Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Tạo lực đẩy giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên phát triển kinh tế
26/10/2023 346 lượt xem
Trở lại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vào đúng những ngày mưa cuối tháng 9/2023 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, song những gam màu xám đất trời chẳng thể làm vơi đi sắc vàng óng ả của lúa chín chảy tràn trên các thửa ruộng bậc thang. Một vụ mùa bội thu vốn là ước mơ của người dân vùng cao trước kia giờ đã trở thành thứ yếu. Niềm tin và hi vọng đổi đời của bà con ở huyện Mù Cang Chải nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung giờ lại đặt dưới những vạt rừng, bản làng với các phương thức làm ăn, sản xuất hàng hóa mang tính thị trường, giúp người dân xây dựng một nền tảng kinh tế vững chãi hướng tới làm giàu.
 
Hộ gia đình anh Thào A Phổng, sinh năm 1981, dân tộc Mông, ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là hộ nghèo của xã Nậm Khắt. Năm 2010, Thào A Phổng mạnh dạn vay vốn chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải với số tiền 15 triệu đồng để chăn nuôi trâu, đến năm 2015, Thào A Phổng trả hết nợ cho ngân hàng và thoát nghèo. Nhận thấy vốn vay ưu đãi giúp gia đình anh có cơ hội đổi đời, Thào A Phổng tiếp tục vay 50 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo để đầu tư mở rộng diện tích trồng cây hồng giòn. Sau 5 năm chăm sóc vườn hồng giòn, năm 2020, gia đình anh đã trả hết nợ cho ngân hàng và tích lũy được số vốn nhỏ. Năm 2021, Thào A Phổng đã đăng kí vay 50 triệu đồng thuộc chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để quây lưới thép làm trang trại chăn thả lợn dưới tán những cây hồng với diện tích khoảng 3.000 m2; năm 2022, gia đình anh vay thêm 90 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm để xây dựng 260 m2 chuồng trại, mua 10 con lợn nái sinh sản, 02 con lợn đực giống và ngô, sắn làm thức ăn chăn nuôi... Đến nay, mô hình trồng cây hồng giòn kết hợp với chăn nuôi lợn rừng của gia đình Thào A Phổng đang phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao với bình quân một năm xuất chuồng từ 50 - 60 con lợn và 40 triệu đồng tiền thu từ hồng giòn, đưa tổng thu nhập của gia đình lên 200 triệu đồng/năm. Từ nguồn thu này, gia đình Thào A Phổng đã dựng được căn nhà mới khang trang, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị trong nhà, đồng thời, có điều kiện cho hai con được theo học đầy đủ và trở thành hộ thoát nghèo bền vững.
 
 
Hộ gia đình Thào A Phổng, dân tộc Mông, bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, 
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vay vốn tín dụng chính sách phát triển mô hình 
trồng cây hồng giòn kết hợp với chăn nuôi lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao 
 
Bên cạnh việc cho hộ đồng bào dân tộc vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh truyền thống như trồng rừng, chăn nuôi gia súc, trong những năm gần đây, NHCSXH tỉnh Yên Bái còn chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp với các hội, đoàn thể làm ủy thác hướng dẫn người vay đầu tư vốn vào các lĩnh vực mới như phát triển du lịch cộng đồng ở các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ. Với sự trợ lực từ NHCSXH tỉnh Yên Bái, bà con đồng bào dân tộc nơi đây đã phát huy lợi thế địa phương là du lịch làm điểm tựa phát triển kinh tế, trong đó có gia đình Hảng A Dò ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn là một ví dụ điển hình. Năm 2016, gia đình Hảng A Dò vay vốn NHCSXH huyện Mù Cang Chải 50 triệu đồng thuộc chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đầu tư sửa nhà, mua chăn, đệm để cho khách du lịch thuê. Năm 2019, Hảng A Dò tiếp tục đăng kí vay thêm 50 triệu  đồng thuộc nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát triển khởi nghiệp mô hình du lịch cộng đồng Homestay; với số vốn vay thêm, gia đình Hảng A Dò đã đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh du lịch lên 11 phòng riêng và 01 phòng ngủ cộng đồng cho 30 người. Nguồn vốn vay từ NHCSXH cũng đã tạo việc làm ổn định cho 02 lao động trong gia đình Hảng A Dò, đồng thời mang lại nguồn thu nhập khá với doanh thu khoảng 200 triệu đồng/năm, đời sống kinh tế gia đình Hảng A Dò cũng nhờ đó mà ngày càng phát triển.
 
Hay như hộ gia đình Lò Văn Ly ở tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải, năm 2021, gia đình vay vốn NHCSXH huyện Mù Cang Chải 50 triệu đồng thuộc chương trình giải quyết việc làm để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Với số vốn này, Lò Văn Ly đã đầu tư sửa sang lại nhà, mua chăn, ga, gối, đệm, rèm, màn, tivi, tủ lạnh, bình nóng lạnh… để cho khách du lịch thuê. Nhờ nhạy bén và siêng năng trong thực hiện mô hình du lịch cộng đồng đã giúp đồng vốn vay từ NHCSXH phát huy hiệu quả khi lượng khách đến thuê phòng nghỉ ngày càng tăng; mỗi năm gia đình anh Lò Văn Ly thu nhập khoảng 250 triệu đồng, đời sống kinh tế ngày càng trở nên khá giả. 
 
Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Yên Bái, Đỗ Long Thảo cho biết, hiện toàn tỉnh có 97 hộ vay vốn để kinh doanh du lịch cộng đồng với dư nợ 6,8 tỉ đồng, tập trung ở huyện Mù Cang Chải 73 hộ với dư nợ 5,4 tỉ đồng; thị xã Nghĩa Lộ 13 hộ với dư nợ 1 tỉ đồng; huyện Trạm Tấu 07 hộ, dư nợ 0,4 tỉ đồng...
 
Đó chỉ là một vài nét chấm phá trong bức tranh phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái vươn lên phát triển kinh tế bền vững bằng nguồn vốn tín dụng chính sách. 


Với sự trợ lực từ NHCSXH tỉnh Yên Bái, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vay vốn 
đầu tư kinh doanh du lịch cộng đồng cho thu nhập ổn định
 
Là tỉnh vùng núi phía Tây Bắc, nơi có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống với số hộ dân tộc thiểu số chiếm 50% dân số toàn tỉnh (120 nghìn hộ), trong những năm qua, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã tập trung nguồn lực đầu tư hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Tính đến ngày 25/9/2023, tổng dư nợ cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đạt trên 3.200 tỉ đồng, chiếm 68% tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh, với trên 66 nghìn hộ còn dư nợ.  
 
Trong 8 tháng đầu năm 2023, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã cho vay 17.765 lượt hộ với số tiền 927 tỉ đồng, trong đó có 12.286 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số với số tiền 646,8 tỉ đồng. Riêng cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025 theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ, từ đầu năm 2023 đến nay, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã giải ngân được cho 498 hộ, với số tiền 24 tỉ đồng. Đến hết tháng 8/2023, dư nợ tại 137 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 4.036,5 tỉ đồng, chiếm 87,9% tổng dư nợ toàn tỉnh, với 72.466 hộ còn dư nợ.
 
Năm 2023, NHCSXH tỉnh Yên Bái được giao kế hoạch tăng trưởng các chương trình tín dụng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP là 32 tỉ đồng, theo đó, NHCSXH đã tham mưu Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh giao chỉ tiêu cho các đơn vị cấp huyện kịp thời; đồng thời, NHCSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác cấp xã hướng dẫn khách hàng thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và giải ngân cho vay kịp thời. Đến hết tháng 8/2023, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện giải ngân cho 498 khách hàng vay vốn với số tiền hơn 24 tỉ đồng (thực hiện các chính sách: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: 135 hộ, số tiền 9,74 tỉ đồng; hỗ trợ làm nhà ở: 363 hộ, số tiền 14,3 tỉ đồng). Còn gần 8 tỉ đồng sẽ tiếp tục giải ngân trong các tháng cuối năm 2023 theo tiến độ làm nhà ở của đối tượng thụ hưởng.
 
“Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ bà con phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm cho người lao động, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đã có rất nhiều mô hình hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhờ vay vốn tín dụng chính sách làm ăn có hiệu quả, kinh tế phát triển, thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá, hộ giàu ở địa phương, trở thành tấm gương có sức lan tỏa mạnh mẽ cho cộng đồng bà con dân tộc thiểu số học tập”, ông Đỗ Long Thảo cho biết.
 
Để nhân rộng các mô hình hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, ngoài đầu tư vốn cho hộ vay, hằng năm, NHCSXH tỉnh Yên Bái còn tham mưu Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH phát động thi đua “Hộ vay vốn tín dụng chính sách tiêu biểu” trên phạm vi toàn tỉnh để tuyên dương, khen thưởng nhằm tạo động lực cho hộ vay có ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
 
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng giúp hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo, thực hiện các chương trình an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt, góp phần đẩy lùi tín dụng đen ở khu vực nông thôn, qua đó, đã thay đổi bộ mặt nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh Yên Bái.  
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm qua, việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như một số hộ vay vốn thuộc nhóm đối tượng ưu tiên của Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở là người già, neo đơn, không nơi nương tựa, không có khả năng lao động, do vậy, khả năng trả lãi hằng tháng và trả nợ gốc khi đến hạn rất khó khăn.
 
Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, số xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giảm 88 xã so với trước đây, một số chính sách tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn như chính sách cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, chính sách cho vay thương nhân vùng khó khăn sẽ không được tiếp tục triển khai thực hiện. Trong khi đó, nhu cầu vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn rất lớn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, NHCSXH tỉnh Yên Bái đề xuất Chính phủ chưa áp dụng các chính sách tín dụng ưu đãi đối với đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống quá khó khăn, già cả, neo đơn, không có khả năng lao động, tàn tật, mắc bệnh hiểm nghèo; trước mắt cần phải có lộ trình cho các hộ kể trên ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội như việc ưu tiên các chính sách trợ cấp, bảo trợ xã hội...
 
Từ thực tiễn năng lực sử dụng vốn ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế cho thấy, rất cần sự lồng ghép, phối hợp các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với hoạt động đầu tư tín dụng chính sách để hộ vay biết cách làm ăn kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực từ các chương trình. Chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể cần chung tay giúp đỡ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nghèo để họ tự tin, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, các ngành chức năng cần nghiên cứu triển khai những mô hình, dự án phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương, với trình độ của hộ dân tộc thiểu số nghèo và phải có tính ổn định, lâu dài mới có thể giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc vùng đặc biệt khó khăn thoát nghèo bền vững.
 
Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục cho kéo dài chính sách cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, chính sách cho vay thương nhân vùng khó khăn thêm 5 năm, sau khi các đơn vị cấp xã ra khỏi vùng khó khăn để đảm bảo kết quả xây dựng nông thôn mới được duy trì bền vững.
 
Về phía NHCSXH tỉnh Yên Bái, bên cạnh việc tiếp tục đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và đối tượng chính sách phát triển kinh tế bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới, trong những năm tới, cần tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền chuyển đổi số đến những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ áp dụng và phát huy tốt hơn vốn vay tín dụng chính sách.

Minh Ngọc (Hà Nội)
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán
Quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán
28/11/2023 117 lượt xem
Nhằm tăng cường an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, ngăn ngừa các hành vi lợi dụng dịch vụ thanh toán, ví điện tử để thực hiện các mục đích bất hợp pháp, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện về pháp lí, theo đó sẽ quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng; dự kiến bổ sung quy định yêu cầu sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp để mở tài khoản thanh toán, ví điện tử, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử.
Tăng cường hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong hoạt động tín dụng, ngân hàng - Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
Tăng cường hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong hoạt động tín dụng, ngân hàng - Kinh nghiệm thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
17/11/2023 1.321 lượt xem
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015
Nguồn vốn chính sách giúp người chấp hành xong án phạt tù làm lại cuộc đời
Nguồn vốn chính sách giúp người chấp hành xong án phạt tù làm lại cuộc đời
09/11/2023 470 lượt xem
Bắt đầu từ ngày 10/10/2023, người chấp hành xong án phạt tù sẽ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) lên đến 100 triệu đồng/người. Đây được xem là cánh cửa để mở ra một cuộc đời mới cho những người từng lầm đường, lạc lối, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
Ngân hàng lưu động tại Quảng Nam: Mở đường cho người dân vùng núi cao thoát nghèo
Ngân hàng lưu động tại Quảng Nam: "Mở đường" cho người dân vùng núi cao thoát nghèo
09/11/2023 444 lượt xem
Thời gian qua, mô hình điểm giao dịch lưu động (ngân hàng lưu động) bằng xe ô tô chuyên dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tại tỉnh Quảng Nam đã giúp người dân các bản làng vùng núi cao dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
 Tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các tổ chức tín dụng yếu kém
Tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các tổ chức tín dụng yếu kém
07/11/2023 389 lượt xem
Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém rất quan trọng đối với hoạt động hiệu quả và ổn định của hệ thống bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Tại Việt Nam, việc đồng bộ cơ sở pháp lí về can thiệp sớm, trong đó có sửa đổi Luật BHTG, sẽ tạo “bước đệm” vững chắc cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tham gia ngày càng có hiệu quả vào quá trình này.
Tuyên Quang thúc đẩy tài chính toàn diện vùng nông thôn
Tuyên Quang thúc đẩy tài chính toàn diện vùng nông thôn
04/11/2023 569 lượt xem
Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 149) với mục tiêu để mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận, sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững; trong đó, chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Tài trợ khủng bố và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố
Tài trợ khủng bố và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố
02/11/2023 796 lượt xem
Khủng bố là một trong những vấn đề nghiêm trọng và nguy cơ hàng đầu đối với an ninh toàn cầu. Sự phát triển không ngừng của các mạng lưới, thủ đoạn tài trợ khủng bố đã tạo ra một loạt các thách thức phức tạp cho cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với khủng bố. Bài viết sẽ tìm hiểu khái niệm, quy trình tài trợ khủng bố và hậu quả của nó, cũng như nhìn nhận về công tác phòng, chống tài trợ khủng bố ở Việt Nam.
BIDV trên hành trình trở thành “Ngân hàng Xanh”
BIDV trên hành trình trở thành “Ngân hàng Xanh”
31/10/2023 1.104 lượt xem
Tại Nghị quyết số 27-NQ/ĐU ngày 03/10/2023 về thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã xác định: Việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh,
Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Agribank theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Agribank theo tư tưởng Hồ Chí Minh
28/10/2023 435 lượt xem
Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của Nhân dân, hoàn thành những trọng trách của mình trước Nhân dân và dân tộc. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn chú trọng đến công tác rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên và đã đạt được những kết quả tích cực góp phần xây dựng Đảng bộ Agribank ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Agribank chuyển đổi số lấy khách hàng làm trọng tâm
Agribank chuyển đổi số lấy khách hàng làm trọng tâm
26/10/2023 316 lượt xem
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không thể đảo ngược, do đó, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang tích cực triển khai nhiều hoạt động tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng với chiến lược nhất quán, dài hạn “lấy khách hàng làm trọng tâm” để hướng đến mục tiêu “số hóa toàn diện và tối ưu trải nghiệm khách hàng”.
Chuyển đổi số trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân
Chuyển đổi số trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân
17/10/2023 810 lượt xem
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo đó, làn sóng chuyển đổi số của các ngân hàng đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ: Tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang nâng cao hiệu quả vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang nâng cao hiệu quả vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương
12/10/2023 937 lượt xem
9 tháng đầu năm 2023, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã bám sát các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao về hoạt động ngân hàng, thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường huy động vốn, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực được ưu tiên, các ngành, nghề có thế mạnh, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại Quỹ tín dụng nhân dân Bến Quan
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại Quỹ tín dụng nhân dân Bến Quan
11/10/2023 3.213 lượt xem
Nằm ở phía Tây huyện Vĩnh Linh, địa bàn của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bao gồm thị trấn Bến Quan và xã Vĩnh Hà.
Agribank Quảng Trị tự hào là người bạn đồng hành cùng bà con nông dân vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương
Agribank Quảng Trị tự hào là người bạn đồng hành cùng bà con nông dân vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương
11/10/2023 923 lượt xem
Những gương mặt vui tươi của bà con nông dân tỉnh Quảng Trị là minh chứng rõ rệt đồng vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã đến ngày đơm hoa, kết trái.
Cải thiện tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm
Cải thiện tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm
09/10/2023 1.113 lượt xem
Với nhiều nỗ lực, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có chuyển biến, tháng sau cao hơn tháng trước. Thông qua các giải pháp và sự quyết liệt trong triển khai thực hiện, tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng tích cực trong những tháng cuối năm, qua đó có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Giá vàngXem chi tiết
GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY
Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
70.550
71.350
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
70.550
71.350
Vàng SJC 5c
70.550
71.370
Vàng nhẫn 9999
59.850
60.950
Vàng nữ trang 9999
59.750
60.650

Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,030 24,400 25,749 27,163 29,595 30,855 157.45 166.68
BIDV 24,100 24,400 25,966 27,166 29,768 30,883 158.39 166.73
VietinBank 24,018 24,438 26,054 27,189 30,019 31,029 158.92 166.87
Agribank 24,060 24,400 25,994 26,786 29,828 30,798 159.38 164.24
Eximbank 24,030 24,420 26,047 26,774 29,942 30,778 159.81 164.27
ACB 24,060 24,410 26,100 26,756 30,118 30,752 159.42 164.58
Sacombank 24,050 24,410 26,177 26,848 30,176 30,705 159.64 166.24
Techcombank 24,079 24,433 25,823 27,182 29,613 30,934 155.45 167.94
LPBank 24,040 24,600 25,962 27,303 30,064 31,002 157.67 169.15
DongA Bank 24,100 24,390 26,070 26.740 29,980 30,790 157.5 164.5
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
2,60
2,60
2,90
3,90
3,90
5,00
5,00
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
3,20
3,30
3,40
4,50
4,55
4,60
4,60
Sacombank
-
-
-
-
3,40
3,50
3,60
4,50
4,75
4,80
4,95
Techcombank
0,10
-
-
-
3,20
3,20
3,50
4,50
4,55
4,90
4,90
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,50
3,60
3,70
4,80
4,90
5,30
6,10
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
3,90
4,90
5,10
5,40
5,60
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,70
4,80
5,10
5,40
5,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?