Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngành Ngân hàng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường đã có chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Chile từ ngày 9-11/11/2024. Nhân dịp này hai nước đã ra Tuyên bố chung. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
aa

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường đã có chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Chile từ ngày 09 - 11/11/2024. Nhân dịp này hai nước đã ra Tuyên bố chung. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung Việt Nam-Chile giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Albert Van Klaveren Stork - Ảnh: TTXVN

TUYÊN BỐ CHUNG
GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA CHILE VÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới nước Cộng hòa Chile từ ngày 9-11/11/2024.

2. Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric đã cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước hội đàm sâu rộng về mối quan hệ hữu nghị song phương và trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Chủ tịch nước Lương Cường cũng có các cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện José Garcia Ruminot, Chủ tịch Hạ viện Karol Cariola, tiếp Thị trưởng thành phố Santiago de Chile Irací Hassler; phát biểu chính sách tại Trường Đại học Chile và gặp gỡ một số lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu của Chile.

3. Trong cuộc hội đàm hữu nghị và thẳng thắn, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm Chile đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam sau 15 năm và tái khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương và tình hữu nghị gắn bó giữa hai nước. Hai bên cùng nhau nhìn lại các cột mốc lịch sử định hình quan hệ hai nước, nhấn mạnh năm nay là năm kỷ niệm 55 năm cuộc gặp lịch sử giữa ông Salvador Allende và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1969, hai vị lãnh tụ đã đặt nền móng cho việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971.

4. Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá cao những thành tựu của Chính phủ Chile đạt được trong thời gian qua, cả về kinh tế, xã hội và đối ngoại, không ngừng nâng cao vai trò và sự hiện diện của Chile tại khu vực và trên thế giới. Về phần mình, Tổng thống Gabriel Boric bày tỏ ngưỡng mộ những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong gần 40 năm Đổi mới và hội nhập quốc tế cũng như những kết quả phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font hội đàm - Ảnh: TTXVN

5. Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric bày tỏ hài lòng và đánh giá cao mức độ quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước hiện nay. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện, đã được thiết lập từ năm 2007, và tái khẳng định cam kết nỗ lực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

6. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh các hoạt động cấp cao nhằm định hướng phát triển quan hệ Việt Nam-Chile thông qua các chuyến thăm song phương và tiếp xúc cấp cao tại các hội nghị quốc tế và diễn đàn đa phương. Đồng thời, hai bên nhấn mạnh vai trò quan trọng của tăng cường hợp tác giữa các cơ quan lập pháp, chính quyền địa phương, tổ chức học thuật và giao lưu nhân dân đối với việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Chile...

7. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận sự gia tăng trao đổi kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Chile, nhất trí về tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư đối với sự phát triển và thịnh vượng của hai nước. Trên tinh thần đó, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chile, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Hiệp định đi vào hiệu lực (2014-2024), cũng như của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà hai nước là thành viên đối với quan hệ thương mại song phương. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai các hiệp định quan trọng nêu trên.

8. Lãnh đạo hai nước cam kết mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như quốc phòng, an ninh, nông nghiệp, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, khoa học, giáo dục, văn hóa và du lịch. Hai bên chia sẻ sự cần thiết mở cửa thị trường hơn nữa cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam và Chile nhằm đa dạng hóa quan hệ thương mại song phương cũng như góp phần vào việc tăng cường an ninh lương thực tại mỗi nước. Hai bên bày tỏ quan tâm đến việc tiếp tục xử lý các thủ tục để mở cửa thị trường đối với các sản phẩm nông sản và thủy sản của hai nước.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font chụp ảnh chung trước hội đàm - Ảnh: TTXVN

9. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc gần đây Chính phủ Việt Nam đã mở Văn phòng tùy viên quốc phòng tại Chile và Chính phủ Chile đã mở Văn phòng tùy viên nông nghiệp tại Việt Nam. Hai bên tin tưởng những sáng kiến này sẽ góp phần mở rộng và làm phong phú thêm mối quan hệ song phương.

10. Hai nước tái khẳng định cam kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và tăng cường hợp tác trong các cơ chế đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC) và hợp tác Nam-Nam, trên cơ sở tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia. Chile bày tỏ ủng hộ và hỗ trợ tích cực Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2027.

11. Chile nhấn mạnh mong muốn được gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường và thắt chặt quan hệ với các nước thành viên của hiệp định này. Việt Nam hoan nghênh đề nghị của Chile và sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy thảo luận giữa các nước thành viên về vấn đề này.

12. Hai nhà lãnh đạo khẳng định Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982 (UNCLOS 1982) là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương, có tầm quan trọng chiến lược và là cơ sở pháp lý cho mọi hành động và hợp tác ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp biển bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982.

13. Việt Nam chúc mừng Chile nhân dịp kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác Phát triển ASEAN-Chile (2019-2024). Hai nước bày tỏ mong muốn thúc đẩy triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác thiết thực trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Phát triển ASEAN-Chile giai đoạn 2021-2026, đặc biệt nhấn mạnh các lĩnh vực phát triển bền vững, thương mại và đầu tư, khoáng sản, kinh tế số.

14. Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường cảm ơn Tổng thống Chile Gabriel Boric về sự đón tiếp nồng hậu mà đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã nhận được trong chuyến thăm. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng với kết quả của chuyến thăm, tạo động lực quan trọng cho việc phát triển và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước trong thời gian tới. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Lương Cường trân trọng mời Tổng thống Gabriel Boric thăm Việt Nam trong năm 2025. Tổng thống Gabriel Boric đã vui vẻ nhận lời, thời điểm chuyến thăm sẽ được thống nhất qua kênh ngoại giao.

Tuyên bố chung được ký tại thành phố Santiago, Cộng hòa Chile ngày 11/11/2024, thành hai bản chính, bằng tiếng Việt và tiếng Tây Ban Nha, cả hai bản có giá trị như nhau./.

Theo baochinhphu.vn

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tinh gọn bộ máy - Động lực cho kỷ nguyên vươn mình

Tinh gọn bộ máy - Động lực cho kỷ nguyên vươn mình

Cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, vừa là giải pháp tạo động lực thể chế quan trọng để góp phần đưa đất nước phát triển toàn diện và bền vững trong Kỷ nguyên vươn mình...
Xây dựng và phát triển văn hóa Agribank - nền tảng nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định

Xây dựng và phát triển văn hóa Agribank - nền tảng nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Định

Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa doanh nghiệp được xem là giá trị cốt lõi và là nền tảng của sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam không chỉ là một công trình của ngành giao thông mà còn là động lực, mang tính biểu tượng, tạo ra sức bật cho nền kinh tế, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là Dự án có quy mô rất lớn, khối lượng công việc nhiều và phức tạp, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11/2024, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Ngày 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng.
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917) đi vào lịch sử thế giới như một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX, không chỉ tạo ra chân lý: hòa bình, tự do, bình đẳng và quyền tự quyết của tất cả dân tộc, mà còn đưa loài người tiến bộ bước sang một trang sử mới của sự tiến bộ, hòa hợp và phát triển.
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 47/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài