Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia - Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN + 3
02/11/2023 08:05 1.904 lượt xem
Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng dựa trên dữ liệu bảng của 14 quốc gia trong khu vực ASEAN+3 giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021 để phân tích tác động của tài chính số tới ổn định tài chính của các quốc gia. Trong đó, tài chính số được đo lường bởi hai nhóm nhân tố: Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật số và khả năng triển khai dịch vụ tài chính số. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tài chính số có tác động tiêu cực tới chỉ số căng thẳng tài chính của các quốc gia trong khu vực ASEAN+3. Nói cách khác, tài chính số có thể thúc đẩy ổn định tài chính thông qua việc giảm căng thẳng tài chính. Bởi vậy, để thúc đẩy ổn định tài chính, mỗi quốc gia cần cải thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật số như tăng số lượng ATM, tăng số lượng thuê bao di động (đặc biệt là các thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh), tăng số lượng máy chủ Internet và khuyến khích người dân sử dụng Internet.
 
Từ khóa: ASEAN+3, ổn định tài chính, tài chính số.
 
IMPACT OF DIGITAL FINANCE ON NATIONAL FINANCIAL STABILITY - EMPIRICAL EVIDENCE
FROM ASEAN+3 COUNTRIES

Abstract: The research uses an econometric analysis method based on unbalanced panel data from 14 countries in the ASEAN+3 region from 2010 to 2021 to analyze the impact of digital finance on national financial stability. Digital finance is analyzed according to 02-factor groups: Digital infrastructure system and ability to deploy digital financial services. The research result shows that: Digital finance negatively impacts on the financial stress index of countries in the ASEAN+3 region. In other words, digital finance can promote financial stability by reducing financial stress. Therefore, in order to promote financial stability, each country needs to improve its digital infrastructure such as increasing the number of ATMs, increasing the number of mobile cellular subscriptions, increasing the number of internet servers and encouraging people to use the internet.

Keywords: ASEAN+3, financial stability, digital finance.
 
1. Đặt vấn đề
 
Sự phát triển của công nghệ số hóa trong ngành tài chính đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ tới hành vi của người tiêu dùng khi tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính, từ đó, đã tác động mạnh tới các dịch vụ và cách thức cung cấp, quản lí, phát triển dịch vụ của các định chế tài chính trên thị trường. Mặc dù mức độ bao phủ và sự đa dạng của các ứng dụng đối với từng dịch vụ tài chính đang được nhân rộng, nhưng trong những năm gần đây, hệ thống tài chính nói chung, đặc biệt là ngành Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong nội bộ các định chế tài chính nói riêng, đã cho thấy sự thay đổi và phát triển trong việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Sự giao thoa giữa sản phẩm tài chính và khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) cũng như các công ty cung cấp dịch vụ tài chính, góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy cạnh tranh và tái định hình hệ thống tài chính, nhất là các dịch vụ tài chính truyền thống. 
 
Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam nói riêng và các quốc gia trong khu vực ASEAN+3 nói chung đang trong giai đoạn đầu tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tài chính số cũng đang hình thành và phát triển trên thị trường dịch vụ tài chính. Không chỉ các định chế tài chính truyền thống, các công ty Fintech cũng đang tham gia cung cấp tất cả các dịch vụ của cả định chế tài chính ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng truyền thống, đây là thách thức lớn cho các nhà quản lí ở các quốc gia về quản lí và phát triển ổn định thị trường tài chính cũng như là thách thức cho các định chế tài chính truyền thống. Tài chính số mới ra đời, việc nghiên cứu về tác động của nó cũng còn chưa nhiều, cả ở lí luận và thực tiễn, đây chính là tính cấp thiết đặt ra việc cần có những nghiên cứu về tác động của tài chính số đối với sự phát triển của các tổ chức định chế tài chính cũng như đối với tính an toàn và ổn định của hệ thống tài chính của mỗi quốc gia.
 
2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của tài chính số tới ổn định tài chính
 
2.1. Tài chính số

Tài chính số là một phạm trù mới trong lĩnh vực tài chính. Trong vài năm trở lại đây, đã có một số nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau về tài chính số. Ozili (2018) đưa ra định nghĩa về tài chính số là dịch vụ tài chính được cung cấp thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân, Internet hoặc thẻ được liên kết với một hệ thống thanh toán kĩ thuật số đáng tin cậy. Cùng quan điểm về tài chính số, Manyika và cộng sự (2016) cũng nhận định tài chính số là các dịch vụ tài chính được cung cấp thông qua cơ sở hạ tầng kĩ thuật số như điện thoại di động, mạng Internet nhằm khuyến khích người tiêu dùng hạn chế sử dụng tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Như vậy, có thể hiểu, tài chính số là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tác động của công nghệ mới đối với ngành dịch vụ tài chính. Nó bao gồm nhiều sản phẩm, ứng dụng, quy trình và mô hình kinh doanh mới làm thay đổi cách cung cấp dịch vụ ngân hàng và tài chính truyền thống.
 
Tài chính số mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội bao gồm: Khuyến khích tài chính toàn diện; tăng tính hiệu quả; thúc đẩy sự đổi mới tài chính (Ngân hàng Thế giới - WB, 2016). Cụ thể, tài chính số thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua hệ thống thanh toán số, các rào cản tiếp cận dịch vụ tài chính được gỡ bỏ, cơ chế tiền di động cho phép những người sở hữu điện thoại có thể thực hiện các giao dịch mà không cần tài khoản ngân hàng. Đồng thời, các phương thức thanh toán số có thể giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán, tăng cường bảo mật cho các khoản tiền lớn. Tài chính số có thể làm tăng động cơ gửi tiết kiệm thông qua những khoản tiền gửi tự động. 
 
2.2. Ổn định tài chính quốc gia
 
Khái niệm ổn định tài chính (Financial stability) được đề cập đầu tiên bởi Ngân hàng Trung ương (NHTW) Anh vào năm 1994 để làm rõ những mục tiêu khác của tổ chức này ngoài mục tiêu ổn định giá và đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính (Allen, 2006). Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cùng với xu hướng phát triển của công nghệ và kĩ thuật tài chính, vấn đề ổn định tài chính được quan tâm chú trọng nhiều hơn bởi các nhà kinh tế học, cũng như NHTW các nước. Định nghĩa về ổn định tài chính ngày càng được phát triển và cụ thể hóa. 
 
Ổn định tài chính nhìn từ góc độ hệ thống tài chính: Khẳng định ổn định tài chính là "ổn định hệ thống tài chính", tuy nhiên, được nhìn nhận dưới các khía cạnh khác nhau:
 
Một là, nhìn từ góc độ chức năng hệ thống tài chính, theo đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và WB cho rằng “ổn định tài chính là điều kiện đạt được khi hệ thống tài chính thực hiện đầy đủ các chức năng của nó”. Cách tiếp cận này dựa trên chức năng của hệ thống tài chính với nghĩa khá rộng, trong đó, một hệ thống tài chính được coi là ổn định, có nghĩa là đủ khả năng phân bổ hiệu quả các nguồn lực, đánh giá và quản trị rủi ro tài chính, duy trì tỉ lệ việc làm gần với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế, loại trừ một cách tương đối những biến động giá của các tài sản thực và tài sản tài chính có thể ảnh hưởng đến ổn định tiền tệ hoặc tỉ lệ việc làm. 
 
Hai là, nhìn từ góc độ các cấu phần của hệ thống tài chính, NHTW Hàn Quốc (BOK) định nghĩa “ổn định tài chính là hệ thống tài chính với ba cấu phần: Tổ chức tài chính, thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính được ổn định".
 
Ba là, nhìn từ góc độ rủi ro đối với hệ thống tài chính, NHTW châu Âu (ECB) cho rằng “ổn định tài chính sẽ đạt được khi những rủi ro hệ thống được ngăn chặn”. Trong đó, rủi ro hệ thống được xem là những nguy cơ có thể làm tổn hại đến việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của hệ thống tài chính, từ đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội.
 
Bốn là, nhìn từ góc độ tổng thể về hệ thống tài chính, ổn định tài chính là sự tổng hòa của nhiều điều kiện, bao gồm những điều kiện về thực hiện chức năng, về sự ổn định của từng cấu phần cũng như khả năng hấp thụ các cú sốc, các rủi ro. NHTW Anh cho rằng, ở góc độ vĩ mô, ổn định tài chính chỉ có được khi có sự tin tưởng của công chúng và sự tự tin của các tổ chức tài chính, thị trường, cơ sở hạ tầng và cả hệ thống. 
 
Tóm lại, ổn định tài chính là đảm bảo hệ thống tài chính có thể thực hiện đầy đủ, liên tục và trơn tru các chức năng của nó. Với cách tiếp cận này, ổn định tài chính được hiểu là khả năng hấp thụ, chịu đựng và vượt qua các biến động trên thị trường tài chính của hệ thống tài chính. Cách định nghĩa này được lựa chọn bởi nhiều NHTW như: ECB, NHTW Argentia, Áo, Phần Lan, Na Uy, Thụy Sỹ, Úc, Nhật Bản, Nam Phi, Sri Lanka (Alawode và Sadek, 2008). 
 
2.3. Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia
 
Hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét đánh giá ảnh hưởng của tài chính số đến ổn định tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Một số nghiên cứu chỉ ra kết quả tiêu cực của tài chính số, đặc biệt là Fintech và cho vay ngang hàng, làm gián đoạn hoạt động ngân hàng và sự ổn định tài chính, chẳng hạn như kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Nugroho và cộng sự (2020), Tang (2019), Buchak và cộng sự. (2018), Romānova và Kudinska (2016). Mặt khác, ảnh hưởng của tài chính số, trong trường hợp này là thanh toán kĩ thuật số đối với sự ổn định tài chính, là tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, giúp ngân hàng cho vay, mở rộng phạm vi tài trợ, giúp mọi người chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang không dùng tiền mặt. 
 
