Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và một số biện pháp điều chỉnh
05/01/2022 9.354 lượt xem
Cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa thâm hụt là vấn đề không mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ...
 
Tóm tắt: Cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa thâm hụt là vấn đề không mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Phân tích dưới góc độ kinh tế vĩ mô và phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có thể thấy, cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt hoàn toàn là yếu tố tất yếu do các lý do khách quan. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cán cân thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ đã ghi nhận mức thâm hụt cao nhất lịch sử. Vì vậy, để cân bằng được cán cân thương mại, Chính phủ Hoa Kỳ cần xúc tiến việc sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời với việc giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Về phía Việt Nam, để tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thì Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý quy tắc cạnh tranh công bằng, minh bạch và bảo đảm chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
 
Từ khóa: Cán cân thương mại, thâm hụt cán cân thương mại, Hoa Kỳ, Việt Nam.
 
Abstract: The trade deficit, especially the trade deficit on goods, is not a new problem for the US economy. Analyzing from the perspective of macroeconomics and analyzing the effects of the Covid-19 epidemic, it can be seen that the US trade deficit is inevitable due to objective reasons. However, recently, the US merchandise trade balance has recorded the highest deficit in history. Therefore, in order to get back the balance of trade, the US government needs to promote production to meet domestic consumption needs, promote exports, and reduce the federal budget deficit at the same time. In terms of Vietnamese government actions, this is an opportunity to increase exports to the US. However, the Vietnamese government and enterprises need to pay attention to the rules of fair competition, transparency and ensure the quality of products exported to the US.
Keywords: Trade balance, trade deficit, USA, Vietnam.
 
1. Đặt vấn đề
 
Từ những năm 1970, cán cân thương mại của Hoa Kỳ nói chung và cán cân thương mại hàng hóa nói riêng luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Từ năm 2014 đến nay, khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu của Hoa Kỳ có xu hướng ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 10 năm 2021, cán cân thương mại (hàng hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ chạm mốc thâm hụt 80,9 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử, tăng 10,36% so với mức kỷ lục nhập siêu 73,2 tỷ USD vào tháng 6 năm 2021. Trước đó, vào tháng 9 năm 2021, theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế Hoa Kỳ (BEA), cán cân thương mại hàng hóa Hoa Kỳ cũng đạt mức thâm hụt kỷ lục 96,3 tỷ USD. Trên thực tế, thâm hụt cán cân thương mại không phải là vấn đề quá mới đối với quốc gia này (Hình 1). Việc duy trì cán cân thương mại thâm hụt không chỉ khiến cho các nhà chức trách của Hoa Kỳ phải đau đầu mà cũng khiến cho các quốc gia đối tác bị ảnh hưởng. Ví dụ rõ ràng nhất là vào năm 2020, Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng, các quốc gia có thặng dư thương mại đã thực hiện thao túng tiền tệ như trường hợp của Thụy Sĩ và Việt Nam mà trong đó, cán cân thương mại song phương thâm hụt là một trong những tiêu chí được xét đến trong quá trình điều tra. Do vậy, việc nghiên cứu hiện trạng thâm hụt cán cân thương mại Hoa Kỳ là yếu tố cần thiết nhằm đưa ra các định hướng chính sách đối với chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. 
 


 
Bài viết tập trung làm rõ hai vấn đề chính: (i) Tại sao cán cân thương mại Hoa Kỳ liên tục duy trì trạng thái thâm hụt và thâm hụt kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay? 
 
(ii) Thực trạng cán cân thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam và các biện pháp điều chỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cán cân thương mại giữa hai nước. 
 
2. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ 
 
Để có thể trả lời cho câu hỏi đầu tiên, tác giả sẽ tiến hành rà soát lại lý thuyết kinh tế vĩ mô và các bài nghiên cứu liên quan đến cán cân thương mại Hoa Kỳ nhằm đưa ra lý giải hợp lý nhất. Theo đó, cán cân thương mại Hoa Kỳ duy trì sự thâm hụt là do các yếu tố khách quan và việc đạt kỷ lục thâm hụt vào năm 2021 là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 
 
Thứ nhất, dưới góc nhìn của lý thuyết kinh tế vĩ mô, cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt là do USD là phương tiện thanh toán và cất trữ giá trị toàn cầu. 
 
Thật vậy, sử dụng lý thuyết kinh tế vĩ mô, ta có công thức:  
 
Y = C + I + G + NX         (1)
Trong đó: 
 
Y là tổng sản phẩm nội địa (GDP). 
 
C là tiêu dùng.
 
I là đầu tư.
 
G là tiêu dùng chính phủ. 
 
NX là xuất khẩu ròng, hay chính là hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một nền kinh tế. Nói cách khác, chính là cán cân thương mại của một quốc gia.
 
Bên cạnh đó, tổng tiết kiệm quốc gia (S) là hiệu số giữa GDP của quốc gia đó trừ đi tiêu dùng (C) và tiêu dùng chính phủ (G).
 
S = Y - C - G                   (2)
 
Biến đổi công thức (1) và (2), ta có mối quan hệ giữa cán cân thương mại, tiết kiệm quốc gia và đầu tư quốc gia như sau:
 
NX = S - I                       (3)
 
Từ công thức (3) cho thấy, một quốc gia có cán cân thương mại thâm hụt nếu tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư. Với việc hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào đầu những năm 1970, USD và trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ đã trở thành phương tiện trao đổi và cất trữ giá trị trên toàn thế giới. Do đó, các quốc gia khác trên thế giới luôn có nhu cầu cao trong việc nắm giữ USD và trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ. Từ đó, khoảng cách giữa tiết kiệm quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ ngày càng tăng. Hay nói cách khác, cán cân thương mại của Hoa Kỳ luôn thâm hụt vì lý do khách quan. 
 
Thứ hai, việc thâm hụt ngân sách nhà nước cũng là một lý do dẫn đến việc tăng thâm hụt cán cân thương mại. Thật vậy, theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, ta có công thức sau:
 
Thâm hụt thương mại = Thâm hụt ngân sách - Tiết kiệm tư nhân + Đầu tư                       (4)
 
Theo công thức (4), thâm hụt thương mại tỷ lệ thuận với thâm hụt ngân sách. Hoa Kỳ tính năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 hàng năm, Theo đó, trong 05 năm tài chính trở lại đây, từ năm tài chính 2017 đến hết năm tài chính 2021, thâm hụt ngân sách Hoa Kỳ luôn ở mức cao. Đặc biệt, cuối năm tài chính 2020, chứng kiến mức thâm hụt ngân sách cao đột biến so với cùng kỳ các năm 2017, 2018 và 2019. (Hình 2)  
 

 
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 và kéo dài cho đến hiện tại, rõ ràng, tiết kiệm cá nhân sẽ giảm do các chính sách cắt giảm nhân công và tiền lương. Theo khảo sát của MagnifyMoney (2020), hơn một phần ba nhân công toàn thời gian tại Hoa Kỳ bị cắt giảm lương, thưởng. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, đầu tư từ Mỹ cuối năm 2020 đã tăng 6,15 nghìn tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019. 
 
Như vậy, trong khoảng thời gian ngân sách nhà nước bị thâm hụt nặng nề, tiết kiệm tư nhân giảm và đầu tư tăng, thì cán cân thương mại Hoa Kỳ cũng sẽ chứng kiến sự thâm hụt nặng nề. 
 
Thứ ba, khi nghiên cứu các nhóm nước khác nhau, các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng, những yếu tố khách quan đang khiến cho Hoa Kỳ có cán cân thương mại thâm hụt đối với các nhóm nước khác nhau. Cụ thể, Ferrero (2010) đã chỉ ra rằng, sự tăng trưởng năng suất và các yếu tố nhân khẩu học là tác nhân chính khiến cho Hoa Kỳ có cán cân thương mại âm với các quốc gia trong G6, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh. Bên cạnh đó, với sự vươn lên của Trung Quốc trong thế kỷ 21, cùng với các lợi thế của nhân công giá rẻ, trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, càng khiến cho cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bị thâm hụt (Kapustina và cộng sự, 2020). 
 
Thứ tư, dưới sự tác động của dịch Covid-19 và việc tung ra các gói kích thích kinh tế trong bối cảnh đại dịch, Chính phủ Hoa Kỳ đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân trong hoàn cảnh giãn cách, kèm theo dư âm của các chính sách phong tỏa đã khiến người dân Hoa Kỳ chuyển hướng từ mua hàng hóa sản xuất trong nước sang tiêu thụ hàng nhập khẩu. Điều này càng khiến cho cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ bị thâm hụt nặng nề.
 
Như vậy, bằng những lý giải trên, có thể thấy, việc cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ liên tục thâm hụt và đạt mức thâm hụt kỷ lục thời gian gần đây hoàn toàn là do các yếu tố khách quan. (Hình 3)
 

 
3. Cán cân thương mại hàng hóa song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam 
 
Vào năm 2020, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách điều tra với các dấu hiệu liên quan đến thao túng tiền tệ. Một trong những tiêu chí phía Hoa Kỳ đưa ra đó là thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt 58 tỷ USD trong 4 quý liên tục từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. 
 
Tuy nhiên, theo Phạm và Nguyễn (2021), cán cân thương mại hàng hóa Hoa Kỳ - Việt Nam thâm hụt hoàn toàn là bởi các yếu tố khách quan. Cụ thể, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2020 đạt đỉnh căng thẳng, các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam để có thể tránh mức thuế mà Hoa Kỳ áp dụng với các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Việc chuyển dịch này tạo ra hiện tượng giá trị xuất khẩu hàng hóa tính cho Việt Nam nhưng thực chất là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.
 
Bên cạnh đó, phương pháp tính toán cán cân thương mại song phương cũng là nguyên do trực tiếp dẫn đến thặng dư cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Trên thực tế, các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ không có trụ sở tại Hoa Kỳ mà được đặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã khiến cho phương pháp tính cán cân thương mại song phương tổng (Gross bilateral trade balance) không phản ánh con số nhập khẩu thực tế từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi một công đoạn được thực hiện ở một quốc gia khác nhau, thì phương pháp tính này chỉ phản ánh sản phẩm cuối cùng mà Việt Nam nhập tại quốc gia lắp ráp cuối cùng, thay vì chỉ rõ xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, Hoa Kỳ chủ yếu tập trung phát triển các công đoạn có giá trị gia tăng cao như thiết kế hoặc chăm sóc khách hàng và chuyển dịch các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các quốc gia khác. Do vậy, mặc dù người tiêu dùng Việt Nam ưa thích và tiêu thụ nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ, nhưng giá trị những mặt hàng này lại không được phản ánh trong cán cân thương mại song phương giữa hai nước. 
 
Cuối cùng, đó là do tác động của dịch Covid-19. Để đối phó với sự lây lan của đại dịch Covid-19, Hoa Kỳ và các đối tác lớn, đặc biệt là Trung Quốc, đã phải đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất và thực hiện nhiều biện pháp phong tỏa. Trong khi đó, vào năm 2020, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia khống chế dịch Covid-19 thành công và vẫn tiến hành sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu. Đến năm 2021, mặc dù đã khống chế tương đối thành công dịch Covid-19 do đã triển khai tiêm vắc-xin diện rộng, nhưng dư âm từ các gói cứu trợ cùng nền kinh tế phục hồi đã khiến người dân Hoa Kỳ có nhu cầu cao về hàng hóa nhập khẩu (Oshin, 2021). Trong 10 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt giá trị 76 tỷ USD (Ngọc Quỳnh, 2021). 
 
Đến tháng 7 năm 2021, sau khi đánh giá cao những cam kết của Việt Nam về việc giải quyết các mối quan ngại của Hoa Kỳ đối với hoạt động tiền tệ, Chính phủ Hoa Kỳ chính thức đưa ra thông báo về việc không áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt hoặc có điều chỉnh chính sách thương mại đối với Việt Nam. Do đó, trong tương lai gần, Việt Nam vẫn là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ. (Hình 4)
 

 
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam, với giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam lên đến 77,07 tỷ USD, chiếm 27,38% giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2020. Tính đến tháng 10 năm 2021, con số này chạm mốc 76,75 tỷ USD, chiếm 28,45% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Hoa Kỳ là hàng dệt may (chiếm 18%), máy móc, thiết bị và dụng cụ (chiếm 16%), linh kiện điện tử và linh kiện điện thoại lần lượt chiếm 14% và 11%. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 5 trong số những quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất sang Việt Nam, với giá trị xuất khẩu năm 2020 là 13,7 tỷ USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng được các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Hoa Kỳ với giá trị đạt 4,72 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 34,5%. Tính đến tháng 10 năm 2021, giá trị xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam giảm nhẹ, xuống còn 12,85 tỷ USD, chiếm 4,77% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ. 
 
Các con số này phản ánh hoàn toàn chính xác năng lực sản xuất giữa hai quốc gia và cách thức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của hai quốc gia đối với các mặt hàng này. Trong khi Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu về công nghệ sản xuất, luôn tập trung vào các công đoạn có giá trị cao như thiết kế hoặc chăm sóc khách hàng thì ở chiều ngược lại, Việt Nam đang nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc thực hiện các công đoạn có giá trị gia tăng thấp như gia công. Do vậy, linh kiện là mặt hàng đứng đầu trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với Hoa Kỳ là điều không đáng ngạc nhiên do các doanh nghiệp Việt Nam cần nhập khẩu linh kiện để tiến hành lắp ráp, gia công trước khi xuất khẩu mặt hàng linh kiện sang Hoa Kỳ. Song song với đó, với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các nhà sản xuất lớn như Apple, Foxconn đều đồng loạt chuyển dịch nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam càng khiến cho nhu cầu xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia tăng cao. (Hình 5 - 6)
 


 
4. Một số biện pháp điều chỉnh
 
Mặc dù sự mất cân bằng cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn đến từ các lý do khách quan, nhưng trong dài hạn, chính phủ hai nước cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng này, hướng tới phát triển bền vững lâu dài là điều kiện cần thiết nhằm phát triển kinh tế ở cả hai quốc gia.
 
4.1. Về phía Chính phủ Việt Nam
 
Thứ nhất, cần trang bị cho các doanh nghiệp xuất khẩu các kiến thức cần thiết về thị trường và luật cạnh tranh quốc tế, tránh để rơi vào các vụ kiện gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của cả hai bên. Theo đó, các hội thảo, chương trình định hướng là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động tiếp cận tìm hiểu các nguồn luật về cạnh tranh quốc tế để tránh bị điều tra từ chính phủ các quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ. 
 
Thứ hai, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách, chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ. Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn hiện hữu nhiều căng thẳng, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có động thái chuyển dịch dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Nếu dây chuyền sản xuất được chuyển dịch, cán cân thương mại hai bên sẽ được cân bằng do Việt Nam cần thúc đẩy nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết từ Hoa Kỳ và vẫn đảm bảo được công đoạn có giá trị gia tăng thấp được thực hiện tại quốc gia đang phát triển với ưu thế về nhân công rẻ như tại Việt Nam. 
 
Thứ ba, tiếp tục tập trung xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, máy móc, thiết bị, phụ kiện và linh kiện điện tử vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là thị trường khó tính và đòi hỏi cao, nhất là với mặt hàng tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần lên kế hoạch kỹ lưỡng, kiểm soát và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế, chuẩn bị đón đầu làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để có thể tận dụng cơ hội trở thành nhà sản xuất chính của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
 
4.2. Về phía Hoa Kỳ
 
Thứ nhất, cần đẩy mạnh sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa, đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng. Hiện tại, Hoa Kỳ đang quá phụ thuộc vào hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu người dân tăng cao sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế. Bên cạnh đó, việc quá tập trung vào các công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao cũng khiến cho hàng hóa tiêu dùng không được đầu tư sản xuất trong nước. Do đó, Chính phủ Hoa Kỳ cần tích cực kêu gọi đầu tư phát triển khả năng sản xuất trong nước, từ đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, năng lực sản xuất trong nước hay rộng hơn là khả năng thu hẹp chuỗi cung ứng của sản phẩm sẽ khiến cho nền kinh tế của quốc gia không bị rơi vào tình trạng trì trệ.
 
