admin Cần một giải pháp tổng thể trong kiểm soát an toàn môi trường sinh thái
21/07/2020 09:47 2.333 lượt xem
Cùng với việc theo đuổi các chiến lược tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thì môi trường sinh thái trên toàn cầu đã và đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng
 
Đặt vấn đề
 
Cùng với việc theo đuổi các chiến lược tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thì môi trường sinh thái trên toàn cầu đã và đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng, khiến sự sống trên hành tinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất của con người tăng thì tốc độ hủy hoại môi trường có xu hướng ngày càng lớn, đòi hỏi cần có các giải pháp ứng phó. Thực tế thì con người đã nhận thức được những nguy cơ khủng hoảng môi trường sinh thái và đề xuất các chủ trương ứng phó, tuy nhiên, tính đồng thuận giữa các quốc gia đang là rào cản trong xử lý nguyên nhân của các thảm họa.
 
Đối với Việt Nam, cùng với việc phát triển kinh tế thì môi trường sinh thái cũng đã và đang tiếp tục bị đe dọa, Chính phủ đã nhận thức được các mối nguy này và đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp nhằm ngăn chặn các hoạt động đe dọa đến an toàn môi trường sinh thái, tuy vậy, cần có các giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm ngăn chặn hữu hiệu hơn các nguy cơ tiềm ẩn trong hệ sinh thái.
 
Bài viết này tập trung vào đề cập để làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với cân bằng môi trường sinh thái, từ đó, đưa ra một số giải pháp căn bản.
 
1. Tăng trưởng kinh tế và những tác động xấu đối với môi trường 
 
Tăng trưởng kinh tế là nhu cầu thiết yếu đối với các quốc gia bởi qua đó giúp cải thiện mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng, củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia. Trong điều kiện kinh tế mở, tồn tại khoảng cách lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thì các nước đang phát triển phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm đuổi bắt kịp các nước phát triển hay nói cách khác, sự hội nhập có khả năng hay chỉ là khát vọng của các nước đang phát triển phụ thuộc vào việc có duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững hay không. 
 
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng qui mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ xác định, đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tạo ra. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta có thể sử dụng nhiều thước đo khác nhau, nhưng thước đo thường được sử dụng là các đại lượng: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người. Để có tăng trưởng kinh tế, con người phải bắt đầu từ các yếu tố đầu vào là lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R), vốn tài chính (K) và kỹ thuật sản xuất (T) và những khả năng kết hợp giữa chúng sẽ cho những kết quả tăng trưởng kinh tế rất khác nhau. Từ hàm sản xuất: 
 
Y = f(K, L, R, T), Cobb - Douglas (Ngô Thắng Lợi, 2013) đã biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào với tăng trưởng kinh tế theo phương trình sau đây :
 
Y = T.Kα.Lβ. Rγ. Trong đó: α,  β,  γ là các số lũy thừa, phản ánh các tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào K, L, R và α + β + γ = 1.
 
Từ hàm sản xuất này, sau khi biến đổi có thể thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số như sau:  
 
g = t + αk + βl + γr       (1)

 
Trong đó: g: Tốc độ tăng t; 
k, l, r: Tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào K, L, R; t: Phần còn dư lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ.
 
Phương trình (1) cho biết: 
 
(i) Tăng trưởng kinh tế (g) là tổng hợp của sự tăng trưởng các yếu tố đầu vào: công nghệ (t), vốn tài chính (k), lực lượng lao động (l), tài nguyên (r) được sử dụng vào quá trình sản xuất. 
 
(ii) Có nhiều cách thức khác nhau để có thể đạt được tăng trưởng kinh tế: 
 
1/ Với các nước có lợi thế về tài nguyên tự nhiên thì có thể đẩy mạnh các ngành công nghiệp khai thác để đạt được tăng trưởng kinh tế. 
 
2/ Với các nước có nguồn nhân lực dồi dào thì có thể đẩy mạnh phát triển các ngành thâm dụng lao động. 
 
3/ Với các nước có lợi thế về nguồn vốn tài chính thì có thể tăng đời sống phúc lợi vật chất thông qua xuất khẩu tư bản, nhưng để có tăng trưởng kinh tế thì họ phải tổ chức sản xuất kinh doanh thông qua việc phối hợp các yếu tố đầu vào.
 
4/ Với các nước có tiềm lực về kỹ thuật công nghệ thì họ sẽ đẩy mạnh công nghiệp chế tạo nhằm tạo ra các sản phẩm có ưu thế vượt trội giúp thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của con người.
 
Trong các yếu tố đầu vào của sản xuất thì tài nguyên tự nhiên luôn là trung tâm của quá trình sản xuất còn việc tạo ra các sản phẩm vật chất như thế nào hoàn toàn phụ thuộc và các cách kết hợp nó với các yếu tố đầu vào khác. Từ quan điểm duy vật biện chứng thì vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, chúng chỉ chuyển từ trạng thái tồn tại này sang trạng thái khác và quá trình sản xuất chính là quá trình tổ chức kết hợp giữa các yếu tố đầu vào nhằm chuyển hóa trạng thái tồn tại của tài nguyên tự nhiên thành trạng thái tồn tại mới nhằm đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm vật chất của con người. Khi các nhu cầu tiêu dùng sản phẩm vật chất của con người có sự thay đổi càng nhanh thì sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào của sản xuất phải càng khẩn trương nhằm liên tục thay đổi trạng thái tồn tại của các tài nguyên tự nhiên. Với các nhà sản xuất thì họ chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của con người và hầu như ít quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất nên những hệ quả phát sinh thường là tiêu cực với môi trường sinh thái: 
 
Thứ nhất, việc các nhà sản xuất liên tục sản xuất các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người nên nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên ngày càng lớn và đòi hỏi phải tăng cường khai thác tài nguyên tự nhiên. Do nguồn tài nguyên tự nhiên luôn bị giới hạn về trữ lượng nên nó sẽ dần bị cạn kiệt và các nhà sản xuất phải nghiên cứu tìm ra các tài nguyên thay thế. Đứng từ quan điểm duy vật biện chứng thì các tài nguyên thay thế chẳng qua là cách thức con người biến đổi trạng thái tồn tại ban đầu sang trạng thái mới phù hợp với nhu cầu đã thay đổi mà thôi, chính vì vậy, nguy cơ tài nguyên tự nhiên dần bị cạn kiệt là có thực khi mà có nhiều sản phẩm vật chất được sản xuất ra và khi bị thải loại lại không có khả năng tái sử dụng. Khi các sản phẩm không có khả năng tái sử dụng khiến một bộ phận nguồn lực tài nguyên bị mất đi vĩnh viễn khả năng đáp ứng nhu cầu của con người và trở thành phế thải, các phế thải này ngày càng lớn thì sẽ trở thành gánh nặng với con người trong xử lý chúng. Khi nó không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người đồng nghĩa với việc khó khăn trong xử lý loại phế thải này và điều tệ hại diễn ra, đó là tồn tại các container hàng “định cư” lâu dài tại một số cảng của một số nước đang phát triển hay lênh đênh cùng các con tàu biển trên các đại dương xa xôi, thậm chí không loại trừ khả năng chúng thường xuyên bị “trút” xuống các vùng biển khơi gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng phức tạp.

 
Thứ hai, quá trình tổ chức sản xuất tại các nước đang phát triển do hầu hết sử dụng các máy móc thiết bị trong sản xuất với công nghệ lạc hậu nên gây ô nhiễm môi trường cao, thường là ô  nhiễm tiếng ồn, khói bụi, nhiễm độc môi trường đất, nước. Các nước tăng cường khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên nhằm phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao cũng khiến hệ môi trường sinh thái bị hủy hoại với tình trạng đất đai bị hoang mạc hóa, rừng đầu nguồn bị hủy hoại, tình trạng sạt lún đất ở, đất canh tác diễn biến ngày càng phức tạp. Ngay tại các nước phát triển thì nguy cơ làm mất cân bằng môi trường sinh thái vẫn diễn ra mặc dù họ đã tìm cách chuyển các công nghệ sản xuất lạc hậu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao sang các nước đang phát triển, do tình trạng thải loại các sản phẩm tiêu dùng quá nhanh, nhưng nhiều trong số các sản phẩm bị thải loại này lại không có khả năng tái sử dụng nên vấn đề xử lý các sản phẩm tiêu dùng bị thải loại tại các nước phát triển cũng là vấn đề khó khăn và thách thức. Nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng lên cùng với sự tăng lên của thu nhập và điều này hoàn toàn là vấn đề mang tính chất nhân văn khi các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của con người trên trái đất này. Tuy nhiên, nhằm tối đa hóa lợi nhuận nên các nhà sản xuất đã sử dụng nhiều chiêu thức khuếch trương bán hàng và tìm mọi cách làm giảm thời gian sử dụng hữu dụng của sản phẩm bằng cách liên tục cho ra đời những sản phẩm thay thế có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sản phẩm cũ khiến cho những người có thu nhập cao không ngừng thay đổi cách tiêu dùng “thông minh” của mình. Khi nguồn tài nguyên tự nhiên là hữu hạn, đặt trong điều kiện có sự tác động của yếu tố công nghệ cao nên rất nhiều sản phẩm khó có khả năng tái sử dụng thì các nhà sản xuất càng tìm cách thay đổi trạng thái tồn tại của vật chất thì nguy cơ nguồn tài nguyên bị cạn kiệt đến càng nhanh, càng có nhiều sản phẩm bị thải loại khó xử lý - gây ra các gánh nặng to lớn lên môi trường sinh thái.
 
Thứ ba, tồn tại của sự vật, hiện tượng luôn trong trạng thái cân bằng cố hữu, việc con người tìm cách tác động làm thay đổi liên tục trạng thái tồn tại của vật chất sẽ làm thay đổi từng bước trạng thái cân bằng này. Nếu nó diễn ra liên tục và không có khả năng tái tạo thì sự đảo lộn trạng thái cân bằng của tự nhiên sẽ diễn ra.
 
Con người tổ chức quá trình sản xuất là nhằm đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng của chính con người, đây là mặt tích cực của vấn đề, nhưng nếu chỉ nhìn và ủng hộ quá trình này mà không thấy được mặt trái của sản xuất thì những ẩn họa với môi trường là khó tránh khỏi và nó cũng gây ra các hệ quả không mong đợi với con người.
 
2. Xử lý các nguy cơ đe dọa môi trường - Cần sự quyết liệt, đồng bộ và mang tính toàn cầu 
 
Từ các phân tích trên đây cho thấy rằng tình trạng mất cân bằng sinh thái trên trái đất có nguồn gốc từ quá trình sản xuất và vì vậy, việc xử lý phải bắt đầu từ khâu tổ chức sản xuất của con người. Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế với quá trình sản xuất được quốc tế hóa dưới bàn tay “đạo diễn” chủ yếu của TNCs nên việc xử lý phải hướng vào quá trình sản xuất của TNCs, các Chính phủ hay tổ chức quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt và cần có sự đồng thuận cao mới xử lý tốt được nguồn gốc gây ra hậu họa.
 
Trong thực tế, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường sinh thái được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm sâu sắc. Trên góc độ quốc tế thì Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu tầm quốc tế của Liên Hiệp quốc cũng đã được hầu hết các nước ký kết với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nhiều quốc gia không chỉ đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe về khí thải, phế thải của các máy móc thiết bị sản xuất, các phương tiện lưu thông mà còn gây quỹ nhằm tài trợ cho các nước đang phát triển để xử lý môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Tuy vậy, do việc xử lý ô nhiễm môi trường sinh thái diễn ra chưa có tính tập trung và quyết liệt, một số nước lớn còn chưa đồng thuận thậm chí rút khỏi Nghị định thư Kyoto nên gây rất nhiều khó khăn trong xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Nhưng việc xử lý không chỉ hướng tới giảm thiểu mức độ ô nhiễm của môi trường sinh thái, mà phải hướng tới xử lý nguyên nhân làm mất cân bằng trong hệ sinh thái trái đất thì lúc đó an toàn môi trường sống mới được bảo đảm.
 
Xuất phát từ đó, chúng tôi cho rằng để có thể xử lý tốt hơn vấn đề mất cân bằng sinh thái trên trái đất thì cần hướng vào một số trọng tâm sau đây:
 
Thứ nhất, do sự mất cân bằng trong hệ sinh thái trái đất có nguyên nhân từ quá trình tổ chức sản xuất của con người, cho nên phải bắt đầu từ việc kiểm soát chính các nhà sản xuất để từng bước tạo lập sự cân bằng trong hệ sinh thái. Do quá trình sản xuất mang tính chất quốc tế hóa dưới sự dẫn dắt của TNCs nên phải có tiếng nói đồng thuận của nhiều nước có liên quan trong việc kiểm soát quá trình tổ chức sản xuất của TNCs. Để tối đa hóa lợi nhuận thì TNCs sẽ tìm cách khai thác tối đa các lợi thế so sánh của từng nước và vì vậy, các nước đang phát triển bao giờ cũng bị bất lợi do TNCs thường sử dụng kỹ thuật sản xuất lạc hậu tại các nước này nhằm khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên và sức lao động. Nguy cơ gây ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, hủy hoại môi trường đất, nước vì thế sẽ luôn tiềm ẩn tại các nước đang phát triển, do vậy, để có thể khắc phục thì các nước cần có chế tài bắt buộc TNCs phải loại bỏ các kỹ thuật sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Để thực thi tốt được yêu cầu này đòi hỏi phải có các chuyên gia môi trường có đủ kinh nghiệm thì mới có thể thẩm định các dây chuyền sản xuất.
 
Thứ hai, do chạy theo nhu cầu người tiêu dùng, các nhà sản xuất sẽ liên tục thay đổi tính năng, công dụng của sản phẩm sản xuất, dưới tác động của khoa học công nghệ hiện đại thì các nhà sản xuất sẽ nhanh chóng đáp ứng đúng nhu cầu người tiêu dùng và luôn tìm cách để rút ngắn thời gian sử dụng hữu dụng của sản phẩm gây nên tình trạng nguồn tài nguyên cho sản xuất ngày càng bị khai thác cạn kiệt trong khi các sản phẩm thải loại ngày càng gia tăng nhanh với nhiều loại sản phẩm không có khả năng tái sử dụng. Vì vậy, các nước phải tăng cường thẩm định về đặc tính sản phẩm sản xuất, chú trọng khả năng tái sử dụng của sản phẩm.
 
Thứ ba, các qui định về sản xuất cần bổ sung qui định nhà sản xuất bắt buộc phải có trách nhiệm thu hồi và xử lý các sản phẩm bị thải loại do họ sản xuất ra. Nói cách khác, những sản phẩm do nhà sản xuất nào tạo ra thì khi bị thải loại các nhà môi trường sẽ chuyển trả trực tiếp cho nhà sản xuất cho dù họ ở bất cứ nước nào và họ phải trả phí vận chuyển những rác thải này. Các qui định này phải trở thành tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm sản xuất. Việc xử lý phế thải của  nhà sản xuất phải được minh bạch hóa trên góc độ toàn cầu.
 
Thứ tư, hiện nay vấn đề xử lý ô nhiễm bầu khí quyển đang là vấn đề rất cấp bách và là vấn đề mang tính quốc tế chứ không còn diễn ra đơn lẻ ở từng nước hay khu vực và do vậy, cần có sự chung tay của tất cả các nước để xử lý. Có một thực tế là các nước còn “nhìn nhau” trong xử lý vấn đề và thường soi xét hành vi ứng xử của các nước lớn và tình trạng này nếu vẫn còn tiếp diễn thì trái đất sẽ bị hủy hoại, con người và sự sống trên trái đất này sẽ bị đầu độc, hun nóng. Vấn đề lớn nhất cần phải xử lý nhanh đó là kiên quyết thu hồi tất cả các phương tiện giao thông, máy móc thiết bị sản xuất lạc hậu, đóng cửa các nhà máy có nguy cơ đầu độc môi trường (chứ không phải di chuyển địa điểm sản xuất). Đây là vấn đề thách thức mà nhiều nước đang phát triển phải đối mặt do vấn đề đời sống dân sinh cũng như áp lực dư luận khiến các nhà chức trách phải thận trọng. Nhưng càng thận trọng và xử lý kéo dài thì nguy cơ hủy hoại môi trường sống càng lớn và hệ quả càng phức tạp, bởi khi sự cố xảy ra thì chi phí xử lý thường rất lớn, gây nhiều bất an cho dân chúng. Các nước cần đưa ra tiêu chuẩn chung về môi trường và có chế tài mạnh nhằm xử lý các hành vi gây hủy hoại môi trường, muốn vậy, các nước phát triển cần có những hỗ trợ các nước khác cả về kinh nghiệm lẫn tài chính để kiểm soát môi trường.
 
3. Phát huy vai trò đòn bẩy tín dụng trong kiểm soát môi trường sinh thái
 
Mặc dù tài nguyên là yếu tố trung tâm trong mọi quá trình sản xuất, nhưng vốn tài chính là yếu tố không thể thiếu. Theo lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài” của P.A Samuelson (P.A Samuelson, 1989) thì các yếu tố sản xuất đầu vào như tài nguyên (đất đai) hay lao động là những nhân tố sản xuất sơ yếu (không được coi là đầu ra của sản xuất) trong khi vốn tiền tệ vừa là vốn đầu vào cũng là vốn đầu ra của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, để có tăng trưởng kinh tế thì bắt buộc phải có đủ 4 yếu tố đầu vào là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản (vốn tài chính) và kỹ thuật. Theo Samuelson thì sở dĩ các nước nghèo khó thoát nghèo bởi các “vòng luẩn quẩn”.
 
 
 
Để có thể phá vòng luẩn quẩn trên đây thì cần có vốn và kỹ thuật công nghệ, điều này khẳng định tầm quan trọng của vốn trong thực hiện các chiến lược tăng trưởng kinh tế của các nước. Trong cơ cấu nguồn vốn cho sản xuất ở mỗi nước thì vốn tín dụng ngân hàng luôn có tầm quan trọng đặc biệt, nó không chỉ là cứu cánh cho sản xuất kinh doanh tại các nước đang phát triển, mà ngay tại những nước phát triển thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn tại Mỹ thì trong cơ cấu vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì tài trợ từ tín dụng ngân hàng chiếm tới 61,9% (Mishkin, 1994). Với các nước khác tỷ trọng tài trợ từ tín dụng ngân hàng cũng ở mức tương tự, thậm chí còn cao hơn nữa, chẳng hạn tại Nhật Bản thì tỷ trọng này chiếm khoảng 61% còn tại Pháp thì tỷ trọng lên tới 70% (Trịnh Thị Hoa Mai, 2004). Điều này cho thấy tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng trong kiểm soát hoạt động của các nhà sản xuất, hay nói cách khác, có thể thông qua “van” tín dụng ngân hàng nhằm kiểm soát hoạt động của các nhà sản xuất, từ đó, loại bỏ các hoạt động có nguy cơ đe dọa môi trường sinh thái. Hoạt động tín dụng ngân hàng thường phải tuân thủ quy trình tín dụng rất chặt chẽ: trên bình diện quốc tế thì Ngân hàng thanh toán quốc tế đưa ra quy trình chuẩn trong công tác thẩm định tín dụng với 7 nội dung mà các cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng phải làm rõ, từ đó, sẽ tăng cường công tác sàng lọc khách hàng, chỉ lựa chọn cho vay những khách hàng có mức độ rủi ro “chấp nhận được”. Trong các nội dung cần thẩm định có vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh, nhưng chủ yếu vẫn chỉ đánh giá mức độ gây rủi ro với vốn mà ngân hàng đã cho vay trên cơ sở tham chiếu các đánh giá từ các cơ quan có chức trách liên quan. Do còn có sự coi nhẹ các đánh giá tác động môi trường cho nên các quyết định tín dụng ít nhiều vẫn còn phiến diện bởi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cho phép NHTM tự bảo vệ trong các tình huống khách hàng vay có rủi ro. Nếu đứng từ quan điểm kinh tế vĩ mô để xem xét thì sẽ là hợp lý hơn nếu quy trình tín dụng của các NHTM cần tăng cường hoạt động thẩm định đồng thời với phát huy vai trò của đòn bẩy tín dụng nhằm thực sự hướng dòng chảy vốn tín dụng đến đúng địa chỉ nhằm phát huy vai trò của vốn tín dụng - một nguồn lực luôn có tính khan hiếm cao tại các nước đang phát triển. Như vậy, cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng không thể đơn giản hóa công tác thẩm định môi trường mà phải coi đây là nội dung quan trọng cần phải thẩm định kỹ, muốn vậy thì phải nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định, trong điều kiện chưa đáp ứng đúng về năng lực thì các NHTM phải thuê chuyên gia môi trường để thẩm định kỹ và nhằm giúp giảm chi phí hoạt động tín dụng của các NHTM thì thiết nghĩ Chính phủ cần chuyển các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế về môi trường cho các NHTM. 
 
Từ các phân tích trên đây có thể thấy rằng, có nhiều kênh khác nhau nhằm ngăn ngừa và xử lý các hoạt động gây mất cân bằng sinh thái, trong đó kênh tín dụng nên được xem là kênh có vai trò quan trọng, không chỉ tại các nước đang phát triển, nơi mà tín dụng luôn là nhân tố hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh, đặc biệt tại các nước phát triển.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ngô Thắng Lợi (2013): Kinh tế phát triển. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Trịnh Thị Hoa Mai (2004): Giáo trình Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mishkin (1994): Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. P.A Samuelson (1989): Kinh tế học (Tập I). Viện Quan hệ Quốc tế.

PGS.,TS. Nguyễn Trọng Tài
ThS. Nguyễn Kim Oanh

TCNH số 21/2019
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Giải pháp về giáo dục tài chính cho trẻ em của các ngân hàng thương mại
Giải pháp về giáo dục tài chính cho trẻ em của các ngân hàng thương mại
07/10/2024 08:06 93 lượt xem
Trong những năm gần đây, vấn đề dân trí tài chính đã trở thành một mối quan tâm lớn tại Việt Nam. Dân trí tài chính là khả năng hiểu biết và áp dụng các kiến thức tài chính trong cuộc sống hằng ngày, giúp cá nhân quản lý tài sản, lập kế hoạch tài chính và đưa ra các quyết định đầu tư một cách hiệu quả.
Phát triển kinh tế xanh - Từ nhận thức, chính sách đến thực tiễn ở Việt Nam
Phát triển kinh tế xanh - Từ nhận thức, chính sách đến thực tiễn ở Việt Nam
01/10/2024 10:00 377 lượt xem
Kinh tế xanh là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính cá nhân
Tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính cá nhân
27/09/2024 10:24 545 lượt xem
Bài viết nghiên cứu về tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính của khách hàng cá nhân có vay vốn mua nhà tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Xây dựng khung chiến lược quản lý rủi ro quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Xây dựng khung chiến lược quản lý rủi ro quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
23/09/2024 09:30 700 lượt xem
Tần suất dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào và ra khỏi một nền kinh tế cụ thể cùng với biến động quy mô dòng vốn này thường xuyên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố liên quan đến tính ổn định của môi trường kinh tế - chính trị quốc gia...
Tác động của tín dụng xanh đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng
Tác động của tín dụng xanh đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng
20/09/2024 10:40 1.292 lượt xem
Trong bối cảnh mở rộng và thúc đẩy tăng trưởng xanh, tín dụng xanh đang dần trở thành lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mà các tổ chức tín dụng ngày càng quan tâm.
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
16/09/2024 08:14 1.051 lượt xem
Bài viết nghiên cứu sự phát triển của thanh toán qua kênh ĐTDĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong thanh toán qua kênh ĐTDĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thanh toán qua kênh ĐTDĐ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
10/09/2024 08:28 1.075 lượt xem
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử đã mở đường cho sự ra đời và phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC.
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
06/09/2024 11:22 2.093 lượt xem
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ, thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước mà còn bởi các sự kiện và chính sách quốc tế.
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
30/08/2024 08:01 1.590 lượt xem
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng số là xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đứng trước xu thế phát triển tất yếu này, các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thay đổi nhận thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
29/08/2024 09:21 1.307 lượt xem
Việc Việt Nam được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường góp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp tháo gỡ nhiều trở ngại và rào cản, tạo sự bình đẳng và giảm thiểu các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước khác đối với Việt Nam trong các mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư.
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
28/08/2024 11:00 1.205 lượt xem
Bài viết này tổng hợp một số nghiên cứu kinh tế để xác định tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế trong trung hạn và dài hạn.
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
26/08/2024 09:22 1.214 lượt xem
Nghiên cứu này đánh giá tác động Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp.
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
16/08/2024 07:06 1.338 lượt xem
Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), đưa ra những phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm tiến bộ cũng như những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14/08/2024 08:09 1.699 lượt xem
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Một cách tổng quát, mô hình kinh doanh mô tả cách một doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị (Osterwalder và Pigneur, 2010).
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
08/08/2024 07:50 1.911 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau không chỉ là dịch vụ mới nổi tại Việt Nam mà còn là một xu hướng toàn cầu, có nguồn gốc từ sự phát triển của công nghệ thanh toán và tín dụng tiêu dùng.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

82.000

83.300

Vàng nữ trang 9999

81.950

83.000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?