Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”

Quốc tế
Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội.
aa

Tóm tắt: Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội. Trước thực trạng đó, nhiều quốc gia châu Á đã tích cực triển khai các chương trình, chính sách mang tính toàn diện để chủ động đón đầu làn sóng kinh tế “bạc” - nền kinh tế đáp ứng nhu cầu chủ yếu của người cao tuổi. Bài viết này trình bày tổng quan về nền kinh tế “bạc”, trong sự chủ động đón đầu của các quốc gia châu Á và đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế “bạc”.

Từ khóa: Nền kinh tế “bạc”, châu Á, già hóa dân số.

ASIA AND VIETNAM TAKE THE LEAD IN THE “SILVER” ECONOMIC WAVE


Abstract: The United Nations Committee on Economic, Social and Cultural Rights in 2023 identified population aging as a global trend. This trend is not only recorded in Europe but also Asia, creating significant opportunities, challenges for the economy and society. Dealing with population aging, Asian countries have actively implemented comprehensive programs and policies to proactively take the lead in the “silver” economic wave - an economy that meets the main needs of the elderly. In this article, the author presents an overview of the “silver” economy, the “silver” economy in the proactive development of Asian countries and makes some recommendations for Vietnam to improve the “silver” economy.

Keywords: “Silver” economy, Asia, population aging.

1. Tổng quan về nền kinh tế “bạc”

Nền kinh tế “bạc” bao gồm tất cả hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của những người trên 50 tuổi. Khái niệm này bắt nguồn từ thuật ngữ “sliver tsunami - sóng thần bạc” xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản - quốc gia có tỉ lệ người trên 65 tuổi cao nhất trong những năm 1970 để chỉ thị trường người cao tuổi, tập hợp các lĩnh vực đa dạng như y tế, ngân hàng, năng lượng, nhà ở, viễn thông, giải trí, du lịch và nhiều lĩnh vực khác (Iberdrola, 2023).


Việt Nam đang là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)


Xu hướng dẫn đến nền kinh tế “bạc” bắt nguồn từ tình trạng già hóa dân số. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020, tuổi thọ trung bình của dân số là 72,5 năm, nhiều hơn 20 năm so với năm 1960 và tổng dân số trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 so với năm 2000 (WHO, 2022). Hậu quả chính của tuổi thọ tăng cùng với sự suy giảm chung về tỉ lệ sinh trên toàn thế giới là sự đảo ngược của kim tự tháp dân số. Điều này có nghĩa là, ngày càng có nhiều người già và ít người trẻ hơn, cụ thể được đánh dấu bằng sự kiện năm 2018 khi dân số trên 65 tuổi đã vượt qua những người dưới 5 tuổi lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại (Liên hợp quốc, 2019). Khi tuổi thọ dân số tăng lên, đồng nghĩa với việc kim tự tháp dân số sẽ bị đảo ngược, do đó, các hình thức tiêu dùng sẽ thay đổi và người già sẽ trở thành động lực của nền kinh tế “bạc”.

Nền kinh tế “bạc” có người cao tuổi là đối tượng chính sử dụng sản phẩm, đây là những đối tượng mang nhiều đặc trưng cụ thể gồm: (i) Có sức mua cao và không phải chịu gánh nặng kinh tế; (ii) Sử dụng thời gian của mình để làm những gì mong muốn (đi du lịch, tận hưởng những trải nghiệm mới, tự thưởng cho mình...); (iii) Có xu hướng trung thành với những thương hiệu đã sử dụng và thường yêu cầu các sản phẩm, dịch vụ cụ thể, được cá nhân hóa. Bên cạnh đó, nền kinh tế “bạc” cũng được đặc trưng bởi sự chi phối từ phát triển công nghệ. Do đó, công nghệ là một trong những chìa khóa của nền kinh tế “bạc”, giúp nền kinh tế “bạc” phát triển vượt bậc từ thông qua các sản phẩm tự động hóa công việc gia đình, chăm sóc sức khỏe điện tử (eHealth) và nhiều dịch vụ khác. Theo Ủy ban châu Âu (2022), ngoài việc tạo ra nguồn ra lợi nhuận khổng lồ, nền kinh tế “bạc” sẽ đóng góp đáng kể vào việc tạo việc làm và giá trị gia tăng gộp (GVA) cho toàn thế giới. Nền kinh tế “bạc” cũng mang lại nhiều cơ hội lớn như tạo ra nhiều ngành nghề mới, đồng thời thúc đẩy chính phủ các nước xây kế hoạch chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để phù hợp với xu hướng già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

