Tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một trong những “trụ cột” thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội

Kinh tế - Xã hội
Ngày 16/8/2023 tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Hội thảo.
aa

Ngày 16/8/2023 tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Hội thảo.


Đ/c Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo

Đồng chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Đ/c Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH; Đ/c Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đ/c Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQ); Đ/c Dương Quyết Thắng - Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH.

Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu là đại diện các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, nhà khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo, đại diện chính quyền địa phương tỉnh, thành phố…

Tín dụng chính sách xã hội là “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đ/c Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình Đổi mới. Với chức năng bổ sung cho nhau, tín dụng chính sách và tín dụng thương mại là hai kênh tài chính song hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần vừa thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa thực hiện các mục tiêu về phát triển xã hội, nổi bật nhất là đưa tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ mức gần 60% trong những năm 1990 xuống còn 4,3% năm 2022 (theo chuẩn nghèo đa chiều).



Các đồng chí đồng chủ trì Hội thảo

Những thành tựu to lớn đó khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, sáng tạo với những quyết sách kịp thời, nhạy bén, nhất quán trong tổ chức thực hiện, cụ thể là Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, dưới sự chỉ đạo sát sao của Trung ương và các cấp ủy Đảng; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, chính quyền các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và người dân, những kết quả của tín dụng chính sách là minh chứng sinh động về ý Đảng hợp với lòng dân, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, Đ/c Nguyễn Xuân Thắng cũng tổng kết: “Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, nhất là sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, NHCSXH đã thật sự khẳng định được sứ mệnh và trách nhiệm xã hội to lớn của mình, phát huy có hiệu quả mô hình thiết chế sáng tạo, đặc thù trong việc thực hiện tín dụng chính sách, khơi dậy truyền thống nhân ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong công cuộc đổi mới”.

Đ/c Nguyễn Xuân Thắng cho biết, buổi Hội thảo này được tổ chức nhằm gợi mở một số vấn đề lý luận và các luận cứ khoa học về những yêu cầu cấp thiết, những quan điểm luận chứng mới về vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Đây là hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa, góp phần cụ thể hoá và làm sâu sắc hơn các quan điểm, chủ trương, chính sách lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển” qua gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới. Đặc biệt, Hội thảo còn nhằm phục vụ tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; đề xuất những kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của NHCSXH trong giai đoạn mới.

Đ/c Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH tham luận tại Hội thảo

Tham luận tại Hội thảo, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết với phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm”, “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”, hàng năm, NHCSXH đã chủ động, linh hoạt huy động có hiệu quả hàng chục ngàn tỷ đồng từ các nguồn ngân sách nhà nước, nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách các địa phương, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và huy động của các tổ chức, cá nhân trên thị trường… bảo đảm nguồn vốn cơ bản ổn định để cung cấp tín dụng ưu đãi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Luôn nêu cao khẩu hiệu hành động “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, NHCSXH đã xây dựng mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn quốc, triển khai kịp thời, trên diện rộng chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ “nơi nào có người nghèo và đối tượng chính sách, nơi đó có NHCSXH”. Tính đến 31/7/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 305 nghìn tỷ đồng, tăng gần 176 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 6,6 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt khoảng 10%. Các chương trình tín dụng chính sách đã cung cấp nguồn lực thực hiện quan trọng và thật sự trở thành cấu phần bổ trợ tất yếu của các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tín dụng chính sách góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước qua các giai đoạn, cụ thể: giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016 - 2021 từ 9,88% xuống 2,23%. Đồng thời, góp phần thực hiện 09/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới (về nhà ở dân cư; về thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo; lao động có việc làm, tổ chức sản xuất; giáo dục và đào tạo; môi trường và an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống chính trị; quốc phòng và an ninh).

Tăng cường huy động nguồn lực, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của NHCSXH

Tham luận của đồng chí Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của việc kết nối tập hợp sức mạnh cả hệ thống chính trị xã hội tham gia triển khai tín dụng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò tập hợp lực lượng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác; Tập trung huy động các nguồn lực cho Quỹ “Vì người nghèo” các cấp và bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với quá trình tổ chức, triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Trên cơ sở đó, phối hợp với NHCSXH kịp thời nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các Bộ, ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và các Chương trình mục tiêu quốc gia trong từng thời kỳ. Những hoạt động thiết thực của MTTQ đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng tham luận tại Hội thảo

Trong bài tham luận gửi Hội thảo, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cũng phẩn tích, đánh giá tín dụng chính sách xã hội là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gần 109 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7%/tổng dư nợ, với hơn 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo gần 30 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8%/tổng dư nợ, với gần 540 nghìn khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số trên 75 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7%/tổng dư nợ với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

“Qua đánh giá tại các địa phương thực hiện CTMTQG dân tộc thiểu số (DTTS), vốn tín dụng chính sách xã hội đã từng bước thay đổi tư duy nhận thức của người dân thông qua thiết kế chính sách dần từng bước chuyển từ cho không sang cho vay, người dân sử dụng đồng vốn có hiệu quả giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu cho cuộc sống của đồng bào các DTTS như đất ở, nhà ở, đất sản xuất, phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất; ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng đồng bào DTT, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS, được người dân hết sức đồng tình và hưởng ứng tích cực.

Đ/c Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày tham luận tại Hội thảo

Chia sẻ tại Hội thảo, Đ/c Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã chỉ ra một yếu tố quan trọng giúp tín dụng chính sách xã hội phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong những năm qua đó là việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW thực hiện. Song hành với việc triển khai thực hiện, công tác giám sát tham mưu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả của tín dụng chính sách. Qua hoạt động giám sát thường xuyên và kết quả sơ kết 05 năm triển khai cho thấy một số hạn chế, khó khăn Ban Kinh tế Trung ương đã kiến nghị Ban Bí thư ban hành Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, trong đó chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền cần xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Bố trí đủ, kịp thời nguồn tài chính tín dụng chính sách xã hội; Các địa phương cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương uỷ thác sang NHCSXH… Kết quả là Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực ngày càng tăng để thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Đến 31/7/2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt gần 325 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 190 nghìn tỷ đồng (gấp 2,4 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,4%; trong đó ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đến nay đạt gần 35 nghìn tỷ đồng, tăng 30.863 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW.

Đ/c Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN phát biểu tại phiên thảo luận

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, đánh giá từ góc độ NHNN, hiệu quả tín dụng chính sách xã hội khác với NHTM không phải vì lợi nhuận mà là lợi ích xã hội với việc thực hiện giảm nghèo; thu hẹp khoảng cách nông thôn thành thị, đảm bảo tối thiểu quyền con nguời. Cao hơn là hiệu quả chính trị, khẳng định đuờng lối đúng đắn của Đảng và nhà nuớc, niềm tin của nguời nghèo, người yếu thế, người gặp khó khăn vào đường lối chính sách của Đảng và cả niềm tin nguời không nghèo về chế độ tươi đẹp của chúng ta.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận phân tích, đánh giá hệ thống các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách hiện hành về tín dụng chính sách xã hội, nhất là những quy định liên quan đến huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tín dụng chính sách; kết hợp giữa tín dụng chính sách với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội…

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận

Các đại biểu đánh giá một cách toàn diện quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đặc biệt trên các mặt: hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội; thể chế hóa trách nhiệm tham gia của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội; việc xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; cơ chế tạo lập nguồn vốn, kết quả bố trí nguồn lực cho NHCSXH...

Theo ý kiến phát biểu của các đại biểu, thực tiễn đã chứng minh mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng mà NHCSXH triển khai trong hơn 20 năm qua là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Vì vậy, cần tiếp tục khẳng định để duy trì nhưng cũng cần phân tích, đánh giá những điểm phải cải thiện để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện tổ chức cơ cấu, bộ máy quản trị, điều hành của NHCSXH; giải pháp huy động nguồn lực ổn định, lâu dài, bền vững, từ đó có thể mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay, kéo dài thời hạn cho vay, tập trung ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay chặt chẽ; tạo điều kiện để người vay khôi phục sản xuất kinh doanh, tránh nguy cơ tái nghèo, vừa bảo đảm nguyên tắc kinh tế thị trường vừa đáp ứng mục tiêu xã hội…

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Đ/c Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH cảm ơn và đánh giá cáo các ý kiến phát biểu, các bài tham luận tâm huyết, tinh thần khoa học và trách nhiệm cao của các đại biểu, nhà khoa học. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 60 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đã và đang công tác tại các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, các tổ chức chính trị - xã hội, Thường trực các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Nội dung các tham luận đã bám sát, tập trung phân tích và làm nổi bật chủ đề Hội thảo với những vấn đề chủ yếu sau:

Đ/c Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH phát biểu bế mạc Hội thảo

Thứ nhất, làm rõ quá trình hiện thực hóa tầm nhìn của Đảng về xây dựng CNXH ở Việt Nam. Để thực hiện những mục tiêu cao cả là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp người dân còn nhiều khó khăn, các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, trong đó, tín dụng chính sách xã hội trở thành một “trụ cột” quan trọng, một “điểm sáng” trong hệ thống chính sách giảm nghèo.

Thứ hai, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc những kết quả đạt được trong hơn 20 năm hoạt động của NHCSXH, đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW. Qua đó, tiếp tục khẳng định định hướng lớn, lâu dài, chủ trương nhất quán của Đảng trong việc phát triển kinh tế gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo chăm lo đến đời sống của người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ ba, các nhà khoa học, đại diện Lãnh đạo của các địa phương cũng đã thảo luận, làm rõ mô hình tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành của NHCSXH. Trên cơ sở thực trạng hoạt động của NHCSXH những năm qua. Hội thảo cũng đã tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho những đề xuất giải pháp nhằm đưa hoạt động của NHCSXH lên một tầm cao mới, trợ giúp tốt hơn cho các đối tượng chính sách.

Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, Đ/c Nguyễn Thị Hồng trân trọng tiếp thu các ý kiến của các nhà khoa học, đại biểu để làm căn cứ khoa học, tham mưu tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để NHCSXH phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo đủ năng lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội hiệu quả hơn.

Theo CKH/sbv.gov.vn


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu để phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội -  Ý Đảng, lòng Dân”

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”

Cuộc thi không chỉ tôn vinh những điển hình tiên tiến, những cách làm hay, những mô hình hiệu quả, mà còn nhằm động viên, khuyến khích các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách vượt khó vươn lên.
MobiSafe - “Áo giáp” bảo vệ người dùng trước các mối đe dọa trực tuyến

MobiSafe - “Áo giáp” bảo vệ người dùng trước các mối đe dọa trực tuyến

MobiFone ra mắt giải pháp bảo vệ người dùng chống lại mọi tấn công trên không gian mạng.
Chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay cho phép số hóa thẻ NAPAS trên ứng dụng ngân hàng.
Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường.
Co-opBank tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Co-opBank tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 23/12/2024 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.
Kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

80 năm qua, cùng với mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm tròn chức năng của đội quân lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng toàn dân, đưa Việt Nam xứng danh “quốc phú, nội yên, ngoại tĩnh, dân cường”, ngàn năm vang danh sử sách.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các quốc gia và một số khuyến nghị

Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các quốc gia và một số khuyến nghị

Các quốc gia cần phải xem xét lại cách tiếp cận của mình đối với chính sách thuế để bảo đảm rằng sự phát triển kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho những tập đoàn lớn mà còn cho toàn xã hội. Một trong những giải pháp khả thi là áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu nhằm hạn chế “cuộc đua xuống đáy” và tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).

Thông tư sô 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài