Dịch Covid-19: Tác động tới kinh tế và phản ứng của Việt Nam
13/04/2020 15.671 lượt xem
Dịch Covid - 19 bùng phát tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chiếm 17% GDP (khoảng 14.300 tỷ USD) và đóng góp 33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu - đã tác động đa diện về kinh tế, không chỉ cho Trung Quốc mà cả thế giới. Là quốc gia láng giềng có quan hệ kinh tế - thương mại mật thiết với Trung Quốc, Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động tiêu cực.
 


 
1. Tác động của dịch Covid-19 tới kinh tế Việt Nam
 
Covid -19 khởi nguồn từ Trung Quốc, đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc. Do Trung Quốc có vai trò rất quan trọng đến nền kinh tế thế giới nên đã lan truyền ảnh hưởng xấu đến nhiều quốc gia. Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề vì là nền kinh tế mở, có mức độ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, con người, đầu tư lớn với Trung Quốc, chịu ảnh hưởng lớn từ kinh tế Trung Quốc.
 
Một là, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ: Hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng… nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch Covid 19 bùng nổ gây tê liệt nền kinh tế Trung Quốc đã trực tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp điện - điện tử là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện). Covid -19 sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ của ngành điện tử Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, dẫn đến tăng chi phí sản xuất, lợi nhuận giảm. Các ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc như da giày, dệt may... cũng gặp khó khăn “kép”, cả về nguồn cung đầu vào sản xuất và sức mua của thị trường sụt giảm. Doanh nghiệp mới thành lập cũng giảm ở hầu hết các lĩnh vực, mức giảm mạnh nhất trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí (giảm 23%), lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (giảm 11,8%), dịch vụ vận tải kho bãi (giảm 37,9%).
 
Trung Quốc dừng thông quan tại các cửa khẩu với Việt Nam và tăng cường quản lý, siết chặt các cửa khẩu nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch khiến hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là hàng nông - lâm - thủy sản…  gặp nhiều khó khăn. Chín (9) ngành chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ dịch Covid 19, bao gồm: may mặc, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển và vận chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không. Đặc biệt, những ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phụ thuộc nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc chịu tác động mạnh nhất do thiếu nguyên liệu đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng do nguồn thay thế hạn chế. Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, khi sức mua của nền kinh tế Trung Quốc giảm, đóng cửa tạm đường biên do dịch bệnh, kinh tế Việt Nam chịu tổn thương lớn hơn so với các nền kinh tế khác có quy mô tương đương trong khu vực.
 
Do nhiều ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc nên dù nhiều nhà máy Trung Quốc mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 10/2, nhưng nhân công không quay lại đầy đủ vì trở ngại giao thông và lo ngại lây dịch Covid-19. Do vậy, hoạt động sản xuất ở Trung Quốc vẫn đình trệ. Việc kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chặt chẽ hơn. Điều này khiến nhiều ngành của Việt Nam vẫn tiếp tục bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
 


Hầu hết các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc nên dịch Covid 19 đã trực tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam

 
Hai là, thuế thu sụt giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19: Hoạt động bất động sản và đầu tư cá nhân sụt giảm gây tác động đến tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, các nguồn thu giảm và mức tăng trưởng thấp. Thuế thu nhập doanh nghiệp tuy tăng 1,25% (2/2020) so với cùng kỳ nhưng đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm (2016-2019). Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm. Mức giảm chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng như bia, thuốc lá, ôtô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92% nhưng cũng có mức tăng trưởng thấp nhất do tác động ảnh hưởng dịch Covid-19.
 
Thuế giá trị gia tăng giảm 1,46% so với cùng kỳ. Thuế của khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương giảm 10,8% và khu vực nhà nước địa phương giảm 6,06%, khu vực ngoài quốc doanh giảm 3,13% so với cùng kỳ. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm 6,02% so với cùng kỳ. Mức giảm chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng như bia, thuốc lá, ôtô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92% so với cùng kỳ nhưng là mức tăng thấp nhất trong 3 năm (2016-2019). Nguyên nhân là do sụt giảm của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoạt động đầu tư tư nhân. 
 