Thứ hai, cải thiện thâm hụt ngân sách thông qua việc điều chỉnh chính sách nhập cư. Theo lý thuyết được trình bày ở trên, việc thâm hụt ngân sách là một trong những yếu tố dẫn đến việc thâm hụt cán cân thương mại. Bên cạnh đó, chính sách nhập cư của Hoa Kỳ lại đang tạo ra một lực lượng lao động không có chuyên môn cao, mức lương cơ sở cao so với trình độ và thất nghiệp dẫn đến hệ quả tất yếu là thâm hụt ngân sách và các doanh nghiệp có xu hướng đặt nhà máy sản xuất ở các quốc gia khác có trình độ nhân công rẻ cùng chất lượng sản xuất được đảm bảo. Do đó, việc điều chỉnh chính sách nhập cư có thể có tác động gián tiếp cân bằng được cán cân thương mại.
 
5. Kết luận
 
Cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa bị thâm hụt là hiện tượng kinh tế không còn lạ lẫm đối với chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1970. Tuy nhiên, Chính phủ Hoa Kỳ cần cân nhắc thu hút đầu tư vào sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và cải thiện thâm hụt ngân sách để từ đó cải thiện được cán cân thương mại. Về phía Việt Nam, việc đại dịch Covid-19 được kiểm soát và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang khiến cho Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng khả năng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc, cẩn trọng với những can thiệp vào thị trường gây tác động tiêu cực đến các quy tắc cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. 
 
Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả chưa lý giải cụ thể về cơ chế ảnh hưởng gián tiếp giữa chính sách nhập cư và cán cân thương mại. Do đó, đây cũng là gợi ý mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu sau này.

 
Tài liệu tham khảo: 
 
1. Doan, V.H (2021) "Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ: Một số vấn đề cần lưu ý". Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 
 
2. Ferrero, A. (2010) "A structural decomposition of the US trade balance: Productivity, demographics and fiscal policy", Journal of Monetary Economics, 57(4), pp. 478–490.
 
3. Kapustina, L. Lipková, L., Silin, Y., Drevalev, A. (2020) "S-China trade war: Causes and outcomes", in SHS Web of Conferences. EDP Sciences, p. 01012.
 
4. "More Than a Third of Working Americans Experienced a Pandemic Pay Cut" (2020) MagnifyMoney, 1 December. Available at: https://www.magnifymoney.com/blog/banking/coronavirus-pay-cut-survey/ 
 
5. Ngoc Quynh (2021) "Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Sẽ sớm “cán mốc” 100 tỷ USD". Available at: https://congthuong.vn/thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-se-som-can-moc-100-ty-usd-167464.html
 
6. Pham, M.H. và Nguyen, V.T. (2021) "Một số đánh giá về cáo buộc thao túng tiền tệ của hoa kỳ đối với Việt Nam". Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 
 
7. U.S. Bureau of Economic Analysis (BEA) (2021) ‘‘More Than a Third of Working Americans Experienced a Pandemic Pay Cut’ (2020) MagnifyMoney, 1 December. Available at: https://www.magnifymoney.com/blog/banking/coronavirus-pay-cut-survey/ 
 
8. Oshin, O. (2021) US trade deficit hits record $80.9 billion, TheHill. Available at: https://thehill.com/policy/finance/economy/
580079-us-trade-deficit-hits-record-809-billion
 
9. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2021 - TinHoatDong : Hải quan Việt Nam (no date). Available at: https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=31168&Category=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan
 
10. Xuất nhập khẩu Việt Nam và Mỹ tháng 12/2020: Xuất siêu sang Mỹ hơn 6,4 tỷ USD (no date). Available at: http://www.lefaso.org.vn/chi-tiet-tin-tuc/26177/xuat-nhap-khau-viet-nam-va-my-thang-12-2020:-xuat-sieu-sang-my-hon-64-ty-usd


ThS. Đỗ Phú Đông

Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tác động của quản lí rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của quản lí rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
20/03/2023 97 lượt xem
Quản lí rủi ro tín dụng hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các ngân hàng vì nó có thể phá hủy hoặc đảm bảo khả năng duy trì và tăng trưởng của ngân hàng. Bài viết nghiên cứu tác động của quản lí rủi ro tín dụng, được đo lường bằng tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ an toàn vốn, tỉ lệ chi phí, tỉ lệ thanh khoản, tỉ lệ cho vay trên tiền gửi đối với khả năng sinh lời, được đo lường bằng tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Vai trò của tài chính số trong ổn định hệ thống tài chính
Vai trò của tài chính số trong ổn định hệ thống tài chính
16/03/2023 117 lượt xem
Trên thế giới và ở Việt Nam, tài chính số đang ở trong giai đoạn phát triển bùng nổ với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng. Qua nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế cho thấy, phát triển tài chính số cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua việc tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng và hạn chế tỉ lệ lạm phát.
Kiểm soát hành vi “Tẩy xanh” - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh
Kiểm soát hành vi “Tẩy xanh” - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh
15/03/2023 124 lượt xem
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách xây dựng hình ảnh, thương hiệu gần gũi và thân thiện với môi trường. Trong các doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp thực sự có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, tuy nhiên, có những doanh nghiệp cố tình lừa dối khách hàng và các tổ chức có liên quan để xây dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp.
Sử dụng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sử dụng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
13/03/2023 206 lượt xem
Bài viết phân tích thực trạng sử dụng công cụ đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Với dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 189 cán bộ thẩm định tín dụng và phỏng vấn sâu 11 chuyên gia là lãnh đạo của các NHTM Việt Nam, bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên kĩ thuật phân tích thống kê so sánh.
Góc nhìn đương đại về quản trị công ty và vai trò của quản trị công ty hiệu quả
Góc nhìn đương đại về quản trị công ty và vai trò của quản trị công ty hiệu quả
10/03/2023 576 lượt xem
Quản trị công ty ngày càng được các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư cũng như các tổ chức tín dụng xem xét đến khi quyết định đầu tư hay cấp tín dụng. Quản trị công ty liên quan đến tất cả các loại hình công ty, đặc biệt là công ty cổ phần do tính chất phức tạp trong cơ cấu tổ chức và quản trị của loại hình công ty này.
Công tác bình đẳng giới ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và một số khuyến nghị
Công tác bình đẳng giới ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và một số khuyến nghị
06/03/2023 238 lượt xem
Bình đẳng giới là mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội. Là ngành kinh tế có số lao động nữ luôn chiếm tỉ lệ cao, ngành Ngân hàng đã và đang dành sự quan tâm lớn đến công tác bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển, phát huy năng lực, trí tuệ đóng góp cho sự phát triển của Ngành.
Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Thách thức nhưng nhiều triển vọng
Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Thách thức nhưng nhiều triển vọng
03/02/2023 435 lượt xem
Nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) gần đây đã tăng cường hoạt động truyền thông với công chúng, để không chỉ tăng cường trách nhiệm giải trình và tạo niềm tin, mà còn để định hướng kỳ vọng lạm phát. Dựa trên phân tích và đánh giá các nghiên cứu liên quan, bài viết rút ra kết luận rằng truyền thông hiệu quả với công chúng nói chung là đầy khó khăn, nhưng đồng thời, cũng mang lại nhiều hứa hẹn.
Rủi ro khí hậu đang hiện hữu và cần trở thành một phần trong quy định vốn ngân hàng
Rủi ro khí hậu đang hiện hữu và cần trở thành một phần trong quy định vốn ngân hàng
30/01/2023 517 lượt xem
Thiệt hại do biến đổi khí hậu ngày càng lớn và đang “tích tụ” trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Các báo cáo giám sát cho thấy, đa phần ngân hàng chưa chuẩn bị tốt để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các cơ quan giám sát đã chậm đưa rủi ro khí hậu vào các yêu cầu về vốn tối thiểu.
Định hướng phát triển của Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương các nước và một số khuyến nghị đối với Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Định hướng phát triển của Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương các nước và một số khuyến nghị đối với Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
27/01/2023 591 lượt xem
Trong những năm gần đây, ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với tác động của dịch bệnh Covid - 19, ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trên thế giới đều có xu hướng gia tăng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ của NHTW nhằm hướng tới việc vận hành hoạt động NHTW trên nền tảng thông tin hiện đại, từ xây dựng và hoàn thiện cơ chế phát triển đồng tiền số, ngân hàng số, xây dựng ứng dụng trong quản lý rủi ro đến ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh toán điện tử; thị trường tiền tệ, quản lý dự trữ ngoại hối, phát hành và lưu thông tiền tệ...
Trao đổi về UPAS L/C
Trao đổi về UPAS L/C
24/01/2023 1.100 lượt xem
UPAS L/C (Usance Payable At Sight Letter of Credit) là thư tín dụng trả chậm đối với người nhập khẩu nhưng lại có giá trị thanh toán ngay đối với người xuất khẩu. UPAS L/C là sản phẩm mới, nhưng do đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên được chấp nhận sử dụng và phát triển nhanh chóng.
Điểm nhấn chính sách lãi suất năm 2022 - Dự báo năm 2023
Điểm nhấn chính sách lãi suất năm 2022 - Dự báo năm 2023
21/01/2023 2.025 lượt xem
Năm 2023, chính sách tiền tệ của các NHTW lớn được dự báo sẽ không còn quá áp lực như năm 2022, nhưng xu hướng duy trì lãi suất ở mức cao vẫn sẽ là phổ biến.
Ảnh hưởng của các nền tảng xã hội  đối với truyền thông xã hội trong tương lai
Ảnh hưởng của các nền tảng xã hội đối với truyền thông xã hội trong tương lai
21/01/2023 488 lượt xem
Năm 2022 là một năm có rất nhiều sự biến đổi trong xu hướng truyền thông xã hội, khi chúng ta đã chứng kiến những xu hướng tiêu dùng biến động, công nghệ mới ra mắt và sự bùng nổ của các nền tảng mới. Tốc độ thay đổi trên các ứng dụng truyền thông xã hội đang ngày càng gia tăng, buộc các nhà tiếp thị phải trang bị cho mình những nền tảng phù hợp để ứng phó với sự biến động mạnh sẽ tiếp diễn trong năm 2023.
Đầu tư công Việt Nam năm 2022 và gợi ý một số giải pháp cho thời gian tới
Đầu tư công Việt Nam năm 2022 và gợi ý một số giải pháp cho thời gian tới
18/01/2023 809 lượt xem
Năm 2022, Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng kinh tế khả quan, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát có hiệu quả lạm phát nhờ sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng, xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động du lịch quốc tế dần trở lại. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 60% tổng số vốn tính đến tháng 11/2022.
Vai trò của ngân hàng trong ứng phó biến đổi khí hậu dưới khía cạnh pháp lý
Vai trò của ngân hàng trong ứng phó biến đổi khí hậu dưới khía cạnh pháp lý
13/01/2023 735 lượt xem
Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những vấn đề gây thách thức lớn đến sự tồn tại của con người. Vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải được đặt ra trong bối cảnh gia tăng các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến các vấn đề chung của đời sống kinh tế, xã hội.
Ảnh hưởng của áp lực, sự hài lòng công việc và sự gắn kết tổ chức đến ý định nghỉ việc: Trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh hưởng của áp lực, sự hài lòng công việc và sự gắn kết tổ chức đến ý định nghỉ việc: Trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh
23/12/2022 1.495 lượt xem
Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ tác động ý định nghỉ việc của cán bộ, nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ở Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Áp lực công việc, sự hài lòng công việc và sự gắn kết tổ chức. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 225 cán bộ, nhân viên các NHTMCP tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, một số nhân viên có xu hướng ít hài lòng hơn với công việc, sự gắn kết tổ chức thấp hơn và áp lực công việc được xem là cao.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.750

67.470

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.750

67.450

Vàng SJC 5c

66.750

67.470

Vàng nhẫn 9999

54.800

55.800

Vàng nữ trang 9999

54.600

55.400


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.380 23.750 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.440 23.740 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.385 23.745 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.390 23.750 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.360 23.740 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.900 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.403 23.788 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.413 23.760 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.450 23.780 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?