admin Tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, Những kết quả và triển vọng
03/07/2020 13.521 lượt xem
Khi nền kinh tế bộc lộ các vấn đề yếu kém cần thay đổi thì việc tái cơ cấu nền kinh tế là điều cần thiết ở các quốc gia. Chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế được Chính phủ triển khai từ 2011 đến nay. Tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trong đó có các ngân hàng thương mại là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bài viết này bàn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn từ 2011 - đến nay với những kết quả đạt được cùng với những vấn đề đặt ra hiện nay để từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách.
 
1. Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng
 
Từ năm 2011, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đối mặt với nhiều khó khăn khi kinh tế tăng trưởng có xu hướng chậm lại cùng với nhiều rủi ro của hệ thống ngân hàng được tích lũy từ nhiều năm trước bắt đầu có ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao có nguy cơ đe dọa đến an toàn của hệ thống ngân hàng. Do đó, tái cơ cấu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn này. Ngày 1/3/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/QĐ-TTg Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 ban hành Đề án Xử lý nợ xấu. Theo Quyết định 254, trọng tâm là chấn chỉnh làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, giải quyết tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời tại các ngân hàng, thực hiện sát nhập, hợp nhất, mua lại, các TCTD nhằm bảo đảm an toàn, ổn định của hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Theo Quyết định 843, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhằm xử lý nợ xấu đang ở mức cao tại nhiều ngân hàng thương mại bao gồm nợ xấu cấp tín dụng, nợ xấu mua trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu ủy thác cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp.
 
Bên cạnh những bất ổn của hệ thống ngân hàng thì cơ cấu nền kinh tế và mô hình tăng trưởng nước ta cũng bộc lộ nhiều yếu kém khi tăng trưởng kinh tế không bền vững và có xu hướng giảm dần, lạm phát cao, số doanh nghiệp giải thể, phá sản nhiều… Do đó, ngày 19/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. Về tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, Chính phủ luôn coi ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước phải thực sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD. Các TCTD yếu kém cần có phương án xử lý thích hợp. Chủ trương về tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng được thể hiện xuyên suốt trong những năm tiếp theo trong Nghị Quyết 05-NQ/TW ngày 1/11/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Theo Nghị quyết 05, nhiệm vụ tái cơ cấu thị trường tài chính tiếp tục được triển khai, trọng tâm là tái cơ cấu các TCTD, lành mạnh hóa thị trường tài chính, xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo, ban hành các quy định hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro các TCTD. 
 
Để tháo gỡ các vướng mắc trong xử lý nợ xấu của các TCTD, Nghị quyết 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017 được ban hành trong đó đã có một số quyền được mở rộng hơn tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD, như: i) Khẳng định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định; ii) Cho phép TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ; iii) Cho phép Tòa án áp dụng thủ tục để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm; mở rộng đối tượng mua - bán nợ xấu đối với VAMC; qui định về phương thức xử lý nợ xấu trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, bất động sản, bị kê biên; qui định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm; qui định nghĩa vụ thuế, phí khi chuyển nhượng tài sản bảo đảm; và phương thức phân bổ lãi dự thu, khoản chênh lệch khi bán nợ xấu của TCTD và VAMC…[1].   
 
Nhìn chung, nhằm tái cấu trúc hệ thống tài chính, Chính phủ, NHNN đã kịp thời ban hành các chính sách nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, giải quyết tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời tại các ngân hàng đảm bảo an toàn, ổn định của hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát. Hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu của Việt Nam đã có bước tiến lớn và dần hoàn thiện, tiến gần hơn với các thông lệ quốc tế.
 
2. Kết quả thực hiện tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng
 
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được đảm bảo, ổn định, giảm sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại, không để xảy ra đổ vỡ, phá sản ngân hàng. 
 
Hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nhưng không gây sức ép cho lạm phát, tình hình thanh khoản và lạm phát diễn biến ổn định với rủi ro thấp hơn.
 
Niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và đồng VND được củng cố và đảm bảo, không có hiện tượng rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng yếu kém. Lãi suất cho vay có xu hướng giảm dần và ổn định đến nay góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. 
 
Dư nợ lĩnh vực phi sản xuất (nhất là cho vay bất động sản và chứng khoán) được kiểm soát và điều chỉnh về mức hợp lý. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước bao gồm, phát triển nông nghiệp, nông thôn; phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ. NHNN cũng đã áp dụng trần lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với các lĩnh vực ưu tiên, thấp hơn so với mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường. Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, thực hiện triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên.
 