2. Châu Á đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”

Theo Báo cáo tổng quan về dân số thế giới năm 2024 của Liên hợp quốc, dân số châu Á đang có sự già hóa đáng kể. Nếu năm 2024, Nhật Bản là đại diện duy nhất của châu Á nằm trong nhóm 8 quốc gia/vùng lãnh thổ có dân số già nhất thế giới thì dự báo đến năm 2050, hơn một nửa đại diện của châu Á sẽ thuộc nhóm này (Hình 1). Hơn nữa, không giống như châu Âu khi quá trình già hóa dân số diễn ra từ từ và khá đồng đều ở các quốc gia/vùng lãnh thổ, thì ở châu Á quá trình này có khoảng cách giữa các nhóm nước phát triển, đang phát triển. Cụ thể, ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước đi đầu của làn sóng già hóa dân số ở châu Á, quá trình này bắt đầu từ cuối thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước sau những giai đoạn kinh tế bùng nổ. Nhóm nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… bắt đầu sau nhưng có tốc độ già hóa rất nhanh và đang đứng trước ngưỡng cửa trở thành quốc gia có dân số già, khi tỉ lệ sinh liên tục sụt giảm. Một số nước như Ấn Độ, Indonesia... hiện vẫn được đánh giá là xã hội trẻ nhưng cũng được dự báo sẽ sớm bước vào giai đoạn già hóa. Trước xu thế già hòa dân số, các nước châu Á đang tìm cách thích ứng, đón nhận để người cao tuổi trở thành động lực cho kinh tế, thay vì tạo áp lực lên hệ thống an sinh xã hội.

Hình 1: Dự kiến các nước/vùng lãnh thổ có dân số trên 65 tuổi nhiều nhất thế giới năm 2024 và 2050
(Chỉ thống kê với các nước/vùng lãnh thổ có quy mô dân số trên 1 triệu người)


Nguồn: Liên hợp quốc (2024)


2.1. Nền kinh tế “bạc” tại Nhật Bản

Là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới nhưng nhiều thập kỷ trở lại đây, Nhật Bản phải đối đầu với vấn đề già hóa dân số, đặc biệt là tình trạng người già neo đơn. Theo Viện Nghiên cứu dân số và an sinh xã hội quốc gia Nhật Bản (2024), số người từ 75 tuổi trở lên được dự báo sẽ lên tới 22,58 triệu vào năm 2030, chiếm khoảng 20% tổng dân số. Bên cạnh đó, số lượng người già neo đơn được dự báo sẽ chiếm tới 20% tổng số các hộ gia đình ở nước này vào năm 2050. Trong 30 năm nữa, tỉ lệ hộ gia đình người già độc thân, không có con cái dự kiến sẽ tăng lên, người thân của những người già cũng giảm. Điều này vừa đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng là yếu tố giúp Nhật Bản tiên phong trong việc tận dụng triệt để cơ hội từ một xã hội già hóa hướng tới một tương lai bền vững.

Tận dụng những cơ hội từ xã hội già hóa, từ những năm 1970, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành một loạt các chính sách hỗ trợ nền kinh tế “bạc”. Những chính sách này được tiến hành trên diện rộng, trong mọi lĩnh vực, cả khu vực nhà nước và tư nhân. Theo đó, Nhật Bản tập trung phát triển lĩnh vực kinh tế người cao tuổi như chuyên nghiệp hóa các dịch vụ chăm sóc người già, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm cho người cao tuổi có ứng dụng robot thông minh hay trí tuệ nhân tạo…; hướng đến xuất khẩu các dịch vụ, sản phẩm này ra thế giới để đón đầu xu hướng già hóa tại những nước trong khu vực. Doanh nghiệp Nhật Bản cũng tích cực đổi mới để tận dụng được lực lượng lao động cao tuổi dưới sự khuyến khích từ Chính phủ. Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đã tăng độ tuổi nhận lương hưu lên 65 tuổi, khuyến khích công ty giữ lao động lại làm việc lâu hơn và thuê những người nghỉ hưu để làm cố vấn, tư vấn hoặc trong vai trò giảng dạy. Điều này giúp tận dụng kinh nghiệm của người cao tuổi và mang lại thu nhập cho họ.

