Nghiên cứu thực nghiệm về ý định chấp nhận tiền điện tử của thế hệ Z bằng việc vận dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch
12/05/2023 2.889 lượt xem
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ý định hành vi của thế hệ Z (thế hệ sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012) đối với việc chấp nhận tiền điện tử. Bằng việc vận dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch để thực hiện phân tích ý định hành vi chấp nhận tiền điện tử, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất riêng phần (PLS) với cách tiếp cận để phân tích mẫu 230 người thuộc thế hệ Z. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi chấp nhận tiền điện tử. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy rằng, nhận thức không có ảnh hưởng đáng kể đối với ý định hành vi chấp nhận tiền điện tử của thế hệ Z.

Từ khóa: Ý định sử dụng, công nghệ tài chính và thế hệ Z, tiền điện tử, lí thuyết về hành vi có kế hoạch.
 
EMPIRICAL RESEARCH ON THE INTENTION TO ACCEPT CRYPTOCURRENCIES OF Z GENERATION
BY APPLYING THE THEORY OF PLANNED BEHAVIOR

Abstract: This study aims to explore the behavioral intentions of Z Generation towards cryptocurrencies adoption. By applying the theory of planned behavior to perform a behavioral intention analysis of crypto adoption, the study uses partial least squares (PLS) with an approach the sample analysis of 230 people of Z Generation . Research results indicate that attitude, subjective norm and perceived behavioral control have a significant influence on behavioral intention to accept cryptocurrencies. In addition, the results also show that perception has no significant effects on the behavioral intention to accept cryptocurrencies of Z Generation.

Keywords: Intention to use, fintech and Z Generation, cryptocurrency, theory of planned behaviour.   

1. Tổng quan bối cảnh nghiên cứu
 
Sự nổi lên của các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông và nhà đầu tư trong những năm gần đây. Tiền điện tử là một dạng tiền kĩ thuật số sử dụng công nghệ mã hóa và blockchain để bảo vệ các giao dịch tài chính (Sudzina và cộng sự, 2019). Những đổi mới trong công nghệ tài chính sử dụng công nghệ blockchain và tiền điện tử đã cho phép giao dịch toàn cầu một hệ thống tài chính không biên giới. Tiền điện tử là một trong những thành tựu nổi tiếng nhất của công nghệ hiện tại. Bitcoin là tiền điện tử đầu tiên từng được đề xuất và sử dụng vào năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto. Có rất nhiều loại tiền điện tử trên toàn cầu có các tính năng cụ thể và hoạt động giống như một máy tính được kết nối với mạng người dùng và lưu giữ hồ sơ của tất cả các giao dịch do nhà giao dịch tạo ra. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, công nghệ blockchain sẽ được sử dụng để giữ 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2025. Cả hai khía cạnh có lợi và dễ mất đi của tiền điện tử có thể gây ra nhiều vấn đề cho các cá nhân tham gia đầu tư. Gần đây, có nhiều nghiên cứu về tiền điện tử trên các khía cạnh pháp lí, thực trạng cũng như bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Tuy vậy, việc nghiên cứu cũng như xác định các thành phần ảnh hưởng còn những khoảng trống cần được nghiên cứu lấp đầy.
 

Thế hệ Z có sự hiểu biết và quan tâm đến công nghệ, đồng thời có kiến thức và nhận thức tốt hơn về tiền điện tử
 
1.1. Công nghệ tài chính
 
Công nghệ tài chính là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ để tạo và cung cấp các dịch vụ tài chính (Kaur và Dogra, 2019). Đổi mới tài chính, chẳng hạn như tiền điện tử, thường chưa được chấp nhận nhưng một khi được chấp nhận rộng rãi, nó có tiềm năng định hình lại tương lai của ngành tài chính (Chuen và Teo, 2015). Việc áp dụng đổi mới tài chính đề cập đến ý định của người tiêu dùng sử dụng tiền điện tử làm thương mại và đo lường sự giàu có. Tiền điện tử có thể phát huy hết tiềm năng khi được người dùng cuối chấp nhận rộng rãi, ngược lại, nếu không chào đón rộng rãi thì tác động của nó sẽ rất khiêm tốn.

Bất chấp sự mơ hồ liên quan đến tương lai của tiền điện tử tại Việt Nam, các khoản đầu tư vào tài sản kĩ thuật số, đặc biệt là Bitcoin, đã chứng kiến ​​sự gia tăng vượt bậc kể từ năm 2020. Theo báo cáo của Cointelegraph, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về tỉ lệ đầu tư Bitcoin trong năm 2020, đáng chú ý, nền kinh tế của Việt Nam hiện xếp thứ 53 nếu xét trên tổng sản phẩm quốc nội. Ngày càng có nhiều người chấp nhận tiền điện tử cho thấy sự thay đổi mô hình tài chính ở một quốc gia vốn được biết đến với việc đầu tư chủ yếu vào bất động sản và các tài sản an toàn khác.

Bất chấp những rào cản đối với việc áp dụng, lợi ích của công nghệ blockchain là rõ ràng do gần như chắc chắn rằng dữ liệu được truyền và nhận không thể bị sửa đổi, do đó nâng cao tính bảo mật và minh bạch của dữ liệu cho tất cả các bên. Các tổ chức đang tăng cường nỗ lực đổi mới và áp dụng tiền điện tử, dự đoán sự tăng trưởng trong việc sử dụng các loại tiền kĩ thuật số. Người ta nhận thấy rằng, việc sử dụng tiền điện tử cho các giao dịch dẫn đến chi phí giao dịch thấp hơn và giảm đáng kể lượng thời gian cần thiết cho các giao dịch do không trung gian. Nghiên cứu này với mục tiêu xem xét ý định của thế hệ Z đối với tiền điện tử cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận của thế hệ Z đối với tiền điện tử.

1.2. Lí thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB)
 
Lí thuyết hành vi có kế hoạch là một trong hai lí thuyết chính giải thích tại sao nhận thức và thái độ là những thước đo cần thiết trước khi áp dụng thực tế. TPB là mô hình phổ biến được sử dụng thường xuyên trong việc áp dụng các công nghệ để dự đoán hành vi của con người, ý định áp dụng đổi mới dựa trên công nghệ là một chức năng chính của thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan của một cá nhân, khả năng kiểm soát hành vi nhận thức và mức độ nhận thức.

2. Giả thuyết, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
 
Bằng việc vận dụng lí thuyết hành vi có kế hoạch, nghiên cứu tổng hợp bao gồm bốn giả thuyết:

H1: Thái độ có mối quan hệ với ý định chấp nhận tiền điện tử.

H2: Chuẩn chủ quan có mối quan hệ với ý định chấp nhận tiền điện tử.

H3: Kiểm soát hành vi nhận thức có mối quan hệ với ý định chấp nhận tiền điện tử.

H4: Nhận thức có mối quan hệ với ý định chấp nhận tiền điện tử.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi khảo sát để hoàn thành các mục tiêu của nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là thế hệ Z, vì họ có mức độ sử dụng Internet thường xuyên và có xu hướng áp dụng đổi mới. Bảng câu hỏi đã được gửi cho đáp viên và thu về 230 khảo sát hợp lệ có thể sử dụng được và được thực hiện phân tích dữ liệu cho nghiên cứu.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
 
Mô hình đo lường và cấu trúc đã được phân tích trên SmartPLS 3 để tiến hành phân tích và đánh giá: Cronbach's Alpha, tính nhất quán bên trong, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực nghiệm.
 
Bảng 1. Tóm tắt các hệ số qua mô hình PLS-SEM


Nguồn: Kết quả ước lượng SmartPLS
 
3.1. Kiểm định độ tin cậy và tính giá trị của thang đo

Kết quả từ Bảng 1 cho thấy rằng, hệ số tải của các cấu trúc đều > 0,8; hệ số CA đều lớn hơn 0,8 và hệ số CR các cấu trúc > 0,8. Như vậy, thang đo đã đạt được độ tin cậy. Giá trị hội tụ được đánh giá thông qua hệ số AVE, kết quả cho thấy hệ số này đều lớn hơn 0,5 và nhỏ nhất là 0,720. Nghiên cứu được ước lượng qua việc sử dụng phương pháp chỉ số Heterotrait - Monotrait, kết quả tại Bảng 2 cho thấy, các chỉ số HTMT đối với tất cả các cặp biến nghiên cứu của yếu tố bậc một đều nhỏ hơn 0,9 nên thỏa mãn điều kiện chuẩn. Do đó, tác giả kết luận rằng mỗi cấu trúc nghiên cứu đã đạt được độ tin cậy và tính giá trị.

Bảng 2. Giá trị phân biệt theo phương pháp chỉ số HTMT
 
 
Nguồn: Kết quả ước lượng SmartPLS

3.2. Kiểm định về đa cộng tuyến và độ phù hợp của mô hình

Qua kết quả ước lượng tại Bảng 2 cho thấy, hệ số VIF của tất cả các biến quan sát đều nhỏ hơn 5 và lớn hơn 0,2, do đó các biến tiềm ẩn không vi phạm về tính đa cộng tuyến. Độ phù hợp của mô hình nghiên cứu đề xuất được đánh giá thông qua hệ số R² của các biến tiềm ẩn nội sinh, theo kết quả trong Bảng 1, giá trị R² đạt giá trị 0,605 (lớn hơn 0,5) đạt yêu cầu kiểm định cho thấy mô hình đủ khả năng giải thích cho tất cả các biến tiềm ẩn nội sinh. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng chỉ số Stone-Geisser (Q2) và chỉ số mức độ phù hợp toàn cầu (GoF). Các giá trị Q2 lớn hơn ngưỡng giá trị 0 với giá trị nhỏ nhất là 0,2 và giá trị GoF bằng 0,65 đã chỉ ra độ phù hợp của mô hình trong mức từ vừa đến lớn. Đồng thời, SRMR = 0,059 < 0,08 và NFI = 0,86 > 0,85. Như vậy, kết quả trên cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thực nghiệm.

3.3. Đánh giá mô hình cấu trúc
 
Bảng 3. Kết quả ước lượng qua mô hình PLS - SEM trên SmartPLS 3
  
 
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Nghiên cứu đề xuất bốn giả thuyết trực tiếp như trong Bảng 3. Các giả thuyết H1, H2 và H3 đều được chấp nhận vì p-value < 0,05 và giả thuyết H4 bị bác bỏ vì p-value > 0,05. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thái độ (β = 0,71 và p = 0,000), chuẩn chủ quan (β = 0,73 và p = 0,000) và kiểm soát hành vi nhận thức (β = 0,37 và p = 0,002) đã có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi chấp nhận tiền điện tử và nhận thức (β = 0,101 và p = 0,075) không có ý nghĩa tác động đối với hành vi có ý định chấp nhận tiền điện tử.

Ngoài ra, Cohen (1988) chỉ ra rằng, kích thước ảnh hưởng (f2) đạt 0,02 là nhỏ, 0,15 là vừa và 0,35 là mạnh. Từ Bảng 3, suy ra thái độ (1,20), chuẩn chủ quan (1,40) là 2 yếu tố có quy mô ảnh hưởng lớn, kiểm soát hành vi nhận thức (0,13) là một quy mô ảnh hưởng vừa phải và yếu tố chuẩn chủ quan (0,00) là một quy mô ảnh hưởng rất nhỏ hoặc không đáng kể.

4. Kết luận
 
Mục đích của nghiên cứu này là để khám phá việc chấp nhận tiền điện tử trong thế hệ Z để cung cấp kiến ​​thức đầy đủ về các yếu tố quyết định việc chấp nhận tiền điện tử. Sự phát triển của các công nghệ tài chính là rất cần thiết cho sự tăng trưởng của các thị trường tài chính hiện có. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức là các yếu tố có mối quan hệ với ý định chấp nhận tiền điện tử đối với thế hệ Z.

Theo Mazambani và Mutambara (2019), các yếu tố trên cần được chú ý đối với ý định chấp nhận tiền điện tử về tăng trưởng trong công nghệ tài chính. Thế hệ Z có sự hiểu biết sâu sắc hơn và quan tâm đến công nghệ, đồng thời có kiến ​​thức và nhận thức tốt hơn về tiền điện tử. Nghiên cứu này góp phần củng cố mô hình lí thuyết trong việc nghiên cứu về hành vi dự định. Ngoài ra, kết quả hi vọng sẽ đóng góp cho các cơ quan quản lí và các nhà hoạch định chính sách trong việc xem xét hợp pháp hóa tiền điện tử và cung cấp bức tranh tổng thể hơn về tiền điện tử nhằm có những chính sách phù hợp cho cơ chế hoạt động tiền điện tử nếu áp dụng tại Việt Nam cũng như nâng cao hơn nhận thức cho người dân để tránh mọi thiệt hại về tài chính.

Tài liệu tham khảo:

1. Chuen, D. L. K., & Teo, E. G. (2015). Emergence of FinTech and the LASIC principles. The Journal of Financial Perspectives: Fintech, pages 24-37.
2. Cohen, M. A. (1988). Some new evidence on the seriousness of crime. Criminology, 26(2), pages 343-353.
3. Kaur, J., & Dogra, M. (2019). FinTech companies in India: a study of growth analysis. Abhigyan, 37(1), 21.
4. Mazambani, L., & Mutambara, E. (2019). Predicting FinTech innovation adoption in South Africa: the case of cryptocurrency. African Journal of Economic and Management Studies.
5. Sudzina, F., & Pavlicek, A. (2019). Impact of personality traits (BFI-2-XS) on use of cryptocurrencies. In Hradec Economic Days 2019, pages 363-369.
 
Nguyễn Minh Trí
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng
04/12/2023 114 lượt xem
Sau khi đạt tăng trưởng cao ở mức 8% năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng từ sự ảm đạm của kinh tế thế giới.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn
01/12/2023 186 lượt xem
Cùng với xu thế phát triển trên thế giới và kiên định với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang có nhiều nỗ lực chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) như một định hướng ưu tiên và giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững đất nước theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Thực trạng Fintech tại Việt Nam, kinh nghiệm quản lí quốc tế và đề xuất
Thực trạng Fintech tại Việt Nam, kinh nghiệm quản lí quốc tế và đề xuất
23/11/2023 835 lượt xem
Trong những năm gần đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư.
Rủi ro, thách thức của kinh tế Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp
Rủi ro, thách thức của kinh tế Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp
20/11/2023 512 lượt xem
Trong 10 tháng đầu năm 2023, kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, suy thoái kinh tế và lạm phát cao vẫn diễn ra ở nhiều nước; an ninh năng lượng, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn đến thị trường giá cả hàng hóa; cùng với đó, những căng thẳng địa chính trị kéo dài và chính sách thắt chặt tiền tệ ở các nước cũng đã đem đến những hệ lụy không nhỏ cho kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước. Thời
Khó khăn, thách thức trong triển khai khung năng lực tại ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị
Khó khăn, thách thức trong triển khai khung năng lực tại ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị
20/11/2023 519 lượt xem
Nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch và chương trình hành động của một doanh nghiệp nói chung cũng như của một ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng.
APEC - Vai trò và điểm nhấn mới trong hợp tác kinh tế
APEC - Vai trò và điểm nhấn mới trong hợp tác kinh tế
15/11/2023 508 lượt xem
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thành lập năm 1989, bao gồm 21 nền kinh tế trên vành đai châu Á - Thái Bình Dương.
Tác động của phân tích kinh doanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
Tác động của phân tích kinh doanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
14/11/2023 536 lượt xem
Ngân hàng hiện đang tương tác với khách hàng qua nhiều kênh Internet. Sự tiến triển sang lĩnh vực kĩ thuật số này dẫn đến sự phát triển của dữ liệu lớn với các phương pháp phân tích tiên tiến để quản lí hệ thống dịch vụ một cách hiệu quả trong các ngân hàng.
Thúc đẩy hoạt động quản lí siêu dữ liệu tại các tổ chức tài chính - ngân hàng trong thời kì chuyển đổi số
Thúc đẩy hoạt động quản lí siêu dữ liệu tại các tổ chức tài chính - ngân hàng trong thời kì chuyển đổi số
13/11/2023 380 lượt xem
Dữ liệu là phần quan trọng của mọi tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính - ngân hàng, nơi mà khối lượng dữ liệu lưu trữ vô cùng lớn.
Tương tác giữa bảo mật và tính khả dụng trong lĩnh vực e-banking: Phân tích và khuyến nghị
Tương tác giữa bảo mật và tính khả dụng trong lĩnh vực e-banking: Phân tích và khuyến nghị
10/11/2023 360 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu về bảo mật e-banking trong ngân hàng điện tử với mục tiêu xác định sự biến đổi của các giải pháp bảo mật e-banking và tương tác phức tạp giữa tính bảo mật và tính khả dụng của hệ thống.
Chia sẻ và mở rộng kho dữ liệu nhằm hỗ trợ ra quyết định kinh doanh  tại các tổ chức tài chính, ngân hàng
Chia sẻ và mở rộng kho dữ liệu nhằm hỗ trợ ra quyết định kinh doanh tại các tổ chức tài chính, ngân hàng
08/11/2023 402 lượt xem
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các tổ chức phải đối mặt với thách thức là không thể nắm giữ toàn bộ dữ liệu của khách hàng, mỗi tổ chức thường giữ một phần của dữ liệu đó.
Kinh nghiệm quốc tế về công cụ bộ đệm vốn phản chu kì và bài học cho Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế về công cụ bộ đệm vốn phản chu kì và bài học cho Việt Nam
03/11/2023 516 lượt xem
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008 kéo theo sự đổ vỡ của hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại - trung gian tài chính quan trọng, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế. Kể từ đó, các nhà quản lí trở nên quan tâm hơn đến việc xây dựng các công cụ giúp hệ thống tài chính có khả năng chịu đựng tốt hơn trước các cú sốc, giảm thiểu rủi ro hệ thống của các ngân hàng thương mại tại quốc gia mình.
Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia - Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN + 3
Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia - Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN + 3
02/11/2023 476 lượt xem
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng dựa trên dữ liệu bảng của 14 quốc gia trong khu vực ASEAN+3 giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021 để phân tích tác động của tài chính số tới ổn định tài chính của các quốc gia. Trong đó, tài chính số được đo lường bởi hai nhóm nhân tố: Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật số và khả năng triển khai dịch vụ tài chính số. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tài chính số có tác động tiêu cực tới chỉ số căng thẳng tài chính của các quốc gia trong khu vực ASEAN+3.
Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí và một số định hướng hoàn thiện
Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí và một số định hướng hoàn thiện
31/10/2023 537 lượt xem
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác.
Điểm nhấn, triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2023
Điểm nhấn, triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2023
27/10/2023 714 lượt xem
Theo số liệu tháng 9/2023 của nhiều tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được điều chỉnh tăng nhẹ so với dự báo, nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022.
Một số bất cập của Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758 2010 của ICC
Một số bất cập của Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758 2010 của ICC
18/10/2023 946 lượt xem
Bảo lãnh là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự thông dụng, nhưng cho đến nay trên thế giới chưa có luật quốc tế nào được ban hành để điều chỉnh phương thức bảo lãnh này ngoài các tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành là Quy tắc Thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu (Uniform Rules for Demand Guarantees) số 458 năm 1992 (gọi tắt là URDG 458 1992) và bản sửa đổi hiện hành năm 2010, số 758 (gọi tắt là URDG 758 2010).
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

Vàng SJC 5c

73.200

74.420

Vàng nhẫn 9999

61.600

62.750

Vàng nữ trang 9999

61.450

62.450


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,020 24,390 25,663 27,072 29,913 31,187 160.34 169.73
BIDV 24,085 24,385 25,866 27,062 30,080 31,206 161.34 169.85
VietinBank 23,985 24,405 25,952 27,087 30,348 31,358 161.89 169.84
Agribank 24,050 24,390 25,906 26,697 30,145 31,120 162.46 167.45
Eximbank 24,000 24,390 25,979 26,705 30,253 31,099 162.78 167.33
ACB 24,040 24,390 26,018 26,673 30,441 31,082 162.21 167.47
Sacombank 24,030 24,383 26,083 26,746 30,514 31,035 162.55 169.11
Techcombank 24,063 24,403 25,722 27,064 29,938 31,252 158.46 170.9
LPBank 24,100 24,660 25,941 27,280 30,455 31,415 161.26 172.81
DongA Bank 24,080 24,380 25,980 26,650 30,290 31,120 160.5 167.6
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
2,60
2,60
2,90
3,90
3,90
5,00
5,00
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
3,20
3,30
3,40
4,50
4,55
4,60
4,60
Sacombank
-
-
-
-
3,40
3,50
3,60
4,50
4,75
4,80
4,95
Techcombank
0,10
-
-
-
3,20
3,20
3,50
4,50
4,55
4,90
4,90
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,50
3,60
3,70
4,80
4,90
5,30
6,10
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
3,90
4,90
5,10
5,40
5,60
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,70
4,80
5,10
5,40
5,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?