Ba là, hoạt động đầu tư bị gián đoạn, chậm trễ: Không chỉ hoạt động sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, mà nhiều kế hoạch tìm kiếm các cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đã bị hủy bỏ.
 
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Trong 17 ngành Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 54% tổng số dự án; sản xuất điện - khí nước - điều hòa 26%). Nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc. Những lao động này đang bị hạn chế trở lại Việt Nam do dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng như đời sống của người lao động trong các dự án, doanh nghiệp liên quan.
 
Không chỉ thu hút FDI gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu, nhân lực từ Trung Quốc, mà những người Trung Quốc làm việc trong các dự án FDI ở Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc và các nước khác cũng bị tác động tiêu cực. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng của Trung Quốc nói riêng và các nước khác nói chung cũng bị trì hoãn, bao gồm các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư, các hội thảo, các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn xúc tiến đầu tư... Nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu sẽ giảm mạnh, làm cho sản xuất bị đình trệ, hàng tồn kho lớn. Các nhà đầu tư mới sẽ do dự chưa đưa ra các quyết định đầu tư. Đối với các dự án đã đầu tư, các nhà đầu tư sẽ hoãn lại việc tăng vốn. Thậm chí, các doanh nghiệp FDI lớn, như Samsung, LG, Formosa, Apple, Toyota, Honda… cũng gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu và nhân lực đầu vào nhập từ Trung Quốc.
 
Bốn là, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực, hoạt động tài chính - tiền tệ cũng bị suy giảm: Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều thị trường chứng khoán thế giới “lao dốc” mạnh, trong đó thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực Châu Á. Thậm chí giảm mạnh hơn cả các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc - nơi “ổ dịch” Covid-19 khởi nguồn. VN-Index giảm hơn 5,78%, thậm chí có thời điểm thủng đáy 900 điểm so với mức giảm của thị trường chứng khoán Thai SET Index (Thái Lan) giảm hơn 2,66%; Kuala Lumpur Composite Index (Malaysia) giảm hơn 2%; Hang Seng Index (Hồng Kông) giảm hơn 1,8%; STI Index (Singapore) giảm hơn 1,6%¹. Trong khi tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng. Sở dĩ thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh là do kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc và tăng trưởng của thị trường chứng khoán kém bền vững.
 
Do tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu dựa vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, nên khi các cổ phiếu này “lao dốc” dưới tác động của dịch Covid-19 và những bất ổn của ngành, thì thị trường chứng khoán cũng suy giảm theo.
 
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Covid-19 tác động đến ngành Ngân hàng ở những khía cạnh sau: Một là, làm giảm nhu cầu tiêu dùng, giảm giao dịch ngoại thương, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực tài chính giảm; Hai là, cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, hộ gia đình thấp hơn, đặc biệt là trong quý I và quý II/2020; Ba là, tiềm ẩn nợ xấu tăng, khi các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn; Bốn là, nhu cầu giao dịch qua ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt tăng do khách hàng ngại tiếp xúc, tập trung đông người. Trong kịch bản tích cực, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm giảm nhẹ 1% (Quí I+II/2020). Trong kịch bản tiêu cực, dịch vụ tài chính ngân hàng giảm 1,5%. 
 
Năm là, hoạt động của ngành du lịch khó khăn: Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam chiếm 8% GDP (2019), dự báo đạt tỷ trọng 10% GDP (2025). Ngành du lịch chịu tác động tiêu cực của dịch Covid 19, cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa.  Thiệt hại nặng nề nhất là ngành hàng không, khách sạn, lữ hành, nhà hàng do sụt giảm mạnh lượng du khách quốc tế và khách Trung Quốc tới Việt Nam. Theo Bộ KHĐT, Trung Quốc luôn đứng đầu trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khách lớn khác như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, trung bình khoảng 30% trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam.
 
Ngành giao thông vận tải, trong đó, vận tải hàng không chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bởi khách quốc tế sử dụng hàng không của Việt Nam chiếm gần 80%. Khách Trung Quốc đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm 70% (2019). Các dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt… cũng chịu tác động tiêu cực khi hoạt động thương mại và du lịch sụt giảm, khách đi lễ hội giảm. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải cũng sẽ giảm theo, như dịch vụ quản lý bay, dịch vụ cảng hàng không sẽ bị ảnh hưởng.
 
Tác động của ngành du lịch là đa chiều. Nếu du lịch phát triển mạnh thì có thể kéo theo rất nhiều ngành nghề khác đi lên. Ngược lại, du lịch “hắt hơi” thì các lĩnh vực khác “sổ mũi” theo. Tất cả những thiệt hại này khó có thể đo đếm và chắc chắn vượt hơn nhiều con số 7 tỉ USD như Tổng cục Du lịch dự báo. Thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay đến Trung Quốc là hơn 10.000 tỉ đồng². Nếu ngành du lịch phục hồi tháng 7/2020, tổng thiệt hại tài chính do Covid-19 gây ra cho ngành hàng không lên tới 196 triệu USD. Khi thông thương đường sắt và hàng không với Trung Quốc bị giảm khiến Việt Nam không thể nhận được đúng thời gian giao nhận nguyên vật liệu, sản phẩm từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng cho bên thứ ba.
 
2. Giải pháp ứng phó 
 
Để ứng phó kịp thời trước những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid 19 tới các hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và đầu tư, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp tích cực và đa dạng cả ngắn hạn và trung hạn nhằm giảm thiểu được những tác động bất lợi đối với sản xuất, kinh doanh và để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những giải pháp được tập trung chủ yếu bao gồm:
 
Thứ nhất, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại thị trường để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh: Trước thực trạng nhiều ngành sản xuất bị gián đoạn, đình trệ, Bộ Công thương áp dụng phương án nhập khẩu nguyên vật liệu từ các thị trường khác để hỗ trợ sản xuất trong nước, hạn chế thấp nhất việc lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc dễ dẫn đến bị động khi xảy ra tình huống bất khả kháng.
 
Covid 19 vừa là thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp làm mới mình bằng việc tái cơ cấu lại thị trường, đa dạng hóa, mở rộng thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký; đẩy mạnh khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước. Lập phương án kịp thời nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất; thúc đẩy sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng; kiểm soát tốt thị trường, giá cả, nhất là mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa; xử lý nghiêm vi phạm.
 
Khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp khó khăn do đòi hỏi cao từ phía Trung Quốc và do dịch bệnh, cần có giải pháp thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, chuyển hướng xuất khẩu. Covid-19 buộc Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của các hàng hóa nông sản là cơ hội cho việc đi tìm kiếm các thị trường khó tính hơn. Covid-19 tạo cơ hội để Việt Nam không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời đẩy mạnh khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước. 
 
Thứ hai, miễn giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp: Áp dụng gói chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch. Hỗ trợ thanh khoản, duy trì việc cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay… Các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hạ chi phí logistics và không tăng giá các loại dịch vụ thiết yếu cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid 19.
 
Miễn giảm các khoản đóng góp bảo hiểm y tế và xã hội. Chính sách miễn giảm thuế phí được áp dụng cho đến khi dịch bệnh chấm dứt, thị trường hồi phục. Có chính sách miễn, giảm thuế, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát; giảm giá thuê đất, mặt bằng cho các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp bán lẻ để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, bảo quản hàng hóa, thúc đẩy và tăng cầu nội địa, cầu tiêu dùng trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch.
 
Thứ ba, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nhằm bảo đảm tín dụng phục vụ nhu cầu vay vốn cho hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh; áp dụng chính sách tín dụng phù hợp để hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch; rà soát tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp để khắc phục kịp thời tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời. Thay đổi hình thức đầu tư phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh hình thức đầu tư từ hình thức đối tác công tư sang đầu tư công.
 
