Ảnh hưởng của dân trí tài chính đến quản lí nợ của người lao động phổ thông Việt Nam
29/05/2023 1.956 lượt xem
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của dân trí tài chính đến quản lí nợ của lao động phổ thông tại Việt Nam. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp người lao động phổ thông trong các khu công nghiệp, sau đó xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS22 và AMOS20. Kết quả của mô hình cho thấy: Đối với các nhân tố cấu thành dân trí tài chính, thái độ tài chính và kiến thức tài chính có ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi quản lí nợ, đồng thời chưa tìm được những tác động của hành vi tài chính. Với các biến nhân khẩu học, thu nhập và giới tính có tác động, nhưng bác bỏ giả thuyết về sự tác động của tuổi tác đến quản lí nợ của người lao động phổ thông Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lí cũng như các tổ chức tín dụng.
 
Từ khóa: Dân trí tài chính, lao động phổ thông, quản lí nợ, quản lí tài chính cá nhân.
 
IMPACTS OF FINANCIAL LITERACY ON VIETNAMESE LABOURERS’ DEBT MANAGEMENT
 
Abstract: The study is conducted to evaluate financial literacy’s influence on Vietnamese labourers’ (or unskilled workers’) debt management. We do direct interviews with labourers in industrial zones, then the data is processed by software SPSS22 and AMOS20. The results of the model show that: Financial attitudes and financial knowledge have a positive influence on debt management behavior, and the effects of financial behavior have not yet been found. For demographic variables, income and gender had an effect, but rejected the hypothesis of an effect of age. The authors has proposed some recommendations for regulatory agencies and credit institutions from the research results.

Keywords: Financial literacy, unskilled workers, debt management, personal finance management.
 
1. Giới thiệu
 
Định nghĩa về dân trí tài chính (financial literacy) từ trước đến nay luôn khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn bởi có nhiều quan điểm sử dụng những từ ngữ khác nhau để đề cập đến khái niệm này như: “hiểu biết về tài chính”, “kiến thức tài chính”, “năng lực tài chính”… Dân trí tài chính là sự kết hợp đồng thời giữa kiến thức, học vấn, khả năng, năng lực, trách nhiệm và các khái niệm này thường xuyên bị nhầm lẫn. Các khía cạnh này cũng cần được đo lường, tuy nhiên, phương pháp đo lường có nhiều sự khác biệt, chủ yếu đến từ việc xác định các cấu phần của dân trí tài chính ở mỗi nghiên cứu khác nhau là khác nhau, cách hiểu và diễn đạt chúng cũng chưa thống nhất. Một trong những nghiên cứu đã đưa ra quan điểm: Người dân Việt Nam có kiến thức tài chính tương đối tốt, ví dụ như có thể tính toán được lãi đơn, lãi gộp, so sánh được giá hàng hóa, thậm chí có thể đánh giá được tác dụng của tín dụng đen, nhưng vẫn nghèo (Khúc Thế Anh và cộng sự, 2022). Như vậy, kiến thức tài chính không thể hiện hết được dân trí tài chính và đặc biệt đối với khu vực lao động phổ thông - khi còn nhiều áp lực xung quanh.
 
Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu này được thực hiện để tập trung đi sâu vào đo lường, đánh giá thực trạng dân trí tài chính, đồng thời, xem xét tác động của các cấu phần trong dân trí tài chính đến hành vi quản lí nợ của lao động phổ thông tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu Covid-19, thu nhập của đối tượng này giảm rõ rệt. Như vậy, ngoài phần giới thiệu, phần 2 sẽ đưa ra tổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Chúng tôi sẽ đề cập đến phương pháp nghiên cứu ở phần 3, trước khi đi vào kết quả nghiên cứu tại phần 4. Phần 5 sẽ nêu một số khuyến nghị chính sách.
 
2. Tổng quan và giả thuyết nghiên cứu
 
2.1 Các khái niệm sử dụng
 
Dân trí tài chính
 
Dân trí tài chính là một khái niệm rất phức tạp, rất nhiều học giả từ lâu đã bất đồng quan điểm xung quanh việc định nghĩa nó. Nghiên cứu này tập trung vào khái niệm dân trí tài chính là “sự kết hợp của nhận thức, kiến thức, thái độ và hành vi cần thiết để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn và cuối cùng đạt được mục tiêu tài chính cá nhân” (OECD, 2018). Như vậy, dân trí tài chính bao gồm ba khía cạnh là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính.
 
Kiến thức tài chính được hiểu là sự hiểu biết về các vấn đề tài chính. Dân trí tài chính được Huston (2010) chỉ ra là có hai khía cạnh: “hiểu biết” và “sử dụng”, trong đó, kiến thức tài chính đại diện cho sự “hiểu biết”, còn ứng dụng của những kiến thức đó chính là cách “sử dụng”. Nói cách khác, kiến thức tài chính định hình việc ra quyết định tài chính.
 
Hành vi tài chính là bất cứ hành vi nào của con người có liên quan đến quản lí tiền. Một số hành vi tài chính phổ biến ở các cá nhân là hành vi sử dụng tiền mặt, hành vi tiết kiệm, hành vi tín dụng... OECD (2013) coi đây là một cấu phần của dân trí tài chính. Hành vi tài chính có thể chia thành hành vi tài chính tích cực và hành vi tài chính tiêu cực, trong đó những hành vi tích cực sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như góp phần vào tăng sự hài lòng về tài chính (Xiao và cộng sự, 2006).
 
Parrotta và Johnson (1998) định nghĩa thái độ tài chính là một khuynh hướng tâm lí được thể hiện khi đánh giá các thông lệ quản lí tài chính được khuyến nghị ở một mức độ đồng ý hoặc không đồng ý. Humaira và Sagoro (2018) cho rằng, đây là trạng thái của tâm trí, ý kiến và nhận định về tài chính của cá nhân. Thái độ tài chính có tốt hay không, có thể được đánh giá qua thái độ tổ chức các dòng tiền, hành vi đầu tư hay việc quản lí tài chính sao cho phù hợp với nhu cầu của mình (Budiono, 2020). Đây cũng được coi là một cấu phần của dân trí tài chính (OECD, 2013). 
 
Quản lí nợ
 
Quản lí nợ là một phần trong quản lí tài chính cá nhân, là một công việc, hành động giúp các cá nhân quản lí tiền bạc thông qua sắp xếp và lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư một cách hợp lí. Quản lí nợ là thực hiện kiểm soát nợ thông qua các hoạt động lập kế hoạch tài chính và ngân quỹ, với mục đích cuối cùng là giúp các cá nhân giảm những khoản nợ hiện tại, tiến tới có thể hoàn toàn loại bỏ chúng trong tương lai. Ngoài ra, ở khía cạnh rộng hơn, khái niệm này cũng có thể hiểu là việc chúng ta thực hiện quản lí tài chính cá nhân nhằm tránh phát sinh những khoản nợ trong tương lai.
 
Người lao động phổ thông
 
Lao động phổ thông là một khái niệm đề cập đến những người lao động không được đào tạo chuyên môn hoặc có kinh nghiệm đặc biệt. Họ là một phần của lực lượng lao động với kĩ năng rất hạn chế, chủ yếu là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống.
 
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
 
Kiến thức tài chính
 
Kiến thức tài chính đã được nhiều tác giả xác định là một cấu phần quan trọng của dân trí tài chính (OECD, 2018; Laura, 2021…), qua các nghiên cứu thực nghiệm, nhiều bằng chứng đã được đưa ra thể hiện rằng dân trí tài chính có những tác động đáng kể đến các hành vi quản lí tài chính cá nhân, trong đó có quản lí nợ. Vì vậy, trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
 
H1: Dân trí tài chính được thể hiện qua kiến thức tài chính, đồng thời kiến thức tài chính có tác động đến quản lí nợ của người lao động phổ thông.
 
Hành vi tài chính 
 
OECD (2015) xác định đây là một yếu tố quan trọng và là một cấu phần của dân trí tài chính. Đồng tình với quan điểm này còn có nghiên cứu của Vera và cộng sự (2020), Peter (2022)… và việc đo lường hành vi tài chính được coi là không thể thiếu nếu muốn đánh giá dân trí tài chính của các cá nhân một cách toàn diện nhất (Sandra, 2010). Do vậy, chúng tôi đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
 
H2: Hành vi tài chính là một cấu phần của dân trí tài chính và hành vi tài chính có ảnh hưởng đến quản lí nợ của người lao động phổ thông.
 
Thái độ tài chính
 
Rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy thái độ đối với tiền là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định đến hành vi tài chính cá nhân, trong đó có hành vi quản lí nợ (Humaira và Sagoro, 2018; Ameliawati và Setiyani, 2018), đồng thời có sự khác biệt về mức độ và tính chất của những tác động giữa thái độ tài chính tích cực và thái độ tài chính tiêu cực đến hành vi. Chúng tôi đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
 
H3: Thái độ tài chính là một cấu phần của dân trí tài chính, đồng thời, thái độ tài chính có ảnh hưởng đến quản lí nợ của người lao động phổ thông.
 
Thu nhập
 
Theo Nidar và Bestari (2012), những người chưa có thu nhập hoặc chưa có việc làm để tạo ra thu nhập khiến họ có nhiều hạn chế trong quản lí tài chính cá nhân, đồng thời, dân trí tài chính của những người này cũng không được tốt vì họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với giáo dục tài chính (Beverly và Burkhalter, 2005). Mandell (2008), Jayaraman và Jambunathan (2018) lại chỉ ra rằng, những người có gia đình thu nhập thấp thì có khả năng quản lí tiền tốt hơn, do họ phải tìm cách xoay sở với những khó khăn tài chính hiện tại và cố gắng để không phải đi vay thêm khoản nợ mới nào. Như vậy, yếu tố thu nhập có tác động đến hành vi quản lí nợ và điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu trước đó. Nhóm tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu: 
 
H4a: Thu nhập có ảnh hưởng đến quản lí nợ của người lao động phổ thông.
 
Tuổi
 
Mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng, nam giới thường có dân trí tài chính cao hơn nữ giới, thì Yu và cộng sự (2015) lại nhận thấy phụ nữ càng lớn tuổi thì càng có khả năng độc lập và quản lí tài chính tốt hơn trước và tốt hơn nam giới. Nghiên cứu hàm ý rằng càng về già, những kinh nghiệm và bài học về quản lí tiền trong quá khứ sẽ khiến họ quản lí tài chính cá nhân tốt hơn. Họ cũng nhận ra tầm quan trọng của độc lập tài chính và đảm bảo cân bằng giữa thu - chi, điều này định hình cho người lớn tuổi cách quản lí tiền hiệu quả. Ngược lại, Nuraini và cộng sự (2019) cho rằng, những người lao động trẻ tuổi cũng ngày càng quản lí nợ tốt hơn, họ cố gắng hết sức để không phát sinh những khoản nợ mới, còn với những người mắc nợ, họ tự vạch ra chiến lược chi tiêu để nhanh chóng hoàn trả khoản vay. Có lẽ, việc kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động trong những năm qua là lí do khiến người trẻ nhận ra rằng, việc mắc một món nợ sẽ khiến họ phải gánh vác nhiều trách nhiệm trong thời gian dài. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết:
 
H4b: Tuổi tác ảnh hưởng đến hành vi quản lí nợ của người lao động phổ thông.
 
Giới tính
 
Sự khác biệt về giới trong dân trí tài chính đã được tìm thấy ở rất nhiều cuộc khảo sát tại các quốc gia. Các nhà nghiên cứu nhận thấy không chỉ ít có khả năng đưa ra các câu trả lời chính xác, mà tỉ lệ phụ nữ không biết câu trả lời cũng cao hơn nam giới (OECD, 2013). Một số lí do được đưa ra gồm sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, sự khác biệt về văn hóa xã hội, sự khác biệt về vai trò trong xã hội. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, sự đóng góp của phụ nữ vào nền kinh tế càng lớn, do đó việc nghiên cứu về sự khác biệt giới trong dân trí tài chính và ảnh hưởng của nó tới các hành vi tài chính cá nhân ngày càng quan trọng để có thể đưa ra các biện pháp làm giảm sự chênh lệch này. Do vậy, trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết:
 
H4c: Có sự khác biệt về quản lí nợ giữa lao động nam và lao động nữ.
 
Sử dụng dịch vụ tài chính
 
Limbu và Sato (2019) đã tìm thấy những bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính như thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng… có ảnh hưởng đến các kĩ năng quản lí tài chính cá nhân. Dolores và cộng sự (2018) chỉ ra rằng, để có thể sử dụng những dịch vụ này, các cá nhân sẽ được cung cấp những kiến thức và bản thân họ cũng được thúc đẩy để tự trang bị những hiểu biết liên quan đến tài chính. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ khiến cho những dịch vụ này ngày càng trở nên gần gũi và tiếp cận với nhiều người hơn bao giờ hết, từ đó, tạo ra nhiều sự thay đổi trong hành vi tài chính nói riêng và hành vi quản lí nợ nói chung. Vì vậy, để tìm hiểu thêm tác động của yếu tố này, trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết:
 
H5: Việc sử dụng các dịch vụ tài chính có ảnh hưởng đến quản lí nợ của người lao động phổ thông.
 
Kết hợp những giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu: (Hình 1)

Hình 1: Mô hình nghiên cứu


3. Phương pháp nghiên cứu
 
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, mô hình hóa dữ liệu thu thập được từ các cá nhân để có được những thông tin về dân trí tài chính, quản lí nợ và những thông tin về nhân khẩu học khác. Bài nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đo lường các yếu tố dân trí tài chính và quản lí chi tiêu theo phương pháp định lượng, cụ thể:
 
- Bộ chỉ số đo lường dân trí tài chính được xây dựng trên cơ sở bộ câu hỏi của OECD năm 2015 và năm 2018, bảng hỏi được phát triển từ nghiên cứu của Ani và cộng sự (2016). Trong đó, bộ câu hỏi đo lường dân trí tài chính bao gồm các bảng hỏi đo lường: Kiến thức tài chính (gồm 05 câu hỏi có nội dung về lãi suất, lạm phát, giá trị thời gian của tiền và đầu tư), hành vi tài chính (05 câu hỏi, tìm hiểu về các hành vi quản lí ngân quỹ cá nhân, lập kế hoạch tài chính và hành vi thanh toán), thái độ tài chính (05 câu hỏi gồm những câu hỏi về thái độ với việc vay - trả nợ, thái độ đối với việc thiết lập kế hoạch chi tiêu, mức độ coi trọng tiền bạc…).
 
- Thang đo quản lí nợ được xây dựng và hiệu chỉnh theo thang đo Money Importance Scale (MIS) (Mitchell và cộng sự, 1998), thang đo quản lí nợ (Nyamute và Maina, 2011) và thang đo Money Attitude Scale (MAS) (Yamauchi, 1982) để phù hợp với mục tiêu cũng như đối tượng nghiên cứu. Thang đo bao gồm 04 câu hỏi về quá trình thực hiện hoàn trả các khoản nợ cũng như thanh toán hóa đơn, về kế hoạch phòng ngừa các chi phí đột xuất và kế hoạch cho việc nghỉ hưu.
 
- Các thang đo đều được cấu trúc theo thang đo Likert 5 mức độ nhằm thu được những kết quả phù hợp để thống kê và mô hình nghiên cứu.
 
Mẫu nghiên cứu
 
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn thông qua các chuyến công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổ chức tài chính vi mô CEP để đưa bảng hỏi trực tiếp đến lao động phổ thông, chủ yếu là công nhân trong các nhà máy hoặc các khu công nghiệp. Trong số hơn 2.000 bảng hỏi được đưa ra, chúng tôi thu về 1.818 bảng hỏi. Trong số này, để phục vụ cho nghiên cứu thì một lượng lớn bảng hỏi đánh vào ô “Tôi không biết” buộc phải loại bỏ đi. (Bảng 1)

Bảng 1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả, 2022
 
Tổng số quan sát được đưa vào phân tích là 652, với tỉ lệ Nữ là 63,8% và Nam là 36,2%. Mẫu có phần lớn lao động trẻ nằm trong khoảng từ 18 tuổi đến 30 tuổi (68,9%), tiếp theo là nhóm từ 30 tuổi đến dưới 45 tuổi (23%). Về nơi làm việc của người lao động, chiếm tỉ lệ lớn nhất là khu vực Nam Bộ với 40,5%, tiếp theo là khu vực miền Bắc (35,9%), còn lại là lao động tại miền Trung (23,6%). Mẫu nghiên cứu cũng có tới 63,28% người có thu nhập từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng/tháng, chỉ có 12,57% có mức thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng, còn lại ở mức từ 10 triệu đến dưới 15 triệu đồng/tháng. Có thể thấy, dù điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta ngày càng phát triển, thu nhập của người lao động cũng có nhiều thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, so với thu nhập bình quân theo tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng (Tổng cục Thống kê, 2022), thì thu nhập của người lao động phổ thông phần lớn cũng chỉ nằm trong mức trung bình này. 
 
4. Kết quả nghiên cứu
 
4.1. Kết quả kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học
 
- Giới tính
 
Kết quả kiểm định Levene cho ra giá trị Sig. = 0,004 < 0,05, điều này chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phương sai giữa hai nhóm lao động nam và lao động nữ. Bước tiếp theo, chúng ta xem xét kết quả tại kiểm định Welch:
 
Sig. = 0,007 < 0,05, kết luận rằng có sự khác biệt về hành vi quản lí nợ theo giới tính, đồng thời chấp nhận giả thuyết H4c. Ngoài ra, khi xét giá trị trung bình, tác giả nhận thấy rằng những người lao động nữ có hành vi quản lí nợ tốt hơn. (Bảng 2)

Bảng 2: Kết quả phân tích 
sự khác biệt theo yếu tố giới tính

Test of Homogeneity of Variances
(Kiểm định khác biệt phương sai)
 
Robust Tests of Equality of Means
(Kiểm định khác biệt trung bình)

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS22

Giải thích về kết quả này: Chúng ta có thể nhận thấy, tại Việt Nam, phụ nữ thường là người đảm nhận công việc nội trợ, quản lí chi tiêu của gia đình…, trong khi đó, thu nhập của lao động phổ thông theo những con số thống kê mô tả chỉ xoay quanh mức thu nhập trung bình của nền kinh tế. Bởi vậy, để có thể đảm bảo chi tiêu cho rất nhiều nhu cầu phát sinh hằng ngày, đòi hỏi những người phụ nữ cần biết vun vén, tính toán chi tiêu sao cho hợp lí, biết vay mượn và hoàn trả khi cần thiết, điều này đã tạo nên sự khác biệt trong hành vi quản lí nợ so với nam giới - những người được cho là vụng về hơn trong việc gói ghém chi tiêu, khiến cho họ vay nợ nhiều hơn và thiếu tính toán hơn.
 
- Độ tuổi
Bảng 3: Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố độ tuổi

Test of Homogeneity of Variances (Kiểm định khác biệt phương sai)
 
Kiểm định Levene với yếu tố độ tuổi cho ra kết quả Sig. = 0,495 > 0,05, hay nói cách khác là phương sai giữa những người lao động có độ tuổi khác nhau là giống nhau. Tiếp theo, ta xét kết quả của kiểm định ANOVA:
 
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS22

Giá trị Sig. của kiểm định ANOVA = 0,085 > 0,05, tác giả kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quản lí nợ giữa những người lao động ở các độ tuổi khác nhau. Thông qua kết quả này, tác giả chưa tìm thấy được sự khác biệt trong hành vi quản lí nợ giữa người lao động thuộc các độ tuổi, từ đây, giả thuyết H4b: Tuổi tác ảnh hưởng đến hành vi quản lí nợ của người lao động phổ thông bị bác bỏ. (Bảng 3)
 
Kết luận này đưa ra có phần trái chiều so với một số kết quả nghiên cứu trước đây. Tác giả cho rằng, một phần vì sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm tuổi đã ảnh hưởng đến quá trình kiểm định giả thuyết; ngoài ra, khi xem xét giá trị trung bình, tác giả nhận thấy những người thuộc nhóm từ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi có hành vi quản lí nợ gần ngang bằng với nhóm trên 45 tuổi (3,7132 so với 3,7593), nhóm lao động thuộc độ tuổi từ 30 tuổi đến dưới 45 tuổi có trung bình thấp nhất (3,4533), điều này cho thấy việc quản lí nợ tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuổi tác dường như không đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra sự khác biệt giữa hành vi này ở những cá nhân khác nhau.
 
- Thu nhập
 
Bảng 4: Kết quả phân tích sự khác biệt theo yếu tố thu nhập

Test of Homogeneity of Variances (Kiểm định khác biệt phương sai)
 
Kết quả kiểm định Levene cho thấy Sig. = 0,413 > 0,05, chứng tỏ không có sự khác biệt về phương sai giữa những người có thu nhập khác nhau. Nhóm tác giả xem xét tiếp kết quả ở kiểm định ANOVA:
 
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS22

Sig. = 0,009 < 0,05, do đó nhóm tác giả kết luận: Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về hành vi quản lí nợ giữa người có thu nhập thấp và thu nhập cao, đồng thời chấp nhận giả thuyết H4a: Thu nhập có ảnh hưởng đến quản lí nợ của người lao động phổ thông. (Bảng 4)
 
Nhóm tác giả cho rằng, thu nhập của người lao động thấp đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều nhu cầu cần thiết chưa được đáp ứng, do vậy mà khả năng họ phải vay nợ để chi tiêu, trang trải cuộc sống ngày càng lớn, từ đây, họ phải quản lí nhiều khoản nợ hơn. Thu nhập càng cao thì quản lí nợ càng tốt, bởi họ không phải đối mặt với quá nhiều nợ nần, đồng thời, thu nhập hằng tháng dư dả cũng khiến cho người lao động dễ dàng lên kế hoạch trả nợ, tiếp đó là thoát nợ và không tiếp tục vướng vào những khoản nợ khác, trong khi những người có thu nhập thấp đôi khi phải vay món nợ này để trả cho món nợ kia, nợ mới gối nợ cũ, cuối cùng họ bị vướng trong vòng luẩn quẩn khó mà dứt ra được.
 
- Sử dụng dịch vụ ngân hàng
 
Bảng 5: Kết quản phân tích 
sự khác biệt theo yếu tố sử dụng 
dịch vụ ngân hàng
 

Robust Tests of Equality of Means
(Kiểm định khác biệt trung bình)
 
 
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS22

Giá trị P-value = 0,017 của kiểm định Levene cho giá trị nhỏ hơn 0,05 cho thấy có sự khác biệt về phương sai giữa những người có và những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng, tiếp theo, tác giả sử dụng kết quả ở bảng kiểm định Welch.
Giá trị Sig. = 0,000 < 0,05, như vậy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong hành vi quản lí nợ của những người có và người không sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, với kết quả này, giả thuyết H5 cũng đã được kiểm định và chấp nhận. (Bảng 5)
 
Các dịch vụ ngân hàng đang ngày càng phủ sóng tốt hơn tới nhiều đối tượng trong xã hội, một trong số đó là nhóm lao động phổ thông. Với các ứng dụng tài chính, người lao động hoàn toàn có thể dễ dàng theo dõi chi tiêu - thu nhập của mình theo từng ngày, tháng, năm…, từ đó góp phần định hướng cho các cá nhân điều chỉnh hành vi tài chính của mình cho phù hợp hơn; với những khách hàng vay tiền qua các dịch vụ này, họ cũng có được lộ trình trả nợ rõ ràng, do đó mà tạo nhiều thuận lợi hơn trong việc quản lí các khoản nợ. Kết quả từ kiểm định cho thấy, những người sử dụng dịch vụ ngân hàng quản lí nợ tốt hơn những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng là một minh chứng rõ ràng cho sự khác biệt này.
 
4.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi quản lí nợ
 
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kết quả kiểm định của mô hình như sau: (Bảng 6)
 
Bảng 6: Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS22 và AMOS20

Bảng 7: Mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình ảnh hưởng 
của dân trí tài chính đến quản lí nợ của người lao động phổ thông Việt Nam
 
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 
 
Thông qua đánh giá các tiêu chí đo lường sự phù hợp của mô hình sau khi thực hiện các bước phân tích trước đó cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp với thực tế. Xem xét các giá trị P-value của các biến độc lập, có hai biến: Kiến thức tài chính và Thái độ tài chính có P-value = 0,000, như vậy giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến này với biến phụ thuộc đã được kiểm định, hay nói cách khác, chúng ta chấp nhận các giả thuyết H1 và H3 đã đề xuất trước đó. 
 
Hành vi tài chính có P-value = 0,086 > 0,05, do đó bác bỏ giả thuyết H2: Hành vi tài chính có ảnh hưởng đến quản lí nợ của người lao động phổ thông. Kết quả nghiên cứu này có phần khác biệt so với nhiều nghiên cứu trước đây, khi mà hầu hết các tác giả đều nhận thấy, hành vi tài chính có ảnh hưởng tích cực đến các hành vi quản lí tài chính cá nhân (Bảng 7). Tuy nhiên, theo tác giả, xét riêng hành vi quản lí nợ thì kết quả này có thể giải thích như sau: Đôi khi những khoản nợ phát sinh rất bất ngờ, người lao động phổ thông khó có thể xoay sở kịp. Ví dụ, khi cần vay tiền gấp để chữa trị bệnh; vay tiền để khắc phục những hậu quả của thiên tai, dịch bệnh… tại những nguồn không chính thống khiến cho số tiền lãi tăng đột biến;  điều này khiến cho cả những người có hành vi tài chính tốt cũng khó mà lường trước và kiểm soát được. Có lẽ, hành vi tài chính tốt khiến cho quản lí nợ tốt hơn chỉ đúng với những khoản nợ đã nằm trong kế hoạch. Với những người lao động phổ thông có thu nhập thấp, không ổn định, tuy nhiên, họ lại phải đáp ứng rất nhiều nhu cầu của cuộc sống khiến việc phát sinh những khoản vay bất thường cũng dễ xảy ra hơn. Điều này phần nào khiến cho yếu tố hành vi tài chính không thể hiện mối liên hệ đến hành vi quản lí nợ trong phạm vi mẫu nghiên cứu hiện tại.
 
5. Một số đề xuất, khuyến nghị
 
5.1. Đối với các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lí nhà nước
 
Các ngân hàng cần quan tâm tạo ra những dịch vụ gần gũi hơn với người lao động phổ thông, giúp họ dễ thực hiện giao dịch, dễ dàng thao tác để quản lí thu - chi của bản thân.
 
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phối hợp với các đơn vị cung cấp giải pháp tài chính. Đôi khi do những rào cản về thủ tục và những quan điểm khác nhau mà không phải đơn vị hay chi nhánh nào cũng sẵn sàng hợp tác, khiến cho không ít người lao động chưa thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính phù hợp.
 
 Hình 2: Kết quả phân tích SEM của mô hình

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS 22 và AMOS 20

Các ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong những chính sách, chương trình hỗ trợ người lao động của Chính phủ. Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm của mình đến đời sống của người lao động Việt Nam thông qua một loạt các chương trình, chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, để những chương trình này phát huy hiệu quả, đồng thời giúp người lao động có an toàn tài chính trong dài hạn, thiết nghĩ các cơ quan quản lí cần mạnh tay hơn nữa với các hình thức tín dụng đen, các kênh đầu tư ảo, các hình thức mời chào cho vay nặng lãi vẫn đang hoành hành tại nhiều địa phương, nhất là những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa… Vấn đề tuyên truyền cần đẩy mạnh đến các lao động phổ thông, nhất là trong bối cảnh nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần như hiện tại.
 
5.2. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động và bản thân người lao động
 
Doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của người lao động, từ đó chủ động phối hợp với các đơn vị khác để cung cấp những lớp đào tạo ngắn hạn, những buổi chia sẻ, hoạt động tập thể… tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm và kiến thức về dân trí tài chính.
 
Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi trong phương thức chi trả lương như chi trả lương linh hoạt, trả lương nhiều lần trong tháng thay vì trả lương theo kì cố định. Cách này giúp thỏa mãn phần nào nhu cầu chi tiêu cấp bách của người lao động, giúp họ hạn chế phải vay nợ và vướng vào những hình thức tín dụng không chính thống trên thị trường. 
 
Người lao động cần chủ động tiếp cận với các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Phần lớn người lao động chỉ coi tài khoản ngân hàng như một phương tiện để nhận lương mà ít khi để ý đến những vấn đề liên quan khác như gói dịch vụ, các tiện ích khác trong app ngân hàng. Điều này chủ yếu đến từ tâm lí “ngại”: Ngại khi tìm hiểu, ngại phải giao dịch, ngại tốn thời gian. Bởi vậy, để nâng cao hiểu biết, bản thân người lao động phải là những người chủ động tiếp cận và sử dụng nhiều hơn các tiện ích tài chính, từ đó, họ sẽ tự trang bị cho mình thêm rất nhiều hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực này.
 
Việc trang bị kiến thức tài chính rất cần thiết cho tất cả mọi người, thậm chí, càng là người lớn tuổi, thiếu đi sự nhạy bén trong học hỏi, tiếp thu và sử dụng công nghệ, thì họ lại càng cần sớm có những hiểu biết về tài chính để sử dụng tiền thông minh, hiệu quả và tránh những rủi ro đáng tiếc.
 
Cần có thái độ nghiêm túc về việc quản lí tiền, rèn luyện kỉ luật trong chi tiêu: Người lao động cần xây dựng được cho bản thân khả năng kiểm soát hành vi, lập kế hoạch chi tiêu đều đặn. Với sự phổ biến của các ứng dụng tài chính, họ hoàn toàn có thể tận dụng những tiện ích đi kèm để quản lí tiền hiệu quả hơn. Sử dụng những ứng dụng giúp họ có thể loại bỏ bớt được những tác động của cảm xúc cũng như thói quen trong mỗi lần đưa ra quyết định.
 
Cần nâng cao ý thức hoàn trả các khoản vay: Trong số 652 người tham gia khảo sát, có tới 38,65% từng có khoản nợ trên 2 triệu đồng trong vòng 6 tháng gần thời gian khảo sát. Đây là một tỉ lệ tương đối cao, cũng thể hiện rất rõ thực tế rằng họ thường xuyên phải vay mượn để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu. Bởi vậy, việc nâng cao ý thức với các khoản vay nợ này là cần thiết và là cách để họ thể hiện trách nhiệm với các hành vi chi tiêu của mình. Ý thức trả nợ tốt dần dần sẽ định hướng thói quen chi tiêu, người lao động sẽ biết cách cân đối mức sống sao cho phù hợp, dù là với mức thu nhập cao hay thấp, họ đều biết cách tiết chế hợp lí và tối ưu nhất.
 
6. Kết luận
 
Nghiên cứu đã đưa ra được những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến hành vi quản lí nợ bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modeling), đưa ra được các bằng chứng về các yếu tố: Kiến thức tài chính, Thái độ tài chính, Thu nhập, Giới tính, Sử dụng dịch vụ ngân hàng có tác động lên hành vi quản lí nợ, đồng thời các nhân tố: Hành vi tài chính và Tuổi tác không có tác động gì tới biến phụ thuộc này. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị đối với cá nhân và các tổ chức cụ thể. 
 
Nhóm tác giả cũng thừa nhận một số hạn chế trong nghiên cứu này. Thứ nhất, do không đánh giá tình hình hiện tại về dân trí tài chính, nên một lượng lớn phiếu khảo sát chọn đáp án “Tôi không biết” đã được loại bỏ. Nhóm tác giả sẽ công bố vấn đề này tại những nghiên cứu tiếp theo. Thứ hai, quá trình khảo sát thực tiễn cũng nhận được nhiều nhân tố có thể tác động đến quản lí nợ của lao động phổ thông, gồm các nhân tố nhân khẩu học khác (số người phụ thuộc, ngành nghề, khu vực sinh sống…), hoặc các nhân tố trong các mô hình khác (Theory of planned behavior (TPB)), Unified Theory of Acceptance and Use Technology (UTAUT2)…). Thời gian tới, nhóm tác giả sẽ tiếp tục phát triển nghiên cứu theo hướng này.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Abdullah, Nuraini, Sabri Mohamad Fazli, and Afida Mastura Muhammad Arif 2019. “The Relationship between Attitude towards Money, Financial Literacy and Debt Management with Young Worker’s Financial Well-being.” Pertanika Journal of Social Sciences & Humanities 27.1.
2. Ameliawati, M., & Setiyani, R. (2018), “The influence of financial attitude, financial socialization, and financial experience to financial management behavior with financial literacy as the mediation variable”, KnE Social Sciences, pages 811-832.
3. Beverly, S. G. and E. K. Burkhalter (2005). “Improving the financial literacy and practices of youths.” Children & Schools 27(2): page 121.
4. Huston, S.J. (2010). Measuring financial literacy. The Journal of Consumer Affairs, 44(2), page 296.
5. Humaira, I., & Sagoro, E. M. (2018), “Pengaruh pengetahuan keuangan, sikap keuangan, dan kepribadian terhadap perilaku manajemen keuangan pada pelaku UMKM sentra kerajinan batik KABUPATEN BANTUL”, Nominal: Barometer Riset Akuntansi dan Manajemen, Vol. 7 No. 1, pages 96-110.
6. ILO (2022), Tóm tắt nghiên cứu: Giới và thị trường lao động ở Việt Nam 
7. Jayaraman, J. and S. Jambunathan (2018). “Financial literacy among high school students: Evidence from India.” Citizenship, Social and Economics Education 17(3): pages 168-187.
8. Ksendzova, M., Donnelly, G. E., & Howell, R. T. (2017). A brief money management scale and its associations with personality, financial health, and hypothetical debt repayment. Journal of Financial Counseling and Planning, 28(1), 62-75. https://doi. org/10.1891/1052-3073.28.1.62
9. Limbu, Y. B. and S. Sato (2019). “Credit card literacy and financial well-being of college students: A moderated mediation model of self-efficacy and credit card number.” International Journal of Bank Marketing.
10. Mandell, L. (2008). “The financial literacy of young American adults.” The Jumpstart Coalition for Personal Financial Literacy.
11. NYAMUTE, WINNIE, and JK Monyoncho Maina 2011. “Effect of financial literacy on personal financial management practices.” .
12. Nidar, S. R. and S. Bestari (2012). “Personal financial literacy among university students (case study at Padjadjaran University students, Bandung, Indonesia).” World Journal of Social Sciences 2(4): pages 162-171.
13. OECD (2013). OECD/info toolkit to measure financial literacy and financial inclusion: Guidance, core questionnaire and supplementary questions. 
14. OECD (2015), OECD/INFE Toolkit for Measuring Financial Literacy and Financial Inclusion, OECD Publishing.
15. O’Neill, B., Xiao, J. J. (2006). Financial fitness quiz findings: Strengths, weaknesses, and disconnects. Journal of Extension, 44(1). Retrieved November 18, 2007, from http://www.joe.org.
16. OECD (2015), OECD/INFE Toolkit for Measuring Financial Literacy and Financial Inclusion, OECD Publishing.
17. OECD. (2018). OECD/INFE toolkit financial literacy and financial inclusion. Paris, France: OECD Publishing.
18. Parrotta, J. L., & Johnson, P. J. (1998). The Impact Of Financial Attitudes And Knowledge On Financial Management And Satisfaction Of Recently Married Individuals. Journal of Financial Counseling and Planning, 9(2), pages 59-75.
19. Remund, D. L. “Financial literacy explicated: The case for a clearer definition in an increasingly complex economy”. Journal of Consumer Affairs, 44(2), pages 276-295. (2010).
20. Stone, Dan, Ben Wier, and Stephanie Bryant. “Reducing Materialism through Financial Literacy”. CPA Journal, 78 (2): pages 12-14. (2008).
21. Yamauchi, Kent T., and Donald J. Templer. “The development of a money attitude scale.” Journal of personality assessment 46.5 (1982): pages 522-528.
22. Yu, Kar-Ming, et al. “Gender differences in financial literacy among Hong Kong workers.” Educational Gerontology 41.4 (2015): pages 315-326.
23. Khúc Thế Anh, Bùi Kiên Trung, Nguyễn Minh Phương (2022), “Tác động của dân trí tài chính đến quản lí chi tiêu của sinh viên Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 306, pages 31 - 40.
24. Tổng cục Thống kê (2022), Thông cáo báo chí tình hình lao động và việc làm quý I năm 2022.

TS. Khúc Thế Anh, TS. Phùng Thanh Quang, Hoàng Diệu Linh
Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 362 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/03/2024 883 lượt xem
Trong kỉ nguyên số, Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 1.520 lượt xem
Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá).
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
11/03/2024 2.142 lượt xem
Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
07/03/2024 2.368 lượt xem
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình. Song, những khó khăn nội tại và thách thức bên ngoài của nền kinh tế làm cho nguy cơ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là có thể.
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
07/03/2024 2.164 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia; thăm chính thức Australia và New Zealand từ ngày 05 - 11/3/2024 theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.
Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
05/03/2024 3.000 lượt xem
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng
21/02/2024 2.683 lượt xem
Mô hình Ba Nhà là một mô hình nổi tiếng nêu bật sự gắn liền chặt chẽ giữa đào tạo lí thuyết và đào tạo thực tế, thông qua mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp và chính phủ với tiềm năng đổi mới và phát triển kinh tế trong một xã hội tri thức.
Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
20/02/2024 2.946 lượt xem
Chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững đang trở thành một xu hướng tất yếu, là ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Nỗ lực nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam
Nỗ lực nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam
19/02/2024 2.389 lượt xem
Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức vào ngày 14/12/2021 đã thống nhất cao khẳng định về sự hình thành, phát triển của trường phái đối ngoại, ngoại giao "cây tre Việt Nam": Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024
16/02/2024 6.929 lượt xem
Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.
Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024
Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024
15/02/2024 3.332 lượt xem
Kinh tế thế giới năm 2023 cho thấy nhiều bất định đến từ căng thẳng địa chính trị cũng như áp lực về tăng trưởng và lạm phát, kéo theo sự điều chỉnh về chính sách tiền tệ (CSTT) của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng
Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng
13/02/2024 2.279 lượt xem
Năm 2024, chúng ta có thể tin tưởng, những khó khăn nhất đã ở phía sau. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý IV/2023 đã phục hồi lên 6,72% so với cùng kì năm 2022, góp phần vào tổng mức tăng trưởng cả năm 2023 đạt 5,05%. Đóng góp cho đà hồi phục này là nhờ sự cải thiện về thương mại bắt đầu trong quý cuối cùng của năm 2023.
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức
12/02/2024 2.554 lượt xem
Nhìn chung, kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị, tuy nhiên, vẫn còn chậm và chưa đồng đều.
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
17/01/2024 4.298 lượt xem
Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Hiện nay, vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định, điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của các ngân hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

79.300

81.300

Vàng SJC 5c

79.300

81.320

Vàng nhẫn 9999

68.500

69.750

Vàng nữ trang 9999

68.400

69.250


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,590 24,960 26,123 27,556 30,490 31,787 158.88 168.16
BIDV 24,645 24,955 26,329 27,558 30,623 31,921 159.49 167.99
VietinBank 24,545 24,965 26,353 27,648 30,916 31,926 160.45 168.4
Agribank 24,610 24,955 26,298 27,570 30,644 31,779 159.81 167.89
Eximbank 24,580 24,970 26,426 27,196 30,846 31,746 161.32 166.02
ACB 24,590 24,990 26,466 27,124 30,989 31,632 160.93 166.09
Sacombank 24,585 24,945 26,552 27,112 31,086 31,598 161.79 166.8
Techcombank 24,616 24,959 26,918 27,538 30,506 31,826 157.09 169.49
LPBank 24,400 25,100 26,147 27,684 30,958 31,917 159.21 170.66
DongA Bank 24,640 24,990 26,440 27,130 30,860 31,710 159.00 166.20
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?