Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
06/11/2023 10.695 lượt xem
1. Đặt vấn đề 
 
Hoạt động huy động vốn cộng đồng đã trở nên phổ biến sau khủng hoảng tài chính toàn cầu,  phương thức này đã phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, hoạt động huy động vốn theo hình thức cổ phần (Equity - based Crowdfunding -  ECF) là hình thức gọi vốn được các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất ưa chuộng. Với ECF, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ cộng đồng thông qua một nền tảng trên Internet. Nhà đầu tư góp vốn sẽ được nhận cổ phần theo tỉ lệ nhất định tương đương với số tiền đầu tư sau khi chiến dịch gọi vốn thành công.  
 
Malaysia là một trong những quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về thị trường vốn với các hình thức gọi vốn đa dạng, bao gồm ECF. Cụ thể, Malaysia đã ban hành quy định điều chỉnh ECF và trở thành quốc gia đầu tiên trong ASEAN thực hiện điều này (ASEAN Secretariat, 2017). Việc công nhận cũng như ban hành các quy định cụ thể đã giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Malaysia có thêm hình thức tiếp cận tài chính và tác động tích cực đến thị trường vốn. Bài viết này phân tích các quy định điều chỉnh ECF tại Malaysia và rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam.
 
2. Bối cảnh thị trường và khái quát về khung pháp lí điều chỉnh ECF tại Malaysia 
 
2.1. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Malaysia 
 
Theo báo cáo "Đánh giá ổn định khu vực tài chính năm 2013" của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Malaysia là quốc gia có thị trường vốn chủ sở hữu được niêm yết rộng lớn. Tỉ lệ vốn hóa thị trường so với GDP cao hơn hầu hết các quốc gia có thu nhập cao khác hoặc các quốc gia khác trong khu vực châu Á (International Monetary Fund, 2013). Mặc dù vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Malaysia vẫn gặp trở ngại khi tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các ý tưởng của mình từ các kênh huy động vốn truyền thống như tín dụng ngân hàng hay chào bán các loại chứng khoán theo pháp luật chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Malaysia - SC Malaysia, 2014). Bởi lẽ, các doanh nghiệp này không đủ khả năng chứng minh tài chính cũng như tài sản bảo đảm để thực hiện các hình thức huy động vốn truyền thống. 
 
Trong khi đó, cơ quan quản lí thị trường vốn của nước này nhận thấy ECF là hình thức huy động vốn tiềm năng và phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoặc DNNVV (Mokhtarrudin, A.; Masrurah, I. M. K.; Muhamad, S. C. R, 2017). Với sự đóng góp của rất nhiều nhà đầu tư, ECF có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho một doanh nghiệp tại giai đoạn đầu của quá trình triển khai các dự án kinh doanh sáng tạo, từ đó có thể thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy việc làm. Lí tưởng nhất, việc tham gia vào ECF còn mang lại lợi ích tài chính hoặc các lợi ích khác cho những nhà đầu tư (SC Malaysia, 2014).
 
Do đó, để giải quyết những khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoặc DNNVV và tận dụng tiềm năng của hình thức ECF, vào tháng 11/2015, SC Malaysia đã chính thức ban hành các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động ECF (SC Malaysia, 2015). 
 
2.2. Khái quát khung pháp lí và hoạt động quản lí đối với hoạt động ECF 
 
Về hướng tiếp cận điều chỉnh pháp luật đối với ECF: Cơ quan quản lí thị trường chứng khoán của Malaysia rất quan tâm đến các hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức phát hành cổ phần để trao đổi với các nhà đầu tư. Bên cạnh lợi ích mà ECF mang lại thì cũng tồn tại các rủi ro về tài chính, nguy cơ “mất trắng” các khoản đầu tư. Do đó, cơ quan này đã xem xét các quy định có sẵn như Đạo luật Công ty năm 1965, pháp luật chứng khoán và tham khảo kinh nghiệm các quốc gia khác trong việc điều chỉnh ECF phù hợp với bối cảnh của Malaysia để xây dựng quy định riêng điều chỉnh ECF dựa trên nguyên tắc chung về thị trường được công nhận tại Đạo luật Dịch vụ và Thị trường vốn 2007 (Capital Markets and Services Act 2007 - CMSA). Đồng thời, cơ quan quản lí thị trường chứng khoán của Malaysia đảm bảo việc xây dựng các quy định hướng đến sự cân bằng về nhu cầu phát triển của ECF và sự bảo vệ nhà đầu tư ở mức phù hợp (SC Malaysia, 2014; Tan Wai Kit, 2021). 
 
Về khung pháp lí: Căn cứ Mục 377 về thẩm quyền và Phần II.2.4 CMSA về nguyên tắc chung đối với thị trường được công nhận (GRM, đoạn 1.01), cơ quan quản lí thị trường chứng khoán của Malaysia đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với  ECF - Hướng dẫn về thị trường được công nhận (Guidelines on Recognized Market - GRM) quy định về cách vận hành của ECF (Wan Amir Azlan Wan Haniff, Rahmah Ismail, Asma Hakimah Ab Halim, 2019). Ngoài các nguyên tắc chung để vận hành thị trường được công nhận, ECF được điều chỉnh cụ thể bởi các quy định riêng tại Chương 13 GRM. Thêm vào đó, hoạt động ECF còn chịu sự điều chỉnh của các quy định khác như Đạo luật Công ty năm 2016 về loại hình doanh nghiệp tham gia ECF; hướng dẫn về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cho các tổ chức báo cáo trên thị trường vốn; nguyên tắc rủi ro mạng về quản lí rủi ro mạng; hướng dẫn về quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan trên thị trường vốn.
 
Về cơ quan quản lí: Đối hoạt động ECF tại Malaysia, theo Mục 15.1(g) của Đạo luật Chứng khoán Malaysia năm 1993 (Mục 15.1(g)), SC Malaysia là cơ quan quản lí thị trường vốn, bao gồm cả ECF và có nhiệm vụ: 
 
(i) điều chỉnh các hoạt động trên thị trường vốn, bao gồm ECF;  (ii) bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư (Wan Amir Azlan Wan Haniff, Rahmah Ismail, Asma Hakimah Ab Halim, 2019).  
 
Những vấn đề pháp lí chính: Các quy định chủ yếu tập trung vào 03 vấn đề pháp lí: (i) Điều kiện của các chủ thể khi tham gia vào việc tiến hành ECF; (ii) Thủ tục thực hiện ECF; (iii) Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
 
3. Quy định pháp luật về hoạt động ECF tại Malaysia 
 
3.1. Điều kiện tham gia quan hệ ECF 
 
Để có thể quản lí và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan trong hoạt động ECF thì SC Malaysia đã đặt ra các quy định cụ thể về điều kiện tham gia của các bên trong quan hệ ECF.    
 
Bên gọi vốn: Điều kiện để trở thành bên gọi vốn trong quan hệ ECF, bao gồm: (i) Công ty được thành lập tại Malaysia dưới hình thức hợp danh trách nhiệm hữu hạn (limited liability partnerships); (ii) Không thuộc trường hợp bị cấm huy động vốn thông qua nền tảng ECF như: Công ty tư nhân miễn trừ (exempt private company); tổ chức có cấu trúc thương mại học tài chính phức tạp (ví dụ như tổ chức tài chính); các công ty niêm yết… (GRM, Điều 13). 
 
Nhà đầu tư trên nền tảng ECF: GRM đặt ra từng điều kiện riêng biệt cho từng loại nhà đầu tư. Tại Malaysia, nhà đầu tư được chia thành 03 loại, gồm: Nhà đầu tư chuyên nghiệp (sophisticated investors), nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và nhà đầu tư nhỏ lẻ (retail investor). Nhà đầu tư chuyên nghiệp bao gồm nhà đầu tư được công nhận (accredited investors), pháp nhân có giá trị tài sản ròng cao (high - net worth entities) và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (high-net worth individuals) (GRM, Điều 1.17). Nhà đầu tư thiên thần là cá nhân có các đặc điểm sau: 
 
(i) Là đối tượng cư trú chịu thuế tại Malaysia; (ii) Có tổng tài sản cá nhân ròng vượt quá 3 triệu MYR hoặc tương đương bằng ngoại tệ; hoặc (iii) Có tổng thu nhập hằng năm không dưới 180.000 MYR hoặc tương đương bằng ngoại tệ trong 12 tháng trước đó; hoặc (iv) Vợ/chồng của nhà đầu tư đó có tổng thu nhập hằng năm trên 250.000 MYR hoặc tương đương bằng ngoại tệ trong 12 tháng trước đó (GRM, Điều 13.01). Nhà đầu tư nhỏ lẻ là bất kì người nào trừ Ngân hàng Trung ương Malaysia được thành lập theo Đạo luật Ngân hàng Trung ương Malaysia năm 2009 và các loại nhà đầu tư trên. 
 
Chủ thể vận hành nền tảng trung gian: Các chủ thể muốn trở nhà vận hành nền tảng thì phải đăng kí trở thành nhà vận hành thị trường được công nhận (recognised market operator - RMO). SC Malaysia sẽ chỉ phê duyệt đơn đăng kí RMO nếu thỏa mãn hàng loạt các điều kiện được quy định tại Điều 3.01 GRM, điển hình như: (i) Người nộp đơn có đủ khả năng vận hành một thị trường có trật tự, công bằng và minh bạch; (ii) Người nộp đơn phải có khả năng thực hiện nghĩa vụ được đặt ra bởi GRM; (iii) Thông tin hoặc tài liệu mà người nộp đơn cung cấp cho SC Malaysia phải chính xác; (iv) Người nộp đơn không đang trong quá trình giải thể hoặc giải thể; (v) Các yêu cầu liên quan đến nhân sự quản lí, điều hành; (vi) Những yêu cầu khác hướng đến đảm bảo tính an toàn, tin cậy và có sự đóng góp cho sự phát triển tổng thể của thị trường vốn.  
 
3.2. Thủ tục thực hiện ECF 
 
Trước hết, các tổ chức muốn vận hành nền tảng ECF phải đăng kí để trở thành nhà vận hành nền tảng ECF với tư cách là RMO tại SC Malaysia. Để vận hành nền tảng ECF, nhà vận hành phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 3.01 GRM. 
 
Tiếp đến, khi một công ty gọi vốn nộp đơn xin huy động vốn, nhà vận hành ECF sẽ đánh giá xem điều kiện của công ty gọi vốn có đảm bảo hay không dựa trên so sánh giữa những người đăng kí; đánh giá đề xuất kinh doanh của tổ chức đó; tiến hành kiểm tra lí lịch về công ty gọi vốn; đánh giá sự phù hợp và thích hợp của các cổ đông/cổ đông sáng lập và đảm bảo tất cả các tài liệu công bố thông tin liên quan được nộp bởi nhà phát hành là đúng sự thật và chính xác. Lưu ý rằng một bên gọi vốn chỉ có thể gây quỹ trên một nền tảng ECF tại cùng một thời điểm (SC Malaysia, 2022). 
   
Quy trình các nhà đầu tư tham gia đầu tư thông qua nền tảng ECF có thể khác nhau giữa các nhà vận hành, tùy thuộc vào các quy tắc do nhà vận hành ECF đặt ra. Nhìn chung, sau khi hiểu và phân tích thông tin do bên gọi vốn cung cấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, mục đích tài chính, thông tin tài chính và thông tin rủi ro được công bố trên nền tảng ECF, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định đầu tư, bao gồm cả số tiền họ muốn đầu tư (SC Malaysia, 2022). Các nhà đầu tư cung cấp nguồn vốn cho bên gọi vốn thông qua ECF sẽ nhận được cổ phần từ công ty và sẽ trở thành một trong những cổ đông của công ty. Nếu hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tốt, nhà đầu tư hiện là cổ đông sẽ được hưởng lợi từ: (i) Cổ tức do công ty chi trả; (ii) Bán cổ phần cho các nhà đầu tư mới; hoặc (iii) Công ty đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán (SC Malaysia, 2022).
 
3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ECF
 
3.3.1. Bên gọi vốn
 
Trong hoạt động ECF thì nghĩa vụ công bố và cập nhật thông tin được xem là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên gọi vốn. Bên gọi vốn phải nộp cho nhà vận hành nền tảng ECF bản cáo bạch chứa thông tin được nêu trong Điều 13.24 GRM và tuân thủ các yêu cầu khác trong CMSA 2007 (GRM, Điều 13.21, 13.22).  
 
