Thanh toán xuyên biên giới đang mở rộng

Quốc tế
Dựa trên chiến lược ưu tiên phát triển thanh toán xuyên biên giới do G20 đề xuất vào năm 2020, Ủy ban Thanh toán và hạ tầng thị trường (CPMI) thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) đã phối hợp với Ủy ban Ổn định tài chính (FSB)...
aa

Tóm tắt: Dựa trên chiến lược ưu tiên phát triển thanh toán xuyên biên giới do G20 đề xuất vào năm 2020, Ủy ban Thanh toán và hạ tầng thị trường (CPMI) thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) đã phối hợp với Ủy ban Ổn định tài chính (FSB), các cơ quan sắp đặt tiêu chuẩn và các tổ chức quốc tế khác có liên quan đưa ra nền tảng để triển khai chiến lược này. Giữa năm 2023, CPMI đã tiến hành điều tra tình hình và kết quả phát triển thanh toán xuyên biên giới, bắt đầu từ tháng 5/2023 và kết thúc vào tháng 9/2023. Kết quả điều tra cho thấy, các nỗ lực cải thiện thanh toán xuyên biên giới đã ghi nhận những thành công ban đầu, CPMI sẽ tiếp tục theo dõi tiến triển cải thiện thanh toán xuyên biên giới dựa trên các chủ đề ưu tiên và đưa ra định hướng cần thiết.

Từ khóa: Điều tra, thanh toán xuyên biên giới, RTGS, FPS, DNS


CROSS-BORDER PAYMENTS GET RAPID DEVELOPMENT


Abstract:
Based on the priority strategy for cross-border payments development proposed by the G20 in 2020, the Committee on Payments and Market Infrastructures (CPMI) of the Bank for International Settlements (BIS) has coordinated with the Financial Stability Board (FSB), standard setting bodies and other relevant international organizations to provide a platform for implementing this strategy. In mid-2023, CPMI conducted a survey on the current situation and results of cross-border payments development, starting from May 2023 and ending in September 2023. The survey results showed that efforts to improve cross-border payments have recorded initial successes, thereby, CPMI would continue to monitor the progress of cross-border payments improvement based on priority topics and provide necessary guidance.

Keywords: Investigation, cross-border payment, RTGS, FPS, DNS

Một số kết quả hoạt động thanh toán xuyên biên giới

Ngày 04/6/2024, BIS công bố báo cáo của CPMI về kết quả điều tra tình hình hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Báo cáo nêu rõ, tháng 10/2020, lãnh đạo các nước G20 đã phê chuẩn kế hoạch chiến lược thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới. Kể từ đó, CPMI đã phối hợp với FSB, các cơ quan sắp đặt tiêu chuẩn và một số tổ chức quốc tế khác có liên quan đặt nền móng cơ bản để tiếp tục phát triển. Tháng 10/2021, G20 phê chuẩn nhóm các mục tiêu định lượng với kỳ vọng phần lớn sẽ cán đích vào cuối năm 2027. Năm 2023, FSB công bố chiến lược ưu tiên để cải thiện thanh toán xuyên biên giới và báo cáo tiến triển đã đạt được. Đó là các chỉ số chủ chốt về sản lượng đầu ra, bao gồm thông tin về tốc độ, chi phí, tính minh bạch và khả năng tiếp cận.



Ảnh: Nguồn Internet


Giữa năm 2023, CPMI tiến hành điều tra tình hình phát triển thanh toán xuyên biên giới, bắt đầu từ tháng 5/2023 và kết thúc vào tháng 9/2023, tập trung vào ba chủ đề ưu tiên: (i) Khả năng tương tác và mở rộng hệ thống thanh toán; (ii) Trao đổi dữ liệu và tiêu chuẩn tin nhắn; (iii) Khung khổ pháp lý, điều chỉnh và giám sát.

Đối tượng điều tra là các hệ thống thanh toán khu vực công và các hệ thống thanh toán tư nhân hàng đầu, xoay quanh các chủ đề ưu tiên. Thông tin thu thập được vào tháng 9/2023, bao gồm tình hình hoạt động và kế hoạch của các hệ thống thanh toán gộp giữa hai ngân hàng theo thời gian thực (RTGS) mà không theo đợt, các hệ thống thanh toán nhanh (FPS) và quyết toán ròng theo phiên (DNS).

Báo cáo dựa trên kết quả điều tra 71 ngân hàng trung ương (NHTW) từ các nước phát triển (AEs) và nhóm các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs), với 166 hệ thống thanh toán, bao gồm 69 hệ thống RTGS, 45 hệ thống FPS và 52 hệ thống DNS. Báo cáo tập trung chủ yếu vào các hệ thống FPS và RTGS, chỉ đề cập có chọn lọc đối với DNS.

