Số hóa và tương lai của hệ thống ngân hàng châu Âu: Ba kịch bản
03/06/2022 3.498 lượt xem
Các công nghệ mới đang thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ tài chính của các ngân hàng truyền thống. Những thay đổi này tạo ra các nguồn rủi ro hệ thống mới, từ đó, đặt ra các thách thức về chính sách và quản lý.

Đổi mới tài chính đã là một dấu ấn của lĩnh vực tài chính trong nhiều thập kỷ, thể hiện trong sản phẩm - dịch vụ mới, công nghệ mới và các định chế mới. Làn sóng đổi mới tài chính hiện nay được thúc đẩy bởi sự phát triển của một số công nghệ, bao gồm điện thoại thông minh, Internet, công nghệ trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, điển hình là giao diện lập trình ứng dụng (API), sổ cái phân tán (DLT), trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.

Những công nghệ mới này đang tác động đến phương thức hoạt động và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng của các ngân hàng, đồng thời, thúc đẩy sự tham gia và cung cấp các dịch vụ này của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và công ty công nghệ lớn (Big Tech). Điều này ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính truyền thống và cũng có thể phát sinh các nguồn rủi ro hệ thống mới, đặt ra những thách thức mới cho các cơ quan quản lý.

Một làn sóng đổi mới

Làn sóng đổi mới tài chính gần đây, dựa trên các cơ hội do số hóa mang lại, chủ yếu đến từ bên ngoài hệ thống ngân hàng, dưới hình thức các nhà cung cấp dịch vụ tài chính mới cạnh tranh với các ngân hàng hoặc hợp tác với họ, nhưng đồng thời, mang lại một số rủi ro tiềm tàng:

Thứ nhất, điện thoại thông minh, Internet và các API cho phép chia sẻ thông tin nhanh hơn, các kênh phân phối mới và sử dụng hiệu quả hơn lợi thế kinh tế theo quy mô. Điều này đã góp phần từ bỏ mô hình văn phòng và chi nhánh vật lý truyền thống cũng như sự gia nhập các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán mới vào thị trường, từ các công ty điện thoại di động cung cấp tiền di động đến các công ty Fintech cung cấp ví kỹ thuật số. Internet cũng làm tăng tính cạnh tranh bằng cách cho phép khách hàng so sánh các sản phẩm và giá cả các dịch vụ tài chính khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau và các nền tảng cho phép khách hàng chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng khi các điều kiện thay đổi.

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghệ thông tin, bao gồm cả điện toán đám mây, đã đơn giản hóa việc tạo lập, xử lý, sử dụng dữ liệu lớn, thống kê ứng dụng để đo lường và quản lý rủi ro tài chính. Trí tuệ nhân tạo và máy học cho phép cải tiến các mô hình giám sát và sàng lọc so với các phương pháp hiện có, chẳng hạn như các mô hình chấm điểm tín dụng truyền thống. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dữ liệu lớn hữu ích hơn cho việc dự đoán vỡ nợ so với các phương pháp truyền thống sử dụng dữ liệu đăng ký tín dụng. Ngoài việc đánh giá khả năng trả nợ, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động đo lường và quản trị rủi ro, như giám sát gian lận và sự cố mạng, chống rửa tiền, kiểm tra tính tuân thủ.

Thứ ba, sự ra đời của DLT, nổi tiếng nhất là công nghệ chuỗi khối (Blockchain), được giới thiệu như một phương pháp xác minh quyền sở hữu bitcoin, đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư đối với tài sản tiền mã hóa. Để đáp ứng tầm quan trọng ngày càng tăng của tài sản mã hóa tư nhân, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã bắt đầu nghiên cứu khả năng phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ cho các khách hàng bán lẻ.

Ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mới

Hệ thống ngân hàng châu Âu đang đối mặt với những thay đổi cơ cấu cơ bản và những thách thức sẽ quyết định tương lai và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của nền kinh tế thực. Một trong những vấn đề đó là tình trạng dư thừa ngân hàng, các khoản cho vay có vấn đề tồn tại nhiều năm nay hệ quả từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những thách thức khác mang tính dài hạn và liên quan đến những thay đổi ảnh hưởng đến xã hội nằm ngoài hệ thống tài chính - ngân hàng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến cấu trúc kinh tế và hệ thống ngân hàng, có thể ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh cốt lõi và hoạt động của các ngân hàng châu Âu.

Việc số hóa các ngân hàng truyền thống ngày càng tăng mang đến cho họ cơ hội cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới, có khả năng cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời, do kết quả của sự đổi mới công nghệ, các ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty Fintech và Big Tech: bằng cách làm việc thông qua các nền tảng, các Big Tech được hưởng lợi từ các hiệu ứng mạng và theo đuổi các chiến lược mở rộng thị trường, chuyển từ các dịch vụ phi tài chính sang các dịch vụ tài chính.