Theo nghiên cứu của Ozili (2018), các dịch vụ tài chính số có ảnh hưởng tích cực lâu dài đến hoạt động ngân hàng, kết quả nghiên cứu của Scott và cộng sự (2017) cho thấy hiệu quả đáng kể của việc triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ dựa trên mạng và bộ tiêu chuẩn về truyền thông qua mạng đối với hoạt động ngân hàng tại 6.848 ngân hàng tại 29 quốc gia ở châu Âu và Hoa Kỳ. Nghiên cứu của Li và cộng sự (2017) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng nguồn vốn và giao dịch trong các công ty Fintech và lợi nhuận cổ phiếu của các ngân hàng bán lẻ Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Juengerkes (2016) cho thấy, với sự hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty khởi nghiệp Fintech, họ có thể nhận được nhiều sự tin tưởng hơn từ khách hàng và hiệu ứng tích cực từ các bên liên quan. 
 
Trên cơ sở các nghiên cứu tiền nhiệm, nhóm tác giả rút ra ảnh hưởng của tài chính số đến ổn định tài chính như sau: 
 
Về mặt vĩ mô, tài chính số có thể làm thay đổi môi trường kinh doanh của các định chế tài chính qua việc thay đổi cấu trúc thị trường tài chính - ngân hàng cũng như hệ thống giám sát tài chính quốc gia. 
 
Về mặt vi mô, đó là sự ảnh hưởng dẫn đến sự thay đổi mô hình, cách thức kinh doanh của các định chế tài chính. Sự giao thoa giữa sản phẩm tài chính và khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của các Fintech cũng như các công ty cung cấp dịch vụ tài chính, góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy cạnh tranh, từ đó, thúc đẩy các định chế tài chính thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống, thay đổi các chuỗi dịch vụ tài chính cung ứng ra thị trường của các định chế tài chính. 
 
Bởi vậy, tài chính số được nhóm tác giả kì vọng sẽ tác động tới ổn định tài chính của mỗi quốc gia. Sự tác động này có thể thông qua các kênh truyền dẫn về mặt vĩ mô hoặc vi mô. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt dữ liệu nghiên cứu, nhóm tác giả tập trung tìm kiếm mối quan hệ giữa khả năng triển khai dịch vụ tài chính số và mức độ ổn định tài chính của các quốc gia trong khu vực ASEAN+3.
 
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
 
3.1. Lựa chọn mẫu nghiên cứu
 
Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng trong bài viết bao gồm các nhóm dữ liệu vĩ mô từ các nước thuộc khu vực ASEAN+3. Dữ liệu về tài chính số và các dữ liệu vĩ mô khác được lấy từ WB, dữ liệu về chỉ số căng thẳng tài chính (PSI) được lấy từ IMF thuộc nhóm chỉ tiêu Financial Soundness Indicators (Chỉ số lành mạnh tài chính). Nhóm chỉ tiêu này bao gồm FSI lõi cho người gửi tiền (FSI for deposit takers) và FSI lõi cho thị trường bất động sản (FSI for real estate market). Trong số nhóm chỉ số lành mạnh tài chính không phải tất cả đều được công bố đầy đủ, thêm vào đó các chỉ số nhỏ, trong đó, được tính theo các thước đo khác nhau mà không có công bố cụ thể về chỉ số tổng hợp. Do vậy, dựa trên cơ sở các chỉ số, nhóm tác giả lựa chọn những chỉ tiêu thuộc nhóm đánh giá về FSI qua các chỉ số về nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
 
Do đặc thù về dữ liệu, không phải quốc gia nào cũng công bố FSI, cũng như các chỉ tiêu trong hằng năm không đầy đủ ở các quốc gia thuộc nhóm ASEAN+3, nhóm nghiên cứu coi những năm không công bố, những quốc gia không công bố thuộc nhóm dữ liệu bị thiếu. Dữ liệu được nghiên cứu trong giai đoạn 11 năm từ 2010 đến 2021, thời gian được cho là đủ để đánh giá về tác động của tài chính số. Bài viết không mở rộng dữ liệu trong quá khứ bởi mức độ triển khai ứng dụng tài chính số tại các nước ASEAN+3 mới diễn ra trong vài năm trở lại đây. 
 
Dữ liệu được trình bày dưới dạng dữ liệu bảng với 14 quốc gia trong 11 năm, tuy nhiên, có 04 quốc gia là Nhật Bản, Myanmar, Lào và Đông Timo không công bố chỉ số FSI trên IMF. 
 
3.2. Mô hình nghiên cứu
 
Để kiểm nghiệm giả thuyết về mối quan hệ giữa tài chính số và ổn định tài chính, dựa trên các nghiên cứu trước (Syed và cộng sự, 2021; Risman và cộng sự, 2021) nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình sau:

FSIi,t= β0+ β1×Digitalfinancei,t + β2×Controli,t+ μi,t
 
Trong đó:
 
FSIi,t là biến phụ thuộc, thể hiện sự bất ổn định tài chính của quốc gia i trong năm t.
 
Digitalfinancei,t đại diện cho nhóm biến thể hiện mức độ tài chính số của quốc gia i tại năm t.
 
Controli,t bao gồm các nhóm biến kiểm soát.
 
Nhóm tác giả kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đối với dữ liệu nghiên cứu. Theo đó, kiểm định sự phù hợp giữa các mô hình Pooled OLS và Panel Regression thông qua phương pháp nhân tử Lagrangian (LM) với kiểm định Breusch-Pagan, giả thuyết Ho là chấp nhận mô hình OLS (tồn tại một số biến không quan sát được trong mô hình nhưng có ảnh hưởng không đáng kể tới kết quả mô hình - Var(u)=0).
 
Sau đó, nếu mô hình OLS bị loại bỏ, kiểm định Hausman tiếp tục được sử dụng để kiểm tra sự phù hợp của mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect) và tác động cố định (Fixed Effect). Mô hình phù hợp nhất sẽ được sử dụng để phân tích kết quả về tác động của tài chính số tới ổn định tài chính.
 
3.3. Đo lường các biến trong mô hình
 
Đo lường biến phụ thuộc
 
Dựa trên các nghiên cứu của Syed và cộng sự (2021), Arner và cộng sự (2020), nhóm tác giả lựa chọn một số FSI trong nhóm Core FSIs do IMF công bố thường niên và định kì theo tháng, quý và năm. Để đảm bảo dữ liệu Core FSIs được công bố đầy đủ giữa các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, các FSI được lựa chọn bao gồm: (1) Nợ xấu ròng trên vốn, (2) Nợ xấu trên tổng cho vay, (3) Dự phòng khoản cho vay thành nợ xấu. (Bảng 1)

Bảng 1: Định nghĩa các nhóm biến

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
 
Đo lường biến độc lập
 
Để đo lường tài chính số của mỗi quốc gia, các nghiên cứu trước đã sử dụng một số chỉ tiêu như: Số lượng giao dịch tiền di động trên GDP; Số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành (Syed và cộng sự, 2021); Tổng khối lượng giao dịch điện tử trong toàn xã hội (Risman và cộng sự, 2021). Dựa trên thực tế về ứng dụng các dịch vụ tài chính số tại các quốc gia trong khu vực ASEAN+3, do các dịch vụ tài chính số như giao dịch điện tử, tiền di động còn khá mới mẻ, nhóm tác giả lựa chọn một số chỉ tiêu đánh giá gián tiếp khả năng phát triển dịch vụ tài chính số, bao gồm: (1) Cơ sở hạ tầng kĩ thuật số: Số lượng ATM, tổng số thiết bị số có thể sử dụng dịch vụ tài chính số như điện thoại di động, ATM và máy chủ Internet); (2) Số lượng dân cư sử dụng các thiết bị kĩ thuật số: Số người dân sử dụng Internet, số thuê bao di động.
 
Đo lường biến kiểm soát
 
Dựa trên nghiên cứu của Syed và cộng sự (2021), các biến kiểm soát được lựa chọn bao gồm: 
 
FDIi,t được tính bằng tỉ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng trên GDP.
 
GDPi,t là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.
 
Unemploymenti,t là tỉ lệ thất nghiệp, IP_GDPi,t  được tính bằng tổng sản lượng sản xuất công nghiệp trên GDP.
 
4. Phân tích kết quả thực nghiệm
 
4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Bảng 2: Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán
 
Dữ liệu của bài nghiên cứu được mô tả tại Bảng 2. Theo đó, số quan sát được tính cho tất cả các quốc gia có công bố dữ liệu trên WB và IMF. Tuy nhiên, nhóm chỉ tiêu về FSI có 04 quốc gia không công bố nên số quan sát giảm còn 118 quan sát trong khi các biến khác có số lượng quan sát nhiều hơn, từ 129 đến 168 quan sát. Với nhóm biến đo lường tài chính số, tỉ lệ ATM trên 100.000 người trưởng thành đạt mức trung bình là 64,73 máy, giá trị lớn nhất đạt 288,59 máy trong khi giá trị nhỏ nhất chỉ đạt 0,09 máy. Sự biến động mạnh cho thấy mức độ thay đổi tương đối lớn về số lượng ATM tại các quốc gia trong những thời điểm khác nhau. Các chỉ tiêu còn lại trong nhóm tài chính số không có sự chênh lệch quá lớn trong giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. 
 
Đối với nhóm FSI, các chỉ số có mức độ biến động mạnh khi độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khá lớn, trong khi giá trị trung bình đạt mức thấp. Dữ liệu cho thấy sự phân hóa không đồng đều về FSI giữa các quốc gia trong khu vực cũng như giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu. 
 
