Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024
26/01/2024 10:04 11.138 lượt xem
1. Tổng quan kinh tế thế giới năm 2023
 
Sau những cú sốc mạnh trong năm 2022, hoạt động kinh tế toàn cầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, sự cố không mong đợi tại hai ngân hàng Mỹ xảy ra vào giữa tháng 3/2023 và sự sụp đổ niềm tin vào Credit Suisse đã khuấy đục các thị trường tài chính, hầu hết các chỉ số chứng khoán trên các thị trường chủ chốt đã giảm xuống dưới mức trước khi xảy ra sự cố, thậm chí cổ phiếu ngân hàng còn bị áp lực quá mức, các ngân hàng tại Mỹ bắt đầu thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên, điều kiện tài chính toàn cầu đã thuận lợi hơn nhờ căng thẳng ngân hàng tại Mỹ và Thụy Sỹ được kiềm chế nhanh chóng và kịp thời. Đáng chú ý, nỗ lực của các cơ quan quản lí Mỹ đã ngăn chặn được nguy cơ lan truyền rủi ro sang phần còn lại trên thế giới. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã bền vững hơn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và những cú sốc gần đây, nhất là sau đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine.
 
 
Để phục hồi tăng trưởng kinh tế, các nước cần duy trì mở cửa thương mại, chuyển đổi số, tiến hành cải cách cơ cấu, xử lí những áp lực hiện tại để nâng cao tính bền vững của các chuỗi giá trị toàn cầu
(Ảnh minh họa, n
guồn: Internet)
 
Xu hướng giảm tốc cũng phần nào bắt nguồn từ các động thái chính sách, khi các ngân hàng trung ương (NHTW) đồng loạt thắt chặt chính sách tiền tệ để ổn định giá cả. Các nỗ lực thắt chặt tiền tệ đã được đền đáp, với lạm phát liên tục giảm, trong khi nguồn tín dụng thu hẹp và thị trường nhà ở nguội lạnh. Sau các đợt tăng lãi suất dồn dập do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu tiến hành từ tháng 3/2022 với quy mô chưa có tiền lệ, lạm phát cơ bản tại Mỹ đã quay đầu giảm từ đỉnh điểm 9,1% thiết lập vào giữa tháng 6/2022 xuống 2,8% vào cuối năm 2023, trùng với diễn biến lạm phát toàn cầu (giảm từ đỉnh cao 11,6% vào tháng 6/2022 xuống 5,3% trong tháng 6/2023 và sau đó tiếp tục giảm). Điều này cho thấy, động thái chính sách của Fed ít nhiều đã gây tác động tích cực đến phần còn lại trên thế giới, nhưng cũng đặt ra những thách thức đáng kể đối với các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs), nhất là về cách thức kiểm soát dòng vốn, do hầu hết các đồng bản tệ của EMDEs đều mất giá khá sâu so với USD. Tại các nước thu nhập thấp, thách thức chính sách tiếp tục là vấn đề nóng bỏng, khi dư địa chính sách thu hẹp đáng kể so với thập kỉ trước. Chi phí vay vốn tăng cao tại các nước phát triển (AEs) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ tài chính tại EMDEs dễ bị tổn thương, nhất là tại các nước thu nhập thấp.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi bền vững và lạm phát cơ bản tiếp tục giảm nhưng hoạt động kinh tế vẫn yếu ớt và không đồng đều. Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu phục hồi trở lại nhưng vẫn tăng thấp hơn so với trước đại dịch, phản ánh rủi ro bắt nguồn từ cuộc chiến tại Ukraine và tác động nghiêm trọng của các cú sốc thương mại cũng như giá dầu nhập khẩu. Tại Trung Quốc, việc triển khai các biện pháp giãn cách xã hội trong năm 2022 để chống dịch và khủng hoảng nhà đất đã gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế và sản lượng kinh tế thấp hơn 4,2% so với trước đại dịch. Tại EMDEs, tốc độ phục hồi còn chậm, nhất là tại các nước thu nhập thấp với tăng trưởng GDP trung bình thấp hơn 6,5% so với trước đại dịch. Tại các nước thu nhập thấp, lãi suất cao và đồng tiền mất giá đang trầm trọng thêm những khó khăn, với trên 50% số quốc gia đang lâm vào tình cảnh vỡ nợ.

Tại AEs, tiêu dùng tư nhân cũng phục hồi nhanh hơn so với tại EMDEs, nhờ các biện pháp chống dịch hiệu quả đã giúp các nước mở cửa kinh tế sớm hơn, trong khi mạng lưới an sinh - xã hội vững chắc, nguồn tài chính hỗ trợ dồi dào và việc triển khai hình thức lao động trực tuyến gặp nhiều thuận lợi. Những yếu tố này đã hỗ trợ tích cực cho cuộc sống của người dân trong mùa dịch, tiêu dùng của các hộ gia đình về cơ bản đã trở lại trạng thái trước đại dịch Covid-19. Trong nhóm AEs, tiêu dùng tư nhân tại Mỹ tăng cao hơn so với tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, do các hộ gia đình đã sớm nhận được phần lớn các khoản chuyển giao tài khóa để chống dịch, nước Mỹ cũng cách biệt khỏi xu hướng leo thang giá năng lượng bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Trong nhóm EMDEs, tiêu dùng tại Trung Quốc sụt giảm mạnh, phản ánh những giới hạn quá mức trong việc động viên nguồn lực trong thời kì Covid-19.

Mặc dù vẫn phải đối mặt với những thách thức triền miên, nhưng khó khăn lớn nhất đã được xử lí về cơ bản, hệ thống y tế toàn cầu cải thiện đáng kể. Phần lớn các chuỗi cung ứng đã bình thường trở lại, chi phí và thời gian vận chuyển đã giảm về mức trước đại dịch. Trong 6 tháng cuối năm 2023, kinh tế toàn cầu được đánh giá là bền vững hơn so với kì vọng, mặc dù lạm phát và lãi suất tăng cao tại hầu hết các quốc gia vẫn cản trở các hoạt động kinh tế. Yếu tố cơ bản dẫn đến sự bền vững này là do kinh tế Mỹ tăng cao, chủ yếu là nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng đáng kể, thất nghiệp thấp và khu vực dịch vụ phục hồi mạnh.

Tuy nhiên, do những khó khăn chồng chất trong 03 năm qua và rối loạn tài chính gần đây, khả năng kinh tế thế giới phục hồi về mức tăng trưởng trước khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraine là thách thức rất lớn. Sau gần 02 năm xảy ra cuộc chiến tại Ukraine và các đợt lây nhiễm Covid-19 với nhiều biến chủng mới gây ra các căn bệnh về đường hô hấp, nhiều bệnh viện đối mặt với tình trạng quá tải. Ngoài ra, xu hướng thắt chặt tài chính cũng kìm hãm tiến trình phục hồi kinh tế thế giới. Kết quả là, thu nhập bình quân trong năm 2023 giảm thấp tại nhiều quốc gia, nỗ lực bình ổn giá cả hàng hóa sẽ còn kéo dài.

Về tổng thể, sản lượng kinh tế toàn cầu năm 2023 dự kiến vẫn thấp hơn 3,4% (khoảng 3,6 nghìn tỉ USD) so với trước đại dịch. Trong giai đoạn trung hạn, triển vọng kinh tế có vẻ bi quan hơn so với những thập kỉ trước đây. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 2,9% năm 2023 xuống khoảng 2,7% năm 2024.

Tại AEs, tăng trưởng GDP năm 2023 giảm xuống mức 1,3 - 1,4%, với khoảng 90% số quốc gia trong nhóm AEs sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng thấp trong năm 2023. Thị trường lao động cải thiện và lạm phát thấp đóng góp cho chi tiêu dùng bền vững, dẫn đầu là trong khu vực dịch vụ, với mức tăng trưởng cao hơn kì vọng, nhất là tại Mỹ, Anh và Nhật Bản.

Tại Mỹ, GDP quý III/2023 tăng 5,2%, gấp trên hai lần so với quý trước đó, thị trường lao động tiếp tục bền vững và thu nhập tăng cao hơn lạm phát (bắt đầu từ tháng 5/2023) đã thúc đẩy chi tiêu dùng, góp phần đẩy lùi nguy cơ rơi vào suy thoái. Lạm phát cơ bản được dự báo sẽ giảm xuống 2,4% vào cuối năm 2024, thất nghiệp sẽ tăng lên 4,1% vào cuối năm 2024, GDP sẽ giảm từ mức tăng 2,6% trong năm 2023 xuống 1,4% trong năm 2024 do kinh tế toàn cầu trầm lắng và phân hóa mạnh mẽ, sau đó sẽ phục hồi lên mức tăng trưởng 1,8% vào năm 2025 và 1,9% vào năm 2026. Các quan chức Fed dự kiến sẽ tiến hành ba đợt giảm lãi suất trong năm 2024 với tổng mức cắt giảm 75 điểm cơ bản (0,75%) xuống 4,6% vào cuối năm 2024, sau đó tiếp tục giảm xuống 3,6% trong năm 2025. Liên quan đến Chương trình nới lỏng định lượng, hàng tháng Fed rút khoảng 95 tỉ USD khỏi nền kinh tế. Với mức cắt giảm này, Chương trình nới lỏng định lượng sẽ giảm khoảng 01 nghìn tỉ USD vào năm 2024.

Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, giá dầu giảm tới 11,1% đã bất ngờ kéo giảm lạm phát trong tháng 10/2023 xuống 2,9%, thấp xa tỉ lệ 4,3% trong tháng trước và 9,2% trong năm 2022. Trong tháng 11/2023, lạm phát tiếp tục giảm xuống 2,4%, thấp hơn dự báo trong tháng thứ ba liên tiếp, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021 và đang giảm dần về mục tiêu 2% của NHTW châu Âu (ECB). Tuy nhiên, yếu tố cơ bản kéo giảm lạm phát tại khu vực này bắt nguồn từ các động thái tăng lãi suất và rủi ro suy thoái vẫn tiềm tàng, khi GDP quý III/2023 đã giảm xuống mức âm 0,1%. Lạm phát cao, điều kiện tài chính khắt khe và nhu cầu bên ngoài trầm lắng tiếp tục xói mòn niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hoạt động công nghiệp quá yếu ớt, trầm trọng thêm triển vọng kinh tế Đức và một số quốc gia thành viên chủ chốt khác. Vì thế, kinh tế năm 2023 tại khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể chỉ tăng 0,5%.

Để thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế, các quan chức ECB đang theo dõi sát sao diễn biến ở trong nước và ngoài nước, nhất là tăng trưởng và lạm phát, kịp thời giảm lãi suất để tránh những thiệt hại không đáng có đối với các hoạt động kinh tế và thị trường tài chính, nhưng sớm nhất cũng phải bắt đầu từ giữa năm 2024. 

Trong quý III/2023, kinh tế Nhật Bản giảm tới 2,1% từ mức tăng 4,5% trong quý trước đó, chấm dứt 02 quý tăng trưởng cao liên tiếp. Kinh tế giảm tốc sẽ gây khó khăn cho NHTW Nhật Bản (BoJ) trong việc triển khai kế hoạch rút dần gói hỗ trợ tài chính được triển khai để đối phó với lạm phát giá thực phẩm. Dữ liệu này phản ánh tác động của lạm phát đến chi tiêu dùng và những thách thức đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc cắt giảm nhu cầu, dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu tháng 10/2023, trong khi xuất khẩu thép và hàng bán thành phẩm sang Trung Quốc tiếp tục giảm thấp. Kinh tế trầm lắng và những lo ngại liên quan đến giá cả có thể buộc BoJ phải hoãn kế hoạch điều chỉnh lãi suất. Kinh tế EMDEs được kì vọng sẽ ổn định ở mức tăng 4,0% trong năm 2023 và 2024, chủ yếu là nhờ kinh tế trong nước tăng tốc và có vẻ bền vững, nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực. Tại các nước thu nhập thấp, GDP năm 2023 - 2024 được kì vọng tăng 5,1%, nhưng thu nhập bình quân đầu người chỉ tăng 2,8%.

Mặc dù từ tháng 8/2023, Chính phủ Trung Quốc và NHTW Trung Quốc (PBoC) đã triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ, nhưng vẫn không thể kiềm chế được đà sụt giảm doanh thu bán nhà và xây dựng. Trong khi đó, tiêu dùng và xuất khẩu khá yếu ớt. Vì thế, GDP của Trung Quốc năm 2023 chỉ tăng 5,2% (theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 15/01/2024). Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngày 22/12/2023, các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh hàng đầu tại Trung Quốc đã đồng loạt giảm lãi tiền gửi kì hạn 01 năm, 02 năm và 05 năm với mức giảm lần lượt 0,1%, 0,2%, và 0,25%. Lãi suất cho vay kì hạn 01 năm phổ biến ở mức 3,45%, kì hạn trên 05 năm 4,2%/năm. Từ đầu năm 2024, các NHTM Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Tại Nga, các hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu do cuộc chiến tại Ukraine và các đòn trừng phạt của các nước phương Tây đã định hình lại nền kinh tế này. Trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nga sẽ tăng 2,2% trong năm 2023, lạm phát tăng cao và trên 17,5 triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo khó.

Ngày 15/12/2023, NHTW Nga tiếp tục tăng lãi suất chủ chốt thêm 1,0% lên 16%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Theo NHTW Nga, quyết định tăng lãi suất lần này là do lạm phát tháng 11 vẫn tăng 7,5% so với cùng kì năm trước, mặc dù đang giảm dần xuống tỉ lệ 7,1% trong tháng 12. NHTW Nga cũng phát tín hiệu về khả năng sẽ chấm dứt chu kì tăng lãi suất và sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ đầu năm 2024.

Về giá cả thị trường, lạm phát toàn cầu cơ bản đã giảm nhanh hơn so với dự đoán, từ mức tăng 8,7% trong năm 2022 xuống mức tăng 6,9 - 7,0% trong năm 2023, chủ yếu là nhờ giá cả hàng hóa hạ nhiệt, nhất là năng lượng và một số mặt hàng thực phẩm. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã từng bước ổn định trở lại do tình hình các chuỗi cung ứng cải thiện nhanh chóng. Lạm phát giá dịch vụ và tiền lương danh nghĩa giảm đáng kể tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng vẫn khá cao tại Mỹ và Anh. Tuy nhiên, các NHTW vẫn cho rằng, còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát và sẽ duy trì lãi suất cơ bản ở mức “hạn chế” trong một thời gian nhất định.

Hoạt động thương mại trên thế giới giảm từ kết quả tăng 5,1% trong năm 2022 xuống mức 2,4% trong năm 2023, phản ánh xu hướng hạ nhiệt nhu cầu sau 02 năm tăng tốc và sự chuyển dịch từ nhu cầu về hàng hóa sang dịch vụ. Thương mại toàn cầu tăng thấp còn bắt nguồn từ xu hướng gia tăng các rào cản thương mại và hàng hóa trở nên đắt đỏ khi USD tăng giá trong năm 2022, do đồng tiền này được sử dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại.

Gánh nặng nợ công vẫn đeo bám nhiều EMDEs, một số quốc gia đang đối mặt với rủi ro tín dụng. Rủi ro nợ công tăng cao tại khoảng 25% số quốc gia mới nổi và khoảng 56% số quốc gia thuộc nhóm các nước thu nhập thấp có nguy cơ chìm trong vỡ nợ.
 
2. Triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Theo đánh giá gần đây của Conference Board, các động thái thắt chặt tiền tệ cấp tập trong năm 2022 đã tác động tiêu cực đến thị trường nhà đất toàn cầu, tín dụng ngân hàng sụt giảm mạnh, đẩy khu vực công nghiệp lún sâu vào suy thoái. Tác động tiêu cực này đã được bù đắp phần nào nhờ nhu cầu dịch vụ tăng cao, góp phần thúc đẩy thị trường lao động. Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây cho thấy, khó khăn sẽ bao trùm phần lớn thời gian trong năm 2024, do căng thẳng địa chính trị vẫn là biến động khó lường, có thể xóa tan mọi nỗ lực kéo giảm lạm phát trong thời gian qua. Điều này giải thích tại sao các NHTW hàng đầu thế giới vẫn thận trọng và cần để tâm đến hai rủi ro cơ bản liên quan đến triển vọng kinh tế toàn cầu:

Thứ nhất là rủi ro liên quan đến thất bại tiềm tàng trong việc kéo giảm lạm phát về mục tiêu của NHTW. Trong khi lạm phát cơ bản tại nhiều nước đã quay đầu giảm, lạm phát lõi giảm rất chậm, thậm chí vẫn đứng ở mức khá cao tại một số nước. Trong khi đó, cuộc chiến tại Ukraine và xung đột vũ trang tại Trung Đông tiếp tục gây áp lực tăng giá thực phẩm. Nếu căng thẳng địa chính trị kéo dài và các hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại đáng kể đến mùa màng, giá thực phẩm sẽ leo thang và đứng ở mức cao. Trong khi áp lực giá cả hàng hóa đang giảm dần, giá cả dịch vụ có nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt trong những quý tới đây, nhưng rất khó đánh giá được tốc độ của quá trình giảm giá này.

Rủi ro thứ hai liên quan đến khả năng các NHTW sẽ duy trì lãi suất chính sách cao trong thời gian quá dài và mặt bằng lãi suất trong thập kỉ tới đây sẽ cao hơn so với trong thập kỉ vừa qua. Nghĩa là, chi phí sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sẽ tăng cao, tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn so với kì vọng. Đối với các chính phủ, lãi suất cao cùng với dịch vụ nợ sẽ chất thêm gánh nặng nợ nần, chi phí vay vốn sẽ tăng cao. Đối với người tiêu dùng, lãi suất tăng cao đồng nghĩa với chi phí cao liên quan đến việc vay vốn để đảo nợ không bảo đảm (như thẻ tín dụng chẳng hạn).

Bên cạnh sự khác biệt giữa các quốc gia, mức tăng trưởng GDP khoảng 2,7% trong năm 2023 - 2024 phản ánh xu hướng giảm tốc kinh tế toàn cầu xuống mức tăng trưởng trung bình hằng năm 2,5% trong thập kỉ tới đây, thấp hơn nhiều so với kết quả tăng trung bình 3,3% hằng năm cho đến khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Năm 2024, kinh tế toàn cầu đối mặt với thực tế kinh tế mới, bắt nguồn từ tác động dai dẳng của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến tại Ukraine. Với sự bùng nổ cuộc chiến tại Trung Đông, kinh tế toàn cầu đối mặt với sự kiện địa chính trị bổ sung, gây tác động tiềm tàng đến thị trường năng lượng. Rủi ro giá năng lượng và thực phẩm sẽ leo thang, nếu hoạt động chuyên chở xăng dầu bị gián đoạn do căng thẳng địa chính trị có thể gây tắc nghẽn các tuyến vận tải đường biển. Ngoài ra, quyết định của Nga trong việc chấm dứt sự tham gia vào Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen (do đã tìm được thị trường tiêu thụ mới thay thế) cũng phần nào dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm.

Do tác động toàn diện của chính sách tiền tệ thắt chặt, thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp tục sụt giảm, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu trầm lắng, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2024 có thể giảm xuống mức 2,4 - 2,6%. Tuy nhiên, kinh tế châu Âu và Anh chỉ suy thoái nhẹ, kinh tế Mỹ có thể hạ cánh nhẹ nhàng và thế giới sẽ tránh được nguy cơ rơi vào suy thoái. Lạm phát toàn cầu sẽ giảm rõ rệt xuống 4,9 - 5,2% trong năm 2024 và xuống 3,8% trong năm 2025, khi lãi suất cao và điều kiện tín dụng thắt chặt ngày càng tác động đến hoạt động kinh tế và kéo giảm lạm phát. Năm 2024, AEs sẽ chứng kiến xu hướng giảm lạm phát nhanh hơn so với các nước đang phát triển, một phần là do hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ cao hơn. Ngoài ra, các cú sốc về giá gây tổn thương trầm trọng hơn cho nhiều nước đang phát triển, nhất là lạm phát giá thực phẩm và tỉ giá thay đổi, gây áp lực giá cả triền miên.

Triển vọng kinh tế Mỹ năm 2024 có vẻ yếu ớt và GDP có thể không tăng 1,4% như dự báo của các quan chức Fed, nguyên nhân là do tiêu dùng sức mua giảm do lạm phát và mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, thị trường lao động thu hẹp, môi trường kinh tế toàn cầu ảm đạm.

Đối với các nước châu Âu, thị trường lao động và mức lương thực tế tiếp tục cải thiện, nhu cầu bên ngoài phục hồi sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế khu vực này tăng 1,0% trong năm 2024, mặc dù vẫn tăng thấp hơn so với kì vọng trước đây.

Do kinh tế AEs năm 2024 tiếp tục tăng chậm, sự khác biệt giữa nhóm nền kinh tế này với EMDEs có xu hướng gia tăng, tỉ trọng EMDEs trong GDP toàn cầu ngày càng tăng. Khó khăn tiếp tục bủa vây kinh tế Trung Quốc và GDP năm 2024 sẽ giảm xuống mức tăng 4,6%, nguyên nhân là do hậu quả của khủng hoảng bất động sản còn kéo dài, nhu cầu bên ngoài trầm lắng, niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa cải thiện, các công ty toàn cầu tiếp tục rút khỏi quốc gia này.

Nhờ tiêu dùng và đầu tư tăng cao, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024. Trong đó, kinh tế Ấn Độ được dự báo tăng 6,1%, tiếp đến là Việt Nam (tăng 6,0%), Philippines (tăng 5,7%), Indonesia (tăng 5,1%). Ngoài ra, kinh tế vùng Vịnh cũng tăng khá cao so với mức tăng trung bình toàn cầu.

Sau khi giảm 24% trong năm 2023 so với năm trước, giá cả hàng hóa tiếp tục giảm thêm 4% trong năm 2024 và 0,5% trong năm 2025, nguyên nhân cơ bản là do kinh tế toàn cầu chưa đủ mạnh và điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt. Trong năm 2024, thương mại toàn cầu trầm lắng và yếu kém trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc cũng gây áp lực giảm giá năng lượng và kim loại phục vụ sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, khả năng cung ứng các loại hàng hóa chủ chốt (dầu thô, ngũ cốc, kim loại và nhiều mặt hàng thực phẩm) cải thiện cũng kìm hãm đà tăng giá. Tuy nhiên, kịch bản này được đưa ra với giả thiết là chiến tranh tại Trung Đông được kiềm chế và chỉ gây tác động không đáng kể đến thị trường hàng hóa.

Diễn biến kinh tế hiện tại và trong tương lai tiếp tục đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà tạo lập chính sách, nhất là trong việc tăng cường các nỗ lực phục hồi kinh tế và cải thiện thu nhập. Trong năm 2024, yêu cầu kéo giảm lạm phát sẽ hạn chế quy mô giảm lãi suất chính sách cho đến khi lạm phát cơ bản giảm bền vững. Các NHTW cần thiết lập khung khổ chính sách tiền tệ hiệu quả, tiếp tục triển khai các biện pháp ổn định giá cả, đồng thời chủ động sử dụng các công cụ chính sách để giảm nhẹ căng thẳng tài chính khi cần thiết.

Tỉ lệ nợ công/GDP tiếp tục lập kỉ lục mới, gây áp lực tài khóa chồng chất lên các chính phủ trong việc dàn xếp các khoản chi tiêu khác nhau, bắt nguồn từ xu hướng già hóa dân số và đối phó với biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi phải duy trì chính sách tài khóa chủ động trước áp lực chi tiêu tương lai, có khung khổ tài khóa trung hạn hiệu quả với kế hoạch thu, chi rõ ràng và đảm bảo tính bền vững tài khóa, nhưng cũng phải linh hoạt trong việc đối phó với các cú sốc trong tương lai. Kế hoạch thu, chi phải xử lí những áp lực tài khóa, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu đầu tư cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng dài hạn và chuyển sang kinh tế xanh.

Cần đẩy mạnh cải cách nhằm giảm bớt các rào cản mang tính cơ cấu, tận dụng tiến bộ công nghệ và cân nhắc chấp nhận AI, tạo thêm việc làm và mở rộng thị trường lao động, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và khơi thông dòng chảy thương mại quốc tế.

Để phục hồi tăng trưởng kinh tế sau thời gian dài trì trệ, các nước cần duy trì mở cửa thương mại và tiến hành cải cách cơ cấu, xử lí những áp lực bắt nguồn từ xu hướng già hóa dân số, biến đổi khí hậu và chuyển đổi số, nâng cao tính bền vững của các chuỗi giá trị toàn cầu.
 
3. Tình hình kinh tế Việt Nam

Trong năm 2023, môi trường bên ngoài khó khăn và nhu cầu trong nước suy yếu đã cản trở các hoạt động kinh tế trong nước, tăng trưởng GDP tăng 5,05%, tuy thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là khoảng 6,5% nhưng là mức cao so với các nước trên thế giới và khu vực.

Trong bối cảnh tiêu dùng toàn cầu giảm thấp, Việt Nam đã tận dụng cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỉ USD.

Ngoài ra, việc kiểm soát hiệu quả giá xăng dầu, điện nước, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục sẽ hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ thận trọng và chủ động, góp phần kiểm soát lạm phát. Vì thế, lạm phát ở mức 3,25% trong năm 2023 (thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra khoảng 4,5%) và dự báo 4,0% trong năm 2024.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5% trong năm 2024, cần tiếp tục duy trì các cơ chế, chính sách tài khóa áp dụng trong năm 2023. Về chính sách tiền tệ, áp lực tỉ giá sẽ hạ nhiệt, một số yếu tố hỗ trợ cho sự ổn định giá trị VND như thặng dư thương mại cao kỉ lục, thặng dư tài khoản vãng lai cao, thanh khoản cải thiện, FDI và nguồn kiều hối ổn định sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ mở rộng theo hướng tăng lượng tiền trong lưu thông, không cần sử dụng công cụ tín phiếu để hỗ trợ VND. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể cân nhắc tiếp tục giảm các mức lãi suất chủ chốt, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Về phía các NHTM, sau nhiều lần giảm lãi suất huy động, đến cuối tháng 12/2023, lãi suất huy động đã giảm trên 50% so với đầu năm. Với xu hướng này, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục hạ nhiệt, là yếu tố quan trọng để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2024 với chi phí và giá thành sản xuất giảm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế. 

Về phía các doanh nghiệp, cần đẩy mạnh tái cơ cấu, đa dạng hóa nguồn vốn, nâng cao khả năng thích ứng và nhanh chóng chuyển đổi theo hướng xanh hóa và số hóa. Đối với các doanh nghiệp bất động sản, phải chấp nhận bán tài sản để cơ cấu lại nợ. Hiện nay, giá bất động sản tại Việt Nam vẫn tương đối cao so với mặt bằng thu nhập, giá bất động sản nên giảm xuống cho phù hợp với khả năng chi trả của người dân, chỉ như thế mới đảm bảo phát triển bền vững.
 
Tài liệu tham khảo

1. ADB.
2. Conference Board.
3. Euromonit or International’s.
4. IMF.
5. Reuters.
6. Unctad.
7. World Bank.


ThS. Vũ Xuân Thanh
Vụ Dự báo, thống kê, NHNN
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?
13/12/2024 08:32 376 lượt xem
Bài viết giới thiệu nghiên cứu của Giáo sư Antonio Fatas (2024), trong đó phân tích những lý do dẫn đến “sự bất khả xâm phạm” đáng ngạc nhiên của châu Á, vốn trước đây, giống như tất cả các nền kinh tế đang phát triển, dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát ...
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam
09/12/2024 08:32 475 lượt xem
Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam
05/12/2024 07:51 716 lượt xem
Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách
22/11/2024 10:50 1.224 lượt xem
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam
15/11/2024 10:30 1.472 lượt xem
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho  Việt Nam
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam
11/11/2024 10:22 1.432 lượt xem
Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”
03/11/2024 07:15 1.601 lượt xem
Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội.
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho  Việt Nam
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam
30/10/2024 09:30 1.560 lượt xem
Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lĩnh vực tài chính trong những năm qua đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng và hệ thống tài chính trên toàn cầu.
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam
23/10/2024 08:04 12.341 lượt xem
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 cho thấy có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023, với dự báo tăng trưởng đạt 3,1 - 3,2% GDP và lạm phát giảm xuống 5,8 - 5,9%.
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
14/10/2024 15:40 1.713 lượt xem
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, kiều hối đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
08/10/2024 08:03 2.074 lượt xem
Ngân hàng mở là một khái niệm mới nổi trong ngành tài chính - ngân hàng, mang lại sự đổi mới và cách mạng hóa phương thức hoạt động của ngân hàng truyền thống.
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
03/10/2024 14:46 1.758 lượt xem
Nằm ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ấn Độ là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời với quy mô thị trường ước đạt 372,94 tỉ USD vào cuối năm 2024, dự kiến ​​sẽ đạt 473,72 tỉ USD vào năm 2029 (Mordorintelligence, 2024).
Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
01/10/2024 16:10 2.912 lượt xem
Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của địa chính trị đến thương mại toàn cầu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ năng chính là khai thác, phân tích, tổng hợp và bình luận các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan.
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
30/09/2024 08:01 1.921 lượt xem
Tập đoàn tài chính không phải là một hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới trên thị trường mà bắt đầu được hình thành từ những năm 60 tại Mỹ khi hiện tượng các ngân hàng với hoạt động cấp tín dụng kết nối các công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua sở hữu vốn...
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
26/09/2024 13:23 10.439 lượt xem
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả hai quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?