Kết quả điều tra cho thấy, các NHTW tại châu Á - Thái Bình Dương báo cáo chiếm tỉ trọng FPS và RTGS cao nhất. Hầu hết các nước đều có hệ thống RTGS, thậm chí 8 ý kiến trả lời là có 2 hệ thống RTGS trở lên. Trên 50% ý kiến trả lời cho biết, FPS đang hoạt động hoặc có kế hoạch triển khai tại quốc gia, 4 quốc gia có trên 1 hệ thống FPS đang hoạt động. Tính từ năm 2018, số lượng FPS đang hoạt động đã tăng gấp hai lần, phản ánh sự gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. FPS và DNS chiếm tỉ trọng áp đảo trong thanh toán bán lẻ, trong khi trên 50% hệ thống RTGS xử lý cả thanh toán bán buôn và bán lẻ.

Các NHTW là chủ sở hữu, cơ quan vận hành/hoặc thanh toán đối với trên 90% trong số hệ thống RTGS. Đối với FPS, phần lớn các NHTW đóng vai trò là cơ quan thanh toán, nhưng các thực thể tư nhân đóng vai trò chủ sở hữu hoặc vận hành liên quan chiếm khoảng 50% số lượng hệ thống. Khoảng ¾ số hệ thống thanh toán chỉ xử lý một loại tiền tệ, phần còn lại 25% xử lý nhiều đồng tiền khác nhau (bao gồm chuyển đổi tiền tệ chéo và chuyển đổi giữa nhiều đồng tiền). Trong vòng 5 năm tới đây, khoảng 43% số hệ thống FPS sẽ triển khai mô hình thanh toán đa tiền tệ.

Khả năng tương tác và mở rộng hệ thống thanh toán

Việc tiếp tục ưu tiên chủ đề tương tác và mở rộng các hệ thống thanh toán tập trung vào việc gia hạn thời gian hoạt động, mở rộng tiếp cận hệ thống thanh toán và cải thiện khả năng tương tác cũng như kết nối. Trong đó, việc mở rộng và hiệu chỉnh thời gian hoạt động của các hệ thống thanh toán chủ chốt giữa các quốc gia có thể đẩy nhanh tốc độ thanh toán xuyên biên giới, cải thiện quản lý thanh khoản và giảm rủi ro thanh toán.

Khoảng ¼ số hệ thống RTGS báo cáo mở rộng thời gian hoạt động

Theo thiết kế, FPS hoạt động liên tục 24/7, trong khi các hệ thống RTGS nhìn chung chỉ hoạt động trong khung thời gian nhất định, chỉ có 7/69 báo cáo là hoạt động 24/7. Về cơ bản, các hệ thống RTGS đều tạo thuận lợi cho thanh toán tiền NHTW, với kết quả là cung cấp các dịch vụ quan trọng cho những hệ thống thanh toán khác và sắp xếp liên quan đến các khoản thanh toán xuyên biên giới. Sự chồng lấn hạn chế về thời gian hoạt động của hệ thống RTGS giữa các quốc gia có thể dẫn đến sự chậm trễ trong thanh toán xuyên biên giới, nhất là giữa các nước có nhiều múi giờ khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy, tình trạng chênh lệch đáng kể về thời gian hoạt động của RTGS vẫn là vấn đề tồn tại làm cản trở hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Việc mở rộng hoặc hiệu chỉnh thời gian hoạt động sẽ thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới, cải thiện quản lý thanh khoản, giảm bớt rủi ro thanh toán và nâng cao hiệu quả của các hệ thống thanh toán phụ trợ được kỳ vọng sẽ sử dụng trong thanh toán xuyên biên giới.

CPMI thừa nhận ba trạng thái tiềm năng đối với việc kéo dài và hiệu chỉnh thời gian hoạt động của hệ thống thanh toán: (i) Tăng thêm thời gian hoạt động hiện hành (nhưng thấp hơn 24/7); (ii) Hoạt động vào ngày nghỉ cuối tuần; (iii) Mở rộng hoạt động lên 24/7.

Kết quả điều tra cho thấy, khoảng ¼ (18) hệ thống RTGS báo cáo các kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động trong vòng 5 năm tới. Trong số kế hoạch này, 41% tăng thêm thời gian hoạt động trong ngày làm việc, 37% tăng thêm thời gian hoạt động trong ngày nghỉ cuối tuần và 22% mở rộng thời gian hoạt động lên 24/7. Các hệ thống thanh toán tại EMDEs, cụ thể là tại Trung Đông và châu Phi, có xu hướng sẽ kéo dài thời gian hoạt động.