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại thông qua mua bán, sát nhập các ngân hàng thương mại yếu kém. Có 3 ngân hàng thương mại cổ phần được NHNN mua lại với giá 0 đồng. Đến nay, VNCB, Ocean Bank và GP Bank hiện đã hoạt động bình thường trở lại, thanh khoản tốt, kết quả kinh doanh của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, lỗ hoạt động giảm mạnh qua từng tháng. Đặc biệt, nợ xấu của các ngân hàng đã giảm mạnh. 7 ngân hàng thương mại được sát nhập cũng có tình hình tài chính lành mạnh và kết quả kinh doanh ổn định hơn [2]. 
 
Bên cạnh các chính sách giảm lãi suất, cho vay ưu đãi với các đối tượng ưu tiên, các TCTD đã chủ động triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu góp phần làm lành mạnh hóa tình trạng tài chính, giảm nợ xấu trong thời gian qua. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2012 đến cuối tháng 6/2019, hệ thống các TCTD đã xử lý được 937.5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống chỉ còn 1.91, dưới ngưỡng 2% được đưa ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành 1/1/2019. Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 đã có hiệu quả bước đầu khi số lượng khách hàng trả nợ các khoản được xếp vào nợ xấu tăng lên phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã được cải thiện sau khi Nghị quyết đã bổ sung thêm quyền cho các TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và bán tài sản bảo đảm này theo giá thị trường. Về kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 6/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được khoảng 264,06 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 127,641 nghìn tỷ đồng.
 
3. Những vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị 
 
Một số vấn đề đặt ra 
 
Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam còn thiếu một thị trường mua bán nợ thực sự khi các TCTD vẫn chủ yếu bán nợ cho VAMC và DATC mà hai công ty này do nhà nước làm chủ sở hữu. Mặc dù, trong Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định các TCTD được bán các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo liên quan một cách công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật và giá bán phù hợp với giá thị trường, cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. Việc mua bán nợ giữa các TCTD với nhau và giữa các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài với TCTD hiện chưa diễn ra. Bên cạnh đó, các điều kiện để thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ khá cao (tối thiểu vốn điều lệ 100 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ và tối thiểu 500 tỷ đồng đối với doanh nghiệp thành lập sàn giao dịch nợ, yêu cầu về quản lý nội bộ), trong khi thị trường vốn chưa phát triển (bên mua nợ muốn bán, chuyển nhượng các khoản nợ còn khó khăn vì chưa có thị trường thứ cấp, các sản phẩm phái sinh như chứng khoản bảo đảm bằng tài sản chưa có dẫn đến không thu hút được các nhà đầu tư mua bán các khoản nợ).
 
Với những diễn biến khó lường của tình hình kinh tế thế giới hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều tập đoàn có quy mô lớn, điều này dễ dẫn đến gia tăng trực tiếp rủi ro cho các tập đoàn và dễ ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng do ngân hàng có các khoản cho vay tín dụng quy mô lớn đối với các tập đoàn này. 
 
Bên cạnh đó, các diễn biến phức tạp về tình hình chiến tranh thương mại và các rủi ro khác trên toàn cầu như rủi ro từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc ảnh hưởng tới mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đang là những thách thức liên quan tới việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
 
Một số khuyến nghị 
 
Một là, cần có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, các TCTD tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu. Nên nghiên cứu có thể giảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ xấu đối với doanh nghiệp kinh doanh mua bán nợ và các doanh nghiệp thành lập sàn giao dịch nợ. Ngoài ra, có thể nghiên cứu cho phép các sản phẩm chứng khoán phái sinh đối với các khoản nợ được giao dịch trong thời gian tới để thu hút các nhà đầu tư mua bán các khoản nợ. Thực tế, việc bán nợ cho VAMC thực chất là không phải mua bán hẳn mà trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn phụ thuộc vào các ngân hàng bán nợ xấu, VAMC chỉ phát hành trái phiếu đặc biệt khi mua các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại để từ đó giảm nợ xấu trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại có thể dùng trái phiếu đặc biệt này để vay tái cấp vốn tại NHNN. Do đó, thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu sẽ giúp cho tiến trình xử lý các khoản nợ xấu được đẩy nhanh hơn.
 
Hai là, trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, cần nghiên cứu đánh giá các khoản nợ lớn của các tập đoàn để có các biện pháp can thiệp cần thiết sớm để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
 
Ba là, trong quá trình tái cơ cấu, các ngân hàng thương mại cần xem xét các biến động của kinh tế thế giới hiện nay để có những chiến lược ứng phó kịp thời. Cần có các chính sách tỷ giá phù hợp để ứng phó kịp thời với việc các nước lớn phá giá tiền tệ cũng như có những biện pháp đồng bộ và phù hợp trong hoạt động mua bán ngoại tệ.
 
[1].  Cấn Văn Lực (2019). Những vướng mắc trong xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và đề xuất tháo gỡ
http://cafef.vn/nhung-vuong-mac-trong-xu-ly-no-xau-theo-nghi-quyet-42-va-de-xuat-thao-go-20190214113235953.chn
[2].  7 ngân hàng được sát nhập vào các ngân hàng khác là: Habubank, Western Bank, DaiABank, MDBank, MHBank, Southern Bank, GP Bank
 
Tài liệu tham khảo:
 
PGS., TS. Tô Ngọc Hưng (2017). Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. Tạp chí Ngân hàng số 9 tháng 1-2/2017.
TS. Cấn Văn Lực (2019). Những vướng mắc trong xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và đề xuất tháo gỡ. Trường Đào tạo cán bộ BIDV.
TS. Cấn Văn Lực (2019). Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi khả năng thao túng tiền tệ - điều này có ý nghĩa gì?. Trường Đào tạo cán bộ BIDV.
J. Stiglitz và S. Yusuf (2002). Suy ngẫm lại sự thần kỳ của Đông Á. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

Hồ Ngọc Tú

TCNH số 20/2019
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 88 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/07/2024 253 lượt xem
Sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống...
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
22/07/2024 244 lượt xem
Ở thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), thẻ tín dụng dần trở thành một phương tiện thanh toán khá phổ biến đối với bất kì khách hàng nào bởi tính tiện dụng trong chi tiêu và thanh toán.
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
22/07/2024 190 lượt xem
Ngày nay, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu, phát triển ngày càng sâu rộng trên thế giới, ngày càng có nhiều nước tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã được ký kết.
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
19/07/2024 237 lượt xem
Dựa trên bộ dữ liệu phức hợp mới được cập nhật, bài viết này đề xuất mô hình học máy nhằm phát hiện tin nhắn rác giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro mà người dùng thiết bị di động đang phải đối mặt, đặc biệt là rủi ro liên quan đến vấn đề tài chính.
Đánh giá tác động của tham nhũng địa phương đến hoạt động ESG của doanh nghiệp Việt Nam
Đánh giá tác động của tham nhũng địa phương đến hoạt động ESG của doanh nghiệp Việt Nam
18/07/2024 262 lượt xem
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tham nhũng địa phương (tham nhũng cấp tỉnh/thành phố) đến hoạt động ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị) của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
16/07/2024 444 lượt xem
“Lãi suất là công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng chúng” - đây là phát biểu của nhà kinh tế học người Pháp A. Poial.
Giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
Giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
15/07/2024 327 lượt xem
Với xu hướng hội nhập tài chính quốc tế, để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, việc áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một trong những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xu hướng này, góp phần hoàn thiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy lĩnh vực kế toán - kiểm toán phát triển; đảm bảo việc ghi nhận sổ sách theo cơ chế thị trường vận hành và thông lệ quốc tế.
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
11/07/2024 426 lượt xem
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đất nước (1986 - 2024), khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, nhưng hoạt động và đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước vào nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
01/07/2024 673 lượt xem
Mục tiêu của bài viết này là phân tích và đánh giá thực trạng an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm an toàn vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản. Qua đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lí nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
27/06/2024 558 lượt xem
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và nghiên cứu định lượng qua việc chạy mô hình hồi quy Logistic nhị phân (Binary Logistic Regression) để đánh giá tác động từ truyền thông chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tới người tiêu dùng.
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/06/2024 623 lượt xem
Có nhiều mô hình thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại các ngân hàng trên thế giới, bao gồm mô hình tập trung, phân tán, thuê ngoài và các mô hình thanh toán khác.
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
19/06/2024 671 lượt xem
Phát huy vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí trong cả nước và đội ngũ những người làm báo quan tâm, chăm lo, thực hiện; từng bước đề ra nhiều nội dung, giải pháp, phương thức, phát huy hiệu quả vai trò của báo chí cách mạng.
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
19/06/2024 655 lượt xem
Kinh doanh bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đề cao trách nhiệm xã hội đang là xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
17/06/2024 479 lượt xem
Là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống tài chính, các ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc chuyển vốn từ bên thừa sang bên thiếu vốn.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?