4.2. Kết quả nghiên cứu
 
Bảng 3: Kết quả kiểm định Lagrangian

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, giá trị Prob > chibar2 = 0,000 cho thấy mô hình OLS là không phù hợp do tồn tại một số biến không quan sát được, thay đổi theo quốc gia nhưng không thay đổi theo năm. Do đó, cần tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên và tác động cố định với dữ liệu bảng (Panel data). Kết quả kiểm định Hausman được trình bày tại Bảng 4.

Bảng 4: Kết quả kiểm định Hausman

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán
 
Ta có, Prob > chi2 > 0,05, do vậy chấp nhận giả thuyết Ho và lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên để đánh giá.
 
Để đo lường mức độ tác động của tài chính số tới FSI của các quốc gia trong khu vực ASEAN+3, nhóm tác giả sử dụng 02 nhóm tiêu chí về tài chính số: (i) Hạ tầng cơ sở để phát triển dịch vụ tài chính số, bao gồm: Tổng số thuê bao di động, máy chủ Internet và tổng số ATM tại các quốc gia; (ii) Khả năng phát triển dịch vụ tài chính số trong dân cư, bao gồm: Số thuê bao di động và số người sử dụng Internet tại mỗi quốc gia. Các nhóm biến độc lập sẽ được đánh giá lần lượt để xem xét mức độ tác động của từng tiêu chí tới FSI của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu.
 
Nhóm biến FSI cũng được lựa chọn 3 trong số 11 chỉ tiêu trong bộ chỉ số lành mạnh tài chính lõi của IMF với tiêu chí đảm bảo tỉ lệ công bố thông tin về chỉ tiêu này tại các quốc gia trong khu vực là nhiều nhất. Kết quả hồi quy các mô hình với 03 biến phụ thuộc tương ứng từ FSI1 tới FSI3 được trình bày trong các mô hình (1), mô hình (2), mô hình (3) trong các bảng kết quả (Bảng 5 → 10). Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan phần dư, nhóm tác giả sử dụng phương pháp Cluster robust của Peterson (2009).
 
Do bài nghiên cứu tập trung vào tác động của tài chính số tới FSI, các biến kiểm soát được đưa vào nhằm hạn chế tình trạng thiếu biến trong mô hình. Bài phân tích kết quả sẽ chỉ tập trung phân tích tác động của các biến tài chính số và FSI. 
 
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật số (ATM, số thuê bao di động, số máy chủ Internet)

Bảng 5: Tác động của cơ sở hạ tầng kĩ thuật số tới FSI 


                                    **; **; *: thể hiện các mức ý nghĩa 1%; 5%; 10%
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán
 
Bảng 6: Tác động của tỉ lệ ATM trên dân cư tới FSI


                                    ***; **; *: thể hiện các mức ý nghĩa 1%; 5%; 10%
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Bảng 7: Tác động của số lượng máy chủ Internet tới FSI
 
                                    ***; **; *: thể hiện các mức ý nghĩa 1%; 5%; 10%
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán
 
Kết quả các mô hình hồi quy được trình bày tại Bảng 5, 6 và 7 cho thấy tác động của cơ sở hạ tầng kĩ thuật số tới FSI của các quốc gia trong khu vực. Theo đó, Bảng 5 trình bày tác động chung của tổng số lượng các thiết bị hỗ trợ cung cấp dịch vụ tài chính số như số ATM, số thuê bao di động, số máy chủ Internet. Bảng 6 và 7 trình bày kết quả cụ thể đối với tỉ lệ ATM trên 100.000 người và số lượng máy chủ Internet. Dễ nhận thấy, kết quả tại các bảng đều cho thấy tài chính số tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê tới FSI, mặc dù độ lớn của hệ số hồi quy có sự khác biệt đáng kể.
 
Cụ thể, mô hình (1) là mô hình có sự đồng nhất về kết quả ở tất cả các nhóm biến về cơ sở hạ tầng kĩ thuật số, tuy nhiên, độ lớn của hệ số hồi quy có sự khác biệt tương đối. Các mô hình (2), (3) không đồng nhất kết quả đối với từng nhóm biến. Xét theo tác động chung của tổng các thiết bị số, tài chính số có tác động tiêu cực tới FSI, hay nếu số lượng thiết bị kĩ thuật số tăng lên, chỉ số FSI sẽ giảm xuống. Điều này có thể hiểu là sự ổn định tài chính sẽ được cải thiện khi tài chính số được cải thiện. Với hệ số hồi quy -1,69 tại mức ý nghĩa 5% cho thấy, nếu số lượng thiết bị số tăng thêm 1 đơn vị (theo logarit cơ số tự nhiên) thì FSI giảm đi 1,69 đơn vị. 
 
Đối với từng chỉ tiêu tài chính số cụ thể, hệ số hồi quy có sự khác biệt tương đối lớn ở mô hình (1). Kết quả tại Bảng 6 và Bảng 7 cho thấy, tác động của tỉ lệ ATM trên 100.000 người trưởng thành lên FSI1 là không lớn như số lượng máy chủ Internet (0,024 so với 0,368). Tương tự với các chỉ số FSI khác, hệ số hồi quy của tỉ lệ ATM trên 100.000 người trưởng thành tương đối nhỏ, mặc dù có ý nghĩa ở mức 1% đến 10%. Kết quả này được xem là phù hợp với thực tế khi mà các dịch vụ tài chính số được ứng dụng chủ yếu trên các thiết bị số và sử dụng đường truyền Internet. Mặc dù có trang bị một số dịch vụ tài chính số trên hệ thống ATM, tuy nhiên, do đặc thù cố định của ATM cùng với việc chỉ trang bị được một số tính năng cơ bản nên tỉ lệ ATM sẽ không mang tính đại diện cao cho tài chính số. Thêm vào đó, ATM trên thực tế chủ yếu phục vụ nhu cầu rút tiền của người dân tại các quốc gia trong khu vực, do đó, sẽ không tác động quá lớn tới FSI của một quốc gia. 
 
- Khả năng triển khai dịch vụ tài chính số (Tổng số người dùng Internet, điện thoại di động).
 
Nhóm chỉ tiêu về tổng số người dùng Internet và điện thoại di động cho thấy cơ sở phát triển các dịch vụ tài chính số tại mỗi quốc gia bởi đây là điều kiện để có thể triển khai các sản phẩm tài chính số tới người dân. Các dịch vụ như tiền di động hay ví điện tử đều được tích hợp trong các phần mềm trên điện thoại di động, việc sử dụng các dịch vụ này trên điện thoại sẽ thông qua đường truyền Internet (wifi hoặc 4G). Tương tự như đối với cơ sở hạ tầng kĩ thuật số, tác giả sử dụng nhóm biến về FSI bao gồm FSI1, FSI2, FSI3.

Bảng 8: Tác động của tổng số người dùng Internet 
và điện thoại di động tới FSI

                                    ***; **; *: thể hiện các mức ý nghĩa 1%; 5%; 10%
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán
 
Bảng 9: Tác động của số người dùng Internet tới FSI


                                    ***; **; *: thể hiện các mức ý nghĩa 1%; 5%; 10%
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán
 

Bảng 10: Tác động của số người dùng điện thoại di động tới FSI

                                    ***; **; *: thể hiện các mức ý nghĩa 1%; 5%; 10%
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Kết quả tác động được trình bày tại các Bảng 8, 9 và 10. Đáng chú ý, tại các biến đơn lẻ (số lượng người dùng Internet, số lượng người sử dụng điện thoại di động) và biến tổng hợp về tổng số lượng người dùng Internet và điện thoại di động không có sự đồng nhất về kết quả đối với các biến FSI. Mô hình (1) và (2) cho thấy, số lượng người dùng Internet tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê tới FSI. Tuy nhiên, số lượng thuê bao di động được sử dụng lại không tác động tới FSI. Tương tự như đối với hạ tầng kĩ thuật số, tác động này đồng nghĩa với việc nếu phát triển dịch vụ tài chính số, tăng số lượng người sử dụng các dịch vụ số trên nền tảng Internet sẽ làm giảm FSI hay tăng cường ổn định tài chính. Bảng 9 cho biết, với hệ số hồi quy của biến Internet trong mô hình (1) lớn hơn 1 và cao hơn tương đối so với hệ số hồi quy của mô hình (2), điều này cho thấy, nếu số người dùng Internet (theo logarit cơ số tự nhiên) tăng thêm 1 đơn vị, FSI sẽ giảm hơn 1 đơn vị. 
 
5. Kết luận
 
Nhằm đánh giá tác động của tài chính số đến ổn định tài chính tại các nước ASEAN+3, nhóm tác giả đã tiến hành đo lường tài chính số trên cơ sở các thước đo về tỉ số ATM trên người trưởng thành; tổng số thuê bao di động sử dụng; tổng số người dân sử dụng Internet. Ổn định tài chính được đo lường theo chỉ số ngược về FSI. Trên cơ sở đó, các kết quả nghiên cứu chính của bài viết cho thấy: Tài chính số có tác động tiêu cực tới FSI của các quốc gia trong khu vực ASEAN+3. Nói cách khác, tài chính số có thể thúc đẩy ổn định tài chính thông qua việc giảm FSI. Bởi vậy, để thúc đẩy ổn định tài chính, việc cải thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật số như tăng số lượng ATM, tăng số lượng thuê bao di động (đặc biệt là các di động sử dụng điện thoại thông minh), tăng số lượng máy chủ Internet và khuyến khích người dân sử dụng Internet là cần thiết. Số lượng máy chủ Internet cho thấy tác động mạnh nhất tới sự thay đổi của các chỉ số căng thẳng tài chính. Trong khi đó số lượng ATM lại có tác động không đáng kể tới FSI (0,006 đến 0,024). Do đó, việc tăng số lượng máy chủ Internet là việc cần làm để giảm FSI. 
 
Với kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm phát triển tài chính số nhưng vẫn đảm bảo ổn định tài chính quốc gia như sau: 
 
Một là, việc phổ cập Internet cần được thực hiện thật tốt và vùng sâu, vùng xa với thu nhập trung bình hoặc thấp sẽ cần được đặc biệt chú ý. Chính phủ nên đưa ra các chính sách ưu tiên về thủ tục hành chính và thuế đối với các nhà mạng triển khai dịch vụ Internet tại các vùng tiếp cận Internet khó khăn để đảm bảo người dân ở các vùng này được sử dụng Internet một cách tiện lợi với giá cả phải chăng.
 
Hai là, chú trọng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trước mắt khuyến khích các ngân hàng xây dựng phòng giao dịch số tại một số khu vực nông thôn, trang bị hệ thống ATM, POS. Ngân hàng nên quảng bá các sản phẩm, dịch vụ số trên nền tảng di động tới những người dân ở khu vực nông thôn nhằm khuyến khích họ tham gia vào các kênh thanh toán phi tiền mặt.
 
Ba là, cần đẩy mạnh các chiến dịch nâng cao hiểu biết tài chính và hiểu biết công nghệ. Việc này vừa giúp loại bỏ rào cản khiến người dùng ngần ngại trong việc sử dụng tài chính số vừa ngăn ngừa được các rủi ro bị kẻ gian lợi dụng nếu người dùng thiếu hiểu biết. Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan liên quan kết hợp với các đơn vị giáo dục, tổ chức tài chính thực hiện những chiến dịch, lớp học miễn phí, chương trình truyền hình trên các nền tảng trực tuyến, các hội thảo cung cấp kiến thức về tài chính và sử dụng Internet an toàn đến với người dân, đặc biệt đối với người lớn tuổi, người ở vùng sâu, vùng xa với mức thu nhập thấp. 
 
Bốn là, cần xây dựng khung pháp lí chặt chẽ cho các loại hình dịch vụ tài chính số và luôn kịp thời cập nhật pháp lí đối với các loại hình mới. Các nước đang phát triển và gặp khó khăn với việc này có thể tham khảo và học hỏi từ các nước có thị trường tài chính số phát triển, đồng thời, xin tư vấn từ các tổ chức quốc tế. Khi xây dựng khung pháp lí, Nhà nước cần đảm bảo việc bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính số và đồng thời, loại bỏ các thủ tục rườm rà để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp trong quá trình phát triển dịch vụ của mình. Cuối cùng, để đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như nhà cung cấp và xây dựng được lòng tin ở người dùng, các nhà quản lí và những nhà cung cấp dịch vụ cần phải đầu tư vào việc cập nhật hệ thống phần mềm và có đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong việc phòng ngừa và xử lí các lỗ hổng bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng. 
 
Năm là, xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về các hoạt động Fintech đồng bộ với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cá nhân và về các giao dịch tài chính. Với xu hướng phát triển nền kinh tế số thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia trên nhiều lĩnh vực là điều cần tính đến, trong đó, gồm cả các giao dịch thuộc Fintech. Dữ liệu các nhân tố trong lĩnh vực Fintech gồm các dữ liệu về thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự thuộc về cá nhân, nó lưu trữ các thông tin, ngoài các thông tin về tổ chức/cá nhân giao dịch còn lưu trữ về tất cả các giao dịch Fintech và các dòng tiền liên quan đến giao dịch.
 
Tài liệu tham khảo:

1. Allen, W. A., & Wood, G. (2006). Defining and achieving financial stability. Journal of financial stability, 2(2), pages 152 - 172.
2. Arner, D. W., Barberis, J. N., Walker, J., Buckley, R. P., Dahdal, A. M., & Zetzsche, D. A. (2020). Digital finance & the COVID-19 crisis. University of Hong Kong Faculty of Law Research Paper, (2020/017).
3. Buchak, G., Matvos, G., Piskorski, T., & Seru, A. (2018). Fintech, Regulatory Arbitrage, and the Rise of Shadow Banks. Journal of Financial Economics, 130(3), pages 53 - 483
4. Juengerkes, B. E. (2016). FinTechs and banks-Collaboration is key. The FinTech book: The financial technology handbook for investors, entrepreneurs and visionaries, pages 179 - 182. 
5. Manyika, J., Lund, S., Singer, M., White, O., & Berry, C. (2016). Digital finance for all: Powering inclusive growth in emerging economies. Washington, DC: McKinsey Global Institute.
6. Nugroho, Lucky & Harnovinsah, Harnovinsah & Putra, Yananto & Prinoti, P. (2020). Analysis of Comparison of Islamic Banks with Financial Technology (Fintech) In Disbursements of Micro-Financing Based on Requirements, Services Speed and Margin. 1, pages 1 - 10.
7. Li, Y., Spigt, R., & Swinkels, L. (2017). The impact of FinTech start-ups on incumbent retail banks’ share prices. Financial Innovation, 3(1), pages 1 - 16. 
8. Romānova, I., & Kudinska, M. (2016). Banking and Fintech: a challenge or opportunity? In Contemporary issues in finance: Current challenges from across Europe. Emerald Group Publishing Limited, 98, pages 21 - 35.
9. Ozili, P. K. (2020). Contesting digital finance for the poor. Digital Policy, Regulation and Governance, 22(2), pages 135 - 151.
10. Risman, A., Mulyana, B., Silvatika, B., & Sulaeman, A. (2021). The effect of digital finance on financial stability. Management Science Letters, 11(7), pages 1979 - 1984.
11. Scott, S. V., Van Reenen, J., & Zachariadis, M. (2017). The long-term effect of digital innovation on bank performance: An empirical study of SWIFT adoption in financial services. Research Policy, 46(5), pages 984 - 1004.
12. Syed, A. A., Ahmed, F., Kamal, M. A., & Trinidad Segovia, J. E. (2021). Assessing the role of digital finance on shadow economy and financial instability: An empirical analysis of selected South Asian countries. Mathematics, 9(23), page 3018. 
13. Tang, H. (2019) Peer-to-Peer Lenders Versus Banks: Substitutes or Complements? The Review of Financial Studies, 32(5), pages 1900 - 1938.

PGS., TS. Trần Thị Xuân Anh, TS. Dương Ngân Hà
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Giải pháp về giáo dục tài chính cho trẻ em của các ngân hàng thương mại
Giải pháp về giáo dục tài chính cho trẻ em của các ngân hàng thương mại
07/10/2024 08:06 93 lượt xem
Trong những năm gần đây, vấn đề dân trí tài chính đã trở thành một mối quan tâm lớn tại Việt Nam. Dân trí tài chính là khả năng hiểu biết và áp dụng các kiến thức tài chính trong cuộc sống hằng ngày, giúp cá nhân quản lý tài sản, lập kế hoạch tài chính và đưa ra các quyết định đầu tư một cách hiệu quả.
Phát triển kinh tế xanh - Từ nhận thức, chính sách đến thực tiễn ở Việt Nam
Phát triển kinh tế xanh - Từ nhận thức, chính sách đến thực tiễn ở Việt Nam
01/10/2024 10:00 377 lượt xem
Kinh tế xanh là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính cá nhân
Tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính cá nhân
27/09/2024 10:24 545 lượt xem
Bài viết nghiên cứu về tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính của khách hàng cá nhân có vay vốn mua nhà tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Xây dựng khung chiến lược quản lý rủi ro quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Xây dựng khung chiến lược quản lý rủi ro quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
23/09/2024 09:30 700 lượt xem
Tần suất dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào và ra khỏi một nền kinh tế cụ thể cùng với biến động quy mô dòng vốn này thường xuyên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố liên quan đến tính ổn định của môi trường kinh tế - chính trị quốc gia...
Tác động của tín dụng xanh đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng
Tác động của tín dụng xanh đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng
20/09/2024 10:40 1.292 lượt xem
Trong bối cảnh mở rộng và thúc đẩy tăng trưởng xanh, tín dụng xanh đang dần trở thành lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mà các tổ chức tín dụng ngày càng quan tâm.
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
16/09/2024 08:14 1.052 lượt xem
Bài viết nghiên cứu sự phát triển của thanh toán qua kênh ĐTDĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong thanh toán qua kênh ĐTDĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thanh toán qua kênh ĐTDĐ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
10/09/2024 08:28 1.075 lượt xem
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử đã mở đường cho sự ra đời và phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC.
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
06/09/2024 11:22 2.094 lượt xem
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ, thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước mà còn bởi các sự kiện và chính sách quốc tế.
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
30/08/2024 08:01 1.590 lượt xem
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng số là xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đứng trước xu thế phát triển tất yếu này, các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thay đổi nhận thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
29/08/2024 09:21 1.307 lượt xem
Việc Việt Nam được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường góp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp tháo gỡ nhiều trở ngại và rào cản, tạo sự bình đẳng và giảm thiểu các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước khác đối với Việt Nam trong các mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư.
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
28/08/2024 11:00 1.205 lượt xem
Bài viết này tổng hợp một số nghiên cứu kinh tế để xác định tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế trong trung hạn và dài hạn.
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
26/08/2024 09:22 1.214 lượt xem
Nghiên cứu này đánh giá tác động Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp.
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
16/08/2024 07:06 1.338 lượt xem
Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), đưa ra những phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm tiến bộ cũng như những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14/08/2024 08:09 1.699 lượt xem
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Một cách tổng quát, mô hình kinh doanh mô tả cách một doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị (Osterwalder và Pigneur, 2010).
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
08/08/2024 07:50 1.911 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau không chỉ là dịch vụ mới nổi tại Việt Nam mà còn là một xu hướng toàn cầu, có nguồn gốc từ sự phát triển của công nghệ thanh toán và tín dụng tiêu dùng.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

82.000

83.300

Vàng nữ trang 9999

81.950

83.000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?