Các ngân hàng thường không mong đợi vị thế của họ bị đe dọa bởi các Fintech, mặc dù họ có thể cần mua những công ty sáng tạo này để duy trì vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, liên quan đến các Big Tech, các ngân hàng có thể hành động theo nhiều cách khác nhau - tùy thuộc vào cách họ mở rộng phạm vi dịch vụ tài chính của mình: bằng cách thành lập các công ty con hoặc bằng cách hợp tác với các ngân hàng hiện có. Cách tiếp cận đầu tiên tạo ra thách thức trực tiếp cho các ngân hàng, do đó, để đối phó với thách thức trực tiếp, họ có thể nâng cao năng lực quản trị rủi ro để bảo vệ vị thế của chính mình. Hợp tác dường như là một lựa chọn ít gây tác động tiêu cực hơn cho các ngân hàng, mặc dù nó cũng có khả năng làm xói mòn thu nhập và khiến nhiều ngân hàng không thể thích nghi trong mô hình kinh doanh hiện tại của họ.

Đến lượt mình, các nhà cung cấp dịch vụ mới cũng sẽ phải chịu các rủi ro ngân hàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường..., sẽ ảnh hưởng đến rủi ro toàn hệ thống. Trong khi sự gia tăng cạnh tranh có thể làm tăng tính ổn định trong dài hạn thì sự gia tăng quá trình tập trung (đặc biệt là các Big Tech) có thể dẫn đến sự xuất hiện các định chế mới theo kiểu “quá lớn để sụp đổ - too big too fail”, còn sự tập trung vào trung gian trong các giao dịch có thể làm cho hệ thống mang tính chu kỳ hơn. Sự hợp tác giữa các ngân hàng và Big Tech có thể kéo dài các chuỗi trung gian, gây lo ngại về việc phân tán rủi ro.

Ngoài rủi ro tài chính, số hóa cũng đi kèm với rủi ro phi tài chính đáng kể cho cả ngân hàng, Fintech và Big Tech. Những rủi ro này liên quan đến một số yếu tố: tập trung quá lớn vào việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu; các dịch vụ quá tự động hoặc tập trung vào công nghệ thông tin có thể dễ bị tấn công mạng hơn; niềm tin vào công nghệ có thể đột nhiên trở nên lỗi thời; cảm giác an toàn ảo do lạm dụng trí tuệ nhân tạo.

Các kịch bản cho ngân hàng đến năm 2030

Ba kịch bản sau không bao quát hết các xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng châu Âu cho đến năm 2030, nhưng được lựa chọn dựa trên các phương án tương tác giữa ngân hàng với Fintech và Big Tech (kịch bản 1 và 2) và tác động của tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (kịch bản 3).

Kịch bản 1: Các ngân hàng hiện nay tiếp tục thống trị và duy trì vai trò trung tâm của mình trong việc tạo tiền và trung gian tài chính. Họ mạnh mẽ chống lại mối đe dọa cạnh tranh thông qua thích ứng công nghệ, mua lại các công ty Fintech và vận động hành lang. Fintech tiếp tục tập trung vào một số thị trường ngách nhất định, trong khi các Big Tech cung cấp dịch vụ thanh toán, nhưng không có quyền tiếp cận hệ thống thanh toán và thanh toán bù trừ của ngân hàng trung ương. Hệ thống ngân hàng được nâng cấp bằng cách kết hợp các nhà cung cấp mới và sản phẩm mới.

Kịch bản 2: Các ngân hàng hiện nay thu hẹp lại, trong khi các Big Tech mở rộng dịch vụ tài chính thông qua các công ty con được quản lý và chiếm lĩnh thị trường cho vay. Các ngân hàng hiện tại ngày càng tập trung vào các dịch vụ theo định hướng quan hệ, cả thượng nguồn (ngân hàng đầu tư) và hạ nguồn (ngân hàng cộng đồng tập trung phục vụ các doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực địa lý nhỏ). Hệ thống ngân hàng bị thu hẹp, chủ yếu là do các ngân hàng vừa và nhỏ không còn có thể sử dụng lợi thế quy mô. Kịch bản này dẫn đến những thay đổi cấu trúc trong hệ thống tài chính.

Kịch bản 3: Việc phát hành tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương bán lẻ dẫn đến, theo một số mô hình trung gian nhất định, một cấu trúc hệ thống tài chính hoàn toàn khác. Các ngân hàng hiện hành phải đối mặt với chi phí tài trợ cao hơn và cơ sở tài trợ biến động hơn khi lượng khách hàng tiền gửi truyền thống, ít nhất là một phần, chuyển sang tiền kỹ thuật số. Chức năng trung gian tài chính của các ngân hàng dần mất đi, và ngân hàng trung ương ngày càng đóng vai trò trung gian quan trọng. Fintech và Big Tech cung cấp các dịch vụ đơn lẻ và chuyên biệt trong cho vay, quản lý tài sản và quản lý rủi ro. Hệ thống ngân hàng truyền thống không còn đóng vai trò là neo ổn định hệ thống tài chính.

Một số đề xuất chính sách

Do những thay đổi trong hệ thống tài chính là nội sinh đối với các hành động quản lý, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi có khả năng gây rối loạn, một số đề xuất chính sách để giải quyết các rủi ro tài chính và phi tài chính cần được triển khai. Một số gợi ý trong số này áp dụng cho cả ba tình huống, những đề xuất khác sẽ phù hợp hơn với một trong ba kịch bản. Điều quan trọng, phản ứng của các cơ quan quản lý sẽ là yếu tố then chốt khi một trong ba kịch bản này hiện thực hóa.

Các chính sách đề xuất bao gồm:

Một là, các điều kiện và quyền hạn tiếp cận mạng lưới an toàn tài chính cần được mở rộng hoặc điều chỉnh. Fintech và Big Tech nên có quyền tiếp cận hệ thống bảo mật nếu họ thực hiện các hoạt động tài chính tương tự như ngân hàng. Đồng thời, cần phát triển một khuôn khổ an toàn cho việc tiếp cận như vậy, bao gồm bảo vệ người tiêu dùng và chống rửa tiền. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong kịch bản 2 và 3.

Hai là, tăng cường hợp tác toàn cầu có thể sẽ được yêu cầu vì hầu hết các công ty Fintech và Big Tech hoạt động trên quy mô toàn cầu mà không có sự hiện diện thường xuyên tại các khu vực pháp lý, nơi họ hoạt động. Để tránh những tranh luận không mong muốn và không kịp thời, cần thiết lập trước các cơ chế hợp tác toàn cầu.

Ba là, hoạt động trung gian tài chính của các Big Tech có lẽ nên được tách biệt khỏi các hoạt động còn lại của chúng và do đó, được điều hành thông qua một công ty con nằm trong phạm vi quản lý. Chính sách này có thể yêu cầu những thay đổi sâu sắc về tổ chức ở các Big Tech và có thể làm giảm sức hấp dẫn của việc cung cấp dịch vụ tài chính của các Big Tech, điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng xảy ra kịch bản 2.

Bốn là, việc tăng cường sử dụng các dịch vụ tài chính của các công ty phi tài chính có thể chịu sự điều chỉnh của một cơ quan quản lý khác (ví dụ: trong lĩnh vực viễn thông) và yêu cầu sự hợp tác nhiều hơn từ các cơ quan quản lý trong các ngành, lĩnh vực. Vì các phương pháp quản lý và khuôn khổ pháp lý đối với các công ty nền tảng đang thay đổi, những thay đổi đó cần bao gồm sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý khu vực tài chính.

Năm là, việc mở rộng số hóa các dịch vụ tài chính có thể đòi hỏi phải thay đổi các thông lệ quản lý và giám sát đã được xác định khi quá trình số hóa mới bắt đầu và các rủi ro phi tài chính chưa được chú trọng. Việc số hóa có thể làm tăng tầm quan trọng của các rủi ro phi tài chính (nhiều rủi ro trong số đó hiện đã phát sinh) và các quy định an toàn có thể cần phải phản ánh tốt hơn những rủi ro này. Điều này cũng áp dụng đối với năng lực chuyên môn của cán bộ các cơ quan quản lý và giám sát.

Sáu là, quyết định phát hành tiền tệ kỹ thuật số bán lẻ của ngân hàng trung ương (nếu có) phải được cân nhắc thận trọng giữa hiệu quả với bất kỳ rủi ro nào đối với sự ổn định của hệ thống tài chính hiện tại. Việc phát hành các loại tiền kỹ thuật số có thể mang lại cho mọi người nhiều cơ hội hơn và dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét các tác động trung và dài hạn đối với cấu trúc của hệ thống tài chính, cả về hiệu quả và tính ổn định.

Bảy là, cần tăng cường cơ cấu hỗ trợ việc rời khỏi ngành có “trật tự” và “giảm số lượng” các ngân hàng hiện hành: trong cả hai trường hợp, họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng và thậm chí tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Điều này nhất thiết sẽ dẫn đến thực tế là các ngân hàng hiện tại sẽ giảm hoạt động và có thể rời bỏ thị trường, quá trình này có thể gây ra bất ổn. Để làm cho quá trình này diễn ra suôn sẻ, nên tránh sự hỗ trợ của chính phủ đối với các ngân hàng yếu kém, hạ thấp các rào cản rút khỏi thị trường và thanh lý cũng như thúc đẩy sáp nhập, hợp nhất ngân hàng.

Tài liệu tham khảo:

1. Julapa Jagtiani & Catharine Lemieux, “The roles of alternative data and machine learning in fintech lending: Evidence from the Lendingclub Consumer Platform”, retrieved from https://www.philadelphiafed.org/consumer-finance/the-roles-of-alternative-data-and-machine-learning-in-fintech-lending on 04 April 2022
2. Tobias Berg, Valentine Burg et al. “On the rise of fintechs: Credit scoring using digital footprint”, retrieved from https://academic.oup.com/rfs/article/33/7/2845/5568311?login=false on 04 April 2022.
3. Daniel Björkegren, Darrell Grissen, “Behavior revealed in mobile phone usage predicts credit repayment”, The World Bank Economic Review, Volume 34, Issue 3,October 2020.


TS. Nhật Trung
Đại học Hòa Bình
 
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
16/04/2024 207 lượt xem
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
04/04/2024 1.666 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 3.569 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 6.946 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 5.101 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 7.183 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 5.988 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Ngân hàng Mizuho Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
13/02/2024 5.865 lượt xem
Nhìn lại năm 2023, trên khắp Việt Nam và Nhật Bản đã diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/2023, Mizuho đã hỗ trợ Diễn đàn kinh tế Nhật Bản - Việt Nam tại Tokyo cùng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các định chế tài chính khác.
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
26/01/2024 7.173 lượt xem
Sau những cú sốc mạnh trong năm 2022, hoạt động kinh tế toàn cầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2023.
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình bằng robot trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
15/01/2024 7.594 lượt xem
Chuyển đổi số và sự bùng nổ công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng và hoạt động kinh doanh. Xu hướng thay đổi này dẫn đến quá trình số hóa trong các lĩnh vực như sản xuất, chuỗi cung ứng, tài chính và các dịch vụ phụ trợ khác.
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
05/01/2024 8.399 lượt xem
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền.
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
Phân tích lợi ích và rủi ro của tiền kĩ thuật số Ngân hàng Trung ương
21/12/2023 9.735 lượt xem
Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân.
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
20/12/2023 8.990 lượt xem
Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó.
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
Thực tiễn sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ cuộc xung đột Nga - Ukraine và hàm ý cho Việt Nam
16/11/2023 10.100 lượt xem
Bài viết khái quát quá trình triển khai huy động dòng vốn toàn cầu thông qua tiền mã hóa của Chính phủ Ukraine và Liên bang Nga; từ đó, đánh giá hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng tiền mã hóa trong thanh toán xuyên biên giới, nguy cơ sử dụng tiền mã hóa trong các hoạt động rửa tiền, khủng bố và đưa ra hàm ý cho Việt Nam.
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
Quy định về hoạt động huy động vốn cộng đồng theo hình thức cổ phần tại Malaysia - Một số gợi mở cho Việt Nam
06/11/2023 9.958 lượt xem
Hoạt động huy động vốn cộng đồng đã trở nên phổ biến sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, phương thức này đã phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, hoạt động huy động vốn theo hình thức cổ phần (Equity - based Crowdfunding - ECF) là hình thức gọi vốn được các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo rất ưa chuộng. Với ECF, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ cộng đồng thông qua một nền tảng trên Internet.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.600

83.800

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.600

83.800

Vàng SJC 5c

81.600

83.820

Vàng nhẫn 9999

74.600

76.500

Vàng nữ trang 9999

74.500

75.800


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,840 25,210 25,979 27,404 30,388 31,680 158.15 167.39
BIDV 24,900 25,210 26,203 27,415 30,548 31,831 158.92 167.39
VietinBank 24,820 25,240 26,238 27,533 30,851 31,861 159.86 167.81
Agribank 24,830 25,180 26,104 27,377 30,482 31,615 158.96 166.90
Eximbank 24,830 25,220 26,288 27,038 30,716 31,593 160.73 165.32
ACB 24,870 25,250 26,372 27,023 30,957 31,594 160.38 165.49
Sacombank 24,860 25,250 26,466 26,999 31,022 31,540 161.14 166.17
Techcombank 24,887 25,239 26,076 27,427 30,445 31,761 156.36 168.78
LPBank 24,620 25,200 25,957 27,489 30,806 31,749 158.37 169.79
DongA Bank 24,910 25,240 26,310 26,970 30,780 31,600 158.40 165.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?