Phát hành trái phiếu đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - Nhìn từ góc độ pháp lí
11/07/2023 2.642 lượt xem
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, qua đó nêu lên vấn đề nhận diện hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tư cách là một phương thức đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định hiện hành. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến phương thức huy động vốn này của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. 
 
Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, phát hành trái phiếu, huy động vốn.
 
THE ISSUANCE OF CORPORATE BONDS FOR INNOVATIVE STARTUPS VIEWED FROM LEGAL PROVISIONS
 
Abstract: The article focuses on analyzing the legal provisions related to the issuance of bonds for innovative startups, thereby pointing out a number of legal issues including identifying the issuance of corporate bonds as a method of investing in innovative startups in accordance with current regulations. Based on that, the article makes a number of recommendations to improve the law related to this method of capital mobilization of innovative startups.
 
Keywords: Innovative startup, bond issuance, capital mobilization.
 
1. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì?
 
Từ góc độ pháp lí, các nhà làm luật tại Việt Nam dường như cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có quy mô “nhỏ và vừa”. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; sửa đổi, bổ sung năm 2020 (sau đây gọi là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017) thì “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”, đây là thuật ngữ gần nhất với thuật ngữ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mà pháp luật Việt Nam giải thích. Dựa trên quy định này có thể thấy, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam có quy mô “nhỏ và vừa”. Ở đây, luật không phân biệt giữa quy mô nhỏ và quy mô vừa mà gộp chung lại với nhau gồm: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa. Và tiêu chí để xác định quy mô nhỏ và vừa lần lượt là: Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: 
 
(i) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỉ đồng hoặc (ii) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỉ đồng1. Ngoài ra, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Các tiêu chí trên rất dễ xác định và vận dụng trong thực tế, đồng thời việc khoanh vùng nhận diện nhóm đối tượng khởi nghiệp sáng tạo sẽ giúp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định hỗ trợ, giúp việc hỗ trợ đến đúng đối tượng và đúng thời điểm. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, việc định ra các tiêu chí về quy mô doanh nghiệp để nhận diện doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là không cần thiết và sẽ làm thu hẹp phạm vi các công ty khởi nghiệp cần nhận hỗ trợ về tài chính trong quá trình hoạt động, qua đó làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp và thu hẹp cơ hội phát triển của các công ty này. Trên thực tế, các công ty khởi nghiệp không chỉ thực hiện gọi vốn một lần mà sẽ tiến hành gọi vốn qua các vòng cho đến khi công ty đó phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) và đó là dấu hiệu chỉ báo về sự thành công của thương vụ đầu tư mạo hiểm. Việc gọi vốn nhiều vòng có thể giúp công ty gia tăng quy mô nhanh chóng và có thể không còn đáp ứng các quy định về quy mô nhỏ và vừa theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, trong khi bản thân các công ty này vẫn rất cần nhận sự hỗ trợ và đặc biệt là hỗ trợ về vốn để có thể đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra. Vì lẽ đó, tác giả cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nên được định nghĩa như sau: Là doanh nghiệp chưa tiến hành IPO được thành lập nhằm thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, có khả năng tăng trưởng nhanh và nhu cầu gọi vốn cao. 
 
Để nhận dạng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, những đặc điểm sau cần được lưu ý:
 
Thứ nhất, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động: Tác giả cho rằng, việc xác định các doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của quá trình thành lập có thể dựa vào một trong hai tiêu chí sau: (i) Căn cứ vào việc niêm yết của công ty đó, công ty khởi nghiệp đó đã chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu theo quy định của pháp luật chứng khoán hay chưa; (ii) Căn cứ vào thời gian hoạt động của công ty, về vấn đề này cần có một nghiên cứu dựa trên thống kê về độ tuổi trung bình của các công ty khởi nghiệp tại thời điểm thực hiện vòng gọi vốn đầu tiên. Dựa trên những phân tích này, có thể thấy tiêu chí (i) là tiêu chí khả thi hơn trong việc xác định giai đoạn đầu của quá trình hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp bởi lẽ: Thứ nhất, đây là tiêu chí dễ định lượng; thứ hai, việc áp dụng tiêu chí này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và làm mở rộng phạm vi các đối tượng được nhận diện là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vì trên thực tế, các công ty khởi nghiệp phải thực hiện rất nhiều vòng gọi vốn cho đến khi tiến hành IPO. 
 
Thứ hai, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập nhằm khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có tiềm năng tăng trưởng nhanh: Một đặc điểm khác giúp nhận diện doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đó chính là mục đích khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc một mô hình kinh doanh mới của nó. Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Nghị định số 13/2019/NĐ-CP) trong đó chỉ rõ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ gồm: (i) Được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; (ii) Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận; (iii) Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỉ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu; (iv) Doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm. Quy định này có thể là một chỉ dẫn quan trọng để xác định các doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ. Với việc được chứng nhận là một doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ nhận được rất nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó, tiêu chí về mô hình kinh doanh mới cũng là một vấn đề đáng lưu ý mặc dù phải thừa nhận rằng rất khó để xác định trong việc nhận dạng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. 
 
Thứ ba, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần sự hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm quản trị để tăng trưởng nhanh: Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Dĩ nhiên là bất kì doanh nghiệp nào cũng rất cần tiếp cận với một nguồn vốn dồi dào để tạo đà cho sự phát triển nhanh và mạnh, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, các đối tượng khởi nghiệp sáng tạo chính là chủ thể xứng đáng nhất để nhận được những sự hỗ trợ này. Hãy hình dung các công ty khởi nghiệp giống như những trẻ em nhà nghèo học giỏi, rất cần học bổng để duy trì giấc mơ học tập và rèn luyện, thì các công ty khởi nghiệp sáng tạo cũng cần vốn để nuôi dưỡng các kế hoạch kinh doanh đầy triển vọng. Vì vậy, rất cần có sự kết nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các chủ thể chuyên rót vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Sự kết nối này có thể thực hiện một cách hiệu quả nếu hành lang pháp lí hỗ trợ cho quá trình gọi vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thiết kế hoàn thiện, một trong số đó chính là các quy định về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. 
 
2. Cơ sở pháp lí cho hoạt động huy động vốn bằng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
 
Phát hành trái phiếu là một trong những phương thức huy động vốn được pháp luật hiện hành cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thực hiện. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định số 153/2020/NĐ-CP) quy định trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kì hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại như trái phiếu doanh nghiệp xanh, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu kèm chứng quyền. Như vậy, về mặt bản chất, đầu tư thông qua phương thức mua trái phiếu doanh nghiệp chính là việc cấp cho doanh nghiệp đó một khoản vay có kì hạn. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP làm rõ các điều kiện phát hành trái phiếu tại Điều 9, trong đó ghi nhận doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền phải tuân thủ các điều kiện như sau: (i) Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; (ii) Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn; (iii) Đáp ứng các tỉ lệ an toàn tài chính, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành; (iv) Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận; (v) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này; (vi) Đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán. 
 
Đối với các quy định về chủ thể phát hành và điều kiện phát hành, có thể thấy, các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp như nêu trên theo tác giả, hoàn toàn có thể áp dụng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 cũng như các văn bản hướng dẫn Luật này không ghi nhận phương thức mua trái phiếu doanh nghiệp là một phương thức đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể, Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định: “Nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo bao gồm quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo”. Nội dung tương tự cũng được thể hiện tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo khi văn bản này khẳng định nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 được quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo các hình thức mà pháp luật không cấm, trong đó bao gồm: 
 
a) Góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; 
 
b) Thành lập, góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện đầu tư. Rõ ràng, theo quan điểm của cơ quan ban hành các văn bản này, hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không bao gồm phương thức mua trái phiếu do doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát hành. Với quy định như vậy, tác giả cho rằng đó là một thiếu sót rất lớn trong việc chỉ ra các hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, làm thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, đồng thời làm hạn chế khả năng tiếp cận các ưu đãi trong việc tiếp nhận nguồn vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Vì vậy, đã đến lúc phương thức đầu tư thông qua hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành với tư cách là một hình thức đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vì các lí do sau đây:
 
Thứ nhất, đây là phương thức huy động vốn đã được pháp luật về doanh nghiệp quy định, qua đối chiếu các quy định liên quan như phân tích ở trên theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP có thể thấy, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn nếu đáp ứng đủ điều kiện để phát hành trái phiếu huy động vốn và những điều kiện này là hoàn toàn có khả năng đạt được đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong khi hai phương thức huy động vốn khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp đều được ghi nhận là một hình thức đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì thật khó hiểu nếu phương thức mua trái phiếu doanh nghiệp lại không được xem là một hình thức đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này. 
 
Thứ hai, việc không ghi nhận phương thức mua trái phiếu doanh nghiệp làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp đang rất cần tiền để thực hiện hóa kế hoạch kinh doanh.
 
Thứ ba, quy định trên cũng đi ngược với thông lệ quốc tế khi nhiều nước trên thế giới cũng thừa nhận hoạt động đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc mua trái phiếu của nhà đầu tư mạo hiểm như pháp luật Hàn Quốc2 hay như Nhật Bản3 và Mỹ4 đều thừa nhận phương thức mua trái phiếu là một trong những hình thức đầu tư mạo hiểm. Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng, việc bổ sung hình thức mua trái phiếu với tư cách là một trong những phương thức đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là hoàn toàn hợp lí và nên chăng cần được ghi nhận sớm trong các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành.
 
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo 
 
Phát triển thị trường trái phiếu nhằm gia tăng cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư mạo hiểm cũng như phát triển kênh huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một mục tiêu rất đúng đắn và kịp thời trong bối cảnh hoạt động đầu tư mạo hiểm đang ở giai đoạn phát triển bùng nổ. Đối với vấn đề huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định hiện hành, tác giả cho rằng sẽ là thiếu sót lớn nếu phát hành trái phiếu không được ghi nhận là một phương thức huy động vốn của các đối tượng khởi nghiệp sáng tạo, vì vậy, cần được xem là một trong các phương thức đầu tư vào công ty khởi nghiệp. Cần ghi nhận thêm phương thức mua trái phiếu các loại với tư cách là một trong những hình thức đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm gia tăng cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư mạo hiểm cũng như kênh huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định này theo tác giả, sẽ là bổ sung cần thiết cho nội dung pháp luật hiện hành và góp phần hoàn thiện khung pháp lí về đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Phát hành trái phiếu vốn là một kênh huy động chứa đựng nhiều rủi ro và vì vậy, việc siết chặt các quy định liên quan đến quy trình phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo tác giả là điều cần lưu ý trong quá trình soạn thảo các quy định về vấn đề này. Bên cạnh đó, điều kiện phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cần được quy định chặt chẽ, tránh trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng phương thức này gây rủi ro cho nhà đầu tư. Có như vậy, mới bảo đảm được quyền lợi của nhà đầu tư, bởi lẽ chính nhà đầu tư mạo hiểm là yếu tố quan trọng để quyết định sự phát triển và tồn tại của thị trường trái phiếu. Thêm vào đó, tác giả cho rằng, nên tiếp tục duy trì việc không cho phép nhà đầu tư cá nhân được quyền mua trái phiếu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trừ trường hợp là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Đây là biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo huy động vốn trong tình trạng không bảo đảm khả năng thanh toán, tạo nguy cơ tiềm ẩn cho nhà đầu tư mạo hiểm nói riêng và nền kinh tế nói chung. 
 
4. Kết luận
 
Huy động vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn là một bài toán khó. Vì lẽ đó, việc gia tăng cơ hội để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể tiếp cận với nguồn vốn đầu tư thông qua hoạt động phát hành trái phiếu dưới góc độ là một chính sách, sẽ góp phần không nhỏ tác động vào cách thức phát triển và hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng. Nếu được ghi nhận với tư cách là một phương thức đầu tư tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, phát hành trái phiếu chắc chắc sẽ là một kênh huy động vốn được cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đón nhận một cách nhiệt thành, làm thay đổi cách thức cũng như khuynh hướng gọi vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
 
 
1 Khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
2 Ki Beom BINH, Hogyu JHANG, Daehyeon PARK, Doojin RYU. (2020). Capital Markets for Small- and Medium-sized Enterprises. Journal of Asian Finance, Economics and Business Vol 7 No 12, pages 195 - 210.
3 Tanahashi, Hajime. (2002). Japan: A better environment for start-ups and venture capital. Trade Journal, pages 1 - 65.
4 Regulation and Deregulation of the U.S. Banking Industry: Causes, Consequences, and Implications for the Future. (2014). In N. L. Rose, Economic Regulation and Its Reform: What Have We Learned? (pages 485 - 543). Chicago: University of Chicago Press.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
1. Luật Doanh nghiệp ngày 17/ 6/2020.
2. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
3. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
4. Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
5. Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
6. Tanahashi, Hajime. (2002). Japan: A better environment for start-ups and venture capital. Trade Journal, pages 1 - 65.
7. Regulation and Deregulation of the U.S. Banking Industry: Causes, Consequences, and Implications for the Future. (2014). In N. L. Rose, Economic Regulation and Its Reform: What Have We Learned? (pages 485 - 543). Chicago: University of Chicago Press.


ThS. Trần Thị Nhật Anh (Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Luật, Đại học Huế)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 83 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/07/2024 246 lượt xem
Sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống...
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
22/07/2024 240 lượt xem
Ở thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), thẻ tín dụng dần trở thành một phương tiện thanh toán khá phổ biến đối với bất kì khách hàng nào bởi tính tiện dụng trong chi tiêu và thanh toán.
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
22/07/2024 185 lượt xem
Ngày nay, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu, phát triển ngày càng sâu rộng trên thế giới, ngày càng có nhiều nước tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã được ký kết.
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
19/07/2024 233 lượt xem
Dựa trên bộ dữ liệu phức hợp mới được cập nhật, bài viết này đề xuất mô hình học máy nhằm phát hiện tin nhắn rác giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro mà người dùng thiết bị di động đang phải đối mặt, đặc biệt là rủi ro liên quan đến vấn đề tài chính.
Đánh giá tác động của tham nhũng địa phương đến hoạt động ESG của doanh nghiệp Việt Nam
Đánh giá tác động của tham nhũng địa phương đến hoạt động ESG của doanh nghiệp Việt Nam
18/07/2024 262 lượt xem
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tham nhũng địa phương (tham nhũng cấp tỉnh/thành phố) đến hoạt động ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị) của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
16/07/2024 444 lượt xem
“Lãi suất là công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng chúng” - đây là phát biểu của nhà kinh tế học người Pháp A. Poial.
Giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
Giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
15/07/2024 327 lượt xem
Với xu hướng hội nhập tài chính quốc tế, để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, việc áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một trong những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xu hướng này, góp phần hoàn thiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy lĩnh vực kế toán - kiểm toán phát triển; đảm bảo việc ghi nhận sổ sách theo cơ chế thị trường vận hành và thông lệ quốc tế.
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
11/07/2024 426 lượt xem
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đất nước (1986 - 2024), khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, nhưng hoạt động và đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước vào nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
01/07/2024 671 lượt xem
Mục tiêu của bài viết này là phân tích và đánh giá thực trạng an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm an toàn vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản. Qua đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lí nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
27/06/2024 558 lượt xem
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và nghiên cứu định lượng qua việc chạy mô hình hồi quy Logistic nhị phân (Binary Logistic Regression) để đánh giá tác động từ truyền thông chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tới người tiêu dùng.
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/06/2024 623 lượt xem
Có nhiều mô hình thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại các ngân hàng trên thế giới, bao gồm mô hình tập trung, phân tán, thuê ngoài và các mô hình thanh toán khác.
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
19/06/2024 671 lượt xem
Phát huy vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí trong cả nước và đội ngũ những người làm báo quan tâm, chăm lo, thực hiện; từng bước đề ra nhiều nội dung, giải pháp, phương thức, phát huy hiệu quả vai trò của báo chí cách mạng.
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
19/06/2024 654 lượt xem
Kinh doanh bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đề cao trách nhiệm xã hội đang là xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
17/06/2024 479 lượt xem
Là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống tài chính, các ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc chuyển vốn từ bên thừa sang bên thiếu vốn.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?