Đối với những hệ thống RTGS chưa có kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động, kết quả điều tra cho thấy, hoạt động 24/7 của FPS đã đáp ứng nhu cầu về kéo dài thời gian hoạt động trên thị trường trong nước. Kết quả này cho thấy, với 42 FPS (93%) chỉ xử lý thanh toán bán lẻ, nhu cầu thị trường còn hạn chế và thị trường có vẻ đang sẵn sàng mở cửa 24/7 đối với thanh toán bán buôn tại những quốc gia này.

Tham gia thanh toán trực tiếp vẫn lệ thuộc vào cải cách pháp lý và quản lý

Việc tiếp cận trực tiếp các hệ thống thanh toán trong nước đang giúp các ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSPs) phi ngân hàng và hạ tầng thị trường tài chính (FMIs) cung cấp dịch vụ thanh toán xuyên biên giới một cách an toàn và hiệu quả. Hầu như tất cả FPS và các hệ thống RTGS (97% hay 111 hệ thống) có chính sách tiếp cận rõ ràng, nhưng 87% số hệ thống báo cáo là chính sách tiếp cận bị ảnh hưởng của nhiều quy định pháp lý trong nước.

Khoảng 1/3 số hệ thống FPS và RTGS (15 và 23 hệ thống) có kế hoạch mở rộng tiếp cận hệ thống, riêng các FPS dự tính sẽ triển khai ngay trong ngắn hạn, với 2/3 số hệ thống sẽ tiến hành trong vòng 2 năm tới. Trong số 1/3 hệ thống này, khoảng 40% hệ thống FPS và 65% hệ thống RTGS đang tiến hành phân tích chu kỳ hoạt động. Kết quả điều tra cũng cho thấy, khả năng mở rộng tiếp cận phụ thuộc vào việc hoàn thiện môi trường pháp lý và quản lý trong nước.

Liên kết nội bộ hiện hành chủ yếu dựa trên sắp xếp song phương

Việc dàn xếp liên kết nội bộ các hệ thống thanh toán cho phép ngân hàng và PSPs khác tiến hành các giao dịch lẫn nhau mà không phải tham gia hệ thống thanh toán tương tự hay sử dụng các trung gian (ví dụ, ngân hàng đại lý). Cách dàn xếp này có thể rút ngắn chuỗi giao dịch, giảm chi phí và tăng cường mức độ minh bạch và tốc độ thanh toán.

Khoảng 30% FPS báo cáo là đã sắp xếp liên kết thanh toán xuyên biên giới, chủ yếu là trong nội bộ khu vực, như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay châu Âu chẳng hạn. Số lượng các mắt xích thanh toán đã tăng đáng kể, với 22 FPS sẽ bắt đầu xây dựng hoặc bổ sung liên kết trong hai năm tới. Tuy nhiên, một số kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn ban đầu, do 18% (4 FPS) có kế hoạch tiến hành liên kết trong vòng 2 năm tới và 39% (7 FPS) có kế hoạch tiến hành liên kết trong vòng 5 năm tới vẫn chưa quyết định mô hình áp dụng.

Hiện tại, các mối liên kết song phương vẫn là mô hình phổ biến, chiếm khoảng 54% (7 trong số các hệ thống hiện hành). Trong trung hạn, sắp xếp thanh toán đa phương như mô hình phân phối “hub và spoke” - khi một loạt spoke kết nối các điểm xa với một hub trung tâm và những giải pháp thông thường - sẽ được quan tâm triển khai áp dụng, với khoảng 32% FPS có kế hoạch triển khai mô hình này trong 2 năm tới và 11% FPS sẽ áp dụng trong vòng 3 - 5 năm tới. Tỉ trọng các liên kết thanh toán đa phương đang tăng nhanh, mặc dù hiện nay chỉ chiếm 8%; 9% FPS báo cáo sẽ triển khai trong vòng 2 năm tới, 28% FPS có kế hoạch triển khai trong vòng 3 - 5 năm tới. Ngoài ra, trên 50% FPS liên kết song phương đã lên kế hoạch liên kết thanh toán đa phương trong tương lai. Điều này cho thấy, các mối liên kết thanh toán hiện hành đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tương tự, số lượng các hệ thống thanh toán đa tiền tệ và thanh toán chéo giữa các loại tiền sẽ tăng nhanh. Cho tới nay, các FPS vẫn tập trung thúc đẩy thanh toán nhanh trên thị trường trong nước, lợi ích của các sáng kiến liên kết thanh toán, vì thế, vẫn mang tính dài hạn.

Tiềm năng của các giao diện lập trình ứng dụng

Nhờ giảm bớt can thiệp thủ công và trao đổi dữ liệu giữa các chuỗi thanh toán, các giao diện lập trình ứng dụng (APIs) có thể tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả và tốc độ thanh toán xuyên biên giới. APIs ngày càng được nhiều PSPs chấp nhận, với 65% (45 hệ thống RTGS) và 93% (42 FPS) có kế hoạch sử dụng APIs trong vòng 5 năm tới, nhất là các NHTW tại Trung Đông và Bắc Phi.

Các giao thức mạng API được cho là vẫn kém hài hòa so với tiêu chuẩn mô hình dữ liệu ISO 20022, cản trở khả năng tương tác và giảm các lợi ích tiềm tàng của việc triển khai thực hiện. Các biện pháp thúc đẩy hài hòa APIs đã được G20 xác định trong chương trình phát triển thanh toán xuyên biên giới với mục tiêu ưu tiên là hướng tới thanh toán xuyên biên giới một cách nhanh chóng, chi phí thấp và minh bạch hơn. Trong số các hệ thống thanh toán đang sử dụng APIs, khoảng 50% cho biết, APIs đang dựa trên tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

Khung khổ pháp lý, quản lý và giám sát

Công việc xung quanh chủ đề ưu tiên này là nâng cao hiệu quả của môi trường pháp lý, quản lý và giám sát đối với thanh toán xuyên biên giới, trong khi vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính toàn vẹn. Trọng tâm tập trung vào việc quản lý, giám sát ngân hàng và phi ngân hàng, cải thiện thông tin cung cấp cho người sử dụng cuối cùng, áp dụng đồng bộ các quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT).

Khung khổ pháp lý đối với các định chế phi ngân hàng có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, nhưng sẽ cải thiện trong tương lai nhờ tiến bộ công nghệ tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ thanh toán xuyên biên giới. Sự khác biệt về các quy định quản lý ngân hàng và phi ngân hàng đang cản trở khả năng của các định chế phi ngân hàng trong việc tiếp cận dịch vụ thanh toán do các ngân hàng và FMIs cung cấp, hạn chế cạnh tranh thị trường về phát triển dịch vụ thanh toán xuyên biên giới.

Các đối tượng tham gia phỏng vấn thừa nhận tầm quan trọng của PSPs phi ngân hàng trong việc thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới. Nhiều người trong số này cho biết các kế hoạch cải cách khung khổ giám sát và điều chỉnh liên quan, nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa những kế hoạch này, đòi hỏi phải hoàn thiện cải cách. Những nước đã cho phép các định chế phi ngân hàng tham gia một số hệ thống thanh toán (ở mức độ nào đó) có xu hướng cho phép tham gia trực tiếp hoặc chuyển từ cách tiếp cận quản lý thể nhân sang quản lý dựa trên rủi ro và hoạt động cụ thể. Về tổng thể, các đối tượng tham gia phỏng vấn đều có thiên hướng đổi mới theo xu hướng đồng quy, mặc dù còn khác nhau về tốc độ và mức độ nghiện rủi ro.

Trong tương lai, nhận dạng điện tử duy nhất đối với những cá nhân và thực thể pháp lý (còn gọi là “đăng ký cài đặt proxy” dựa trên số điện thoại hay nhận dạng thay thế dựa trên thông tin tài khoản) sẽ được sử dụng phổ biến, nguyên nhân là cách thức này có thể giảm mức độ sai sót trong quy trình và không cần phải chuyển đổi hay diễn giải dữ liệu thanh toán. Khoảng một nửa người tham gia phỏng vấn cho biết, đăng ký cài đặt proxy đã hoặc sẽ sớm được giới thiệu ở trong nước, thường là một bộ phận của FPS.

Kết quả điều tra cho thấy, do các nước có điểm xuất phát khác nhau, nên định hướng của G20 về phát triển thanh toán xuyên biên giới không dựa trên một cách tiếp cận chung. Tuy nhiên, các nỗ lực cải thiện thanh toán xuyên biên giới đã ghi nhận những thành công ban đầu, với 71% số hệ thống RTGS và 91% FPS đã hoàn thành hoặc có kế hoạch hoàn thành tối thiểu hai mục tiêu ưu tiên. CPMI sẽ tiếp tục theo dõi tiến triển cải thiện thanh toán xuyên biên giới dựa trên các chủ đề ưu tiên và đưa ra định hướng cần thiết.


Nguồn tham khảo: BIS tháng 6/2024

Vũ Xuân Thanh - NHNN

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho  Việt Nam

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam

Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”

Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”

Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội.
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho  Việt Nam

Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam

Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lĩnh vực tài chính trong những năm qua đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng và hệ thống tài chính trên toàn cầu.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 47/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài