Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang nâng cao hiệu quả vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương
12/10/2023 1.398 lượt xem
9 tháng đầu năm 2023, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã bám sát các chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao về hoạt động ngân hàng, thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường huy động vốn, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực được ưu tiên, các ngành, nghề có thế mạnh, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 
 

Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang Nguyễn Ngọc Hải phát biểu chủ trì
tại Hội nghị giao ban ngành Ngân hàng Hà Giang 9 tháng đầu năm 2023

Tập trung vốn cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Tính đến hết ngày 30/9/2023, tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Hà Giang đạt 31.661 tỉ đồng; trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 17.670 tỉ đồng, tăng 7,5% so với ngày 31/12/2022. Tổng dư nợ tín dụng của các TCTD, chi nhánh NHTM trên địa bàn đạt 28.475 tỉ đồng, tăng 0,7% so với ngày 31/12/2022. Nợ xấu được kiểm soát dưới 1%/tổng dư nợ.

Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn trong 9 tháng đầu năm được tập trung vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và của tỉnh. Cụ thể, dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt 18.890 tỉ đồng, chiếm 66,3%/tổng dư nợ; dư nợ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 2.075 tỉ đồng; chương trình trồng rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ đạt 55 tỉ đồng; chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt 11.279 tỉ đồng; chương trình khởi nghiệp đạt 189 tỉ đồng; chương trình về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 (theo Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang) đạt 107,2 tỉ đồng; cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình đạt 287,5 tỉ đồng; cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt 160 tỉ đồng/2.560 khách hàng dư nợ; chương trình cho vay nhà ở xã hội đạt 89,2 tỉ đồng/208 khách hàng dư nợ; chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập đạt 2,38 tỉ đồng/212 khách hàng dư nợ.

Cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Thống đốc NHNN hướng dẫn NHTM thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP đạt 35,6 tỉ đồng/05 khách hàng (04 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã), số lãi đã hỗ trợ là 526,1 triệu đồng; dư nợ theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đạt 74,2 tỉ đồng; dư nợ tín dụng chính sách đạt 4.666 tỉ đồng, chiếm 16,3%/tổng dư nợ trên địa bàn, tăng 8,5% so với ngày 31/12/2022.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; các chi nhánh NHTM đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho các đối tượng trong diện hỗ trợ, tổng số tiền tính đến hết ngày 30/9/2023 lũy kế đạt 770,1 tỉ đồng cho 1.379 khách hàng; số lãi đã được miễn, giảm lũy kế là 402 triệu đồng; cho vay mới ưu đãi lãi suất với doanh số cho vay lũy kế là 20.859 tỉ đồng, dư nợ cho vay lũy kế là 8.118,8 tỉ đồng/57.943 khách hàng; cho vay để trả lương cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/01/2021, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, số tiền giải ngân là 1,985 tỉ đồng/10 doanh nghiệp; miễn, giảm phí dịch vụ cho khách hàng với số tiền lũy kế là 420 triệu đồng.

NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang đã triển khai đến các TCTD trên địa bàn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Tính đến hết tháng 9/2023, dư nợ được cơ cấu là 3,2 tỉ đồng/01 khách hàng.

Các TCTD trên địa bàn cũng đã chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất. Nhìn chung, lãi suất của các TCTD giảm so với đầu năm (trong khoảng 0,1% - 2%/năm). Hiện nay, lãi suất tiền gửi bình quân của các TCTD ở mức 5,75%/năm; lãi suất cho vay bình quân ở mức 8,9%/năm.

Để tăng cường mạng lưới dịch vụ ngân hàng, NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các TCTD bên cạnh việc xây dựng và thực hiện các phương án đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho các đơn vị tổ chức và cá nhân, tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được dịch vụ; chú trọng các hoạt động cung ứng dịch vụ công qua ngân hàng trong lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, chi trả dịch vụ an sinh xã hội.

Các TCTD, chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác trung gian thanh toán trên địa bàn, cung ứng nhiều dịch vụ thanh toán dựa trên thẻ ngân hàng; chất lượng và dịch vụ thanh toán thẻ tiếp tục được cải thiện, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư; thường xuyên phối hợp với cơ quan an ninh tăng cường đảm bảo an toàn cho ATM và người sử dụng; thực hiện miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán với các giao dịch thanh toán trực tuyến. Đến hết tháng 9/2023, tổng số thẻ ATM do các chi nhánh NHTM đã phát hành trên địa bàn tỉnh Hà Giang là 395.447 thẻ, tăng 15,1% so với cuối năm 2022; với tổng số 44 ATM và 175 máy POS. Số đơn vị trả lương qua tài khoản là 1.415 đơn vị, với 39.687 tài khoản.

NHNN Chi nhánh tỉnh cũng thực hiện công tác thanh tra, giám sát thường xuyên đối với các TCTD, như giám sát việc áp dụng lãi suất huy động, cho vay của các NHTM và các QTDND trên địa bàn theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN; việc tuân thủ các giới hạn và tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD; việc thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động, dư nợ và xử lí nợ xấu theo kế hoạch đã đề ra; đảm bảo hoạt động của các TCTD được thực hiện theo quy định. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng được thực hiện đúng theo quy định, kịp thời, đúng thẩm quyền.

Công tác kiểm soát nội bộ cũng được thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành kiểm tra chứng từ kế toán, giám sát công tác an toàn kho, quỹ; kiểm tra việc thực hiện kỉ luật, kỉ cương hành chính, đảm bảo hoạt động của Chi nhánh tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, NHNN tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch các thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, 100% thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, đúng thẩm quyền, không phát sinh khiếu nại tố cáo trong công tác giải quyết thủ tục hành chính. Các TCTD thực hiện công khai minh bạch về thủ tục, hồ sơ vay vốn, niêm yết công khai các mức lãi suất, biểu phí dịch vụ tại các điểm giao dịch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được bình đẳng và thuận lợi trong giao dịch với ngân hàng. Tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, hướng dẫn về chủ trương Chính phủ, NHNN và của tỉnh về các chính sách tín dụng ưu đãi để người dân biết và có điều kiện tiếp cận vốn vay.

Một số khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong 9 tháng đầu năm 2023 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Nhu cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp khi chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra và đơn hàng của doanh nghiệp suy giảm...; kéo theo mức độ rủi ro của khách hàng gia tăng; đầu tư tín dụng chưa được cải thiện, dư nợ tăng chậm so với đầu năm.

Kết quả triển khai một số chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ chưa được như kì vọng. Nợ xấu vẫn ở mức thấp trong tầm kiểm soát nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD do tác động kéo dài của dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội trong nước cũng như quốc tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Một số nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn, đó là do công tác giải ngân vốn đầu tư công tại địa phương còn nhiều vướng mắc, chậm thực hiện, dẫn đến chưa tạo được nhiều việc làm để thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời kích cầu tín dụng ngân hàng. Nhu cầu vốn tín dụng để sản xuất, kinh doanh trên địa bàn ở mức thấp, các thành phần kinh tế gặp nhiều khó khăn và hồi phục chậm hơn so với kì vọng. Đồng thời, cầu đầu tư, cầu tiêu dùng cùng giảm sút dẫn tới cầu tín dụng giảm tương ứng. Một số nhóm khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lí; như nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế, thông tin còn thiếu minh bạch,...), nhóm bất động sản (thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp có tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao, tình hình tài chính kém lành mạnh; nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn về thủ tục pháp lí;... )...; Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Hà Giang chưa có dự án nhà ở xã hội nào được phê duyệt để chủ đầu tư/người mua nhà có thể tiếp cận với chương trình vay vốn 120.000 tỉ đồng...

Tập trung đẩy mạnh các giải pháp hoạt động những tháng cuối năm 2023

Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra năm 2023, trong những tháng cuối năm, hệ thống ngân hàng tỉnh Hà Giang đang tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

Đối với NHNN Chi nhánh tỉnh: Tiếp tục bám sát chủ trương, định hướng và chỉ đạo của NHNN, của cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo các TCTD tiếp tục tập trung vốn tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường các giải pháp nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023; tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, UBND các cấp triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.

Chỉ đạo các TCTD tăng cường kết nối, đối thoại nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân, doanh nghiệp; tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN của Thống đốc NHNN; chấp hành nghiêm các quy định của NHNN về hoạt động cho vay của TCTD.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025; Chiến lược tài chính toàn diện quốc đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lí nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; các chỉ đạo của hội sở và của tỉnh.

Thực hiện hiệu quả các nghiệp vụ và biện pháp quản lí nhà nước về ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn, công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD trên địa bàn, cung ứng tiền mặt cho lưu thông. Tuyên truyền, phổ biến cho TCTD, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn các chủ trương, chương trình, chính sách tín dụng của Chính phủ, của Ngành để doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận.

Đối với các TCTD trên địa bàn: Thực hiện kế hoạch kinh doanh và tập trung nguồn lực thực hiện tăng trưởng tín dụng năm 2023 theo kế hoạch đề ra; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực là thế mạnh, là động lực phát triển của tỉnh; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ có dấu hiệu rủi ro, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Có các biện pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lí rủi ro.

Thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về các chính sách tín dụng phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện các giải pháp hiệu quả tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho lĩnh vực bất động sản; ưu tiên cấp tín dụng cho các chương trình nhà ở xã hội đang được triển khai và dự kiến được ngân hàng cấp trên giao triển khai trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN; tích cực triển khai hoạt động đại lí đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế theo quy định.

Tăng cường kết nối, đối thoại nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân, doanh nghiệp để phục hồi, ổn định sản xuất. Tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Đẩy mạnh cải cách thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện hơn nữa cho khách hàng tiếp cận tín dụng; tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong quá trình xử lí các đề nghị tháo gỡ khó khăn về hoạt động vay vốn.

Chấp hành nghiêm các quy định của NHNN về lãi suất, tỉ giá, phí, các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng,... Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dịch vụ, các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng số tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách an toàn, thuận lợi. Tổ chức triển khai quyết liệt các giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lí nợ xấu đã được phê duyệt, đảm bảo theo đúng lộ trình đề ra.

Hà Vy (NHNN)
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
26/07/2024 64 lượt xem
Sau 12 năm thi hành, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đã góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống các TCTD, bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền. Đây cũng là chặng đường đủ dài ghi nhận những hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG tại Việt Nam.
Tuyên Quang: Tín dụng tăng trưởng bền vững, góp phần hỗ trợ vốn cho người dân, doanh nghiệp
Tuyên Quang: Tín dụng tăng trưởng bền vững, góp phần hỗ trợ vốn cho người dân, doanh nghiệp
22/07/2024 200 lượt xem
Tính đến ngày 30/6/2024, tín dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tăng 6,3% so với đầu năm và đạt 180% so với cùng kỳ năm 2023 (6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,5%) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cho biết.
Đắk Lắk 10 năm bền bỉ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
Đắk Lắk 10 năm bền bỉ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
11/07/2024 372 lượt xem
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành đã phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị trong tỉnh Đắk Lắk cùng chung tay giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Agribank tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua hợp tác liên ngành với Hội Nông dân
Agribank tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua hợp tác liên ngành với Hội Nông dân
10/07/2024 505 lượt xem
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng, đặc biệt với khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
09/07/2024 470 lượt xem
Tài chính toàn diện mang đến cho người dân các dịch vụ tài chính thuận tiện và chất lượng, mở rộng khả năng tiếp cận cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, đồng thời tạo cơ hội đồng đều và hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền
28/06/2024 939 lượt xem
Thời gian qua, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và chính quyền địa phương, NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 với các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của Ngành đến các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn nói chung, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng một cách kịp thời, hiệu quả.
Ứng dụng nền tảng SaaS trong hoạt động Ngân hàng
Ứng dụng nền tảng SaaS trong hoạt động Ngân hàng
21/06/2024 630 lượt xem
Mô hình ngân hàng toàn diện đang chứng tỏ hiệu quả khi cung cấp sản phẩm tài chính linh hoạt và thuận tiện. Trong đó, công nghệ điện toán đám mây và mô hình phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS) được nhận định giúp ngành Ngân hàng trở nên tiên tiến và toàn diện hơn thông qua việc cung cấp ứng dụng cho các ngân hàng để mở rộng cơ sở hạ tầng và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới.
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt sứ mệnh  “Tam nông”
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt sứ mệnh “Tam nông”
11/06/2024 824 lượt xem
Thời gian qua, trên cơ sở bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank), chính quyền địa phương và diễn biến thị trường, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng...
Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng
Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng
10/06/2024 823 lượt xem
Đồng vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế bền vững không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên quê hương huyện Lắk anh hùng mà hơn cả là vì sự phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội...
Ngân hàng bán vàng cho người dân: Hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới
Ngân hàng bán vàng cho người dân: Hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới
02/06/2024 4.448 lượt xem
Từ ngày 03/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.
Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
29/05/2024 1.132 lượt xem
Trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã tập trung huy động các nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang tăng cường các giải pháp góp phần đẩy lùi “tín dụng đen
Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang tăng cường các giải pháp góp phần đẩy lùi “tín dụng đen"
27/05/2024 1.058 lượt xem
NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế
22/05/2024 2.267 lượt xem
Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình đổi mới.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên: Tập trung vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên: Tập trung vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững
14/05/2024 1.106 lượt xem
70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, những vết tích đau thương của mảnh đất hoang sơ, đổ nát do bị tàn phá bởi chiến tranh khốc liệt đang dần được xoa dịu bởi màu xanh bạt ngàn cây công nghiệp, cây ăn trái. Cùng với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội mà cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Điện Biên nỗ lực trải rộng trên 100% các thôn, bản, những người dân Điện Biên đang từng ngày vượt lên khó khăn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo và gìn giữ mảnh đất phên dậu của Tổ quốc.
Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
13/05/2024 1.003 lượt xem
Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, giảm nghèo và từng bước làm giàu, qua đó, góp phần cùng hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?