Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
01/10/2024 16:10 1.300 lượt xem
Tóm tắt: Vào giữa thế kỷ 20, các mô hình kinh tế giải thích hướng đi của các dòng thương mại quốc tế có cơ sở xuất phát từ khối lượng thương mại giữa các quốc gia được xác định bởi số lợi nhuận mà nó mang lại và khoảng cách địa lý giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Tuy nhiên, sự phân cách địa chính trị của thế giới đang gia tăng trong thời gian gần đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong định hướng các dòng chảy thương mại quốc tế giữa các quốc gia trên toàn cầu. Động lực của thương mại quốc tế đã trở thành sự tương đồng về quan điểm chính sách đối ngoại của các nước đối tác thương mại. Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của địa chính trị đến thương mại toàn cầu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ năng chính là khai thác, phân tích, tổng hợp và bình luận các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan.

Từ khóa: Địa chính trị, thương mại quốc tế, toàn cầu hóa.
 
THE IMPACT OF GEOPOLITICS ON INTERNATIONAL TRADE
 
Abstract: In the mid-20th century, economic models explaining the direction of international trade flows were based on the premise that the volume of trade between countries was determined by the amount of profit it brought and the geographical distance between the exporting and importing countries. However, the increasing geopolitical fragmentation of the world in recent times has played an increasingly important role in the direction of international trade flows between countries around the globe. The driving force of international trade has become the similarity in foreign policy views of trading partner countries. The purpose of this article is to introduce some empirical research results on the impact of geopolitics on global trade through qualitative research methods with the main skills being to exploit, analyze, synthesize and comment on secondary information from relevant studies.

Keywords: Geopolitics, international trade, globalization.


1. Đặt vấn đề
 
Thương mại quốc tế (hay thương mại toàn cầu) là việc mua, bán, hợp tác trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thương nhân có quốc tịch khác nhau nhằm mang lại lợi ích tối đa cho các bên tham gia. Thoạt đầu, trao đổi hàng hóa là một hình thức phổ biến nhất của thương mại quốc tế, phản ánh mối quan hệ kinh tế - xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất và kinh doanh hàng hóa riêng biệt của các quốc gia. Ngày nay, thương mại quốc tế phát triển rất đa dạng và phong phú, bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại đầu tư, thương mại dịch vụ và khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Có thể nói, thương mại quốc tế được coi như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động, chuyên môn hóa quốc tế và được coi là xu hướng phát triển tất yếu mang tính toàn cầu hóa của nhân loại.
 


Ảnh minh họa, nguồn Internet

 
Để đánh giá mức độ trao đổi thương mại giữa các nước, các chỉ số sau đây có thể được sử dụng: (i) Chỉ số lợi thế so sánh; (ii) Chỉ số định hướng khu vực; (iii) Chỉ số cường độ thương mại; (iv) Mô hình trọng lực. Trong đó, mô hình trọng lực được dùng để đánh giá dựa trên cách tiếp cận hậu nghiệm, tức là, sau khi các nước ký các hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong mô hình trọng lực, xuất khẩu từ một quốc gia này đến một quốc gia khác được giải thích bởi quy mô kinh tế (được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc gia - GNP hoặc tổng sản phẩm quốc nội - GDP) và khoảng cách địa lý giữa các quốc gia. Các mô hình kinh tế đầu tiên vào giữa thế kỷ 20 đánh giá hướng dịch chuyển của các dòng chảy thương mại quốc tế dựa trên kỳ vọng lợi nhuận mà nó mang lại và khoảng cách địa lý giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Tuy nhiên, thập kỷ gần đây, căng thẳng địa chính trị đang định hình lại thương mại toàn cầu và khiến nhiều quốc gia phải thay đổi chiến lược, đẩy mạnh hợp tác khu vực và liên kết với các đối tác thân thiết nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế. Lợi nhuận và khoảng cách không còn là yếu tố quan trọng, quyết định dòng chảy ngoại thương: Động lực của thương mại quốc tế đã trở thành sự tương đồng về quan điểm chính sách đối ngoại của các nước đối tác thương mại.

2. Năm giai đoạn phát triển của toàn cầu hóa
 
Toàn cầu hóa bao gồm nhiều yếu tố khác nhau: Dòng chảy thương mại; đầu tư; dữ liệu; ý tưởng và công nghệ xuyên biên giới; chưa kể đến con người, bao gồm người lao động, khách du lịch và sinh viên. Thương mại toàn cầu, được đo bằng tỉ lệ xuất khẩu và nhập khẩu thế giới so với GDP thế giới, là thước đo hợp lý cho hội nhập kinh tế. Hình bên dưới cho thấy năm giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay.
 
Hình 1: Toàn cầu hóa đang suy giảm lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ II

Nguồn: Douglas A. Irwin, “The pandemic adds momentum to the deglobalization trend”, 2020. PIIE.

Trong giai đoạn đầu tiên từ năm 1870 đến năm 1914, hội nhập kinh tế tăng lên, được thúc đẩy bởi tàu hơi nước và các tiến bộ khác cho phép vận chuyển nhiều hàng hóa hơn với giá rẻ hơn giữa các thị trường.

Toàn cầu hóa đảo ngược trong giai đoạn thứ hai, từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914 cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945. Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra sự gián đoạn kinh tế kéo dài, bao gồm việc Nga rút khỏi thương mại thế giới sau cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, bất ổn tiền tệ vào đầu những năm 1920, các hạn chế nhập cư mới, đại suy thoái bắt đầu vào năm 1929 và sự bùng phát nghiêm trọng của chủ nghĩa bảo hộ vào những năm 1930. Sự hỗn loạn này đã làm giảm sự hội nhập và nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng.

Hội nhập kinh tế đã phục hồi trong giai đoạn thứ ba, ba thập kỷ sau Thế chiến II. Nhiều thể chế mới cho hợp tác kinh tế đã ra đời, như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, cho phép các quốc gia “mở cửa” nền kinh tế một lần nữa để giao thương và đầu tư. Những bước đi này đã giúp mở ra một thời kỳ hoàng kim của tăng trưởng.

Trong giai đoạn thứ tư, từ những năm 1980 cho đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hội nhập kinh tế đã tăng lên đến quy mô toàn cầu chưa từng có trong lịch sử
1. Dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, các nước đang phát triển bắt đầu dỡ bỏ các rào cản thương mại. Khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã chuyển sang tự do hóa kinh tế với sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989, tiếp theo là sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Những thay đổi về công nghệ, container vận tải và những cải tiến trong công nghệ thông tin và truyền thông, cũng đã thúc đẩy sự hội nhập và dẫn đến việc tạo ra các chuỗi cung ứng toàn cầu hóa cho thương mại thế giới. Tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ và tình trạng nghèo đói trên thế giới đã giảm đáng kể.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính, tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu bắt đầu tụt hậu so với tốc độ tăng trưởng GDP thế giới. Hiện tượng này được gọi là “slowbalisation” - nhấn mạnh rằng, toàn cầu hóa không hề dừng lại hay đảo ngược, mà đang trải qua giai đoạn suy giảm tự nhiên sau khi tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Đại học Pavia (The University of Pavia, Italy) cho thấy, sự phân mảnh địa chính trị của thế giới, vốn ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, đóng một vai trò trong quá trình này.

Theo tính toán của họ, bước ngoặt chính là từ năm 2018 - năm đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, địa chính trị đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hướng đi của dòng chảy thương mại toàn cầu. Và rào cản thương mại chính là sự khác biệt trong quan điểm của chính phủ về các vấn đề chính sách đối ngoại. Sự sụt giảm mạnh trong thương mại giữa các nước EU và Nga diễn ra vào năm 2022 sau khi bùng nổ xung đột quân sự ở Ukraine đã củng cố xu hướng friend-shoring
2.

3. Khoảng cách và thương mại
 
Các mô hình kinh tế đầu tiên vào giữa thế kỷ 20 giải thích hướng đi của các dòng thương mại quốc tế có cơ sở xuất phát từ khối lượng thương mại giữa các quốc gia, được xác định bởi số lợi nhuận mà nó mang lại và khoảng cách địa lý giữa nước xuất khẩu với nước nhập khẩu. Sau đó, các mô hình được cải tiến và bắt đầu tính đến quy mô nền kinh tế của các đối tác thương mại, sự hiện diện của các thỏa thuận hội nhập kinh tế giữa các đối tác, tư cách thành viên trong liên minh tiền tệ và mức độ rào cản thương mại và phi thương mại. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản mà các quốc gia tuân theo trong thương mại quốc tế vẫn là lợi nhuận và sự gần gũi về mặt địa lý.

Tính toán của các nhà nghiên cứu ECB và Đại học Pavia dựa trên mô hình trọng lực của ngoại thương, tức là, mô hình có tính đến quy mô nền kinh tế và khoảng cách địa lý giữa các đối tác ngoại thương, được các tác giả bổ sung yếu tố địa chính trị. Để đo lường, các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số khoảng cách địa chính trị cho từng cặp quốc gia, dựa trên sự khác biệt trong kết quả bỏ phiếu của các quốc gia đó tại các cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng. Các tác giả đã nghiên cứu thương mại (không bao gồm năng lượng và dịch vụ) của 4 cặp quốc gia trong 10 năm, từ 2012 đến 2022, bao gồm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, cùng với ba cặp khác: Mỹ và Pháp, Đức và Trung Quốc, Đức và Pháp.

Con số biểu thị khoảng cách địa chính trị càng lớn thì khoảng cách thương mại càng lớn. Chẳng hạn, tính từ năm 2018 đến năm 2022, khoảng cách địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc là 3 lên 3,5; giữa Đức và Trung Quốc là 1,5 lên 2,3; giữa Đức và Pháp, tỉ lệ này đã giảm, từ 0,3 xuống 0; và giữa Mỹ và Pháp cũng giảm từ 0,1 xuống 0 (Hình 2, b).

 
Hình 2: Thương mại toàn cầu và khoảng cách địa chính trị giữa các cặp quốc gia

Nguồn: ECB, Economic Bulletin, Issue 3/2024

Bằng cách so sánh các chỉ số khoảng cách địa chính trị với khối lượng thương mại song phương, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mối tương quan giữa các chỉ số này trở nên tiêu cực vào năm 2018 (thời điểm các tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng) và kể từ đó, đã tiến sâu hơn vào vùng tiêu cực (Hình 3, a). Điều này có nghĩa là khi sự khác biệt về chính trị ngày càng gia tăng, thương mại giữa các quốc gia bắt đầu suy giảm và tiếp tục giảm sút, tức là, quan hệ thương mại ngày càng phụ thuộc vào chính trị.

Tính bình quân, nếu khoảng cách địa chính trị tăng thêm 10% thì khối lượng thương mại song phương giữa hai nước sẽ giảm 2%, hay khoảng một phần mười hiệu ứng thương mại là do hiệp định thương mại tự do. Kết quả không chỉ phù hợp với các mô hình thương mại của Mỹ, vì các ước tính vẫn có ý nghĩa khi loại trừ Mỹ khỏi mẫu khảo sát (Hình 3, b).

 
Hình 3: Tác động theo thời gian của khoảng cách địa chính trị
đến thương mại song phương

  Nguồn:  ECB, Economic Bulletin, Issue 3/2024

“Thân thiện” và “không thân thiện (đối thủ)” không chỉ làm giảm yếu tố lợi ích, mà còn giảm cả sự gần gũi về mặt địa lý của các đối tác thương mại. Do đó, thương mại giữa các "đối thủ" thấp hơn khoảng 4% so với mức có thể đạt được nếu căng thẳng địa chính trị không gia tăng sau năm 2017, trong khi thương mại giữa các nước “thân thiện" cao hơn khoảng 6%. Nhìn chung, trong khi địa chính trị làm giảm thương mại giữa các quốc gia xa cách về mặt địa chính trị, thì nó cũng củng cố mối liên kết thương mại giữa các quốc gia có cùng quan điểm địa chính trị (Hình 4, a).
 
Hình 4: Hiệu ứng khoảng cách địa chính trị đối với nhóm nước
và nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU)

Nguồn: ECB, Economic Bulletin, Issue 3/2024

Có bằng chứng hạn chế về xu hướng friend-shoring trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Nhập khẩu các hàng sản xuất của EU không chịu ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố địa chính trị (Hình 4, b). Kết quả này có thể phản ánh mức độ hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu cao của EU, thực tế là các cấu trúc sản xuất rất không linh hoạt trước những thay đổi về giá cả, ít nhất là trong ngắn hạn và sự cứng nhắc như vậy tăng lên khi các quốc gia hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, có bằng chứng về việc giảm rủi ro ở EU trong các ngành chiến lược. Hàng hóa chiến lược (thiết bị quân sự, nguyên liệu thô, bộ pin, hàng hóa công nghệ cao và y tế,...) chiếm khoảng 9% tổng lượng nhập khẩu ngoài EU và đặc biệt liên quan đến các lĩnh vực như an ninh, y tế công cộng, quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số. Đối với các sản phẩm chiến lược, khoảng cách địa chính trị được phát hiện làm giảm đáng kể lượng nhập khẩu của EU (Hình 4, b). Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, EU đang tách rời có chọn lọc bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp có khoảng cách về địa chính trị trong các ngành chiến lược.

Chính sách của EU hướng tới giảm dần sự phụ thuộc vào các quốc gia khác biệt về địa chính trị, được thực hiện vào cuối những năm 2010 và tăng tốc mạnh mẽ vào năm 2022. Theo các nhà nghiên cứu, đến đầu năm 2024, các nước thuộc khu vực đồng Euro đã giảm hơn một nửa xuất khẩu hàng hóa sang Nga. Xuất khẩu từ khu vực đồng Euro vào các quốc gia “không thân thiện” khác giảm gần một phần tư.

Đồng thời, EU tăng mạnh xuất khẩu. Cụ thể, tăng 30% xuất khẩu sang các nước láng giềng của Nga là Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Georgia, những quốc gia mà EU vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Xuất khẩu sang các quốc gia “thân thiện” khác hóa ra lại cao hơn 13% so với mức ước tính nếu quan hệ chính sách đối ngoại được duy trì như trước năm 2022. Mức chênh lệch này là do xuất khẩu sang Mỹ “xa xôi” về mặt địa lý. Bản thân xuất khẩu giữa các nước trong khu vực đồng Euro đã tăng 4% do yếu tố địa chính trị. Điều này cho thấy, sự định hướng lại chuỗi cung ứng theo nguyên tắc friend-shoring: Thương mại toàn cầu hiện đang bị chi phối bởi các lực lượng mới không chỉ được thúc đẩy bởi các chiến lược định hướng lợi nhuận, mà còn bởi các chiến lược địa chính trị.

Bằng cách giảm thương mại giữa các quốc gia “không thân thiện”, địa chính trị có thể đồng thời mở rộng quan hệ thương mại giữa các đồng minh địa chính trị. Điều này có thể giải thích tại sao, mặc dù có sự phân mảnh địa chính trị đang nổi lên, thương mại quốc tế vẫn đạt mức kỷ lục vào năm 2022 cũng như tỉ trọng trong GDP toàn cầu về khối lượng và về giá trị vật chất.

4. Kết luận

Quá trình toàn cầu hóa vô cùng ấn tượng trong nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 (khi tỉ lệ thương mại so với GDP toàn cầu tăng từ 26% năm 1970 lên 61% năm 2008) phải đột ngột dừng lại do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 (khi tỉ lệ thương mại so với GDP toàn cầu giảm xuống 53% vào năm 2009)
3. Thế giới chưa phục hồi sau cú sốc này được bao lâu thì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, một lần nữa tạo ra vết nứt trong bức tranh thương mại toàn cầu. Dần dần, các quốc gia đã tìm được cách điều chỉnh. Thương mại bắt đầu khởi sắc trở lại thì đại dịch Covid-19 ập đến khiến nhiều chuỗi cung ứng bị tê liệt và tỉ lệ thương mại so với GDP toàn cầu giảm xuống mức 52% vào năm 20204. Từ năm 2021, thế giới dần phục hồi sau đại dịch Covid-19. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, toàn cầu hóa đã trở thành quá khứ, tuy nhiên, một điều không tưởng đã xảy ra, thương mại quốc tế đã hồi sinh. Dữ liệu mới nhất từ năm 2022 cho thấy, tỉ lệ thương mại so với GDP toàn cầu đã phục hồi ấn tượng từ 52% năm 2020 lên 63%5 vào năm 2022, đạt mức cao kỷ lục mới bất chấp xung đột quân sự Nga - Ukraine từ tháng 02/2022. Vậy, động lực nào đứng đằng sau sự vận động của các dòng thương mại quốc tế trong hơn thập kỷ qua? Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Lợi nhuận và khoảng cách không còn là yếu tố quan trọng, quyết định dòng chảy ngoại thương: Động lực của thương mại quốc tế đã trở thành sự tương đồng về quan điểm chính sách đối ngoại hay quan điểm địa chính trị của các nước đối tác thương mại. Và khi khoảng cách địa chính trị tăng lên 10% thì khối lượng thương mại song phương giữa hai nước sẽ giảm 2%.

1 Đây là giai đoạn mà nhà kinh tế John Williamson gọi là Washington Consensus. 
2 Chuyển các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa về các nước thân thiện, nhằm vừa tận dụng lợi ích của toàn cầu hóa, vừa hạn chế các rủi ro gián đoạn sản xuất vì đặt ở các nước không thân thiện. https://thesaigontimes.vn/friend-shoring-la-gi-vi-sao-bi-phan-doi/ 
https://data.worldbank.org/indicator/NE.TRD.GNFS.ZS?end=2023&start=1960&view=chart
Như trên
Như trên
 
Tài liệu tham khảo:

1. Bùi Quý Thuần, “Lý thuyết và phương pháp đánh giá tác động của hiệp định thương mạit tự do đến thương mại”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3 tháng 01/2020.
2. Douglas A. Irwin, “The pandemic adds momentum to the deglobalization trend”, 2020. PIIE.
https://www.piie.com/blogs/realtime-economics/pandemic-adds-momentum-deglobalization-trend
3. Kevin O’Rourke and Jeffrey G. Williamson, Globalization and History: The Evolution of a Nineteenth-Century Atlantic Economy (Cambridge: MIT Press, 1999).
4. Harold James, The End of Globalization: Lessons from the Great Depression (Cambridge: Harvard University Press, 2001); and Douglas A. Irwin, Trade Policy Disaster: Lessons from the 1930s (Cambridge: MIT Press, 2012).
5. Costanza Bosone, Ernest Dautovic, M. Fidora and G. Stamato, How geopolitics is changing trade. ECB, Economic Bulletin, Issue 3/2024, p. 49-53.
https://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/ecbu/eb202402.en.pdf
6. Chad P. Bown and Melina Kolb, “Trump’s Trade War Timeline: An Up-to-Date Guide”, 2023. https://www.piie.com/blogs/trade-and-investment-policy-watch/2018/trumps-trade-war-timeline-date-guide (Accessed September 26, 2024).
7. Mahfuz Kabir, Ruhul Salim, Nasser-Al-Mawali, “The gravity model and trade flows: Recent developments in economic modeling and empirical evidence”, Economic Analysis and Policy, V.56.
https://doi.org/10.1016/j.eap.2017.08.005

8. Bailey M.A, Streznhev A. and Voeten E., “Estimating Dynamic State Preferences from United Nations Voting Data”, Journal of Conflict Resolution, Vol. 61(2), 2017.

TS. Nguyễn Đình Trung, Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường Đại học Hòa Bình
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
14/10/2024 15:40 307 lượt xem
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, kiều hối đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
08/10/2024 08:03 921 lượt xem
Ngân hàng mở là một khái niệm mới nổi trong ngành tài chính - ngân hàng, mang lại sự đổi mới và cách mạng hóa phương thức hoạt động của ngân hàng truyền thống.
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
03/10/2024 14:46 946 lượt xem
Nằm ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ấn Độ là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời với quy mô thị trường ước đạt 372,94 tỉ USD vào cuối năm 2024, dự kiến ​​sẽ đạt 473,72 tỉ USD vào năm 2029 (Mordorintelligence, 2024).
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
30/09/2024 08:01 1.349 lượt xem
Tập đoàn tài chính không phải là một hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới trên thị trường mà bắt đầu được hình thành từ những năm 60 tại Mỹ khi hiện tượng các ngân hàng với hoạt động cấp tín dụng kết nối các công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua sở hữu vốn...
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
26/09/2024 13:23 1.500 lượt xem
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả hai quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn.
Quy định về quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng tại Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định về quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng tại Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
26/09/2024 08:19 1.111 lượt xem
Sau cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại các quốc gia châu Âu và Mỹ giai đoạn 2007 - 2008 khiến cho hàng loạt hệ thống ngân hàng sụp đổ, các chuyên gia cho rằng quản trị ngân hàng yếu kém là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng của ngành Ngân hàng.
Các rủi ro trên con đường giảm lạm phát toàn cầu
Các rủi ro trên con đường giảm lạm phát toàn cầu
17/09/2024 10:52 2.147 lượt xem
Theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS, 2024), nền kinh tế toàn cầu đã để lại phía sau những hậu quả của các cú sốc về hàng hóa và đại dịch Covid-19; lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm, nền kinh tế tránh được nguy cơ suy thoái.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho thanh toán bán lẻ và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho thanh toán bán lẻ và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
11/09/2024 11:39 2.186 lượt xem
Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á tiên phong thí điểm CBDC với hàng loạt các dự án được nghiên cứu, triển khai từ năm 2018.
Sự điều chỉnh chính sách ngoại thương của Ấn Độ và gợi mở cho Việt Nam
Sự điều chỉnh chính sách ngoại thương của Ấn Độ và gợi mở cho Việt Nam
05/09/2024 09:00 2.711 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá sự điều chỉnh chính sách ngoại thương năm 2023 so với giai đoạn 2015 - 2020 của Ấn Độ, để thấy rõ sự thay đổi này không chỉ là một động thái chiến lược nhằm tăng cường vị thế kinh tế quốc tế, mà còn là một minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và định hướng phát triển của quốc gia đang trên đà vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu.
Một số mô hình Ngân hàng Phát triển trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Một số mô hình Ngân hàng Phát triển trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
01/09/2024 08:20 3.272 lượt xem
Từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các NHPT đã tồn tại song song với các ngân hàng khác nhưng ở nhiều hình thức và tên gọi khác nhau. Vào thế kỷ 19, nước Mỹ đã hoàn thành công nghiệp hóa, nước Anh và một số quốc gia Trung Âu đã phát triển nền tảng công nghiệp cơ bản.
Phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh chuyển đổi số: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh chuyển đổi số: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
12/08/2024 10:09 4.709 lượt xem
Bài viết tập trung tìm hiểu về phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh chuyển đổi số ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính Việt Nam.
Tại sao các ngân hàng trung ương mua vàng?
Tại sao các ngân hàng trung ương mua vàng?
08/08/2024 09:34 4.647 lượt xem
Hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương (NHTW) vào cuối năm 2023 lập kỷ lục cao thứ hai sau năm 2022.
Thanh toán xuyên biên giới đang mở rộng
Thanh toán xuyên biên giới đang mở rộng
07/08/2024 08:52 4.286 lượt xem
Ngày 04/6/2024, BIS công bố báo cáo của Ủy ban Thanh toán và hạ tầng thị trường (CPMI) về kết quả điều tra tình hình hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Báo cáo nêu rõ, tháng 10/2020, lãnh đạo các nước G20 đã phê chuẩn kế hoạch chiến lược thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới.
Tiền số của Ngân hàng Trung ương với khả năng thúc đẩy tài chính toàn diện và tăng cường hiệu quả chính sách tiền tệ
Tiền số của Ngân hàng Trung ương với khả năng thúc đẩy tài chính toàn diện và tăng cường hiệu quả chính sách tiền tệ
27/07/2024 08:04 7.196 lượt xem
Tiền kĩ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) có khả năng thúc đẩy tài chính toàn diện tại nước ta do có thể mang lại cho những người dân và doanh nghiệp hiện chưa có tài khoản ngân hàng, chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng...
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
08/07/2024 08:22 9.138 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.600

83.000

Vàng nữ trang 9999

81.550

82.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết

(Cập nhật trong ngày)

Ngân hàng

KKH

1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Vietcombank

0,10

0,20

0,20

-

1,60

1,60

1,90

2,90

2,90

4,60

4,70

BIDV

0,10

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,70

VietinBank

0,10

0,20

0,20

0,20

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

ACB

0,01

0,50

0,50

0,50

2,30

2,50

2,70

3,50

3,70

4,40

4,50

Sacombank

-

0,50

0,50

0,50

2,80

2,90

3,20

4,20

4,30

4,90

5,00

Techcombank

0,05

-

-

-

3,10

3,10

3,30

4,40

4,40

4,80

4,80

LPBank

0.20

0,20

0,20

0,20

3,00

3,00

3,20

4,20

4,20

5,30

5,60

DongA Bank

0,50

0,50

0,50

0,50

3,90

3,90

4,10

5,55

5,70

5,80

6,10

Agribank

0,20

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

Eximbank

0,10

0,50

0,50

0,50

3,10

3,30

3,40

4,70

4,30

5,00

5,80


Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?