Chủ động quảng bá, mời gọi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty và thương hiệu lớn đầu tư vào Việt Nam, các khu vực có thế mạnh về công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý như: Mỹ, EU, Nhật Bản để tăng cường thu hút đầu tư. Tập trung ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao, có tính chất mũi nhọn và khả năng bứt phá, tạo ra nhiều giá trị gia tăng như: công nghệ mới, dược phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng, du lịch, nông nghiệp sạch và chế biến thực phẩm.
 
Thứ tư, mở rộng tìm kiếm nguồn cung từ các thị trường mới để tìm kiếm những nguồn cung vật liệu mới cũng như đầu ra cho nông phẩm. Để khắc phục thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, cần hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung thay thế thông qua việc tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Về lâu dài, đẩy mạnh hơn nữa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp dệt may chuyển hướng nhập khẩu nguyên vật liệu từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Brazil để tránh phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc.  Ấn Độ đang tăng khối lượng nhập khẩu trái cây Việt Nam (nhãn, vải, mãng cầu, thanh long).  Hiệp định thương mại EVFTA được thông qua ngày 12/02, là cơ hội để Việt Nam tăng trao đổi mậu dịch với EU, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
 
Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần hoàn thành các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.  Tăng cường khả năng thích ứng tốt hơn với các biến động sẽ góp phần giảm thiểu các tác động, ảnh hưởng, bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh.
 
Thứ năm, lập kế hoạch tiếp thị và quảng bá tích cực ngành du lịch: Một trong những giải pháp quan trọng nhất là lập kế hoạch tiếp thị và quảng bá tích cực ngành du lịch, kích cầu ngành du lịch. Quảng bá là cách nhanh nhất để lan tỏa đến khách du lịch quốc tế, thu hút lượng lớn khách du lịch toàn cầu trong thời gian ngắn. Kích cầu thông qua giảm giá dịch vụ, tặng quà… Thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá phù hợp để phục hồi, thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, khẳng định Việt Nam là nơi an toàn cho bạn bè quốc tế tham quan và trải nghiệm.
 
Áp dụng dịch vụ miễn visa du lịch, kéo dài thời hạn visa, giảm lệ phí visa. Tiếp tục mở rộng tiếp thị tới các thị trường tiềm năng. Để hỗ trợ vực dậy ngành du lịch, xem xét miễn thị thực visa 30 ngày cho công dân Úc, Newzealand, Châu Âu và Bắc Mỹ - Những quốc gia chưa được hưởng quyễn lợi miễn trừ này. Việc mở văn phòng xúc tiến du lịch nước ngoài tại Anh (18/2/2020) chắc chắn sẽ là yếu tố thúc đẩy phát triển cho ngành du lịch Việt Nam.
 
Tóm lại, áp dụng linh hoạt đồng bộ các giải pháp sẽ tạo dư địa cho phát triển, tăng trưởng vẫn còn khá lớn. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA), đa dạng hóa các thị trường thu hút khách du lịch, thị trường hàng không, thị trường của các chuỗi cung ứng… sẽ giúp cầu tiêu dùng trong nước tăng lên. Việc tìm kiếm và đẩy mạnh kim ngạch từ các thị trường xuất khẩu mới dựa trên các thỏa thuận thương mại (FTA) sẽ giúp xuất khẩu có mức tăng trưởng cao.
 
 
¹ Ngọc Anh (2020), Chứng khoán Việt giảm mạnh nhất khu vực vì dịch cúm COVID-19; https://enternews.vn/chung-khoan-viet-giam-manh-nhat-khu-vuc-vi-dich-cum-covid-19-166562.html
² Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tác động của dịch Covid-19 đối với kinh tế Châu Á. Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN ngày 26/2/2020.
Nguyên Đức (2020), Vốn FDI kỳ vọng sẽ chảy mạnh vào Việt Nam, https://baodautu.vn/von-fdi-ky-vong-se-chay-manh-vao-viet-nam-sau-dai-dich-covid-19-d116111.html
Ngọc Anh (2020), Chứng khoán Việt giảm mạnh nhất khu vực vì dịch cúm COVID-19; https://enternews.vn/chung-khoan-viet-giam-manh-nhat-khu-vuc-vi-dich-cum-covid-19-166562.html.
Tác động của Covid 19 đối với các nền kinh tế ASEAN+3. Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN ngày 18/2/2020.
Tác động đến chuỗi sản xuất toàn cầu của Covid 19. Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN ngày 20/2/2020.


PGS., TS. Phạm Thị Thanh Bình 

(TCNH Số 6/2020)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Khủng hoảng ngân hàng và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Khủng hoảng ngân hàng và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
26/09/2023 197 lượt xem
Việc các cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra liên tiếp gần đây trên thế giới đã dấy lên mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như những gì từng xảy ra hơn một thập kỉ trước. Đứng trước nguy cơ những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra do các bất ổn về chính trị và xã hội trên toàn cầu, Việt Nam cần chuẩn bị những gì để tránh khỏi khủng hoảng hệ thống ngân hàng hoặc để sẵn sàng ứng phó nếu khủng hoảng hệ thống ngân hàng xảy ra?
Kinh nghiệm quản lí rủi ro khí hậu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên thế giới
Kinh nghiệm quản lí rủi ro khí hậu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên thế giới
22/09/2023 418 lượt xem
Bài viết giới thiệu về loại rủi ro mới xuất hiện và ngày càng tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, đó là rủi ro khí hậu.
Ứng dụng cơ sở sữ liệu dân cư trong đánh giá điểm khả tín khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng Việt Nam
Ứng dụng cơ sở sữ liệu dân cư trong đánh giá điểm khả tín khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng Việt Nam
20/09/2023 548 lượt xem
Ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư (CSDLDC) trong đánh giá điểm khả tín khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân được đánh giá là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích văn bản, tổng quan tài liệu để đưa ra đánh giá về ứng dụng CSDLDC trong đánh giá điểm khả tín khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng (TCTD).
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự trung thành với ngân hàng của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại BIDV Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự trung thành với ngân hàng của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại BIDV Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
19/09/2023 631 lượt xem
Bài viết nhằm mục tiêu phát hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự trung thành với ngân hàng của khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm. Thống kê ứng dụng và hồi quy đa biến là những phương pháp được sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của yếu tố, từ số liệu khảo sát cụ thể 290 khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Trà Vinh (BIDV Trà Vinh).
Nỗ lực giải ngân đầu tư công năm 2023
Nỗ lực giải ngân đầu tư công năm 2023
15/09/2023 686 lượt xem
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đã có những chuyển biến tích cực.
Triển vọng thu hút FDI sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden
Triển vọng thu hút FDI sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden
14/09/2023 1.530 lượt xem
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng kí vào Việt Nam tính đến ngày 20/8/2023 bao gồm: Vốn đăng kí cấp mới, vốn đăng kí điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,15 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kì năm trước.
Quản lí rủi ro toàn diện trong ngân hàng dựa trên kiến trúc dữ liệu lớn
Quản lí rủi ro toàn diện trong ngân hàng dựa trên kiến trúc dữ liệu lớn
14/09/2023 825 lượt xem
Trong bối cảnh hiện nay, rủi ro trong ngân hàng đến từ nhiều kênh và hệ thống khác nhau, vì thế các ngân hàng cần phải chuyển đổi từ mô hình quản lí rủi ro tín dụng đơn giản sang mô hình quản lí rủi ro toàn diện. Một số công nghệ mới cung cấp các giải pháp sáng tạo và hiệu quả cho quản lí dữ liệu, phù hợp để áp dụng trong các tình huống quản lí rủi ro yêu cầu dữ liệu chất lượng cao và phân tích dữ liệu phức tạp.
Xu hướng Gamification Marketing trong ngành tài chính, ngân hàng ở Việt Nam
Xu hướng Gamification Marketing trong ngành tài chính, ngân hàng ở Việt Nam
12/09/2023 974 lượt xem
Bài viết tổng quan một số lí thuyết có liên quan nhằm làm rõ khái niệm trò chơi hóa (gamification) và tầm quan trọng của việc ứng dụng gamification vào hoạt động marketing của các doanh nghiệp trong ngành tài chính, ngân hàng tại Việt Nam.
Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sự phát triển của ngành Ngân hàng
Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sự phát triển của ngành Ngân hàng
11/09/2023 1.088 lượt xem
Bài nghiên cứu trình bày các xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động ngân hàng, bao gồm Chatbot, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) và giao dịch định lượng. Từ đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng AI cho quá trình chuyển đổi số trong sự phát triển của hoạt động ngân hàng. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu trường hợp và phân tích dữ liệu.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang
Một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang
03/09/2023 1.624 lượt xem
Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định, đánh giá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang.
Cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2023
Cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2023
21/08/2023 1.965 lượt xem
Bất chấp các khó khăn, thách thức từ kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn khá tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt.
Phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
17/08/2023 5.911 lượt xem
Bài viết tìm hiểu mối liên hệ giữa phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài viết đưa ra một số cơ sở lí thuyết liên quan đến phát triển kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như mối liên hệ giữa phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với khí hậu; đồng thời, đề xuất các cơ hội để tăng cường phát triển tài chính hướng tới sự phát triển tương thích với biến đổi khí hậu, bao gồm các cơ chế tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh, đầu tư tác động và tài chính kết hợp.
Sử dụng ma trận Tows dựa trên việc kết hợp mô hình Pestel và mô hình quản trị ưu việt nhằm đề xuất một số giải pháp cho các ngân hàng thương mại trong thời gian tới
Sử dụng ma trận Tows dựa trên việc kết hợp mô hình Pestel và mô hình quản trị ưu việt nhằm đề xuất một số giải pháp cho các ngân hàng thương mại trong thời gian tới
15/08/2023 2.390 lượt xem
Kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng dự báo còn nhiều khó khăn trong năm 2023 và thời gian tới do ảnh hưởng của xung đột tại Ukraine, cùng với xu hướng thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương nhằm ứng phó với lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng với các rủi ro khó đoán định.
Tín hiệu mới và giải pháp khơi thông điểm nghẽn đầu tư công năm 2023
Tín hiệu mới và giải pháp khơi thông điểm nghẽn đầu tư công năm 2023
10/08/2023 2.384 lượt xem
Theo Bộ Tài chính, tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao năm 2023 là hơn 804.420 tỉ đồng (tăng 23% so với năm 2022), trong đó, hơn 752.877 tỉ đồng vốn giao trong năm 2023 và còn lại là vốn kéo dài các năm trước chuyển sang (không bao gồm 12.887,2 tỉ đồng chưa giao).
Nhầm lẫn áp dụng pháp luật về tính lãi suất tiền gửi và điều kiện chuyển nhóm nợ trong cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Nhầm lẫn áp dụng pháp luật về tính lãi suất tiền gửi và điều kiện chuyển nhóm nợ trong cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
08/08/2023 3.502 lượt xem
Việc áp dụng pháp luật về tính lãi suất tiền gửi và thực hiện chuyển nhóm nợ trong cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có thể được thực hiện theo hướng nhầm lẫn so với quy định hiện hành của pháp luật.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

Vàng SJC 5c

68.050

68.770

Vàng nhẫn 9999

56.650

57.600

Vàng nữ trang 9999

56.500

57.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,200 24,570 25,105 26,483 28,868 30,098 159.15 168.46
BIDV 24,240 24,540 25,281 26,469 29,007 30,070 160.4 168.73
VietinBank 24,137 24,557 25,354 26,489 29,226 30,236 160.3 168.25
Agribank 24,200 24,550 25,358 26,066 29,122 29,955 161.42 165.41
Eximbank 24,150 24,540 25,385 26,091 29,179 29,991 161.18 165.66
ACB 24,190 24,540 25,423 26,061 29,339 29,955 160.81 166.01
Sacombank 24,180 24,535 25,495 26,160 29,402 29,911 161.08 167.62
Techcombank 24,211 24,548 25,142 26,464 28,831 30,120 156.91 169.16
LPBank 24,190 24,750 25,283 26,610 29,286 30,211 159.12 170.63
DongA Bank 24,250 24,550 25,470 26,070 29,280 30,020 159.4 166.1
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?