Số hóa và tương lai của hệ thống ngân hàng châu Âu: Ba kịch bản
03/06/2022 3.043 lượt xem
Các công nghệ mới đang thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ tài chính của các ngân hàng truyền thống. Những thay đổi này tạo ra các nguồn rủi ro hệ thống mới, từ đó, đặt ra các thách thức về chính sách và quản lý.

Đổi mới tài chính đã là một dấu ấn của lĩnh vực tài chính trong nhiều thập kỷ, thể hiện trong sản phẩm - dịch vụ mới, công nghệ mới và các định chế mới. Làn sóng đổi mới tài chính hiện nay được thúc đẩy bởi sự phát triển của một số công nghệ, bao gồm điện thoại thông minh, Internet, công nghệ trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, điển hình là giao diện lập trình ứng dụng (API), sổ cái phân tán (DLT), trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.

Những công nghệ mới này đang tác động đến phương thức hoạt động và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng của các ngân hàng, đồng thời, thúc đẩy sự tham gia và cung cấp các dịch vụ này của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và công ty công nghệ lớn (Big Tech). Điều này ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính truyền thống và cũng có thể phát sinh các nguồn rủi ro hệ thống mới, đặt ra những thách thức mới cho các cơ quan quản lý.

Một làn sóng đổi mới

Làn sóng đổi mới tài chính gần đây, dựa trên các cơ hội do số hóa mang lại, chủ yếu đến từ bên ngoài hệ thống ngân hàng, dưới hình thức các nhà cung cấp dịch vụ tài chính mới cạnh tranh với các ngân hàng hoặc hợp tác với họ, nhưng đồng thời, mang lại một số rủi ro tiềm tàng:

Thứ nhất, điện thoại thông minh, Internet và các API cho phép chia sẻ thông tin nhanh hơn, các kênh phân phối mới và sử dụng hiệu quả hơn lợi thế kinh tế theo quy mô. Điều này đã góp phần từ bỏ mô hình văn phòng và chi nhánh vật lý truyền thống cũng như sự gia nhập các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán mới vào thị trường, từ các công ty điện thoại di động cung cấp tiền di động đến các công ty Fintech cung cấp ví kỹ thuật số. Internet cũng làm tăng tính cạnh tranh bằng cách cho phép khách hàng so sánh các sản phẩm và giá cả các dịch vụ tài chính khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau và các nền tảng cho phép khách hàng chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng khi các điều kiện thay đổi.

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghệ thông tin, bao gồm cả điện toán đám mây, đã đơn giản hóa việc tạo lập, xử lý, sử dụng dữ liệu lớn, thống kê ứng dụng để đo lường và quản lý rủi ro tài chính. Trí tuệ nhân tạo và máy học cho phép cải tiến các mô hình giám sát và sàng lọc so với các phương pháp hiện có, chẳng hạn như các mô hình chấm điểm tín dụng truyền thống. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dữ liệu lớn hữu ích hơn cho việc dự đoán vỡ nợ so với các phương pháp truyền thống sử dụng dữ liệu đăng ký tín dụng. Ngoài việc đánh giá khả năng trả nợ, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động đo lường và quản trị rủi ro, như giám sát gian lận và sự cố mạng, chống rửa tiền, kiểm tra tính tuân thủ.

Thứ ba, sự ra đời của DLT, nổi tiếng nhất là công nghệ chuỗi khối (Blockchain), được giới thiệu như một phương pháp xác minh quyền sở hữu bitcoin, đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư đối với tài sản tiền mã hóa. Để đáp ứng tầm quan trọng ngày càng tăng của tài sản mã hóa tư nhân, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã bắt đầu nghiên cứu khả năng phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ cho các khách hàng bán lẻ.

Ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mới

Hệ thống ngân hàng châu Âu đang đối mặt với những thay đổi cơ cấu cơ bản và những thách thức sẽ quyết định tương lai và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của nền kinh tế thực. Một trong những vấn đề đó là tình trạng dư thừa ngân hàng, các khoản cho vay có vấn đề tồn tại nhiều năm nay hệ quả từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những thách thức khác mang tính dài hạn và liên quan đến những thay đổi ảnh hưởng đến xã hội nằm ngoài hệ thống tài chính - ngân hàng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến cấu trúc kinh tế và hệ thống ngân hàng, có thể ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh cốt lõi và hoạt động của các ngân hàng châu Âu.

Việc số hóa các ngân hàng truyền thống ngày càng tăng mang đến cho họ cơ hội cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới, có khả năng cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời, do kết quả của sự đổi mới công nghệ, các ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty Fintech và Big Tech: bằng cách làm việc thông qua các nền tảng, các Big Tech được hưởng lợi từ các hiệu ứng mạng và theo đuổi các chiến lược mở rộng thị trường, chuyển từ các dịch vụ phi tài chính sang các dịch vụ tài chính.

Các ngân hàng thường không mong đợi vị thế của họ bị đe dọa bởi các Fintech, mặc dù họ có thể cần mua những công ty sáng tạo này để duy trì vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, liên quan đến các Big Tech, các ngân hàng có thể hành động theo nhiều cách khác nhau - tùy thuộc vào cách họ mở rộng phạm vi dịch vụ tài chính của mình: bằng cách thành lập các công ty con hoặc bằng cách hợp tác với các ngân hàng hiện có. Cách tiếp cận đầu tiên tạo ra thách thức trực tiếp cho các ngân hàng, do đó, để đối phó với thách thức trực tiếp, họ có thể nâng cao năng lực quản trị rủi ro để bảo vệ vị thế của chính mình. Hợp tác dường như là một lựa chọn ít gây tác động tiêu cực hơn cho các ngân hàng, mặc dù nó cũng có khả năng làm xói mòn thu nhập và khiến nhiều ngân hàng không thể thích nghi trong mô hình kinh doanh hiện tại của họ.

Đến lượt mình, các nhà cung cấp dịch vụ mới cũng sẽ phải chịu các rủi ro ngân hàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường..., sẽ ảnh hưởng đến rủi ro toàn hệ thống. Trong khi sự gia tăng cạnh tranh có thể làm tăng tính ổn định trong dài hạn thì sự gia tăng quá trình tập trung (đặc biệt là các Big Tech) có thể dẫn đến sự xuất hiện các định chế mới theo kiểu “quá lớn để sụp đổ - too big too fail”, còn sự tập trung vào trung gian trong các giao dịch có thể làm cho hệ thống mang tính chu kỳ hơn. Sự hợp tác giữa các ngân hàng và Big Tech có thể kéo dài các chuỗi trung gian, gây lo ngại về việc phân tán rủi ro.

Ngoài rủi ro tài chính, số hóa cũng đi kèm với rủi ro phi tài chính đáng kể cho cả ngân hàng, Fintech và Big Tech. Những rủi ro này liên quan đến một số yếu tố: tập trung quá lớn vào việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu; các dịch vụ quá tự động hoặc tập trung vào công nghệ thông tin có thể dễ bị tấn công mạng hơn; niềm tin vào công nghệ có thể đột nhiên trở nên lỗi thời; cảm giác an toàn ảo do lạm dụng trí tuệ nhân tạo.

Các kịch bản cho ngân hàng đến năm 2030

Ba kịch bản sau không bao quát hết các xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng châu Âu cho đến năm 2030, nhưng được lựa chọn dựa trên các phương án tương tác giữa ngân hàng với Fintech và Big Tech (kịch bản 1 và 2) và tác động của tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (kịch bản 3).

Kịch bản 1: Các ngân hàng hiện nay tiếp tục thống trị và duy trì vai trò trung tâm của mình trong việc tạo tiền và trung gian tài chính. Họ mạnh mẽ chống lại mối đe dọa cạnh tranh thông qua thích ứng công nghệ, mua lại các công ty Fintech và vận động hành lang. Fintech tiếp tục tập trung vào một số thị trường ngách nhất định, trong khi các Big Tech cung cấp dịch vụ thanh toán, nhưng không có quyền tiếp cận hệ thống thanh toán và thanh toán bù trừ của ngân hàng trung ương. Hệ thống ngân hàng được nâng cấp bằng cách kết hợp các nhà cung cấp mới và sản phẩm mới.

Kịch bản 2: Các ngân hàng hiện nay thu hẹp lại, trong khi các Big Tech mở rộng dịch vụ tài chính thông qua các công ty con được quản lý và chiếm lĩnh thị trường cho vay. Các ngân hàng hiện tại ngày càng tập trung vào các dịch vụ theo định hướng quan hệ, cả thượng nguồn (ngân hàng đầu tư) và hạ nguồn (ngân hàng cộng đồng tập trung phục vụ các doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực địa lý nhỏ). Hệ thống ngân hàng bị thu hẹp, chủ yếu là do các ngân hàng vừa và nhỏ không còn có thể sử dụng lợi thế quy mô. Kịch bản này dẫn đến những thay đổi cấu trúc trong hệ thống tài chính.

Kịch bản 3: Việc phát hành tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương bán lẻ dẫn đến, theo một số mô hình trung gian nhất định, một cấu trúc hệ thống tài chính hoàn toàn khác. Các ngân hàng hiện hành phải đối mặt với chi phí tài trợ cao hơn và cơ sở tài trợ biến động hơn khi lượng khách hàng tiền gửi truyền thống, ít nhất là một phần, chuyển sang tiền kỹ thuật số. Chức năng trung gian tài chính của các ngân hàng dần mất đi, và ngân hàng trung ương ngày càng đóng vai trò trung gian quan trọng. Fintech và Big Tech cung cấp các dịch vụ đơn lẻ và chuyên biệt trong cho vay, quản lý tài sản và quản lý rủi ro. Hệ thống ngân hàng truyền thống không còn đóng vai trò là neo ổn định hệ thống tài chính.

Một số đề xuất chính sách

Do những thay đổi trong hệ thống tài chính là nội sinh đối với các hành động quản lý, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi có khả năng gây rối loạn, một số đề xuất chính sách để giải quyết các rủi ro tài chính và phi tài chính cần được triển khai. Một số gợi ý trong số này áp dụng cho cả ba tình huống, những đề xuất khác sẽ phù hợp hơn với một trong ba kịch bản. Điều quan trọng, phản ứng của các cơ quan quản lý sẽ là yếu tố then chốt khi một trong ba kịch bản này hiện thực hóa.

Các chính sách đề xuất bao gồm:

Một là, các điều kiện và quyền hạn tiếp cận mạng lưới an toàn tài chính cần được mở rộng hoặc điều chỉnh. Fintech và Big Tech nên có quyền tiếp cận hệ thống bảo mật nếu họ thực hiện các hoạt động tài chính tương tự như ngân hàng. Đồng thời, cần phát triển một khuôn khổ an toàn cho việc tiếp cận như vậy, bao gồm bảo vệ người tiêu dùng và chống rửa tiền. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong kịch bản 2 và 3.

Hai là, tăng cường hợp tác toàn cầu có thể sẽ được yêu cầu vì hầu hết các công ty Fintech và Big Tech hoạt động trên quy mô toàn cầu mà không có sự hiện diện thường xuyên tại các khu vực pháp lý, nơi họ hoạt động. Để tránh những tranh luận không mong muốn và không kịp thời, cần thiết lập trước các cơ chế hợp tác toàn cầu.

Ba là, hoạt động trung gian tài chính của các Big Tech có lẽ nên được tách biệt khỏi các hoạt động còn lại của chúng và do đó, được điều hành thông qua một công ty con nằm trong phạm vi quản lý. Chính sách này có thể yêu cầu những thay đổi sâu sắc về tổ chức ở các Big Tech và có thể làm giảm sức hấp dẫn của việc cung cấp dịch vụ tài chính của các Big Tech, điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng xảy ra kịch bản 2.

Bốn là, việc tăng cường sử dụng các dịch vụ tài chính của các công ty phi tài chính có thể chịu sự điều chỉnh của một cơ quan quản lý khác (ví dụ: trong lĩnh vực viễn thông) và yêu cầu sự hợp tác nhiều hơn từ các cơ quan quản lý trong các ngành, lĩnh vực. Vì các phương pháp quản lý và khuôn khổ pháp lý đối với các công ty nền tảng đang thay đổi, những thay đổi đó cần bao gồm sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý khu vực tài chính.

Năm là, việc mở rộng số hóa các dịch vụ tài chính có thể đòi hỏi phải thay đổi các thông lệ quản lý và giám sát đã được xác định khi quá trình số hóa mới bắt đầu và các rủi ro phi tài chính chưa được chú trọng. Việc số hóa có thể làm tăng tầm quan trọng của các rủi ro phi tài chính (nhiều rủi ro trong số đó hiện đã phát sinh) và các quy định an toàn có thể cần phải phản ánh tốt hơn những rủi ro này. Điều này cũng áp dụng đối với năng lực chuyên môn của cán bộ các cơ quan quản lý và giám sát.

Sáu là, quyết định phát hành tiền tệ kỹ thuật số bán lẻ của ngân hàng trung ương (nếu có) phải được cân nhắc thận trọng giữa hiệu quả với bất kỳ rủi ro nào đối với sự ổn định của hệ thống tài chính hiện tại. Việc phát hành các loại tiền kỹ thuật số có thể mang lại cho mọi người nhiều cơ hội hơn và dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét các tác động trung và dài hạn đối với cấu trúc của hệ thống tài chính, cả về hiệu quả và tính ổn định.

Bảy là, cần tăng cường cơ cấu hỗ trợ việc rời khỏi ngành có “trật tự” và “giảm số lượng” các ngân hàng hiện hành: trong cả hai trường hợp, họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng và thậm chí tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Điều này nhất thiết sẽ dẫn đến thực tế là các ngân hàng hiện tại sẽ giảm hoạt động và có thể rời bỏ thị trường, quá trình này có thể gây ra bất ổn. Để làm cho quá trình này diễn ra suôn sẻ, nên tránh sự hỗ trợ của chính phủ đối với các ngân hàng yếu kém, hạ thấp các rào cản rút khỏi thị trường và thanh lý cũng như thúc đẩy sáp nhập, hợp nhất ngân hàng.

Tài liệu tham khảo:

1. Julapa Jagtiani & Catharine Lemieux, “The roles of alternative data and machine learning in fintech lending: Evidence from the Lendingclub Consumer Platform”, retrieved from https://www.philadelphiafed.org/consumer-finance/the-roles-of-alternative-data-and-machine-learning-in-fintech-lending on 04 April 2022
2. Tobias Berg, Valentine Burg et al. “On the rise of fintechs: Credit scoring using digital footprint”, retrieved from https://academic.oup.com/rfs/article/33/7/2845/5568311?login=false on 04 April 2022.
3. Daniel Björkegren, Darrell Grissen, “Behavior revealed in mobile phone usage predicts credit repayment”, The World Bank Economic Review, Volume 34, Issue 3,October 2020.


TS. Nhật Trung
Đại học Hòa Bình
 
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
15/05/2023 760 lượt xem
Theo tài liệu “Các vấn đề xử lí tổ chức tín dụng hợp tác - Tổng quan về các đặc điểm và công cụ xử lí” (Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế - IADI, 2018), các tổ chức tài chính nhận tiền gửi như hiệp hội tín dụng, các ngân hàng hợp tác hoặc tương hỗ hay quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được gọi chung là tổ chức tín dụng (TCTD) hợp tác, là một thành viên quan trọng trong hệ thống tài chính của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nhìn chung, các TCTD hợp tác có những đặc điểm khác biệt với ngân hàng.
Điều tra thị trường cho hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương
Điều tra thị trường cho hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương
19/04/2023 1.861 lượt xem
Điều tra thị trường (Market Intelligence - MI) là một công cụ đắc lực được các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới tiến hành để bổ sung, hoàn thiện cho công tác thống kê truyền thống. Với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính quốc tế, vai trò của hoạt động này ngày càng được coi trọng và tại nhiều quốc gia, hoạt động điều tra thị trường được tổ chức một cách bài bản với cơ cấu nhân sự độc lập.
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley - Những vấn đề đặt ra
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley - Những vấn đề đặt ra
18/04/2023 3.161 lượt xem
Chỉ vài ngày trước khi phá sản, Silicon Valley Bank (SVB) vẫn được xem là một tổ chức tài chính uy tín trong giới công nghệ khi cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn startup tại Mỹ. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 48 giờ, ngân hàng 40 tuổi này bất ngờ sụp đổ. Sự sụp đổ quá nhanh và bất ngờ của SVB là “thảm kịch” ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ khi ngân hàng Washington Mutual tan rã vào năm 2008.
Ứng phó của ngân hàng trung ương các nước trước rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu: Bài học đối với Việt Nam
Ứng phó của ngân hàng trung ương các nước trước rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu: Bài học đối với Việt Nam
03/04/2023 2.737 lượt xem
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và các rủi ro do biến đổi khí hậu đối với hệ thống tài chính - ngân hàng ngày càng lớn, chủ đề giám sát rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng trung ương (NHTW) các nước.
Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
17/03/2023 3.543 lượt xem
Công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua với sự tác động mạnh mẽ trên mọi khía cạnh của nền kinh tế. Đứng trước những biến đổi này, ngành Ngân hàng cũng không thể đứng ngoài cuộc đua công nghệ.
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
10/03/2023 4.384 lượt xem
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lí và các ngân hàng thương mại (NHTM). Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã công bố bản sửa đổi gần nhất vào năm 2016 so với bản trước đó (năm 2004), dẫn đến sự điều chỉnh và thay đổi từ phía các NHTM trên thế giới.
Kinh tế tại châu Á: Giảm bớt những “cơn gió ngược”, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn
Kinh tế tại châu Á: Giảm bớt những “cơn gió ngược”, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn
02/03/2023 3.791 lượt xem
Có thể thấy, triển vọng kinh tế khu vực châu Á đã sáng sủa hơn mặc dù vẫn còn những thách thức lớn trong dài hạn, kể cả đối với kinh tế Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực.
Những tác động tiêu cực của suy thoái sâu
Những tác động tiêu cực của suy thoái sâu
24/02/2023 5.243 lượt xem
Một phân tích về hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế ở 24 quốc gia trong hơn 50 năm qua đã chỉ ra rằng, việc các nền kinh tế quay trở lại mức tăng trưởng trước đó sau suy thoái là khó dự đoán, vì còn phụ thuộc vào độ sâu của suy thoái. Những tác động tiêu cực của suy thoái nghiêm trọng mang tính dai dẳng và lâu dài.
Ngân hàng trung ương và rủi ro an ninh mạng
Ngân hàng trung ương và rủi ro an ninh mạng
15/02/2023 4.040 lượt xem
Theo khảo sát của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), ước tính của các ngân hàng trung ương (NHTW) về tổn thất tiềm năng từ các cuộc tấn công mạng vào hệ thống tài chính có thể lên tới 5% GDP. Sự cần thiết phải đối phó với những rủi ro ngày càng tăng của các mối đe dọa an ninh mạng đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể ngân sách của các NHTW dành cho công nghệ thông tin (CNTT).
Việt Nam trong hành trình hướng tới các mục tiêu  phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris  và đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững cấp thiết
Việt Nam trong hành trình hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris và đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững cấp thiết
25/01/2023 5.234 lượt xem
Cùng với sự phát triển của xã hội, thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức và phát triển bền vững ngày càng trở thành một chủ đề lớn, thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia. Chúng ta đang sống và phát triển trên một hành tinh hữu hạn, do đó, chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về cách quản lý tài nguyên của Trái đất để đáp ứng những nguyện vọng của xã hội và thực trạng dân số đang tăng lên từng ngày, đồng thời đảm bảo rằng các thế hệ hiện tại và tương lai có cơ hội có được chất lượng cuộc sống tốt, khỏe mạnh và phát triển thịnh vượng.
Kinh tế khu vực châu Âu trước nguy cơ rơi vào suy thoái
Kinh tế khu vực châu Âu trước nguy cơ rơi vào suy thoái
06/01/2023 5.421 lượt xem
Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của khu vực châu Âu đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức; nguy cơ khủng hoảng kinh tế ngày một rõ nét.
Kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện hữu
Kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện hữu
29/12/2022 5.843 lượt xem
Bức tranh kinh tế thế giới năm 2022 phân chia thành hai nửa rõ rệt: 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm 2022. Bước vào đầu năm 2022, kinh tế toàn cầu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau một năm suy thoái vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2022, khi xung đột Nga - Ukraine gia tăng, kết hợp chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc làm chậm lại đà phục hồi kinh tế toàn cầu, gia tăng tình trạng gián đoạn nguồn cung và đẩy giá hàng hóa thế giới tăng mạnh.
Năm 2022: Một năm đầy khó khăn của thị trường tài chính toàn cầu
Năm 2022: Một năm đầy khó khăn của thị trường tài chính toàn cầu
28/12/2022 5.422 lượt xem
Sau một năm ảnh hưởng bởi sự tàn phá nặng nề của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi. Động lực cơ bản thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng này là chính sách hỗ trợ khổng lồ, cả về tài chính và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ này cũng là yếu tố gây lạm phát cao. Ban đầu, lạm phát chỉ tăng đối với một số ít mặt hàng hóa, nhưng đầu năm 2022, đà tăng giá cả dịch vụ có dấu hiệu kéo dài và đã vượt mức giá trước đại dịch tại nhiều khu vực trên thế giới.
Phương thức thanh toán quốc tế BPO - Góc nhìn công nghệ số
Phương thức thanh toán quốc tế BPO - Góc nhìn công nghệ số
12/12/2022 5.908 lượt xem
Sự ra đời của phương thức BPO (Bank Payment Obligations - Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng) là sáng kiến nhằm cung cấp một công cụ thanh toán mới hỗ trợ hoạt động thương mại toàn cầu để thích ứng với sự phát triển của thời đại số.
Vận đơn đường biển điện tử - điều kiện áp dụng tại Việt Nam
Vận đơn đường biển điện tử - điều kiện áp dụng tại Việt Nam
08/12/2022 6.249 lượt xem
Đại dịch Covid-19 xảy ra gây tác động không nhỏ đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu, Logistics bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, nhiều quốc gia đưa ra chính sách giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến việc chuyển giao vận đơn đường biển trở nên khó khăn, tốn kém, mất nhiều thời gian.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.350

66.950

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.350

66.950

Vàng SJC 5c

66.350

66.970

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.450

56.150


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,280 23,650 24,502 25,874 28,257 29,461 162.61 172.15
BIDV 23,320 23,620 24,683 25,868 28,388 29,643 163.61 172.34
VietinBank 23,231 23,651 24,769 25,904 28,658 29,668 164.32 172.27
Agribank 23,270 23,630 24,756 25,757 28,524 29,350 165.11 171.87
Eximbank 23,250 23,630 24,808 25,484 28,613 29,392 165.16 169.66
ACB 23,200 23,700 24,826 25,453 28,770 29,379 165.1 169.44
Sacombank 23,271 23,674 24,959 25,471 28,836 29,349 165.55 171.09
Techcombank 23,310 23,653 24,574 25,891 28,282 29,572 161 173.28
LPBank 23,290 23,890 24,715 26,049 28,678 29,610 162.64 174.07
DongA Bank 23,330 23,660 24,800 25,480 28,610 29,380 162.6 169.7
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?