Cụ thể, mọi loại hình công ty khi gọi vốn dưới hình thức ECF phải cung cấp tối thiểu các thông tin sau cho nhà vận hành nền tảng: (i) Thông tin giải thích các đặc điểm chính của công ty, bao gồm: Ngày thành lập, số đăng kí, ngày bắt đầu kinh doanh, lịch sử kinh doanh kể từ ngày thành lập, nhóm và cơ cấu cổ phần (nếu có) và các giấy phép do công ty nắm giữ; (ii) Thông tin liên quan đến các quyền gắn liền với cổ phần được chào bán; (iii) Thông tin giải thích mục đích gọi vốn và số tiền gọi vốn mục tiêu; (iv) Thông tin liên quan đến phương án kinh doanh của công ty; (v) Thông tin liên quan đến tài chính công ty. Tùy thuộc vào loại hình công ty, số vốn huy động, thời điểm thành lập, các công ty sẽ phải cung cấp loại thông tin tương ứng. Đối với công ty huy động là một công ty đại chúng hoặc các loại công ty khác có số vốn huy động trên 500.000 MYR hoặc dưới 500.000 MYR nhưng công ty đã được thành lập ít nhất là 12 tháng thì công ty gọi vốn sẽ cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty (GRM, Điều 13.29). Đối với các loại công ty khác mới được thành lập dự định huy động số vốn dưới 500.000 MYR và chưa có thể có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thì công ty gọi vốn phải cung cấp thông tin hoặc báo cáo tài chính được xác nhận bởi ban quản lí của công ty; (vi) Công ty huy động phải cung cấp thông tin liên quan đến quản lí chủ chốt, giám đốc và cổ đông sáng lập, bao gồm, nhưng không giới hạn, tên cá nhân, quốc tịch, tuổi, nghề nghiệp, trình độ, kinh nghiệm và bất kì lợi ích nào nắm giữ trong bất kì công ty nào khác có thể dẫn đến xung đột lợi ích; (vii) Các thông tin chi tiết khác theo hướng dẫn của SC Malaysia tại GRM. 
 
Cùng với các thông tin cần cung cấp trên, bên gọi vốn phải đảm bảo rằng tất cả thông tin được cung cấp cho nhà vận hành ECF là đúng và chính xác, đồng thời không được chứa bất kì thông tin hoặc tuyên bố nào sai hoặc gây hiểu lầm, hoặc có thiếu sót quan trọng. Khi gây quỹ thành công trên nền tảng ECF, bên gọi vốn phải đảm bảo rằng có sự liên lạc hiệu quả, minh bạch và thường xuyên với các cổ đông của mình, bao gồm cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về tiến độ kinh doanh và tình hình tài chính của công ty (GRM, Điều 13.28). 
 
Về hạn mức gọi vốn, GRM quy định một công ty chỉ có thể huy động tổng cộng số tiền tối đa là 20 triệu MYR thông qua các nền tảng ECF trong suốt thời gian hoạt động của mình, không bao gồm khoản góp vốn của chính công ty phát hành hoặc bất kì khoản vốn nào có được thông qua hoạt động phát hành riêng lẻ (GRM, Điều 13.19). Theo Điều 13.20 GRM, các giới hạn về hạn mức gọi vốn áp dụng đối với công ty gọi vốn trên nền tảng ECF sẽ không áp dụng cho quỹ được gọi là “microfund” - có thể hiểu là “quỹ tài chính vi mô”.  
 
Đối với hình thức quảng bá dự án, Điều 13.16 GRM quy định “Các công ty sẽ không được phép lưu trữ đồng thời trên nhiều nền tảng ECF hoặc trên bất kì thị trường chứng khoán nào của Bursa Malaysia Securities Berhad”. Như vậy, các công ty huy động vốn ECF chỉ được sử dụng một nền tảng ECF tại một thời điểm. Tuy nhiên, căn cứ Điều 13.17 GRM thì công ty gọi vốn vẫn được phép huy động cùng lúc trên một nền tảng ECF và nền tảng tài chính ngang hàng, tuân thủ các yêu cầu công bố được quy định cụ thể bởi từng nhà vận hành nền tảng. 
3.3.2. Nhà đầu tư
Để tham gia vào quan hệ ECF, nhà đầu tư sẽ chỉ thực hiện trong hạn mức cụ thể được quy định phân loại nhà đầu tư: (i) Nhà đầu tư chuyên nghiệp không hạn chế về số tiền đầu tư; (ii) Nhà đầu tư thiên thần được đầu tư với số tiền tối đa 500.000 MYR trong khoảng thời gian 12 tháng; (iii) Nhà đầu tư nhỏ lẻ được phép đầu tư tối đa 5.000 MYR cho mỗi công ty gọi vốn với tổng số tiền không quá 50.000 MYR trong thời hạn 12 tháng (GRM, Điều 13.31). Hạn mức đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư trên sẽ được áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (GRM, Điều 13.32).
 
Ngoài ra, khi tham gia đầu tư ECF, các nhà đầu tư sẽ có một số quyền khác được luật quy định như: Quyền bán lại, chuyển nhượng cổ phần, quyền có "khoảng lặng (cooling-off period)" để rút tiền đầu tư. Tuy nhiên, theo Điều 13.34 (b) GRM, cổ phiếu của công ty gọi vốn chỉ có thể được giao dịch sau 06 tháng kể từ ngày kết thúc chiến dịch huy động vốn của công ty gọi vốn. Trong trường hợp cổ phiếu của công ty gọi vốn do cổ đông sáng lập nắm giữ thì cổ đông sáng lập chỉ có thể bán hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình sau 06 tháng kể từ ngày cổ phiếu được giao dịch trên thị trường thứ cấp (GRM, Điều 13.35). Ngoài ra, các nhà đầu tư ECF sẽ có "khoảng lặng" là 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, trong thời gian đó họ có thể rút toàn bộ số tiền đã đầu tư của mình theo quy định.
 
3.3.3. Nhà vận hành nền tảng ECF
 
Theo quy định tại Điều 6.01(j) GRM, nhà vận hành nền tảng ECF có nghĩa vụ phải cung cấp và hiển thị nổi bật trên nền tảng của mình, tất cả thông tin liên quan đến thị trường được công nhận bao gồm: (i) Tất cả các tuyên bố cảnh báo rủi ro cần thiết, bao gồm tất cả rủi ro mà người sử dụng nền tảng có thể yêu cầu khi đưa ra quyết định tham gia trên nền tảng; (ii) Thông tin về quyền của nhà đầu tư liên quan đến việc đầu tư hoặc giao dịch trên một thị trường được công nhận; (iii) Các tiêu chí tiếp cận thị trường được công nhận; (iv) Tài liệu tài chính, bao gồm thông tin so sánh khi cần thiết; (v) Phí, lệ phí và các chi phí khác mà nền tảng có thể thu, áp đặt đối với người sử dụng nền tảng; (vi) Thông tin về xử lí khiếu nại hoặc giải quyết tranh chấp và các thủ tục của nó; (vii) Thông tin về các quy trình và sắp xếp dự phòng trong trường hợp RMO không thể thực hiện các hoạt động của mình hoặc ngừng hoạt động kinh doanh; (viii) Bất kì thông tin nào khác có thể được chỉ định bởi SC Malaysia.  
 
Nhà vận hành nền tảng ECF phải đảm bảo công bố công khai, kịp thời và chính xác tất cả các thông tin quan trọng cần thiết cho hoạt động đầu tư hoặc những thay đổi đối với chứng khoán có thể giao dịch và thực hiện các bước hợp lí để đảm bảo rằng tất cả các nhà đầu tư đều được tiếp cận bình đẳng với các thông tin đó (GRM, Điều 13.39 (b, c, d)). Ngoài những thông tin trên, nhà vận hành nền tảng cần phải cung cấp thông tin giao dịch, bao gồm thông tin trước và sau giao dịch công khai, kịp thời đến cho các chủ thể tham gia vào quan hệ ECF (GRM, Điều 13.39 (a)). Trong trường hợp có những thay đổi bất lợi quan trọng đối với hồ sơ đề nghị chào bán của công ty gọi vốn, nhà vận hành nền tảng có nghĩa vụ thông báo cho các nhà đầu tư về những thay đổi đó (GRM, Điều 13.04 (d)). 
 
Nhà vận hành nền tảng có nghĩa vụ phải thẩm định các dự án gọi vốn trên nền tảng của mình theo quy định tại Điều 13.04 (a) GRM. Trong quá trình thẩm định, nhà vận hành ECF sẽ thực hiện các bước hợp lí để kiểm tra lí lịch đối với công ty gọi vốn nhằm đảm bảo sự phù hợp và đúng đắn của công ty gọi vốn, giám đốc, quản lí cấp cao và kiểm soát viên của công ty đó; xét duyệt kế hoạch kinh doanh của công ty gọi vốn (GRM, Điều 13.05).  
 
Hơn nữa, nhà vận hành nền tảng ECF có nghĩa vụ đảm bảo rằng các chủ thể tham gia quan hệ ECF thực hiện đúng quy định của SC Malaysia cũng như những quy tắc do mình đặt ra về các vấn đề: (i) Các nhà đầu tư không vi phạm các hạn mức đầu tư được GRM đối từng loại nhà đầu tư tương ứng (GRM, Điều 13.04 (f)); (ii) Công ty gọi vốn không bị vi phạm hạn mức gọi vốn được đặt ra (GRM, Điều 13.04 (e)); (iii) Người dùng (bao gồm cả nhà đầu tư và nhà phát hành) tuân thủ các quy tắc của nền tảng (GRM, Điều 6.01 (a)). Ngoài ra, nhà vận hành nền tảng ECF phải có các thỏa thuận và quy trình phù hợp để ngăn chặn các hoạt động thao túng trên nền tảng và đảm bảo thực hiện đúng các giao dịch (GRM, 13.38 (h)).
 
4. Gợi mở cho Việt Nam 

Tại Việt Nam, việc tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn nhiều khó khăn, bởi các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn đặc thù cho hoạt động khởi nghiệp vẫn còn hạn chế, điển hình là khung pháp lí cho ECF chưa được xây dựng trong khi các quy định pháp luật hiện hành lại là rào cản cho hình thức gọi vốn này xuất hiện và phát triển. Trong khi đó, hệ sinh thái khởi nghiệp lại phát triển rất mạnh với nhiều ý tưởng kinh doanh tiềm năng và Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường khởi nghiệp non trẻ và năng động bậc nhất châu Á (Vũ Phong, 2022). Do vậy, Việt Nam rất cần có công cụ huy động vốn phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như ECF nói riêng và hình thức gọi vốn cộng đồng nói chung. Việt Nam có thể tham khảo việc Malaysia xây dựng khung pháp lí chi tiết để điều chỉnh hoạt động ECF theo hướng vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV huy động vốn, vừa hướng tới bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cũng như sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn.   
 
Qua nghiên cứu pháp luật của Malaysia, nhóm tác giả đúc rút ra những gợi mở có giá trị tham khảo cho quá trình xây dựng khung pháp lí điều chỉnh ECF tại Việt Nam trong tương lai như sau:
 
Thứ nhất, cần cân nhắc đặt ra một hạn mức gọi vốn theo hình thức ECF để giảm thiểu rủi ro, từ đó bảo vệ các nhà đầu tư tiềm năng bằng việc xem xét đến các khía cạnh như: (i) Về cách tính hạn mức gọi vốn, liệu công ty chỉ được huy động một đợt duy nhất với số tiền tối đa hay được phép huy động vốn thành nhiều đợt, miễn là không vượt quá hạn mức quy định trong khoảng thời gian cho phép; (ii) Về tổng số tiền được đầu tư, liệu rằng số tiền công ty gọi vốn huy động được không đạt mục tiêu số tiền mà công ty đặt ra thì công ty có được nhận số tiền mà các nhà đầu tư đã góp vốn không; (iii) Liệu công ty gọi vốn có được phép huy động nhiều hơn hạn mức theo quy định ECF hay không; (iv) Về tính ổn định của hạn mức gọi vốn, liệu rằng quy định một con số cố định đối với mức tối đa mà một công ty gọi vốn có dẫn đến sự không phù hợp trong các giai đoạn phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay hay không, đặc biệt là vấn đề lạm phát đối với sự tăng trưởng kinh tế. 
 
Thứ hai, phải có các quy định về nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty gọi vốn. Một là, thông tin cơ bản về công ty bao gồm tên, tình trạng pháp lí (bao gồm loại hình công ty, ngày thành lập), địa chỉ thực và địa chỉ trang web; quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức bộ máy, lĩnh vực kinh doanh của công ty; thông tin về cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, chủ sở hữu công ty; ban lãnh đạo công ty; thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và kế hoạch kinh doanh của công ty, báo cáo tài chính. Hai là, thông tin về chiến dịch huy động vốn, công ty gọi vốn phải giải thích mục đích gọi vốn và số tiền gọi vốn mục tiêu; số lượng cổ phần, giá mỗi cổ phần, thông tin liên quan đến các quyền gắn liền với cổ phần được chào bán; kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán. Ngoài ra, cần quy định các thông tin được công bố trên phải rõ ràng, chính xác, trung thực, không gây hiểu lầm. Ngôn từ phải đơn giản, dễ hiểu; trường hợp sử dụng từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành, kĩ thuật phải kèm theo giải thích rõ ràng. Trường hợp công ty gọi vốn sửa đổi, bổ sung các thông tin thì phải nêu rõ các nội dung sửa đổi, bổ sung và lí do sửa đổi, bổ sung.  
 
Thứ ba, nhóm đề xuất khung pháp lí ECF cần có nội dung về phân loại nhà đầu tư để đưa ra các quy định về hạn mức đầu tư giúp bảo vệ tốt hơn từng loại nhà đầu tư.  Các quy định về phân loại nhà đầu tư và hạn mức đầu tư nên dựa trên giá trị tài sản ròng hoặc khả năng chi trả nếu xảy ra rủi ro.
 
Thứ tư, quy định về “khoảng lặng” để nhà đầu tư thay đổi lại quyết định. Tuy nhiên, thời gian cụ thể về quy định khoảng lặng cho nhà đầu tư không nên kéo dài gây bất lợi cho công ty gọi vốn, hoặc quá ngắn gây bất lợi cho nhà đầu tư. Việc quy định này cần đảm bảo cho nhà đầu tư có đủ thời gian hợp lí để có sự cẩn trọng khi tham gia đầu tư, đồng thời đảm bảo công ty gọi vốn đạt số vốn để ra đúng hạn.
 
Thứ năm, quy định nghĩa vụ của nhà vận hành nền tảng ECF phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin mà công ty gọi vốn có nghĩa vụ cung cấp cho nhà đầu tư; cập nhật các thông tin này nếu có thay đổi, gửi thông báo về sự thay đổi cho các nhà đầu tư đã cam kết đầu tư, nêu rõ rằng cam kết của nhà đầu tư sẽ bị hủy bỏ trừ khi nhà đầu tư xác nhận lại cam kết của mình. Tuy nhiên, nhà vận hành có nghĩa vụ thẩm định các thông tin này theo các cách thức phù hợp trước khi cung cấp cho các nhà đầu tư. Khi chiến dịch gọi vốn bị hủy bỏ do không đạt được mục tiêu gọi vốn, bên trung gian sẽ phải thông báo cho từng nhà đầu tư đã cam kết, nêu rõ việc hủy chiến dịch, lí do hủy và cách thức hoàn trả số tiền mà nhà đầu tư đã góp vốn.
 
Ngoài ra, trong điều khoản chính sách của mình, bên trung gian cũng phải cung cấp một số thông tin sau. Một là, thông tin về các quy trình và cách thức xử lí trong trường hợp nền tảng không thể thực hiện các hoạt động của mình hoặc ngừng hoạt động kinh doanh. Hai là, thông tin về quy trình xử lí khiếu nại hoặc giải quyết tranh chấp. Ba là, các thông tin về chi phí áp dụng đối với nhà đầu tư, công ty gọi vốn khi tham gia hoạt động gọi vốn trên nền tảng. Bên cạnh đó, nền tảng phải cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho nhà đầu tư về việc thiết lập tài khoản đầu tư, về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, về quy trình của hoạt động gọi vốn ECF. 
 
5. Kết luận 

Có thể thấy rằng, ECF là phương thức huy động vốn cộng đồng tiềm năng, tác động tích cực đến việc thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại các quốc gia, bao gồm Malaysia và Việt Nam, nhưng phương thức này vẫn tồn tại các rủi ro nhất định. Do đó, dựa trên kinh nghiệm của Malaysia, nhóm tác giả đề xuất Việt Nam cần phải công nhận hoạt động ECF là hoạt động huy động vốn hợp pháp và xây dựng quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động ECF.

Tài liệu tham khảo:


1. Malaysia Capital Markets and Services Act 2007.
2. Malaysia Companies Act 2016.
3. Malaysia Securities Commission Act 1993.
4. Malaysia Guidelines on Recognized Markets 2022.
5. Malaysia Guidelines on Advertising for Capital Market Products and Related Services  2020.
6. Malaysia Guidelines on Prevention of Money Laundering and Terrorism Financing for Reporting Institutions in the Capital Market 2014.
7. Malaysia Guidelines on Management of Cyber Risk 2016.
8. Haniff, W. A. A. . W. ., Halim, A. H. . A. ., & Ismail, R., (2019), Equity Crowdfunding in Malaysia: Legal and Sharia Challenges. International Journal of Asian Social Science, 9(8), 450-460. https://doi.org/10.18488/journal.1.2019.98.450.460
9. International Monetary Fund (2013), “Malaysia: Financial Sector Stability Assessment”, Country Report No. 13/52, <https://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2013/cr1352.pdf
10. Mokhtarrudin, A.; Masrurah, I. M. K.; Muhamad, S. C. R (2017), “Crowdfunding as a Funding Opportunity for Youth Start-Ups in Malaysia” Pertanika Journal of Social Sciences & Humanities, <https://web.p.ebscohost.com/abstract
11. SC Malaysia (2014), “Public Consultation Paper No. 2/2014”.
12. SC Malaysia (2015), “SC releases new Guidelines to Facilitate Equity Crowdfunding”, https://www.sc.com.my/resources/media/media-release/sc-releases-new-guidelines-to-facilitate-equity-crowdfunding 
13. SC Malaysia (2022), “Frequently Asked Questions (FAQ) on Equity Crowdfunding (ECF) Framework”, https://www.sc.com.my/api/documentms/download.ashx?id=6d671452-d679-4492-8d6f-25f2074f7f71 
14. ASEAN Secretariat (2017), “Facilitating Equity Crowdfunding in the ASEAN Region”, <https://asean.org/book/facilitating-equity-crowdfunding-in-the-asean-region/
15. Tan Wai Kit (2021), “Crowdfunding as an alternative financing for SMEs and start-ups in Malaysia: an introductory note from the legal perspective” IIUM Law Journal, 29(2), 221-269, https://doi.org/10.31436/iiumlj.v29i2.614 
16. Vũ Phong (2022), “Việt Nam có môi trường khởi nghiệp năng động bậc nhất châu Á”, https://vneconomy.vn/viet-nam-co-moi-truong-khoi-nghiep-nang-dong-bac-nhat-chau-a.htm
17. Wan Amir Azlan Wan Haniff, Rahmah Ismail, Asma Hakimah Ab Halim (2019), “The Regulation of Equity Crowdfunding in United Kingdom and Malaysia: A Comparative Study” Academic Journal of Interdisciplinary Studies 8(3).

Đặng Thị Kim Châu, Đặng Ngọc Thu Hiền, Lưu Minh Sang
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
16/04/2024 1.107 lượt xem
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
04/04/2024 2.461 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 4.445 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 9.772 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 6.026 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 8.147 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 6.639 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
13/02/2024 6.625 lượt xem
Nhìn lại năm 2023, trên khắp Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/2023, Mizuho đã hỗ trợ Diễn đàn kinh tế Nhật Bản - Việt Nam tại Tokyo cùng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các định chế tài chính khác.
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
26/01/2024 7.871 lượt xem
Sau những cú sốc mạnh trong năm 2022, hoạt động kinh tế toàn cầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2023.
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
15/01/2024 8.304 lượt xem
Chuyển đổi số và sự bùng nổ công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng và hoạt động kinh doanh. Xu hướng thay đổi này dẫn đến quá trình số hóa trong các lĩnh vực như sản xuất, chuỗi cung ứng, tài chính và các dịch vụ phụ trợ khác.
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
05/01/2024 9.077 lượt xem
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền.
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
21/12/2023 10.539 lượt xem
Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân.
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
20/12/2023 9.738 lượt xem
Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó.
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
16/11/2023 10.861 lượt xem
Bài viết khái quát quá trình triển khai huy động dòng vốn toàn cầu thông qua tiền mã hóa của Chính phủ Ukraine và Liên bang Nga; từ đó, đánh giá hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng tiền mã hóa trong thanh toán xuyên biên giới, nguy cơ sử dụng tiền mã hóa trong các hoạt động rửa tiền, khủng bố và đưa ra hàm ý cho Việt Nam.
Phát triển ngân hàng hợp kênh: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
Phát triển ngân hàng hợp kênh: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam
20/10/2023 11.398 lượt xem
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc sử dụng ngày càng nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng, xu hướng hợp kênh đã dần trở nên quan trọng đối với tập hợp đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động ngân hàng hợp kênh cung cấp đường dẫn đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau (như chi nhánh ngân hàng, ATM, tổng đài điện thoại, eBanking, Internet Banking và Mobile Banking) một cách hợp nhất dựa trên ý tưởng “mọi thứ đều có thể được làm trên mọi kênh”.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?