2.2. Nền kinh tế “bạc” tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, vào cuối những năm 1980, “chính sách một con” đã được Chính phủ thực hiện nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân và cải thiện mức sống của người dân. Với việc Trung Quốc hiện là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, “chính sách một con” hiện nay được ghi nhận đã đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, mặt trái của “chính sách một con” đã đưa Trung Quốc đứng trước nguy cơ dân số suy giảm và già hóa nhanh chóng. Đến năm 2050, số lượng người trên 60 tuổi tại Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 485 triệu người, chiếm gần 35% dân số. Thế hệ “bạc” này đang phát triển nhanh chóng, mang đến một loạt các hành vi mua sắm riêng biệt với sức mua dự kiến ​​là 61 nghìn tỉ Nhân dân tệ vào năm 2050 (Brand genetics, 2023).

Năm 2020, Chính phủ Trung Quốc đã công bố Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, trong đó có một phần ưu tiên phúc lợi của người cao tuổi bằng cách phát triển mạnh mẽ nền kinh tế “bạc”. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách tăng tuổi nghỉ hưu lên tối đa 5 năm (bắt đầu áp dụng từ năm 2025) để ứng phó bài toán thiếu hụt lao động. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nam giới sẽ tăng từ 60 lên 63 tuổi và nữ giới từ 55 lên 58 tuổi. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành nhiều khoản đầu tư lớn vào tất cả lĩnh vực liên quan đến người cao tuổi, bao gồm xây dựng viện dưỡng lão, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc xã hội… Đặc biệt, Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược đào tạo nhân lực chăm sóc người cao tuổi, theo đó, mức lương trong ngành đang tăng dần đều và dự kiến sẽ thu hút thế hệ trẻ vào nghề này do mức lương tốt được cung cấp.

Đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”, doanh nghiệp Trung Quốc đã chủ động nắm bắt thị trường, đầu tư, ra mắt và cải tiến nhiều sản phẩm dành cho đối tượng người tiêu dùng “bạc”. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, nhiều công ty Trung Quốc đã sản xuất những sản phẩm bổ sung sức khỏe và thực phẩm lành mạnh hay đưa ra phương pháp điều trị và sản phẩm thẩm mỹ như nhuộm tóc, trang điểm... Cụ thể như Nongfu Sprin - một thương hiệu nước đóng chai của Trung Quốc tập trung phân khúc người tiêu dùng lớn tuổi với sản phẩm nước khoáng có hàm lượng Lithium cao, giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ và hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh chóng. Thương hiệu giày thể thao Sketchers từ năm 2022 đã bắt đầu phục vụ những người cao tuổi với công nghệ chống trượt trên giày, có thể giúp người tiêu dùng cảm thấy ổn định hơn khi tập thể dục. Năm 2018, Taobao (một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc) đã ra mắt “chế độ dành cho người cao tuổi” giúp người dùng cao tuổi dễ tiếp cận hơn với ứng dụng và trải nghiệm mua sắm.

2.3. Nền kinh tế “bạc” tại Singapore

Singapore chỉ mất 19 năm để chuyển từ một quốc gia “đang già hóa” sang “già hóa” và chính thức đạt được cột mốc già hóa dân số vào năm 2017. Đến năm 2026, Singapore dự kiến ​​sẽ đạt trạng thái “siêu già”; đến năm 2030, cứ 4 công dân Singapore thì có 1 người từ 65 tuổi trở lên (Bộ Y tế Singapore, 2023). Theo Ageing Asia (2020), Singapore được xếp hạng là quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế “bạc” lớn nhất xét về khả năng chi tiêu hoặc được con cái hỗ trợ của dân số già. Nền kinh tế “bạc” tại quốc gia này dự kiến ​​sẽ trở thành thị trường trị giá 72,4 tỉ USD vào năm 2025.

Trên thực tế, Singapore cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc áp dụng các chính sách phát triển nền kinh tế “bạc”, với một loạt các chính sách như: (i) Chính sách việc làm: Singapore đã thực hiện các biện pháp để nâng cao sự tham gia của người cao tuổi trong lực lượng lao động như tăng độ tuổi nghỉ hưu chính thức và khuyến khích người cao tuổi làm việc sau tuổi nghỉ hưu, đồng thời cung cấp chương trình đào tạo phù hợp công việc sau nghỉ hưu; (ii) Chính sách hỗ trợ tài chính: Chính phủ cung cấp các khoản trợ cấp và hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi tiếp cận dịch vụ y tế. Theo đó, Chính phủ phát triển các dịch vụ chăm sóc tại nhà và hệ thống tư vấn sức khỏe từ xa (telemedicine) để người cao tuổi dễ dàng tiếp cận dịch vụ mà không cần rời khỏi nhà; (iii) Chính sách phát triển kinh tế dựa trên kiến thức và công nghệ: Chính phủ tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia nghiên cứu, sáng tạo, thực hiện các dự án liên quan đến kinh doanh hoặc phát triển công nghệ, tổ chức các khóa học kỹ năng công nghệ, tài chính cá nhân để duy trì sự năng động cho người cao tuổi; (iv) Chính sách thuế: Chính phủ miễn thuế hoặc giảm thuế cho người cao tuổi trong một số trường hợp đặc biệt; (v) Chính sách phát triển kinh tế dựa trên du lịch: Singapore phát triển các chương trình du lịch, văn hóa và nghỉ dưỡng phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi, tạo ra cơ hội kinh doanh mới.

2.4. Nền kinh tế “bạc” tại Thái Lan

Là nền kinh tế có độ mở lớn, Thái Lan cũng đang bước vào thời kỳ già hóa dân số. Quốc gia này sẽ trở thành xã hội siêu già vào năm 2029; đến năm 2037, tỉ lệ người già/trẻ em tại Thái Lan sẽ là 2:1, với tỉ lệ trẻ là 14,3%, trong khi tỉ lệ người cao tuổi là 29,85%. Dân số Thái Lan theo đó cũng sẽ giảm một nửa, chỉ còn khoảng 32 triệu người trong 60 năm tới (Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người, 2023).

Nhằm ứng phó với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một loạt các chính sách phát triển nền kinh tế “bạc”: (i) Chính sách đầu tư chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế: Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; (ii) Chính sách đầu tư, phát triển du lịch y tế với mục đích kết hợp chăm sóc sức khỏe qua trải nghiệm du lịch cho khách nội địa và nước ngoài. Theo chính sách này, Chính phủ đã điều chỉnh các quy định về thủ tục cấp Visa để thu hút người nước ngoài đến nghỉ hưu, khám chữa bệnh tại Thái Lan. Các gói Visa này thường kéo dài 1 - 10 năm, tạo điều kiện thuận lợi cho những người từ 50 tuổi trở lên sở hữu tài khoản ngân hàng mở tại Thái Lan với số dư khoảng 800.000 Baht (gần 550 triệu đồng) có nhu cầu du lịch và khám chữa bệnh và dưỡng lão; (iii) Chính sách phát triển công nghệ: Chính phủ Thái Lan tăng cường đầu tư vào phát triển công nghệ để cung cấp các sản phẩm hỗ trợ sinh hoạt, thiết bị y tế, ứng dụng giúp người cao tuổi tiếp cận dịch vụ và thông tin dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp công nghệ, trung tâm y tế và trường đại học để phát triển các giải pháp sáng tạo trong chăm sóc người cao tuổi; (vi) Chính sách động viên người cao tuổi tiếp tục tham gia thị trường lao động: Thông qua việc cung cấp các khóa học và chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng giúp người cao tuổi cập nhật kiến thức, phát triển khả năng mới, Chính phủ Thái Lan đã tăng cường sự tiếp tục đóng góp vào thị trường lao động và xã hội của những người cao tuổi.

2.5. Nền kinh tế “bạc” tại Malaysia

Tại Malaysia, tuổi thọ trung bình của người dân có sự gia tăng đáng kể trong 60 năm trở lại đây. Theo Cục Thống kê Malaysia (DOSM), năm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Malaysia là 74,9 tuổi, cho thấy sự cải thiện đáng kể so với mức 74,5 (năm 2014) và 64,2 (năm 1969). Tuổi thọ dân số tăng cao đi kèm với tỉ lệ sinh thấp hơn đã khiến dân số Malaysia bắt đầu bước vào tình trạng già hóa từ năm 2013. DOSM dự đoán tỉ lệ công dân từ 65 tuổi trở lên tại Malaysia sẽ tăng từ 8,1% năm 2024 lên 14,5% vào năm 2040.

Để ứng phó với tình trạng già hóa dân số, Chính phủ Malaysia đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia dành cho người cao tuổi, trong đó có nhấn mạnh đến chiến lược xây dựng các chính sách kinh tế cho người cao tuổi. Theo đó, Chính phủ trọng tâm đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ lão khoa. Các sáng kiến ​​trong Kế hoạch Malaysia lần thứ 12 của Chính phủ ban hành cũng tập trung đầu tư, xây dựng, mở rộng 393 trung tâm chăm sóc người cao tuổi và 26 viện dưỡng lão nhằm thúc đẩy các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ngoài ra, Chính phủ dành ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư thực hiện việc chuyển đổi tài sản thành cơ sở chăm sóc người già được cấp phép, đồng thời, tăng cường chính sách nhà ở có giá phải chăng cho những gia đình nhiều thế hệ, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Chính phủ cũng thực hiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong chăm sóc người cao tuổi, qua đó tạo ra cơ hội việc làm, thúc đẩy văn hóa chăm sóc người già tại quốc gia này. Nhiều doanh nghiệp Malaysia cũng chủ động tham gia vào nền kinh tế “bạc” thông qua việc sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ người cao tuổi như thiết bị y tế từ xa. Các thiết bị y tế tiên tiến này đóng vai trò quan trọng bằng cách liên tục theo dõi các dấu hiệu quan trọng và số liệu sức khỏe, giúp xác định sớm các vấn đề sức khỏe, giảm tỉ lệ nhập viện cho người già.

3. Một số khuyến nghị cho Việt Nam trong phát triển nền kinh tế “bạc”

Theo dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2069 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đến năm 2036 đất nước chính thức bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già” (Hình 2). Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm lần lượt 11,8%; 15,5%; 25% tổng dân số vào năm 2019; 2023; 2050. Sự thay đổi nhân khẩu học này xảy ra ở do tỉ lệ tử vong giảm, tuổi thọ tăng, đặc biệt là tỉ lệ sinh giảm mạnh. Xu hướng già hóa dân số đặt ra những cơ hội và thách thức về mặt kinh tế, xã hội, đồng thời, đòi hỏi Việt Nam cần thực hiện những thay đổi để thích ứng và phát triển nền kinh tế “bạc”.

Hình 2. Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2069

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)


Không giống như các nước phát triển ở châu Âu (Đức, Pháp, Ý) hay châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singpore), người cao tuổi tại Việt Nam có tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước, họ thường đối diện với gánh nặng bệnh tật như tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, ung thư... Từ thực tiễn hiện trạng già hóa dân số tại Việt Nam và kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là châu Á, một số khuyến nghị đối với Việt Nam khi tham gia, phát triển nền kinh tế “bạc” như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của người cao tuổi trong việc phát triển nền kinh tế “bạc”. Theo đó, không nên coi người cao tuổi như gánh nặng mà là động lực thúc đẩy nền kinh tế với nhiều tiềm năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên tư cách là người tiêu dùng, người sản xuất… Để thay đổi nhận thức này, Nhà nước cần tăng cường hoạt động truyền thông về vai trò của người cao tuổi, nhấn mạnh giá trị mà họ mang lại cho nền kinh tế, khuyến khích sự tôn trọng, hỗ trợ, tăng cường sự thấu hiểu người cao tuổi. Bên cạnh đó, cần xây dựng khung kiến thức cơ bản về lộ trình chăm sóc người cao tuổi, tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế để thay đổi quan niệm về tuổi già trong cộng đồng, xã hội.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nền kinh tế “bạc”. Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến người cao tuổi, xác định người cao tuổi là đối tượng trọng tâm của chính sách phát triển nền kinh tế “bạc”. Tuy nhiên, chính sách kinh tế liên quan đến người cao tuổi vẫn chưa được cụ thể mà thường ưu tiên, tập trung nhiều vào chính sách an sinh xã hội hơn. Do vậy, khi ban hành chính sách phát triển kinh tế “bạc”, Nhà nước cần kết hợp hài hòa với các chính sách liên quan khác như quy định về an sinh xã hội, bảo hiểm, hưu trí, chăm sóc y tế… để làm hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế “bạc”.

Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất sản phẩm phục vụ nền kinh tế “bạc”. Theo đó, cần khuyến khích doanh nghiệp phát triển các giải pháp công nghệ thông minh như thiết bị theo dõi sức khỏe, hệ thống an ninh, nhà thông minh để giúp người cao tuổi duy trì cuộc sống độc lập. Đặc biệt, cần hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho các công ty khởi nghiệp tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển công nghệ dành riêng cho người cao tuổi, đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động tiếp cận thị trường người cao tuổi.

Thứ tư, đầu tư vào giáo dục, đào tạo, tạo điều kiện làm việc cho người cao tuổi. Theo đó, các khóa đào tạo kỹ thuật số, phương tiện điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng… cần được tổ chức cho người cao tuổi để giúp họ tiếp cận các dịch vụ y tế, mua sắm trực tuyến và giáo dục. Ngoài ra, cần tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về chương trình sức khỏe và dinh dưỡng để giúp người cao tuổi hiểu rõ những thay đổi sinh học và cách thức duy trì sức khỏe hay các khóa học nâng cao kỹ năng xã hội để giúp người cao tuổi duy trì kết nối với xã hội, đồng thời mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân. Đặc biệt, để tận dụng kinh nghiệm và kỹ năng của người cao tuổi, cần cung cấp việc làm bán thời gian hoặc làm việc từ xa như tư vấn cho thế hệ trẻ để vừa giảm thiểu khoảng cách giữa các thế hệ trong môi trường làm việc, vừa tận dụng tốt nguồn nhân lực từ người cao tuổi.

Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc người cao tuổi. Theo đó, cần tăng cường đào tạo chuyên môn cho người chăm sóc để họ có đủ kỹ năng, kiến thức hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần người cao tuổi. Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ các quốc gia như Nhật Bản, Đức… là những quốc gia có hệ thống y tế, điều dưỡng người cao tuổi hiện đại. Thông qua việc khuyến khích nhân sự trong ngành điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tham gia các chương trình đào tạo liên tục, có các chương trình trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia trên thế giới để nâng cao năng lực nhân viên và phát triển môi trường làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế.

4. Kết luận

Có thể thấy, đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”, nhiều quốc gia khu vực châu Á đã chủ động xây dựng các chính sách mang tầm quốc gia liên quan đến người cao tuổi. Những chính sách này không chỉ giúp ích với lớp công dân đang ở ngưỡng tuổi cuối cùng của cuộc đời mà còn thực sự đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Bước qua thời kỳ dân số vàng, Việt Nam cũng đang đến gần hơn cánh cửa già hóa dân số, do vậy, Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, người dân cần chủ động đương đầu với khó khăn, tận dụng những cơ hội mà nền kinh tế “bạc” mang lại, góp phần xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Tài liệu tham khảo:

1. Bản tin Chuyển động 24h trưa ngày 19/9/2024 - Đài Truyền hình Việt Nam: Châu Á đón đầu “làn sóng bạc”.
2. Brand genetics, 2023. The Rise of the Silver Economy.
3. Đoàn Văn Bình (2024). Nền kinh tế “bạc”, thị trường tỉ đô đang bị bỏ ngỏ ở Việt Nam. Báo Điện tử VTC news ngày 11/6/2024: https://vtcnews.vn/nen-kinh-te-bac-thi-truong-ty-do-dang-bi-bo-ngo-o-viet-nam-ar876319.html
4. European Commission (2018). The Silver Economy - Executive Summary.
5. Kwanchit Sasiwongsaroj (2022). Growing old and getting care: Thailand as a hot spot of International Retirement Migration.
6. Tổng cục Thống kê (2020). Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2069.
7. United Nation (2024). World Population Prospects.
8. UNDP Malaysia Accelerator Lab (2024). Navigating the future of care for older persons in Malaysia by 2040: From community support to technological integration.


Phạm Thị Trang (NHNN)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho  Việt Nam

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam

Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho  Việt Nam

Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam

Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lĩnh vực tài chính trong những năm qua đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng và hệ thống tài chính trên toàn cầu.
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam

Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam

Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 cho thấy có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023, với dự báo tăng trưởng đạt 3,1 - 3,2% GDP và lạm phát giảm xuống 5,8 - 5,9%.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 47/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài