ đồng, trong đó quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt hơn 111 nghìn tỉ đồng. Đây là nguồn tích lũy quan trọng đảm bảo việc triển khai các nhiệm vụ được giao của DIV.

Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, DIV ghi nhận chưa xảy ra trường hợp đổ vỡ, phá sản tổ chức tham gia BHTG. Hoạt động BHTG đã góp phần giúp các TCTD giữ vững ổn định, hạn chế rủi ro mang tính hệ thống; niềm tin của người dân khi gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG luôn được củng cố.


DIV góp phần tích cực bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền (Nguồn ảnh: Internet)

Sửa đổi, bổ sung Luật BHTG là nhiệm vụ cấp bách cần triển khai trong thời gian tới

Theo đánh giá của các chuyên gia, sau 12 năm thực thi, Luật BHTG năm 2012 đã bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, Luật BHTG năm 2012 chưa quy định, quy định chưa rõ hoặc các quy định không thống nhất với luật khác về một số nội dung như: Phí BHTG, nguồn vốn hoạt động của tổ chức BHTG, hoạt động đầu tư của DIV, quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG, quy định về trả tiền bảo hiểm.

Vấn đề sửa đổi, bổ sung Luật BHTG được đặt ra lần đầu tiên năm 2018 tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, một trong ba dự án luật quan trọng được Chính phủ giao NHNN xây dựng, triển khai giai đoạn 2021 - 2025 là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHTG năm 2012. Tiếp đó, tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Thủ tướng Chính phủ cũng đề cập nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung Luật BHTG năm 2012 để phục vụ xử lý các TCTD yếu kém.  

Tại Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, ngày 16/6/2022, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã yêu cầu việc rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả về chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó có Luật BHTG nhằm góp phần bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Tiếp đó, tại Quyết định số1660/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ trong mục “II. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và lộ trình thực hiện”, đó là sửa đổi, bổ sung Luật BHTG và hệ thống hướng dẫn thi hành Luật BHTG.

Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các TCTD năm 2024, trong đó DIV được trao thêm một số nhiệm vụ mới trong quá trình tái cơ cấu TCTD yếu kém ngay từ giai đoạn can thiệp sớm (hỗ trợ chi trả khi xảy ra rút tiền hàng loạt) cho đến giai đoạn kiểm soát đặc biệt (cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; mua trái phiếu dài hạn do TCTD nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo quyết định của NHNN; thực hiện chi trả cho người gửi tiền trong quá trình TCTD thực hiện phương án phá sản với hạn mức do Thủ tướng Chính phủ quyết định, tối đa bằng tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại TCTD)… Tuy nhiên, các quy định tại Luật BHTG năm 2012 chưa đồng bộ với quy định tại Luật Các TCTD năm 2024 có thể gây khó khăn cho DIV trong quá trình tham gia tái cơ cấu các TCTD, trước mắt là đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; từ đó, gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ người gửi tiền và hoạt động của tổ chức BHTG.

Một số nội dung cần được sửa đổi, bổ sung Luật BHTG

Nhiệm vụ quan trọng thời gian tới là sớm sửa đổi, bổ sung Luật BHTG, từ đó phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi người gửi tiền cũng như tạo cơ sở pháp lý để tổ chức BHTG tham gia hiệu quả hơn vào quá trình tái cơ cấu TCTD. Theo NHNN, việc sửa đổi, bổ sung Luật BHTG cần bám sát quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Chính phủ, NHNN đã giao về phát triển kinh tế, đổi mới hoạt động ngân hàng; khắc phục những khó khăn, bất cập hiện tại, cũng như xử lý các hạn chế, tồn tại phát sinh trên thực tế thực thi Luật BHTG.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Luật BHTG cần tham khảo kinh nghiệm, thông lệ quốc tế về các nội dung, vấn đề mới nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam; thống nhất với quy định tại Luật Các TCTD năm 2024 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHTG khi tham gia vào giai đoạn can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, phá sản TCTD. NHNN dự kiến những nội dung cần được sửa đổi, bổ sung trong Luật BHTG, cụ thể:

NHNN đề xuất không quy định cụ thể việc áp dụng mức phí đồng hạng hoặc phân biệt ngay tại Luật BHTG mà giao Thủ tướng/Phó Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ; bổ sung quy định về thời điểm tính và nộp phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG mới thành lập là ngày Chứng nhận tham gia BHTG có hiệu lực; bổ sung nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG trong việc tính phí BHTG; bổ sung quy định việc tổ chức BHTG xây dựng phương án tăng phí BHTG để bù đắp phần việc cho vay đặc biệt của NHNN.

Về nâng cao năng lực tài chính, hoạt động của tổ chức BHTG, NHNN đề xuất bổ sung quy định về nguồn vốn hoạt động của DIV theo hướng: Vốn điều lệ của tổ chức BHTG do Nhà nước cấp từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật; nguồn thu từ phí BHTG; nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, bổ sung quy định về doanh thu hoạt động của DIV, trong đó bao gồm: Nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức BHTG; nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động đầu tư, cần sửa đổi, bổ sung quy định tổ chức BHTG được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN từ TCTD; được bán giấy có giá do tổ chức BHTG nắm giữ cho phù hợp với Luật Các TCTD năm 2024; mở rộng hình thức đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ BHTG để mua trái phiếu chính quyền địa phương, gửi tiền ở các ngân hàng thương mại, mua trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng thương mại phát hành…

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG, NHNN đề xuất bổ sung chức năng, nhiệm vụ của DIV trong việc phối hợp với NHNN kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG chấp hành quy định pháp luật về tiền tệ, ngân hàng theo yêu cầu của NHNN; bổ sung quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG được tuyên truyền về hình ảnh, hoạt động của tổ chức BHTG; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về BHTG và các kiến thức khác có liên quan; bổ sung quy định việc tổ chức tham gia BHTG có trách nhiệm phối hợp với tổ chức BHTG tuyên truyền chính sách BHTG và việc các TCTD có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật của nhà nước về BHTG.

Cùng với đó, bổ sung quyền và nghĩa vụ của DIV trong việc tham gia vào quá trình can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt TCTD nhằm đảm bảo thống nhất với quy định tại Luật Các TCTD năm 2024 như: Quy định DIV cho vay đặc biệt tổ chức được bảo hiểm được can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt; được vay đặc biệt của NHNN khi nguồn quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền và xây dựng phương án tăng phí BHTG để bù đắp phần vay đặc biệt; phối hợp với Ban Kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Hợp tác xã đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân; phối hợp với Ban Kiểm soát đặc biệt, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt xây dựng, hoàn thiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, đề xuất NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả BHTG cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại quỹ tín dụng nhân dân.

Để tăng cường vai trò của DIV trong tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu TCTD, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, thống nhất với quy định về cho vay đặc biệt của tổ chức BHTG tại Luật Các TCTD năm 2024, NHNN đề xuất bổ sung cơ chế hỗ trợ chi trả tiền gửi đối với người gửi tiền tại tổ chức được bảo hiểm được kiểm soát đặc biệt. Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, trường hợp tổ chức được bảo hiểm bị mất hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả, NHNN chỉ định tổ chức BHTG cho vay đặc biệt để thực hiện chi trả cho người gửi tiền. Tổ chức BHTG được NHNN cho vay đặc biệt với lãi suất 0% trong trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của tổ chức BHTG không đủ để cho vay đặc biệt và xây dựng phương án tăng phí BHTG để bù đắp phần vay đặc biệt; sử dụng tiền trả nợ vay đặc biệt của TCTD, nguồn thu từ bán giấy tờ có giá do tổ chức BHTG nắm giữ, từ thanh lý tài sản của TCTD vay đặc biệt, phí BHTG để ưu tiên hoàn trả nợ vay cho NHNN.

Đồng thời, bổ sung quy định DIV cho vay đặc biệt đối với tổ chức được bảo hiểm để: Chi trả cho người gửi tiền khi TCTD được can thiệp sớm bị rút tiền hàng loạt; thực hiện phương án phục hồi, chuyển giao bắt buộc; hỗ trợ chi trả tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức được bảo hiểm bị kiểm soát đặc biệt do mất hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh khoản; bổ sung quy định DIV được hạch toán giảm Quỹ dự phòng nghiệp vụ để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được, bổ sung cơ chế để DIV tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu TCTD yếu kém.

Quy định về trả tiền bảo hiểm được đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định để xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm rõ ràng, cụ thể, thống nhất với quy trình xử lý TCTD yếu kém tại Luật Các TCTD năm 2024; bổ sung quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chí, đối tượng để Thủ tướng Chính phủ quyết định trả toàn bộ các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN.

Luật Các TCTD năm 2024 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 với nhiều quy định mới liên quan tới hoạt động BHTG. Điều này đòi hỏi cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG cho đồng bộ, đồng thời phù hợp với bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam cũng như Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chiến lược phát triển BHTG. 


Tài liệu tham khảo:

Dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2024)


Vân Hòa
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
Giải pháp tín dụng hỗ trợ và phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
06/09/2024 08:15 144 lượt xem
Với vai trò đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, người dân, hoạt động tín dụng ngân hàng hỗ trợ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn  tiếp theo
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội và một số khuyến nghị cho giai đoạn tiếp theo
01/09/2024 08:50 354 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có sứ mạng thực thi công cụ tín dụng chính sách để hiện thực hóa mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội: Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố
29/08/2024 14:33 537 lượt xem
Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (Nghị định số 100/2024/NĐ-CP), từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm.
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công  nghệ cao
Agribank tăng cường các giải pháp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công nghệ cao
26/08/2024 08:08 617 lượt xem
Từ đầu năm 2024 đến nay, cán bộ, giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ngăn chặn hàng trăm vụ việc tội phạm lừa đảo công nghệ cao, hỗ trợ bảo vệ hơn 12 tỉ đồng tài sản của khách hàng.
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
Tín dụng chính sách xã hội mang hạnh phúc đến với người nghèo
23/08/2024 16:43 692 lượt xem
Từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, chăm lo các đối tượng yếu thế, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế địa phương
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế địa phương
20/08/2024 17:23 736 lượt xem
Thanh Hóa là tỉnh ven biển cực Bắc vùng Bắc Trung Bộ; nằm trong khu vực ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh phía Bắc nước Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ.
Nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới
Nâng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới
19/08/2024 08:00 609 lượt xem
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sau gần 30 năm hoạt động, đang ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam.
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
16/08/2024 21:15 564 lượt xem
Cùng chung sức với người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống ngân hàng tỉnh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 theo sự chỉ đạo, điều hành của NHNN và UBND tỉnh.
Rộng mở đường đi tới hạnh phúc
Rộng mở đường đi tới hạnh phúc
15/08/2024 07:52 2.087 lượt xem
Hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập. Việc thực hiện tốt chính sách xã hội, trong đó có tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp quan trọng để bảo đảm hạnh phúc cho nhân dân.
Agribank tiếp sức ngành hàng thủ công mĩ nghệ làm từ cây lục bình
Agribank tiếp sức ngành hàng thủ công mĩ nghệ làm từ cây lục bình
12/08/2024 08:16 470 lượt xem
Từng được xem là loại cây cản trở giao thông đường thủy, nhưng nhiều năm nay cây lục bình đã góp phần cải thiện đáng kể kinh tế cho người dân ở tỉnh Đồng Tháp.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024
Hệ thống ngân hàng tỉnh Hòa Bình quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024
05/08/2024 14:55 794 lượt xem
Cùng với sự phát triển kinh tế địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2024, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong việc triển khai các chính sách của Chính phủ, NHNN và UBND tỉnh.
Quyết tâm làm sạch tài khoản, tăng cường an ninh, bảo mật trong sử dụng thẻ
Quyết tâm "làm sạch" tài khoản, tăng cường an ninh, bảo mật trong sử dụng thẻ
02/08/2024 20:28 742 lượt xem
Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 17/2024/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Thông tư số 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng tăng trưởng tích cực, góp phần phát triển kinh tế tỉnh An Giang
Tín dụng ngân hàng tăng trưởng tích cực, góp phần phát triển kinh tế tỉnh An Giang
31/07/2024 08:05 656 lượt xem
Trong 7 tháng đầu năm 2024, NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang đã thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp với thực tế địa phương và diễn biến thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trong nước...
Hiệu quả tín dụng chính sách trên vùng đất cách mạng Tây Ninh
Hiệu quả tín dụng chính sách trên vùng đất cách mạng Tây Ninh
30/07/2024 08:13 545 lượt xem
Gần nửa thế kỷ sau ngày thống nhất đất nước, mảnh đất chiến khu Tây Ninh đầy bom đạn năm nào, nay đã thay da đổi thịt. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã cùng nhau vượt qua bao khó khăn, quyết tâm thực hiện thành công các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tạo lực cho doanh nghiệp phát triển
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tạo lực cho doanh nghiệp phát triển
29/07/2024 09:05 523 lượt xem
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Agribank Tuyên Quang) luôn đóng vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

78.500

80.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

78.500

80.500

Vàng SJC 5c

78.500

80.520

Vàng nhẫn 9999

77.250

78.550

Vàng nữ trang 9999

77.150

78.150


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,680 25,050 26,865 28,339 31,919 33,277 166.59 176.32
BIDV 24,715 25,055 27,100 28,350 32,343 33,287 168.25 176.53
VietinBank 24,695 25,035 27,117 28,317 32,408 33,418 167.81 175.56
Agribank 24,700 25,050 27,024 28,258 32,139 33,263 167.38 175.81
Eximbank 24,700 25,130 27,103 28,113 32,263 33,415 169.08 175.43
ACB 24,670 25,030 27,094 28,034 32,350 33,337 168.31 175.02
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?