Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tích cực triển khai các hoạt động thiết thực và ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành

Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (NHVN) (6/5/1951 - 6/5/2021), nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức chính trị và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử 70 năm xây...
aa

Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (NHVN) (6/5/1951 - 6/5/2021), nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức chính trị và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng đối với các đoàn viên, công nhân viên chức, người lao động (CNVCNLĐ) trong Ngành, qua đó, tạo động lực thúc đẩy các đoàn viên, CNVCNLĐ nâng cao tinh thần trách nhiệm, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của Ngành, trong thời gian qua, Công đoàn NHVN đã xây dựng và triển khai tích cực nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thực trong toàn Ngành. Cụ thể:



Đại diện 24 đội tham gia Cuộc thi "Nét đẹp văn hóa ngành Ngân hàng"

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Công đoàn NHVN đã xây dựng và tích cực triển khai các chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động về truyền thống lịch sử 70 năm Ngân hàng Việt Nam.

- Xây dựng chuyên mục “Kỷ niệm 70 năm thành lập NHVN” trên Website Công đoàn NHVN: Đăng tải các tin, bài, hình ảnh về lịch sử 70 năm ngành Ngân hàng và các hoạt động chào mừng 70 năm thành lập NHVN của các cấp công đoàn trong toàn ngành Ngân hàng.

- Phối hợp tuyên truyền trên các báo, tạp chí trong và ngoài Ngành như: Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Báo Lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam.

- Từ tháng 3/2021, Công đoàn NHVN đã chỉ đạo các cấp công đoàn treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại trụ sở các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Ngân hàng với nội dung: “Kỷ niệm 70 năm thành lập NHVN”.

2. Tổ chức sôi nổi các hoạt động trong đoàn viên, CNVCNLĐ

Cuộc thi “Nét đẹp văn hóa ngành Ngân hàng”

Trong hai ngày 31/3 và 01/4/2021,Công đoàn NHVN đã tổ chức Cuộc thi “Nét đẹp văn hóa ngành Ngân hàng”. Cuộc thi là cơ hội để thể hiện và tôn vinh nét đẹp văn hóa của cán bộ ngân hàng trong giao tiếp, ứng xử và thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, nhằm làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng và nâng cao văn hóa, đạo đức nghề nghiệp cho CNVCNLĐ toàn Ngành, góp phần đưa các chuẩn mực văn hóa, đạo đức nghề nghiệp vào thực tiễn, nhằm xây dựng hình ảnh người cán bộ ngân hàng tự tin, thanh lịch, đạo đức, văn minh và chuyên nghiệp.

Cuộc thi “Nét đẹp văn hóa ngành Ngân hàng” không chỉ là một sân chơi văn hóa lành mạnh, thể hiện được tài năng của cán bộ ngân hàng, mà còn là dịp để các đội thi giới thiệu được bản sắc văn hóa của đơn vị mình, thể hiện được sức mạnh đoàn kết, đồng thời tăng cường mối quan hệ giao lưu, gắn kết giữa các đơn vị trong Ngành, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Cuộc thi tìm hiểu về lịch sử 70 năm NHVN trên Website Công đoàn NHVN

Công đoàn NHVN đã phối hợp với Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương, Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương và Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về lịch sử 70 năm NHVN”. Cuộc thi được thực hiện trực tuyến trên Website Công đoàn NHVN, các đối tượng tham gia là toàn bộ đoàn viên, người lao động trong ngành Ngân hàng. Cuộc thi được tổ chức thành 03 kỳ: Kỳ I từ ngày 12/4 - 16/4/2021; Kỳ II từ ngày 17/4 - 21/4/2021; Kỳ III từ ngày 22/4 - 26/4/2021.

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động thể thao cấp cơ sở

Công đoàn NHVN chỉ đạo các Công đoàn cấp trên cơ sở, các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn NHVN phối hợp với chuyên môn tổ chức các hoạt động thể thao phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại cơ sở để chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành; tham gia các hoạt động khác do các đơn vị chức năng tại địa phương tổ chức.




Nhà tưởng niệm cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng do Công đoàn NHVN tu bổ

3. Sửa chữa, tôn tạo các khu di tích lịch sử của Ngành

Tại tỉnh Tây Ninh

Công đoàn NHVN đã thực hiện sửa chữa, tôn tạo các khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng trên địa bàn huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, gồm: Nhà tưởng niệm Liệt sỹ Ban Kinh tài Trung ương cục Miền Nam tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82 thuộc xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh; Nhà Bia truyền thống Ban Kinh tài Trung ương cục Miền Nam tại khu căn cứ Trung ương cục Miền Nam, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Đến đầu tháng 4/2021, Công đoàn NHVN đã hoàn thành triển khai các hạng mục sửa chữa, tôn tạo và trồng cỏ, trồng hoa tại 02 Khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Tại tỉnh Hải Dương

Thực hiện tu bổ Nhà tưởng niệm cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng tại xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Các hạng mục tu bổ gồm: Tiền bái, hậu cung; thay thế vách tiền đường; tủ trưng bày hiện vật; bàn thờ cũ…

Tại tỉnh Tuyên Quang

Công đoàn NHVN đã thực hiện công trình: “Mở rộng Khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng tại thôn Tân Thành, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.

Thực hiện chương trình kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước giao Công đoàn NHVN phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang; các sở, ban ngành của tỉnh Tuyên Quang để thực hiện dự án mở rộng Khu di tích lịch sử của Ngành và thực hiện các thủ tục thu hồi, cấp đất, giải phóng mặt bằng và triển khai dự án. Như vậy, Khu di tích lịch sử đến thời điểm hiện tại có tổng diện tích là 14.400 m2, trong đó: Diện tích được cấp mới là: 13.543 m2; diện tích đất cũ đã được cấp: 832 m2.

Thực hiện Nghị quyết số 86b/NQ-BCS ngày 19/7/2018 của Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước về mở rộng Khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng tại thôn Tân Thành, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 2437/QĐ-NHNN ngày 10/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Mở rộng Khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng”, trong đó, giao Công đoàn NHVN là đầu mối triển khai, vận động nguồn ủng hộ, đóng góp của cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng để thi công mở rộng công trình với quy mô diện tích là 14.400 m2, mức đầu tư là trên 19,3 tỷ đồng, trong đó gồm 16,4 tỷ đồng xây dựng các hạng mục: Khu trung tâm, nhà truyền thống, khu bia di tích, quảng trường, sân vườn, các hạng mục phụ trợ, trồng cây xanh và 2,9 tỷ đồng thực hiện các hạng mục thiết kế, phê duyệt dự án, quản lý dự án, đền bù và giải phóng mặt bằng.

Thanh Hương

Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề đặc biệt 2021

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, trải qua bao nhiêu thăng trầm, hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển trên mọi mặt, mọi lĩnh vực. Với hơn 15 năm làm việc trong lĩnh v...
Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trải qua 70 năm xây dựng, củng cố và phát triển (1951 - 2021), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng...
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư sô 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài