Thông điệp từ áp dụng ESG trong ngành Ngân hàng
04/05/2024 1.183 lượt xem

Tóm tắt: Tiêu chuẩn bền vững hiện được xem là một trong những vấn đề cấp bách nhất của thời đại. Ngày càng nhiều tổ chức tài chính áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG: Environmental - Social - Governance) vào hoạt động thực tiễn của mình để hướng tới thông điệp chung tay vì sự phát triển bền vững. Theo nghiên cứu của Tổ chức DARA International, Việt Nam là quốc gia có thể chịu tổn thất khoảng 15 tỉ USD/năm do biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 5% GDP. Việc áp dụng các tiêu chí ESG là giải pháp để ngành Ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như nâng cao uy tín, vị thế của mình cả trong nước và quốc tế.

Từ khóa: ESG, ngân hàng xanh, tín dụng xanh, phát triển bền vững.

THE MESSAGE FROM IMPLEMENTING ESG IN THE BANKING INDUSTRY

Abstract: Sustainable standards are currently regarded as one of the most urgent issues of our time. An increasing number of financial organizations are integrating Environmental, Social, and Governance (ESG) standards into their practical operations to advocate for collective sustainable development. According to research by DARA, Vietnam can suffer losses of approximately 15 billion USD per year due to climate change, equivalent to about 5% of GDP. Applying ESG is a solution for the banking sector to contribute to promoting green growth and sustainable development, as well as enhancing its reputation and position both domestically and internationally.

Keywords: ESG, green banking, green credit, sustainable development.

1. Xu hướng và những thành quả đáng ghi nhận về áp dụng ESG

ESG là bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp. ESG cung cấp một khuôn khổ chung để xem xét tác động và sự phụ thuộc của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội cũng như chất lượng quản trị của chính doanh nghiệp. 

Theo khảo sát của Finastra tại Hồng Kông và Singapore, gần 90% giám đốc điều hành tài chính cho rằng, hỗ trợ các sáng kiến ​​ESG là rất quan trọng đối với ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng. 

Việc áp dụng ESG trong ngành Ngân hàng, kênh truyền dẫn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, đang được xem là một trong những xu hướng trên thế giới, trực tiếp và gián tiếp đóng góp quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Dựa trên quy trình thẩm định rủi ro chặt chẽ, qua đó điều phối và cung cấp nguồn vốn, ngân hàng đã luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nền kinh tế. Sự tiên phong trong việc thực thi ESG của ngành Ngân hàng đã góp phần tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.

Ngoài ra, ESG cũng sẽ ngày càng ảnh hưởng đến chiến lược M&A trong tương lai khi các nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí này để đánh giá rủi ro và xác định các cơ hội kiến tạo giá trị. Với cam kết về giảm phát thải carbon của nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư tư nhân, nguồn vốn gia tăng sẽ được huy động đầu tư cho quá trình chuyển đổi sang những mô hình kinh doanh xanh hơn và có trách nhiệm với xã hội hơn.

Đồng thời, việc áp dụng ESG và kết hợp ba yếu tố ESG vào một báo cáo tích hợp và chiến lược tổng quát của ngân hàng sẽ đưa ra thông điệp rằng ngân hàng đang thực hiện các bước đi cần thiết để gia tăng tính khả thi và sinh lời trong dài hạn. Đây là một nhân tố tích cực trong việc đáp ứng các kì vọng từ bên ngoài của nhà đầu tư, cổ đông, đối tác, nhân viên, khách hàng của ngân hàng.

Sớm đồng hành cùng xu hướng này và để tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiêu chí ESG trong ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Ngày 07/8/2018, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Đồng thời, NHNN cũng đã công bố Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 10 ngành kinh tế trong hoạt động cấp tín dụng. Đến ngày 23/12/2022, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cùng với đó, NHNN đẩy mạnh công tác đào tạo, truyền thông về ngân hàng xanh, tín dụng xanh...

Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thực thi từ ngày 01/01/2022 đã thể hiện cam kết của Việt Nam đối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Luật đặt ra khuôn khổ để NHNN triển khai các chính sách liên quan nhằm bảo vệ môi trường thông qua dòng vốn đầu tư; qua đó, hình thành bộ khung pháp lí cơ bản về ESG dựa trên các quy định, thông lệ tại Việt Nam và tham chiếu tới 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc để tích hợp các tiêu chí ESG vào hoạt động ngành Ngân hàng. 

Với các khung khổ pháp lí trên, các ngân hàng đều đã nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng xanh, ngân hàng xanh và vai trò của ESG trong hoạt động.  Ngoài việc sử dụng ESG là một thước đo cho việc cung cấp dòng vốn đầu tư, các ngân hàng tại Việt Nam cũng đã phát triển và thực thi ESG trong các hoạt động của chính mình như: Ưu tiên tăng trưởng tín dụng xanh, tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan về rủi ro môi trường, xã hội; xây dựng các quy định nội bộ về quản lí rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động của ngân hàng; hoàn thiện cơ cấu tổ chức để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Đặc biệt, nhiều ngân hàng chú ý loại trừ các lĩnh vực và công ty có tác động tiêu cực đáng kể đến tính bền vững; sàng lọc tốt nhất trong các công ty cùng loại theo tiêu chí ESG; liên kết các khoản vay và lãi suất với các mục tiêu bền vững; tạo mục tiêu cho vay đối với các giải pháp biến đổi khí hậu và phát triển các sản phẩm sáng tạo; đồng thời, phát triển các kế hoạch để tích hợp các chiến lược ESG vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của khách hàng...

Nhìn chung, Việt Nam hiện được đánh giá là một trong 38 thị trường đang phát triển có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực thúc đẩy ngành tài chính - ngân hàng hướng tới phát triển bền vững và được xếp vào nhóm các quốc gia trong giai đoạn triển khai Ma trận tiến bộ của Mạng lưới ngân hàng bền vững (SBN); xếp thứ hạng cao so với các nước châu Á và toàn cầu trong các chính sách liên quan đến đóng góp quốc gia tự quyết NDCs.

NHNN cho biết: Giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm.

Tính đến ngày 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các TCTD cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%).

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Quân đội (MB) là một trong những ngân hàng đi đầu về việc thực thi ESG toàn diện trên các phương diện xã hội, môi trường, kinh tế và quản trị. Ngay từ năm 2017, Ngân hàng này đã từng bước thực thi dựa trên các tiêu chuẩn, ban hành khung chiến lược phát triển ngân hàng xanh theo cấp độ 3, từ đó hướng tới cấp độ 5 được đề xuất tại Đề án xây dựng ngân hàng xanh theo Công văn số 4141/VCL-NHNN của NHNN. Từ năm 2021 đã có đến gần 90% hoạt động nội bộ của MB không sử dụng giấy tờ, mà áp dụng số hóa trong nhiều khâu. Đến năm 2023, MB cam kết thực hiện chiến lược ESG một cách bài bản, theo chuẩn đo lường quốc tế, xấp xỉ 100% hoạt động nội bộ hoàn toàn không giấy tờ. MB cũng đã số hóa tới 90% sản phẩm tích hợp trên hệ sinh thái App MBBank cho khách hàng cá nhân, BIZ MBBank cho khách hàng doanh nghiệp, giúp tối giảm tối đa việc sử dụng giấy tờ trong các khâu, tối ưu thời gian công sức cho cả khách hàng và nhân lực ngân hàng. MB hiện đang quản lí hơn 20 triệu khách hàng cá nhân và 500.000 khách hàng doanh nghiệp. Quá trình số hóa này đã và đang giúp MB giảm đáng kể chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lí rủi ro tốt hơn đúng theo chuẩn quốc tế của ESG; cải thiện môi trường làm việc của MB theo hướng thân thiện, chuyên nghiệp và năng suất lao động tăng lên. Tỉ lệ tín dụng xanh hiện chiếm từ 10 - 11% tổng tín dụng hằng năm của MB, tăng trưởng khoảng 15 - 20% mỗi năm (hiện tại dư nợ cho vay của MB là trên 600 nghìn tỉ đồng) thì đây là con số rất lớn vì hiện nay một số ngân hàng lớn trên thế giới chỉ dùng khoảng 8% dư nợ để cho vay năng lượng tái tạo, tín dụng xanh...

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa được Tạp chí Asiamoney vinh danh là “Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất”. Trước đó, trung tuần tháng 6/2023, FinanceAsia - Tạp chí uy tín hàng đầu châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng đã vinh danh SHB là “Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất Việt Nam” cho những tác động tích cực liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị. SHB cũng nằm trong Top 10 doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2023 do Hiệp hội Môi trường Việt Nam tổ chức; đồng thời còn thuộc Top 10 ngân hàng thu xếp vốn đầu tư hiệu quả cho các dự án năng lượng Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vinh danh... Việc liên tục được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh các giải thưởng về ESG, tín dụng xanh là minh chứng những thành quả rõ nét của ngân hàng trong chiến lược phát triển bền vững. Xây dựng và triển khai thành công khung quản trị ESG đã giúp SHB thu hút thành công hàng tỉ USD nguồn vốn ODA từ các tổ chức quốc tế, qua đó giúp SHB đảm bảo nguồn vốn để tiếp tục hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh và mang lại tác động tích cực đến kinh tế - xã hội cũng như củng cố vị thế của một ngân hàng xanh và bền vững hàng đầu Việt Nam.

Hưởng ứng ESG, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) còn có một bộ phận môi trường và xã hội (E&S) thuộc Khối khách hàng doanh nghiệp, có nhóm E&S riêng; bộ phận văn phòng lãnh đạo, Khối nhân sự tham vấn cho Ban điều hành và HĐQT về ESG. Mới đây, HDBank đã kí kết thỏa thuận “Tín dụng xanh” với IFC trị giá 70 triệu USD, các khoản vay sử dụng nguồn vốn này sẽ phải tuân thủ theo chính sách E&S nghiêm ngặt của IFC. HDBank cũng đã hoàn thiện quy trình “Quản lí trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS)” áp dụng cho toàn danh mục của ngân hàng trong năm 2022...

2. Một số thách thức và giải pháp trong việc thực thi ESG

Thực tế cũng cho thấy, các ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình áp dụng ESG, như: 

Thứ nhất, sự không nhất quán trong các tiêu chuẩn báo cáo về ESG ở cấp quốc tế.

Chẳng hạn, Sáng kiến ​​Báo cáo Toàn cầu (GRI) cung cấp các hướng dẫn toàn diện để xác định rủi ro ESG, trong khi Tổ chức Báo cáo giá trị (VRF) đặt ra các tiêu chuẩn để xác định giá trị doanh nghiệp. Tương tự, các tiêu chí khác nhau đã được các nhà cung cấp dữ liệu thị trường lớn sử dụng để phát triển xếp hạng ESG độc lập của mình. Ở Trung Quốc, các cơ quan quản lí và nhà đầu tư là những trọng tài chính cho các tiêu chuẩn và chính sách. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, chính phủ nước này sẽ không sớm đưa ra các hành động chính thức. Tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã đề xuất một bộ hướng dẫn được công bố vào tháng 3/2022, nhưng sau đó bị lùi lại 7 tháng mà không có thời hạn mới nào được thiết lập. Ở châu Âu, Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững Doanh nghiệp (CSRD) do Nhóm Tư vấn Báo cáo Tài chính châu Âu (EFRAG) đề xuất một bộ nguyên tắc nâng cao và toàn diện, đồng thời thông tin được sử dụng để xác thực việc tuân thủ phải được các bên thứ ba xem xét kĩ lưỡng. Nhiều khác biệt trong phương pháp xếp hạng toàn cầu và khuôn khổ báo cáo có thể dẫn đến những lợi thế không công bằng. Một công ty hoạt động ở Mỹ, có chế độ ít nghiêm ngặt hơn, có thể có xếp hạng ESG cao hơn so với một công ty tương tự hoạt động trong chế độ chặt chẽ hơn. Các ngân hàng cũng khó đánh giá chính xác rủi ro do chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này cho thấy có rất nhiều sự chú ý đối với Ủy ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB), nhằm mục đích phát triển một bộ tiêu chí bền vững toàn diện được thiết kế để tương thích với các tiêu chuẩn cụ thể của khu vực pháp lí.

Thứ hai, ở trong nước, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong tìm kiếm nhân sự về E&S, dự án mang tính kĩ thuật phức tạp, tính khả thi của việc thuê chuyên gia E&S. 

Ngoài việc xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động áp dụng ESG, các ngân hàng còn cần đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong các hoạt động ESG, có khả năng đánh giá rủi ro ESG để đề ra các phương án giải quyết phù hợp. Chính sự mới mẻ của khái niệm rủi ro ESG khiến việc triển khai áp dụng các công tác quản trị, đánh giá rủi ro ESG tại các TCTD gặp nhiều vướng mắc.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng yêu cầu nhiều mô hình mạnh hơn để đánh giá rủi ro. Các mô hình truyền thống thường dựa vào dữ liệu lịch sử để đưa ra các dự báo trong tương lai, nhưng điều này không đáng tin cậy. Thay vào đó, các ngân hàng cần dữ liệu và mô hình hướng tới tương lai để dự đoán các tác động của khí hậu và đánh giá rủi ro một cách chính xác.

Đối với các ngân hàng phát triển, các yếu tố như hệ thống cũ, thiếu đào tạo nhân viên và nguồn lực có thể gây khó khăn cho việc truy cập và báo cáo kịp thời về cấp dữ liệu sâu hơn, chẳng hạn như đối với phát thải khí nhà kính ở phạm vi 3.

Sử dụng dữ liệu và báo cáo để tạo ra thay đổi có ý nghĩa là một thách thức khác. Ernst & Young (EY) - một hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở tại London (Anh) - chỉ ra rằng, dưới 30% trong số các công ty đề cập đến các vấn đề liên quan đến khí hậu trong báo cáo tài chính của họ. 

Nếu không có mối tương quan rõ ràng giữa các tác động liên quan đến khí hậu và kết quả tài chính, các tổ chức sẽ thiếu cái nhìn sâu sắc để thực hiện hành động tích cực và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Những khó khăn trong việc sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, cùng với việc thiếu các chỉ số rõ ràng và nhất quán để đánh giá các tác động liên quan đến khí hậu, đang khiến các ngân hàng phải cải thiện báo cáo ESG và giảm thiểu rủi ro tài chính thông qua công nghệ.

Trên thực tế, có nhiều giải pháp Fintech tự động hóa việc thu thập dữ liệu từ lượng nhiên liệu được sử dụng, sản phẩm đã mua, đến việc đi lại của nhân viên, có thể được tích hợp ngay vào quy trình làm việc của ngân hàng. Sau đó, dữ liệu được đưa vào công cụ tính toán của ngân hàng. Những giải pháp khác cho phép nhập thông tin trực tiếp từ các hệ thống ERP nội bộ để đánh giá doanh nghiệp dựa trên nhiều điểm dữ liệu.

Với các API và nền tảng mở, các ngân hàng đang thiết lập nền tảng quản lí rủi ro mở và kết nối các sản phẩm. API cung cấp chức năng “plug and play”, gần như cho phép tích hợp đơn giản với các hệ thống ERP cốt lõi.

Sau khi tích hợp các giải pháp của bên thứ ba vào khung rủi ro tiêu chuẩn, các tổ chức có thể sử dụng các kịch bản liên quan đến khí hậu và các mô hình tối ưu hóa sổ ngân hàng hiện có để hướng dẫn đạt mục tiêu danh mục đầu tư bằng không. Việc chọn đối tác nền tảng phù hợp có thể tạo điều kiện tích hợp liền mạch và nhanh chóng. Do rủi ro tài chính ESG ngày càng leo thang và yêu cầu báo cáo ngày càng tăng ở các khu vực khác nhau, cả ngân hàng phát triển và ngân hàng toàn cầu đều cần có nhiều công cụ để thu thập dữ liệu và đánh giá tác động.

Bên cạnh đó, kì vọng của các định chế phát triển khác nhau và quy định pháp luật/tiêu chuẩn của Việt Nam, khả năng thích ứng thực tế của doanh nghiệp Việt Nam vẫn là một rào cản. 

Bởi vậy, để tăng cường áp dụng và lan tỏa các thông điệp ESG, cần chú ý chuẩn hóa điều kiện E&S được chấp nhận rộng rãi giúp việc triển khai được đồng bộ; NHNN khuyến khích các ngân hàng thương mại thực hiện tốt E&S, phát triển bền vững; tăng cường các khóa đào tạo có sự tham gia của các tổ chức quốc tế, NHNN, Bộ Tài chính, hệ thống ngân hàng thương mại đến doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2021 - 2030 và hướng tới năm 2050, ngành Ngân hàng tập trung triển khai ban hành quy định khuyến khích các TCTD tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh; hướng dẫn quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng... NHNN tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD tập trung bố trí nguồn vốn phù hợp để cho vay ưu đãi, khuyến khích chủ đầu tư thực hiện dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh; phát hành trái phiếu xanh phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ các TCTD tiếp nhận nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi nước ngoài để tài trợ cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. https://nguoiquansat.vn/esg-kim-chi-nam-cho-ngan-hang-trong-muc-tieu-so-hoa-mot-ngan-hang-duoc-vinh-danh-98464.html

2. http://khoahocnganhang.org.vn/news/vi/hoi-thao-khoa-hoc-cap-nganh-cac-rui-ro-moi-truong-xa-hoi-quan-tri-trong-hoat-dong-ngan-hang/

3. https://thitruongtaichinhtiente.vn/cac-ngan-hang-phat-trien-thuc-day-tieu-chuan-esg-thong-qua-cong-nghe-48508.html

4. https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/thuc-thi-esg-ngan-hang-can-hanh-dong-manh-hon-post298552.html

5. https://thoibaonganhang.vn/esg-kim-chi-nam-cho-ngan-hang-trong-muc-tieu-so-hoa-129049.html

6. https://cafef.vn/thuc-thi-chien-luoc-esg-nhung-duoc-mat-tu-nguoi-di-tien-phong-188231020123752692.chn

7. https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/du-no-cap-tin-dung-xanh-tang-binh-quan-hon-23nam-post335161.html


TS. Nguyễn Minh Phong, ThS. Nguyễn Trần Minh Trí (Hà Nội)
ThS. Nguyễn Thị Duyên (Tạp chí Ngân hàng)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
26/07/2024 72 lượt xem
Sau 12 năm thi hành, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đã góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống các TCTD, bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền. Đây cũng là chặng đường đủ dài ghi nhận những hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG tại Việt Nam.
Tuyên Quang: Tín dụng tăng trưởng bền vững, góp phần hỗ trợ vốn cho người dân, doanh nghiệp
Tuyên Quang: Tín dụng tăng trưởng bền vững, góp phần hỗ trợ vốn cho người dân, doanh nghiệp
22/07/2024 210 lượt xem
Tính đến ngày 30/6/2024, tín dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tăng 6,3% so với đầu năm và đạt 180% so với cùng kỳ năm 2023 (6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,5%) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cho biết.
Đắk Lắk 10 năm bền bỉ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
Đắk Lắk 10 năm bền bỉ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
11/07/2024 382 lượt xem
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành đã phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị trong tỉnh Đắk Lắk cùng chung tay giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Agribank tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua hợp tác liên ngành với Hội Nông dân
Agribank tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua hợp tác liên ngành với Hội Nông dân
10/07/2024 513 lượt xem
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng, đặc biệt với khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
09/07/2024 478 lượt xem
Tài chính toàn diện mang đến cho người dân các dịch vụ tài chính thuận tiện và chất lượng, mở rộng khả năng tiếp cận cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, đồng thời tạo cơ hội đồng đều và hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền
28/06/2024 941 lượt xem
Thời gian qua, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và chính quyền địa phương, NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 với các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của Ngành đến các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn nói chung, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng một cách kịp thời, hiệu quả.
Ứng dụng nền tảng SaaS trong hoạt động Ngân hàng
Ứng dụng nền tảng SaaS trong hoạt động Ngân hàng
21/06/2024 630 lượt xem
Mô hình ngân hàng toàn diện đang chứng tỏ hiệu quả khi cung cấp sản phẩm tài chính linh hoạt và thuận tiện. Trong đó, công nghệ điện toán đám mây và mô hình phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS) được nhận định giúp ngành Ngân hàng trở nên tiên tiến và toàn diện hơn thông qua việc cung cấp ứng dụng cho các ngân hàng để mở rộng cơ sở hạ tầng và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới.
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt sứ mệnh  “Tam nông”
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt sứ mệnh “Tam nông”
11/06/2024 825 lượt xem
Thời gian qua, trên cơ sở bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank), chính quyền địa phương và diễn biến thị trường, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng...
Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng
Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng
10/06/2024 824 lượt xem
Đồng vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế bền vững không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên quê hương huyện Lắk anh hùng mà hơn cả là vì sự phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội...
Ngân hàng bán vàng cho người dân: Hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới
Ngân hàng bán vàng cho người dân: Hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới
02/06/2024 4.460 lượt xem
Từ ngày 03/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.
Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
29/05/2024 1.134 lượt xem
Trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã tập trung huy động các nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang tăng cường các giải pháp góp phần đẩy lùi “tín dụng đen
Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang tăng cường các giải pháp góp phần đẩy lùi “tín dụng đen"
27/05/2024 1.059 lượt xem
NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế
22/05/2024 2.269 lượt xem
Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình đổi mới.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên: Tập trung vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên: Tập trung vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững
14/05/2024 1.107 lượt xem
70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, những vết tích đau thương của mảnh đất hoang sơ, đổ nát do bị tàn phá bởi chiến tranh khốc liệt đang dần được xoa dịu bởi màu xanh bạt ngàn cây công nghiệp, cây ăn trái. Cùng với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội mà cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Điện Biên nỗ lực trải rộng trên 100% các thôn, bản, những người dân Điện Biên đang từng ngày vượt lên khó khăn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo và gìn giữ mảnh đất phên dậu của Tổ quốc.
Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
13/05/2024 1.004 lượt xem
Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, giảm nghèo và từng bước làm giàu, qua đó, góp phần cùng hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?